Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Tưởng niệm Hoằng Nhất Đại Sư (1880 - 1942)

17/11/202118:02(Xem: 2469)
Tưởng niệm Hoằng Nhất Đại Sư (1880 - 1942)

hoang-nhat-dai-su
Trung Quốc: Tưởng niệm Hoằng Nhất Đại Sư (1880 - 1942)

Một nghệ sĩ tài hoa tung tăng lướt sóng hồng trần, sớm giác ngộ trần gian ảo mộng, tỉnh ngộ đời như một vở kịch trên sân khấu, tâm như họa sĩ vẽ muôn hình vạn trạng, như ảo thuật gia biến hóa vô cùng, Ngài tìm đến Hổ Bào Tự Hàng Châu, thế độ xuất gia.

Khi chưa xuất gia, Ngài là một nhà nghệ thuật nổi tiếng Trung Quốc, bậc kỳ tài trong giới học thuật, tinh thông âm nhạc, hội họa, thư pháp, hý kịch, triện khắc, nhà giáo dục Nghệ thuật, đối với nền nghệ thuật văn học Trung Quốc đều tinh thông, cống hiến và thành tựu rực rỡ lớn lao. Ngài là bậc tiên phong trong công cuộc đổi mới hiện đại trên Nghệ đàn Trung Quốc. Ngài đã có công giáo dục đào tạo những nhà nghệ thuật nổi tiếng như họa sĩ Phong Tử Khải, âm nhạc gia Lưu Chất Bình…

Ngài là người truyền bá âm nhạc phương tây vào Trung Quốc và cũng là người đưa phong cách vẽ tả thực về thân thể vào hội họa Trung Quốc, được tất cả văn nhân nổi tiếng đương thời kính trọng, tuổi thanh xuân của Ngài sống trong sự thành công hạnh phúc. 

Ngài từng xuất dương du học Nhật Bản. Về nước dạy tại Thiên Tân công nghiệp học đường, làm chủ bút báo Thái Bình Dương, mượn thư họa để tuyên truyền chống đế quốc Nhật.


Qua những lần tiếp xúc với Tổ Ấn Quang, Ngài ngưỡng mộ phong thái của một vị cao tăng đức hạnh. Ngài liền quyết định xuất gia đầu Phật. 

Sau khi xuất gia, Ngài có pháp danh là Diễn Âm, hiệu là Hoằng Nhất. Ngài chuyên tu hạnh Đầu đà, quá Ngọ không ăn, chuyên tâm nghiên cứu giới luật. Ngài trì giới trang nghiêm, không qua lại với thế tục, không đi ứng phú kinh sư, Hoằng dương Phật pháp, với công đức làm hưng thịnh luật tông (1 trong 10 tông phái Phật giáo), được giới Phật giáo tôn xưng là Tổ thứ 11 trung hưng Nam Sơn luật tông Trung quốc, vị cao tăng Thạc đức lỗi lạc Phật giáo Trung Hoa .

Hoằng Nhất Đại sư tục danh Lý Thúc Đồng, sinh ngày 23/10/Canh Thìn (25/11/1880), Phổ danh Văn Đào, Ấu danh  Thành Hề, Học danh Quảng Hầu, tự Tức Sương, biệt danh Sấu Đồng, sau khi xuất gia pháp danh Diễn Âm, hiệu Hoằng Nhất, Vãn Tình Lão nhân. Ngài sinh quán tại Thiên Tân, gốc Sơn Tây, Hồng Đổng. 
hoang-nhat-dai-su-02

Phụ thân của Ngài là cụ Ông Lý Thế Trân, triều đại Thanh Mục Tông hiệu Đồng Trị tứ niên (1865) đỗ Tiến sĩ, được làm quan nhậm chức Lại Bộ Chủ sự, Đại Diêm Thương, Thiên Tân, Kiêm Doanh Ngân Hào, Gia tài Vạn quán.


Lý Thúc Đồng con người vợ thứ 3 của Cụ Ông. Lúc lên 05 tuổi, Cụ ông quá vãng, Ngài phải chịu cảnh mồ côi cha. 

Năm Mậu Tuất (1898), Ngài đến Thượng Hải tham gia “Thư họa Công hội, Thượng Hải”, “Hỗ Học hội”, Nam Dương Công học (tiền thân Đại học Giao thông). 

Năm Ất Tỵ (1905), Ngài du học Nhật Bản, lưu học sinh Đông Kinh Mỹ thuật học, Âm Nhạc học (tiền thân Đại học Nghệ thuật Đông Kinh “Tokyo”), chuyên về Hội họa và Âm nhạc phương Tây. 

Năm Bính Ngọ (1906), Ngài cùng Tăng Hiếu Cốc, bạn đồng học thành lập nhóm kịch nghiệp dư “Xuân liễu xã”, diễn xuất “Trà hoa nữ”, tiền đề cho Kịch nói Trung Quốc. 

Năm Canh Tuất (1910), Ngài cùng thê tử hồi quy Bản Quốc, và nhận dạy Trường Cao đẳng Công nghiệp Bắc Dương, Thiên Tân, Trung Quốc, trở thành nhà giáo mô phạm của trường công nghiệp. 

Năm Tân Hợi (1911), Ngài là Giảng viên ở trường Nghệ thuật Âm nhạc Thành Đông, Thượng Hải (Trường nữ). 

Năm Nhâm Tý (1912), Ngài thành lập Trường Nghệ thuật Âm nhạc tỉnh Chiết Giang (đệ nhất Sư phạm học), Giáo sư Mỹ thuật. 

Năm Ất Mão (1915), Ngài được thỉnh giảng các bộ môn; Cao đẳng Sư phạm Nam Kinh, Giáo thụ Đồ họa, Âm nhạc, Sư phạm Chiết Giang lưỡng cấp.

Năm Mậu Ngọ (1918) Ngài đến Hổ Bào Tự (虎跑寺), Hàng Châu thế độ xuất gia, chuyên tu Tịnh Độ niệm Phật, Hoằng dương luật tông, và trước tác bộ “Nam San Luật Tại gia bị lãm” (南山律 在家备览). Sau khi xuất gia, Ngài thường được gọi Hoằng Nhất Pháp sư, nổi tiếng phương diện Nghệ thuật, lưu lại những áng thơ văn bất hủ, Thư pháp chất phác độc đáo, độc cụ nhất cách.

Ngài ảnh hưởng phong cách của Tổ sư Tịnh độ đời thứ 13, Tổ Ấn Quang, Ngài không thu nhận đồ chúng, không trụ hẳn Tự viện nào, với Từ bi tâm chỉ tùy thuận kết duyên Bồ đề quyến thuộc Phật pháp với tha nhân. 

Hóa duyên ký tất, duyên Ta bà quả mãn, Ngài thị hiện chút bệnh duyên, an nhiên thu thần thị tịch vào ngày 13/10/Nhâm Ngọ (20/11/1942, tại Dưỡng Lão viện, Ôn Lăng, Tuyền Châu. Hưởng thọ 63 Xuân, Giới lạp 24 Hạ.

Sự nghiệp văn học Nghệ thuật, Hoằng pháp lợi sinh của Ngài lưu lại cho hậu thế với những công trình:

Danh hiệu Biên tập: 

Vãn Tình (晚晴), Thủ Lý Nghĩa San thi (取李義山詩), Thiên Ý Liên U thảo (天意憐幽草),Nhân Gian Trọng Vãn tình (人間重晚晴).
  
Biên tập thành tựu: 

Hoằng Nhất Đại sư 20 năm sự nghiệp Văn chương trong ngoài quốc gia Trung Quốc (二十文章惊海内) các Thập Thi, Từ, Thư họa, Triện khắc, Âm nhạc, Hý kịch, Văn học, trong số các lĩnh vực, Ngài tiên phuông xán lạn trong  Văn hóa Nghệ thuật. Ngài đưa Văn hóa nghệ thuật Thư pháp Cổ đại vào hướng cực chí “Phác thuyết Viên mãn, Hồn nhã Thiên thành” (朴拙圆满,浑若天成), Lỗ Tấn, Quách Mạt Nhã, các bậc danh nhân Văn hóa hiện đại đều đến với Đại sư với dòng Chữ “Nhất Phúc Tự vi Vô thượng Vinh diệu” (一幅字為無上榮耀). Đại sư tiên phong trong việc truyền bá Nghệ thuật Âm nhạc Trung Quốc đến phương Tây qua nhạc phẩm “Tống Biệt ca” (送別歌), sau nhiều thập kỷ chẳng phai mờ trong giới âm nhạc, trở thành  Danh khúc Kinh điển. 

Đồng thời,  Ngài đệ nhất Giáo sư Khai sáng Trường phái vẽ tả thực về thân thể vào hội họa Trung Quốc. Kỹ năng nghệ thuật xuất sắc, đào tạo những nhà nghệ thuật nổi tiếng như họa sĩ Phong Tử Khải, âm nhạc gia Lưu Chất Bình và nhiều danh nhân văn hóa khác. Ngài để lại cho hậu thế tài sản tinh thần vô giá, Hành trạng của Ngài được nhân gian đưa vào huyền thoại, nhân gian Trung Quốc xem Ngài là một trong những nhân vật điển hình của thời đại.
 
Bình giá Biên tập:

Ngài được Thái Hư Đại sư tặng bài kệ: 

以教印心,
以律嚴身,
內外清淨,
菩提之因。

Dĩ Giáo ấn tâm, 
Dĩ Luật Nghiêm thân, 
Nội ngoại Thanh tịnh, 
Bồ đề chi nhân.
 
Dùng Giáo để Ấn chứng Tâm. Dùng Giới luật để tự Nghiêm thân Trong ngoài đều Thanh tịnh. Là nhân đắc Bồ đề.

Cư sĩ Triệu Phác Sơ bình phẩm đời sống Phạm hạnh của Đại sư: 

無盡奇珍供世眼
 一輪圓月耀天心。

Vô tận kỳ trân cung thế nhãn;
Nhất luân viên nguyệt diệu thiên tâm.

Trước tác  các tác phẩm Phật giáo:  

Di trứ của Đại Sư gồm: 
- Di Đà Nghĩa Sớ Hiệt Lục,
- Dược Sư kinh tích nghi
- Địa tạng Bồ tát Thánh đức Đại quan
- Tứ Phần Luật Tỳ Kheo Giới Tướng Biểu Ký, Thanh Lương Ca Tập, 
- Hoa Nghiêm Liên Tập, Giới Bản Yết Ma Tùy Giảng Biệt Lục,
- Tứ Phần Hàm Chú Giới Bản Giảng Nghĩa, 
- Nam sơn Luật uyển tùng thư
- Nam Sơn Đạo Tổ Lược Phổ 
- Luật học giảng lục 33 thiên 
- Giảng diễn tậpv.v… Tất cả được xếp vào Hoằng Nhất Đại Sư Pháp Tập.

Tác phẩm Biên tập:

 - Họa sách (畫冊)

- Nhạc Thạch tập (樂石集)

- Lý Thúc Đồng ấn tồn (李叔同印存)

- Hộ Sinh Họa tập (護生畫集) (cùng đệ tử Phong Khải hợp tác, Hoằng Nhất đề Thi) 

Luận văn:  

- Đồ họa Tu Đắc pháp (图画修得法)  

- Thủy Thái Họa pháp Thuyết lược (水彩畫法說略)

Trấn Từ:

-  Ca khúc Tống biệt (歌曲 “送别”)

- Ca khúc Ức Nhi thì (歌曲 “憶兒時”)

- Ca khúc Tổ Quốc ca (歌曲 “祖國歌”), được sáng tác vào năm 1902, Học đường Nhạc ca biểu tác, sử dụng giai điệu “Lão Lục bản” (老六板).

Sáng tác các Ca khúc:

-  Ca khúc “Tam Bảo ca” (歌曲 “三寶歌”) , từ Thái Hư Đại sư (釋太虛詞) (*)

- Nam Kinh Đại học Giáo ca (南京大學校歌) Đại tai nhất thành thiên hạ động (大哉一誠天下動), Giang Khiêm Từ (江謙詞).

Những tác phẩm tương quan Biên tập:

- Nhất Luân Minh Nguyệt (一輪明月) Cục điện ảnh Trung Quốc 2005, do Diễn viên Bộc Tồn Hân diễn đóng vai chính.

- Hoằng Nhất Pháp sư (弘一法師) Phim Truyền hình 1995, do Đạo diễn Phan Hà, Đông Thụy Hân Diễn vai chính.

Liên kết bên ngoài Biên tập:

-  Hoằng Nhất Đại sư Văn tập (弘一法師文集) Thất Diệp Phật giáo Thư xã ấn bản.

- Hoằng Nhất Đại sư vì Thanh niên thuyết (為青年說弘一法師), Phong Tử Khải biên tập.

Tham kiến Biên tập:

- Duy cơ cộng hưởng tư nguyên trung, tương quan đích đa môi thể tư nguyên: Lý Thúc Đồng Trung Quốc (維基共享資源中相關的多媒體資源): Lý Thúc Đồng

- Hạ Diễn tôn (夏丏尊), Phong Tử Khải biên tập.

(*) - Nhân duyên hình thành Tam Bảo ca: Năm 1930, tại Phật học viện Vân Nam Trung Quốc, đại sư Thái Hư chợt nghĩ ra ý tưởng: nước có quốc ca, trường học có hiệu ca, nhưng Phật giáo còn thiếu đạo ca để nói lên được nghĩa lý sâu xa và tinh thần Phật giáo. Lúc đó vừa gặp đại sư Hoằng Nhất tinh thông về mỹ thuật và âm nhạc hiện đang ở trong trường, sư bèn nhờ đại sư Hoằng Nhất biên tập để phổ nhạc theo lời văn của mình. Sau khi đem toàn bộ công đức xưng tán Tam bảo và chế tác thành bài hát hoàn chỉnh, thì ca khúc nổi tiếng này được lưu truyền rộng rãi, đến nay đã thành bài đạo ca của Phật giáo người Hoa trên thế giới.

Thích Vân Phong (Nguồn: Liaotuo)
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]