- 01_Đại Sư Tuệ/Huệ Viễn ( 334-416) Sơ Tổ Tông Tịnh Độ
- 02_Đại Sư Thiện Đạo, Tổ Thứ 2 Tông Tịnh Độ ( 613-681)
- 03_Đại Sư Thừa Viễn (712-802) Tổ Thứ 3 Tông Tịnh Độ
- 04_Đại Sư Pháp Chiếu (747-821) Tổ Thứ Tư Tông Tịnh Độ (747-821)
- 05_Đại Sư Thiếu Khang, Tổ Thứ Năm Tông Tịnh Độ
- 06_Đại Sư Vĩnh Minh Diên Thọ (904-975), Tổ Thứ 6 Tịnh Độ Tông
- 08_Đại sư Châu Hoằng-Liên Trì (1532-1612), Tổ Thứ 08 Tịnh Độ Tông
- 09_Đại Sư Ngẫu Ích Trí Húc (1599-1655), Tổ Thứ Chín Của Tịnh Độ Tông
- 10_Đại sư Hành Sách-Triệt Lưu (1628-1682), Tổ Thứ 10 Tịnh Độ Tông
- 11_Tỉnh Am Đại Sư, Tổ Thứ Mười Một Của Tịnh Độ Tông (1686-1734)
- 12_Đại Sư Tế Tỉnh-Triệt Ngộ (1741-1810), Tổ thứ 12 của Tịnh Độ Tông
- 13_Đại Sư Ấn Quang (1861-1940), Tổ Thứ mười ba Của Tịnh Độ Tông
Đại sư Pháp Chiếu (747-821), họ Trương, Cao tăng thời nhà Đường, Tổ thứ 4 của Tông Tịnh Độ ở Trung Quốc. Một đời của Đại sư có nhiều sự tích thần kỳ vi diệu, thù thắng, nay chọn mấy điều lược thuật như sau:
Đại sư thuở nhỏ xuất gia làm Tăng, ban đầu ở chùa Đông Lâm ở Lô Sơn chuyên tu niệm Phật Tam Muội. Một hôm sau khi sư nhập định vào thế giới Cực Lạc, thấy có vị tăng đứng hầu bên Phật. Khi Đại sư đến, Phật A Di Đà nói rõ, mới biết vị tăng đó là Đại sư Thừa Viễn ( Tổ thứ 3 Tông Tịnh Độ) ở Hoành Sơn. Sau khi xuất định, Đại sư liền đến Hoành Sơn ở Hồ Nam, dưới núi gặp Đại sư Thừa Viễn y phục giống ở trong cảnh Cực Lạc mà sư thấy, liền bái Đại sư Thừa Viễn làm Thầy. Tại Hoành Sơn, Đài Đi Đà Đạo Tràng Bát Chu tinh tấn tu Tịnh Nghiệp.
Niên hiệu Đại Lịch thứ 2 ( 767), thời nhà Đường, khi Đại sư tu hành ở Hoành Sơn Nam Nhạc, một hôm sáng sớm ăn cháo, bỗng nhiên thấy trong bát hiện rõ cảnh giới: Trong núi có một ngôi chùa, bảng chùa đề chữ bằng vàng “ Đại Thánh Trúc Lâm Tự”. Hai vị Bồ Tát đang giảng kinh thuyết pháp, đại chúng vây quanh nghe pháp. Cảnh giới này Đại sư thấy nhiều lần, bấy giờ thỉnh giáo Đại Đức, có một vị tăng quá khứ qua Ngũ Đài Sơn sau khi nghe nói:” Đây đúng là Ngũ Đài Sơn”. Đại sư liền phát tâm sáng sớm lễ Ngũ Đài Sơn. Nhưng có quá nhiều chướng duyên, chưa thể đến lễ được.
Vào ngày hạ, Niên hiệu Đại Lịch thứ 4 (769), Đại sư mở đạo tràng Ngũ Hội Niệm Phật (1) tại chùa Hồ Đông ở Hàng Châu, vào ngày mùng 2 tháng 6 cảm được mây lành giăng che đạo tràng, trong mây hiện lầu gác, có mấy vị Tăng người Ấn, thân cao hơn trượng, tay cầm tích trượng đang lướt đi. Lại thấy Phật A Di Đà và Phổ Hiền, Văn Thù hai vị Bồ tát hiện thân sắc vàng, biến đầy hư không. Đại chúng tham dự pháp hội đều thấy rõ ràng, ai nấy đều hớn hở vui mừng, đốt hương chiêm ngưỡng đảnh lễ. Cảnh tượng ấy hồi lâu mới biến mất.
Niên hiệu Đại Lịch thứ 5 (770), Đại sư đến Ngũ Đài, cảnh tượng trông thấy hoàn toàn giống với cảnh giới mà Đại sư thấy trong bát, sau được hào quang Phật phóng xuống dẫn đường đến chùa Đại Thánh Trúc Lâm. Khi vào chùa, thấy hai vị Bồ tát Văn Thù và Phổ Hiền đang giảng kinh thuyết pháp có cả vạn người cung kính lắng nghe, Đại sư cũng tham gia vào hội chúng để lắng nghe pháp.
Lập tức, Đại sư lên phía trước cung kính đảnh lễ thỉnh giáo:” Hiện tại thời kỳ mạt pháp (Triều Đường là kỳ đầu của mạt pháp), căn tánh chúng sanh không như xưa, nên cần nương pháp môn nào để tu? Bồ tát Văn Thù bảo Đại sư rằng:” Tu pháp môn niệm Phật là thích hợp nhất”. Đại sư hỏi:” Nên niệm Phật thế nào “? Bồ tát Văn Thù khai thị:” Ở phía Tây thế giới này, có Phật A Di Đà, nguyện lực của Đức Phật đó không thể nghĩ bàn, ông nên niệm liên tục khiến không gián đoạn, sau khi mạng chung, nhất định vãng sanh, không còn thoái chuyển.”
Bồ tát Văn Thù đích thân truyền trao pháp môn niệm Phật đến Ngũ Hội Niệm Phật này. Đáng tiếc là Ngũ Hội Niệm Phật ở thời mạt pháp chỉ truyền được 500 năm, hiện đã tuyệt dứt âm hưởng. Khai thị xong, Bồ tát Văn Thù và Bồ tát Phổ Hiền đồng đưa tay vàng xoa đảnh Đại sư và thọ ký cho Đại sư rằng: “ Ông nhờ niệm Phật, không bao lâu sẽ chứng Vô Thượng Chánh Đẳng Bồ Đề. Nếu các thiện nam tử mong nhanh thành Phật, không bỏ qua niệm Phật thì có thể chóng chứng Vô Thượng Bồ Đề”. Đại sư sau khi nghe nghi hoặc được đoạn trừ, hớn hở vui mừng, làm lễ lui ra.
Sau khi xuống núi, dọc đường Đại sư ghi dấu hiệu, xoay đầu nhìn lại, chùa viện không còn, chỉ còn một dãy núi hoan vu, bấy giờ Đại sư mới biết đó là Bồ tát hóa hiện. Đại sư tinh tấn tu tông Tịnh Độ, càng siêng năng dụng công, thường hành Bát Chu Tam Muội, tự tu Ngũ Hội Niệm Phật, cũng đem pháp Ngũ Hội Niệm Phật dạy người tin nguyện niệm Phật.
Đại Tông hoàng đế bấy giờ ở nội thành Trường An thường lắng nghe hướng Đông Bắc có tiếng niệm Phật, phái sứ giả đến khu vực Thái Nguyên, Tây Sơn, xem Đại sư ở đó hoằng dương Phật pháp. Đại Tông xuống chiếu mời Đại sư vào cung, phong làm Quốc sư, dạy cho người trong cung tu Ngũ Hội Niệm Phật.
Sau đó, vào Niên hiệu Hưng Nguyên thứ 1 (784), Đức Tông Hoàng Đế cũng thỉnh Đại sư vào cung dạy Ngũ Hội Niệm Phật. Nhân đây Đại sư lại được tôn “ Ngũ Hội PhápSư “.
Đại sư một đời chuyên tâm tu trì pháp môn niệm Phật, 10 phần tinh tấn, ngày đêm không có gián đoạn. Có hôm, bỗng nhiên thấy vị tăng người Ấn là Tôn giả Phật Đà Ba Lợi hiện ra trước, bảo Đại sư rằng” Hoa sen niệm Phật của sư đã thành tựu, qua 3 năm nữa, hoa sen lúc đó sẽ nở”. Sau 3 năm, đến thời gian dự định, Đại sư đến đại chúng cáo biệt:” Ta đi”. Nói xong, Đại sư ngồi ngay ngắn viên tịch, sau khi vãng sanh, Đức Tông ban cho Đại sư thuỵ hiệu là:” Đại Ngộ Hoà Thượng.”
Niên hiệu Vĩnh Thái thứ 1 (765), Đại sư ở Trường An( Nay là Tây An) nơi Viện Tịnh Độ của chùa Chương Kính, y “ Kinh Vô Lượng Thọ” soạn “ Tịnh Độ Ngũ Hội Niệm Phật Lược Pháp Sự Nghi Tán”(1 quyển), “Tịnh Độ Ngũ Hội Niệm Phật Tụng Kinh Quán Hạnh Nghi” ( 3 quyển), giới thiệu tường tận pháp môn Ngũ Hội Niệm Phật Tịnh Độ do sư đề xướng, dẫn dắt. Ngoài ra còn có “ Đại Thánh Trúc Lâm Tự Ký”( 1 quyển).
Đại sư một đời ngôn truyền thân giáo, đáng là bậc mô phạm của hành giả Tông Tịnh Độ. Đạo hạnh công phu tu hành của Đại sư, thật xứng đáng với danh hiệu của một bậc Tổ sư. Vì vậy Đại sư được tôn làm Tổ thứ 4 của Tông Tịnh Độ.
Tu Viện An Lạc, California, 12:00 khuya, 03-11-2024
Thích Chúc Hiền ( Kính lược dịch)
——————
(1)Ngũ Hội Niệm Phật (五會念佛) Cũng gọi Ngũ hội chân thanh. Năm hội niệm Phật do ngài Pháp chiếu đời Đường phỏng theo sự miêu tả gió thổi cây báu phát ra 5 thứ âm thanh trong kinh Vô lượng thọ mà sáng lập pháp môn Năm hội niệm Phật làm cho kẻ tăng người tục ham thích cảnh Tịnh độ. Nghi thức này thường lựa chọn 1 số vị xuất gia, tại gia có giọng hay, tiếng tốt, họp tập lại, uy nghi tề chỉnh, chia làm 5 hội, dựa theo 5 âm điệu cao thấp, nhanh chậm mà niệm Phật. Hội thứ nhất niệm chậm rãi, âm điệu trầm bình; hội thứ 2 cũng niệm chậm rãi nhưng âm điệu cao hơn; hội thứ 3 niệm không chậm không nhanh; hội thứ 4 niệm nhanh dần; hội thứ 5 niệm nhanh hơn. Năm hội niệm Phật này có năng lực: Trừ 5 khổ, dứt 5 cái(phiền não), cắt đứt 5 đường, tịnh hóa 5 mắt, đầy đủ 5 căn, thành tựu 5 lực, được giác ngộ, đủ 5 giải thoát, mau chóng thành tựu 5 phần pháp thân...
法 照大師(公元747~821年),俗姓張,唐朝高僧,
大師少時出家為僧,初於廬山東林專修念佛三昧。
唐代宗大曆二年(公元767年),大師在南嶽衡山修行時,
大曆四年(公元769年)夏天,
大曆五年(公元770年),大師到達五台,
隨即,大師恭敬頂禮上前請教:「現在末法時期(唐朝是末法初期)
大師一生專心致志修持念佛法門,十分精進,日夜沒有間斷。
永泰元年(公元765年),大師在長安(今西安)
大師一生言傳身教,堪為淨宗行者之榜樣。其德業功行,