Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Thái Hư Đại Sư (1889-1947)

06/04/201706:59(Xem: 9970)
Thái Hư Đại Sư (1889-1947)



Thai Hu Dai Su
Thái Hư Đại Sư
(1889-1947)

 

Đại sư Thái Hư tên Duy Tâm, hiệu Thái Hư, họ Lã, người Hải Ninh, Chiết Giang. Thuở nhỏ, ngài được bà ngoại nuôi dưỡng. Năm lên 10 tuổi, ngài hành hương đến núi Phổ Đà, từ đó rất thích đời sống tu hành. Năm 15 tuổi, ngài lễ hòa thượng Sĩ Đạt xuất gia, rồi đến Thiên Đồng thọ giới cụ túc. Năm 19 tuổi, ngài xem Đại tạng kinh có phần tỏ ngộ. Năm 26 tuổi, ngài đến núi Phổ Đà nhập thất, viết khảo cứu về nghĩa lý của bốn tông "Thiên Thai, Hiền Thủ, Thiền và Tinh độ tông". Đại sư Thái Hư  chủ trương giáo thuyết Ngũ thừa, khởi xướng cải cách Phật giáo Trung Quốc, vận động Phật giáo thế giới, thành lập Phật học viện Vũ Xương, Phật học viện Hán tạng, nhằm đào tạo tăng tài.

 

HOẠT ĐỘNG CẢI CÁCH PHẬT GIÁO

 

Ngài là tăng sĩ Phật giáo tân thời, đã cải cách Phật giáo trong thời gian giữa các cuộc chiến. Thành lập Trung Hoa Phật giáo Hội và tạp chí Hải Triều Âm. Ngài du hành Âu Châu (1928-1929) và thành lập Hội Thân Hữu Phật giáo ở Paris. Ngài làm việc tích cực để cải thiện sự liên hệ giữa Phật tử Đông phương và Tây phương. Tác phẩm duy nhất được dịch sang tiếng Anh là "Thuyết giảng về Phật giáo", một quyển sách nhỏ được xuất bản ở Paris năm 1928. Giáo thuyết chánh của ngài nhằm phát triển sự hòa hợp nhịp nhàng giữa các trường phái Phật giáo khác nhau ở Trung quốc.

 

"Mùa Hè năm 1922, các môn đồ của vị đại sư nổi tiếng Thái Hư đã hành trình từ Shanghai (Thượng Hải) đến Chengtu ở Szechuan (Chiết Giang) để phổ biến thông điệp Phật giáo tân thời của Thầy mình. Sự có mặt của họ đem lại sự hân hoan nồng nhiệt, và kết quả là sự hồi sinh thật sự của Phật giáo. Họ đã được hoan nghinh hơn một năm qua, và hoạt động của họ đã được chuẩn bị bằng sự phổ biến rông rãi tạp chí Hải Triều Âm. Những đề mục được biên tập cẩn thận trên tạp chí đó chuẩn bị mọi người cho sự viếng thăm của những nhà truyền giáo, và thông điệp của họ đã được sẵn sàng đáp ứng trước khi họ tới nhà. Đây là thông điệp hòa bình cho những ngày nhiễu nhương, nói rõ mục tiêu là phát triển giáo pháp Đại Thừa cao quí để giúp đỡ những người đang rất hoang mang trước thời thế. Thông điệp tâm linh nầy nhằm ba mục tiêu:

 

1) Ý định cải cách hệ thống tăng -già

2) Chương trình tái thiết Thần học Phật giáo theo đường hướng của triết học tân thời

3) Dùng giáo pháp của đức Phật để thăng hoa hoa con người và cải thiện xã hội

 


Thai Hu Dai Su-2

Các nhà truyền giáo được ngài Tổng Đốc Tỉnh chánh thức hoan nghinh. Mười sáu tờ nhật báo đồng thời hợp tác và dành cột cho giáo pháp mới, do đó quảng cáo miễn phí cho phong trào. Cuộc họp mặt đầu tiên được một số đông đảo người tham dự và mọi người chăm chú lắng nghe chương trình canh tân, một số đông đăng kí tham dự lớp học. Trong thực tế, một chương trình thật sự được đưa ra, giống như một khóa học ở Đại học, hay là một lớp học mùa Hè có đóng học phí. Rồi đại sảnh ở công viên của thành phố Manchu được đám đông chen vào để nghe các buổi thuyết giảng công cộng, các phòng học đều đầy chật những học viên phấn khởi. Một khóa dạy về lịch sử Phật giáo được tổ chức, dạy những gì Phật giáo đã đóng góp cho thế giới, và tại sao Phật giáo bị nhiều hình thức dị đoan xâm nhập. Bây giờ, tất cả đều thay đổi. Câu chuyện xa xưa về bậc Giác Ngộ và cách nào Ngài tìm ra con đường giải thoát. Sự tôn thờ thần tượng bị bác bỏ - trong thời gian qua nó đã được chấp nhận để thích nghi với sự yếu kém của những người dốt nát. Ngày nay, sự giáo dục phải được nhấn mạnh. Một đại học Phật giáo sẽ được thành lập. Tăng sĩ sẽ được khuyến khích để hăng hái học tập và phụng sự nhân dân. Sự từ bi của đức Phật sẽ được giảng dạy thế nào để người ác trở thành người tốt bụng, người ích kỉ trở thành người chánh đáng, và người đói pháp sẽ được no đủ với giáo pháp Đại thừa. Được nhấn mạnh nhất là các giờ nhịn ăn và thiền định trong ngày. Một sự tái sinh thật sự là mục tiêu, những nhà doanh nghiệp và chuyên gia giỏi nhất tuyên thệ và theo học đều đặn các khóa thiền định. Những người xưa kia không quan tâm tới tôn giáo nay đã chuyển đổi theo đức tin mới, và nói với tôi về giá trị của những giờ thiền định và tại sao đức tin của họ đã được củng cố. Khóa dạy tụng đọc được nhiều người tham dự. Các học viên đốt hương hằng ngày khi họ đọc tụng và ngồi thiền. Trong các buổi họp mặt, các học viên đồng hát lên, âm điệu giống như các bài thánh ca Thiên chúa, và một bài hát được dùng là: "Hãy mang đức Phật theo mình", Họ cũng tổ chức Hội Thanh Niên Phật Giáo, đang phát triển mạnh (AJ Brace, Thơ Ký hội YMCA ở Cheng-tu, Trung quốc)." Pratt 383-384.

 

Tiếc thay phong trào cải cách do công lao của ngài và các đồng sự đã bị gián đoạn do sự chiếm quyền của đảng Công sản trên toàn lục địa Trung quốc, năm 1949.
 
Mùa xuân năm 1947, đại sư Thái Hư viên tịch tại Thượng Hải. Sau khi trà-tì, trái tim vẫn còn nguyên vẹn, và có đến mấy trăm viên xá-lợi.
 
Ngài trụ thế 57 năm, hạ lạp 41, Công trình trước thuật của ngài được biên tập dưới tựa đề "Thái Hư đại sư toàn tập".



- Đại sư Thái Hư”, Nhà sách Tịnh Liên

- “T’ai Hsu”, The Seeker’s Glossary of Buddhism, p.455-457, Thích Phước Thiệt dịch

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]