Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Long Thọ Bồ Tát Truyện

04/10/202409:41(Xem: 600)
Long Thọ Bồ Tát Truyện

long tho bo tat

Long Thọ Bồ Tát Truyện
Diêu Tần Tam Tạng Cưu Ma La Thập ( Hán Dịch)
Thích Chúc Hiền ( Việt Dịch)



Long Thọ Bồ Tát dòng tộc Phạm Chí Nam Thiên Trúc, thông minh đĩnh ngộ nghe qua nhớ lâu. Thuở nằm nôi, nghe các Phạm Chí tụng bốn bộ kinh điển Vệ Đà, mỗi bộ bốn vạn bài kệ, mỗi kệ ba mươi hai chữ thì thuộc lòng, hiểu rõ nghĩa lý. Trưởng thành nổi tiếng, một mình chu du các nước, thông suốt địa lý, thiên văn, đồ vĩ, sấm ký và các đạo thuật khác, từng kết bạn với ba người là các bậc anh kiệt một thời. Bốn vị cùng nhau bàn: Trong thiên hạ, đạo lý mà có thể mở sáng tinh thần, khai ngộ lẽ sâu mầu thì chúng ta đã thấu suốt hết, còn muốn gì nữa?

Thất tình lục dục là thú vui trong đời, các đạo sĩ Phạm Chí chẳng phải là vua quan, công hầu thì làm sao có được? Chỉ có thuật tàng hình thì mới tìm thỏa mãn lạc thú. Thế rồi, bốn vị nhìn nhau bằng lòng cùng đi đến thuật gia tìm pháp tàng hình. Thuật sư nghĩ: “Bốn vị Phạm Chí này tiếng tăm lừng lẫy xem mọi người như rơm rác. Nay vì thuật tàng hình mà họ cúi mình đến ta. Các Phạm Chí này thông minh tuyệt thế, điều họ không biết chỉ là pháp rẻ tiền này thôi.

Nếu ta trao cho họ. Họ được pháp rồi sẽ bỏ ta không còn khuất phục nữa. Nếu đưa thuốc cho họ mà họ không biết dùng, thuốc hết chắc chắn họ đến tìm, có thể vì pháp thuật mà họ cúi mình làm đệ tử của ta. Thế rồi, đưa cho mỗi người một viên thuốc xanh bảo: Ngươi ở chỗ thanh vắng dùng nước mài thuốc rồi bồi lên mắt thì hình của ngươi sẽ ẩn tàng không ai thấy.” Long Thọ khi mài thuốc nghe mùi liền biết chính xác tên và hàm lượng thuốc, quay về bảo với thầy thuốc rằng: “Thuốc này có bảy mươi loại”. Quả đúng như vậy. Thầy thuốc hỏi: Sao ngươi biết? Đáp: Thuốc có mùi sao không biết! Thầy thuốc khâm phục nghĩ: Người này khó gặp, tiếc gì thứ thuật rẻ tiền? Liền trao hết cho Long Thọ. Bốn vị được pháp thuật tàng hình tha hồ tự tại vào ra cung vua. Các mỹ nhân trong cung đều bị xâm hại. Hơn trăm ngày sau, trong cung có người mang thai, hổ thẹn đến tâu với vua tha lỗi. Vua không vui nghĩ: “Là điềm bất tường hay là điều quái lạ gì đây?”Bèn mời các bề tôi trí thức đến hỏi. Có cựu thần tâu: Việc này có hai trường hợp: “Hoặc quỷ mị, hoặc pháp thuật. Hãy dùng đất bột rắc nơi các cửa, sai hữu ty canh cửa không cho người ra vào. Nếu thuật nhơn ra vào thì tự hiện dấu, hãy dùng binh trừ. Nếu quỷ mị ra vào thì không có dấu, hãy dùng thuật diệt”. Vua cho người rải đất bột nơi cửa để thử thì phát hiện dấu của bốn người đến phòng. Đem tâu lên vua. Vua cho mấy trăm lực sĩ vào cung đóng hết cửa lại, sai các lực sĩ khao đao trảm thì ba người kia chết. Riêng Long Thọ thu mình mép sau cái bình bên đầu vua. Ở bên đầu vua cách bảy thước nên dao không chạm đến. Khi đó ngài mới ngộ: “Dục là gốc khổ là căn nguyên của tai họa, bại đức nguy thân đều từ đó mà ra. liền phát thệ rằng: Nếu được thoát nguy thì sẽ đến sa môn xin xuất gia”. Khi ra khỏi cung liền vào núi đến một tháp Phật xuất gia thọ giới, trong 90 ngày tụng hết ba tạng, liền cầu kinh khác nhưng không đâu có được, bèn vào ngôi tháp trong núi Tuyết Sơn. Trong tháp có lão tỳ kheo trao cho kinh điển Ma Ha Diễn đọc tụng vui thích dầu biết thật nghĩa nhưng chưa được thông suốt, bèn chu du các nước cầu các kinh khác, tìm khắp Diêm Phù Đề không có. Luận sư ngoại đạo, đạo nghĩa Sa môn thảy đều khuất phục.

Có đệ tử ngoại đạo đến thưa: Thầy là bậc Nhất thiết trí, nay là làm đệ tử Phật. Phận đệ tử tiếp nhận không đủ, lẽ nào chưa đáng sao? Còn thiếu một việc thì chẳng phải Nhất Thiết Trí. Cạn lời đuối ý, liền khởi tâm tà mạn. Tự nghĩ: Trong cõi đời có rất nhiều đường. Kinh Phật dù vi diệu, đem lý mà suy vốn chưa cùng tận. Trong chỗ chưa cùng tận có thể bày tỏ cho hàng hậu học rõ để nơi lý không sai, ở việc không mất , như vậy thì có lỗi gì? Suy nghĩ vậy rồi liền muốn thực hành điều đó, bèn lập thầy giáo giới may y mới, nay nương Phật pháp nhưng có dị biệt, muốn để trừ tâm những người dạy không chịu học, chọn ngày định giờ thì sẽ trao cho. Bảo đệ tử nhận giới mới đắp y mới, riêng ở chỗ vắng trong cung Thuỷ Tinh, Đại Long Bồ Tát thấy ngài như vậy xót thương liền dắt vào biển ở trong cung điện mở bảy kho báu, phát bảy rương hoa báu, đem các kinh điển uyên áo Phương Đẳng, Vô lượng Diệu Pháp trao cho ngài. Ngài Long Thọ nhận kinh đọc trong 90 ngày thông hiểu rất nhiều. Ngài thâm nhập tánh thể đắc được lợi ích. Đại Long biết được tâm ngài bèn hỏi rằng: Xem hết kinh chưa? Đáp: “Kinh trong rương rất nhiều, vô lượng không thể đọc hết. Kinh mà tôi đã đọc, gấp mười lần kinh ở Diêm Phù Đề”. Đại Long nói: “kinh điển có trong cung tôi so với các nơi khác còn nhiều không thể đếm hết”. Ngài Long Thọ đã được các kinh, thâm nhập Vô Sanh nhị nhẫn cụ túc. Đại Long đưa ngài trở về Nam Thiên Trúc, hoằng truyền Phật pháp hàng phục ngoại đạo, phát huy Đại thừa, ngài đã viết Ưu Ba Đề Xá gồm có mười vạn bài kệ, Trang Nghiêm Phật Đạo Luận gồm có năm ngàn kệ, Đại Từ Phương Tiện Luận gồm có năm ngàn kệ, Trung Luận gồm có năm trăm kệ; khiến cho giáo nghĩa Đại Thừa thạnh hành ở Thiên Trúc. Ngài còn tạo Vô Uý Luận gồm mười vạn kệ. Trung Luận rút từ luận này. Bấy giờ có Bà là môn khéo biết chú thuật muốn dùng sở năng của mình tranh hơn với Long Thọ bèn tâu với vua nước Thiên Trúc: Thần có thể điều phục tỳ kheo này. Vua nên thử nghiệm. Vua bảo: Ngươi ngu quá. Bồ tát này sáng sánh với mặt trời mặt trăng, trí tuệ và tâm thánh chiếu khắp. Sao ngươi không từ tốn mà dám không tôn kính. Bà la môn tâu: Vua là bậc trí tuệ sao không lấy lý nghiệm để thấy mà đè ép bề tôi như vậy? Vua nghe thế, đến thỉnh ngài Long Thọ sáng sớm cùng ngồi trên điện Chánh Thính. Ba la môn đến sau liền ở trước điện dùng chú thuật làm cái ao lớn thanh trong rộng dài. Trong ao có hoa sen ngàn cánh tự ngồi trên đó xấc xược với ngài Long Thọ: Ngươi ngồi dưới đất không khác gì súc sanh mà muốn cùng ta bậc đại trí đức ở trên hoa sen thanh tịnh nghị luận . Bấy giờ, Ngài Long Thọ cũng dùng chú thuật hóa làm voi trắng sáu ngà đi vào trong ao, ngước lên tòa sen, dùng vòi quấn chặt Bà la môn đưa lên cao rồi ném xuống đất, Bà la môn bị thương ở thắt lưng, lồm cồm bò dậy, lạy ngài Long Thọ rồi thưa: Tôi tự hủy nhục Đại sư, xin ngài thương xót chấp nhận tôi mà bỏ qua sự ngu muội của tôi. Vua Nam Thiên Trúc thống lãnh các nước, tin theo tà đạo, Sa môn Thích tử hoàn toàn không được diện kiến. Quốc dân xa gần đều giáo hóa theo đạo ấy. Long Thọ nghĩ: Cây không chặt gốc thì cành không ngả. Nhân chủ không chuyển hóa thì đạo không lưu hành. Vương gia chính pháp nước ấy xuất tiền thuê người thị vệ. Long Thọ xứng đáng làm tướng nước ấy để đảm nhiệm tiên phong chấn chỉnh hàng ngũ quân đội, kiềm chế lươn lẹo. Uy binh không nghiêm, khiến cho hành pháp không rõ ràng để mọi người tuân theo. Vua rất vui hỏi: Đó là người nào? Thị vệ đáp: Người này xứng đáng để tuyển, đã không ăn bỗng lộc, lại không nhận tiền lương, ở nơi việc kính cẩn, thong dong làm. Như thế không biết ý vua muốn thế nào?


Vua triệu vào hỏi: Ngươi là người thế nào? Đáp: Thần là bậc Nhất Thiết Trí. Vua rất kinh ngạc hỏi: Bao đời có một. Ngươi tự xưng lấy gì chứng nghiệm. Đáp: Muốn biết trí tuệ của người nào thì hãy nghe họ nói. Vua đang diện kiến hỏi thần. Vua liền suy nghĩ. Ta là trí chủ có thể khuất phục lời hỏi của Đại nghị luận sư, còn không thì danh tiếng một mai không còn. Như vậy chẳng phải là việc nhỏ. Nếu không hỏi thì liền khuất phục. Nghi hồi lâu không được mới hỏi: Nay làm gì? Long Thọ tâu: Nay đấu với A-tu-la. Vua nghe vậy giống như người bị nghẹn, nhả không ra, nuốt không trôi. Muốn chê thì không có chứng cứ. Muốn khen thì không có việc minh chứng. Vua chưa kịp nói thì Long Thọ lại tâu: Đây chẳng phải là lời bàn suông để tranh hơn. Vua đợi giây lát, chợt có sự chứng nghiệm. Từ hư không có ngàn binh khí nối nhau rơi xuống. Vua bảo: Ngàn binh khí tuy là dụng cụ để chiến đấu nhưng ngươi đâu cần biết là trời đấu với A-tu-la.

Long Thọ tâu: Lời hư cấu không bằng sự thật. Nói xong, ngón tay ngón chân và tai mũi A-tu-la từ hư không rơi xuống, lại khiến vua, thần dân, chúng Bà la môn thấy trận chiến trên hư không không còn. Vua bèn bái phục pháp hóa của ngài. Trên điện có vạn Ba-la-môn đều bỏ búi tóc, thọ giới thành tựu. Bấy giờ, có một pháp sư tiểu thừa thường ôm lòng tật đố. Long Thọ sắp viên tịch mới hỏi vị ấy: Ngươi có vui ta trụ lâu ở đời này chăng? Đáp: Thật không mong. Ngài vào thiền thất thanh vắng suốt ngày không ra. Đệ tử phá cửa vào thấy ngài điềm nhiên viên tịch, từ đó đến nay hơn trăm năm. Các nước Nam Thiên Trúc lập miếu thờ cung kính ngài như Phật. Dưới cây mẹ ngài sanh ra ngài nhân đó gọi là A-chu-đà-na. A-chu-đà-na là tên cây. Nhờ rồng thành tựu đạo nghiệp cho nên kết hợp với chữ Long gọi là Long Thọ. ( Căn cứ Truyện của ngài Pháp Tạng là vị tổ sư thứ 13. Như ngài Pháp Tạng nói: Nhờ Long Thọ dùng thuốc tiên nên thọ hơn 200 tuổi gìn giữ Phật pháp, độ vô số người).

Trích dịch từ Đại Chánh Tân Tu Đại Tạng Kinh No: 2047a

Tu Viện An Lạc, California, 2:00 sáng, 08-10-2024.

Thích Chúc Hiền (Kính dịch)




longtho

大正新脩大藏經 第 50冊
No.2047a 龍樹菩薩傳 (1卷)
【姚秦 鳩摩羅什譯】
第 1 卷

No. 2047

龍樹菩薩傳

姚秦三藏鳩摩羅什譯

龍樹菩薩者。出南天竺梵志種也。天聰奇悟事不再告。在乳餔之中。聞諸梵志誦四圍陀典各四萬偈。偈有三十二字。皆諷其文而領其義。弱冠馳名獨步諸國。天文地理圖緯祕讖。及諸道術無不悉綜。契友三人亦是一時之傑。相與議曰。天下理義可以開神明悟幽旨者。吾等盡之矣。復欲何以自娛。騁情極欲最是一生之樂。然諸梵志道士勢。非王公何由得之。唯有隱身之術斯樂可辦。四人相視莫逆於心。俱至術家求隱身法。術師念曰。此四梵志擅名一世草芥群生。今以術故屈辱就我。此諸梵志才明絕世。所不知者唯此賤法。我若授之。得必棄我不可復屈。且與其藥使用。而不知藥盡必來永當師我。各與青藥一丸告之曰。汝在靜處以水磨之。用塗眼瞼汝形當隱。無人見者。龍樹磨此藥時聞其氣即皆識之。分數多少錙銖無失。還告藥師向所得藥有七十種分數。多少皆如其方。藥師問曰汝何由知之。答曰。藥自有氣何以不知。師即歎伏。若斯人者聞之猶難。而況相遇。我之賤術何足惜耶。即具授之。四人得術縱意自在。常入王宮。宮中美人皆被侵淩。百餘日後宮中人有懷姙者。懅以白王庶免罪咎。王大不悅。此何不祥為怪乃爾。召諸智臣以謀此事。有舊老者言。凡如此事應有二種。或是鬼魅或是方術。可以細土置諸門中。令有司守之斷諸行者。若是術人其跡自現。可以兵除。若是鬼魅入而無跡。可以術滅。即勅門者備法試之。見四人跡驟以聞王。王將力士數百人入宮。悉閉諸門。令諸力士揮刀空斬三人即死。唯有龍樹斂身屏氣依王頭側。王頭側七尺刀所不至。是時始悟欲為苦本眾禍之根。敗德危身皆由此起。即自誓曰。我若得脫當詣沙門受出家法。既出入山詣一佛塔出家受戒。九十日中誦三藏盡。更求異經都無得處。遂入雪山山中有塔。塔中有一老比丘。以摩訶衍經典與之。誦受愛樂雖知實義未得通利。周遊諸國更求餘經。於閻浮提中遍求不得。外道論師沙門義宗咸皆摧伏。外道弟子白之言。師為一切智人。今為佛弟子。弟子之道諮承不足將未足耶。未足一事非一切智也。辭窮情屈即起邪慢心。自念言。世界法中津塗甚多。佛經雖妙以理推之故有未盡。未盡之中可推而演之。以悟後學於理不違。於事無失斯有何咎。思此事已即欲行之。立師教戒更造衣服。令附佛法而有小異。欲以除眾人情示不受學擇日選時當與。謂弟子受新戒著新衣。獨在靜處水精房中。大龍菩薩見其如是惜而愍之。即接之入海。於宮殿中開七寶藏。發七寶華函。以諸方等深奧經典無量妙法授之。龍樹受讀九十日中通解甚多。其心深入體得寶利。龍知其心而問之曰。看經遍未。答言。汝諸函中經多無量不可盡也。我可讀者已十倍閻浮提。龍言。如我宮中所有經典。諸處此比復不可數。龍樹既得諸經一相深入無生二忍具足。龍還送出於南天竺。大弘佛法摧伏外道。廣明摩訶衍作優波提舍十萬偈。又作莊嚴佛道論五千偈。大慈方便論五千偈。中論五百偈。令摩訶衍教大行於天竺。又造無畏論十萬偈。中論出其中。時有婆羅門。善知呪術欲以所能與龍樹諍勝。告天竺國王。我能伏此比丘。王當驗之。王言。汝大愚癡。此菩薩者。明與日月爭光智與聖心並照。汝何不遜敢不宗敬。婆羅門言。王為智人何不以理驗之。而見抑挫。王見其言至為請龍樹。清旦共坐政聽殿上。婆羅門後至。便於殿前呪作大池廣長清淨。中有千葉蓮華。自坐其上而誇龍樹。汝在地坐與畜生無異。而欲與我清淨華上大德智人抗言論議。爾時龍樹亦用呪術化作六牙白象。行池水上趣其華座。以鼻絞拔高舉擲地。婆羅門傷腰。委頓歸命龍樹。我不自量毀辱大師。願哀受我啟其愚蒙。又南天竺王總御諸國信用邪道。沙門釋子一不得見。國人遠近皆化其道。龍樹念曰。樹不伐本則條不傾。人主不化則道不行。其國政法王家出錢雇人宿衛。龍樹乃應募為其將。荷戟前驅整行伍勒部曲威不嚴而令行。法不彰而物隨。王甚嘉之。問是何人。侍者答言。此人應募既不食廩又不取錢。而在事恭謹閑習如此。不知其意何求何欲。王召問之。汝是何人。答言。我是一切智人。王大驚愕而問言。一切智人曠代一有。汝自言是何以驗之。答言。欲知智在說王當見問。王即自念。我為智主大論議師問之能屈。猶不是名一旦不如此非小事。若其不問便是一屈。遲疑良久不得已而問之。天今何為耶。龍樹言。天今與阿修羅戰。王聞此言。譬如人噎既不得吐。又不得咽。欲非其言復無以證之。欲是其事無事可明。未言之間。龍樹復言。此非虛論求勝之談。王小待之。須臾有驗言訖。空中便有干戈兵器相係而落。王言。干戈矛戟雖是戰器。汝何必知是天與阿修羅戰。龍樹言。搆之虛言不如校以實事。言已阿修羅手足指。及其耳鼻從空而下。又令王及臣民婆羅門眾見空中清除兩陣相對。王乃稽首伏其法化。殿上有萬婆羅門。皆棄束髮受成就戒。是時有一小乘法師。常懷忿疾。龍樹將去此世。而問之曰。汝樂我久住此世不。答言。實所不願也。退入閑室經日不出。弟子破戶看之。遂蟬蛻而去。去此世已來至今。始過百歲。南天竺諸國為其立廟敬奉如佛。其母樹下生之。因字阿周陀那。阿周陀那樹名也。以龍成其道。故以龍配字。號曰龍樹也(依付法藏傳。即第十三祖師也。假餌仙藥現住長壽二百餘年。住持佛法。其所度人不可稱數。如法藏說)。

龍樹菩薩

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]