Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Thầy Matthieu Ricard, người hạnh phúc nhất

28/01/201419:38(Xem: 8811)
Thầy Matthieu Ricard, người hạnh phúc nhất

Thầy cười bình thản và chéo y màu đỏ thẫm của thầy phất phơ trước ngọn gió trong lành của vùng Himalaya, không khó khăn gì để nhận ra tại sao các nhà khoa học tuyên bố rằng, thầy là người hạnh phúc nhất trong số rất nhiều người mà họ đã từng kiểm nghiệm.

matthieu_ricard.jpg

Thầy Matthieu Ricard

Thầy Matthieu Ricard nói với phóng viên AFPrằng: “Đấy là một lĩnh vực tuyệt vời trong nghiên cứu khoa học vì nó cho thấy thiền định không chỉ đem lại niềm hạnh phúc tuyệt vời khi ngồi thiền dưới gốc cây, mà còn làm thay đổi hoàn toàn bộ não của con người, do vậy cũng thay đổi con người hiện tại của hành giả.

Thầy Matthieu Ricard, một nhà khoa học thông thái có tầm vóc quốc tế đã rũ bỏ tất cả mọi thứ để trở thành một Tăng sĩ Tây Tạng sống ở vùng hẻo lánh trong dãy núi Himalaya, nói rằng, bất cứ ai cũng có thể có hạnh phúc nếu họ biết cách huấn luyện bộ não của họ.

Nhà thần kinh học Richard Davidson từng nối hộp não của thầy Matthieu Ricard với 256 nút cảm biến tại Đại học Wisconsin bốn năm trước đây, đấy là một phần trong công trình nghiên cứu trên hàng trăm người hành thiền chuyên sâu, cho biết: Những đo lường cho thấy rằng, khi quán chiếu về tâm từ bi, bộ não của thầy Matthieu Ricard sản xuất ra một cường độ những bước sóng gamma - những bước sóng liên quan đến ý thức, khả năng tập trung, việc học và trí nhớ - điều này các tài liệu khoa học trước đây chưa bao giờ trình bày.

Những đo lường còn cho thấy có sự hoạt động mạnh bên trong vỏ não trước trán bên trái trong bộ não của thầy Ricard so với những phần đối xứng phía bên phải, chính hiện tượng này đem đến cho thầy một nguồn lực lớn về hạnh phúc và làm giảm những khả năng tạo ra sự tiêu cực.

Nghiên cứu hiện tượng này gọi là nghiên cứu tính năng của thần kinh. Loại hình nghiên cứu này đang trong giai đoạn trứng nước và thầy Ricard đã đi đầu trong các thí nghiệm mang tính đột phá cùng với các nhà khoa học hàng đầu trên toàn thế giới.

Thầy Ricard nói: Chúng tôi đã tìm kiếm trong suốt 12 năm về ảnh hưởng của sự rèn luyện tâm ngắn hạn và dài hạn thông qua thiền định về sự tập trung chú ý, tình thương yêu và sự cân bằng cảm xúc.

Chúng tôi đã tìm thấy những kết quả đáng ghi nhận với những hành giả thực tập lâu dài, những người đã thực tập 50.000 vòng thiền định, với khoảng 20 phút mỗi ngày và ba tuần như thế, điều đó tất nhiên là có khả năng áp dụng hơn trong thời hiện đại của chúng ta.

Thầy Matthieu Ricard, một vị tu sĩ 66 tuổi, đi cùng với các Tăng sĩ Tây Tạng khác tại một lễ hội tại khu vực hẻo lánh trong vùng Upper Dolpa ở Himalaya, Nepal, đã trở thành một người đệ tử Phật được cả thế giới tôn trọng và là một trong những học giả phương Tây dẫn đầu về lĩnh vực tôn giáo.

Matthieu Ricard lớn lên giữa các tầng lớp trí thức tinh anh ở Paris khi thầy là con trai của nhà triết học theo chủ nghĩa tự do dân chủ Pháp, Jean-Francois Revel, và họa sĩ màu nước trừu tượng, Yahne Le Toumelin.

Vào lúc thầy nhận bằng tiến sĩ về tế bào di truyền học từ Viện Pasteur ở Paris vào năm 1972, Matthieu Ricard thất vọng với các cuộc tranh luận trong bữa tiệc tối và bắt đầu cuộc hành trình đến Darjeeling ở Ấn Độ trong kỳ nghỉ của mình.

Tránh né các mối quan hệ thân mật và từ bỏ sự nghiệp, Matthieu Ricard đến Ấn Độ để nghiên cứu Phật giáo và 26 năm sau đó thầy xuất hiện như là một người nổi tiếng với tư cách thầy là một Tăng sĩ và là một triết gia, thầy đã đã viết cùng với cha mình về cuộc đối thoại xoay quanh ý nghĩa của cuộc sống.

Thầy chia sẻ, sự ra đời của cuốn sách đã khép lại khoảng thời gian yên tĩnh của thầy bởi vì nó là một cuốn sách bán chạy nhất. Đột nhiên, thầy đã được dự vào thế giới phương Tây. Sau đó, thầy có các cuộc đối thoại với các nhà khoa học và tất cả mọi thứ bắt đầu vượt ra ngoài tầm kiểm soát. Thầy đã thực sự tham gia vào nghiên cứu khoa học và khoa học của thiền định.

Thầy Ricard chia thời gian trong năm của mình cho các nhiệm vụ quan trọng, đó là thiền định cô lập, nghiên cứu khoa học và đồng hành với Đức Dalai Lama, làm cố vấn cho ngài về những chuyến hoằng pháp đến các quốc gia nói tiếng Pháp và các hội thảo khoa học.

Thầy Matthieu Ricard còn có các công trình khác, đó là cuốn “Hạnh phúc: Sự hướng dẫn để phát triển kỹ năng quan trọng nhất của cuộc sống” và một số bộ sưu tập các bức ảnh về cảnh quan, con người và các bậc thầy tâm linh trong dãy núi Himalaya.

Thầy Ricard tặng tất cả tiền thu được từ cuốn sách của mình đến 110 dự án nhân đạo, đó là các dự án xây dựng trường học cho 21.000 trẻ em và cung cấp việc chăm sóc sức khỏe cho 100.000 bệnh nhân trong một năm.

Thầy đã được trao tặng Huân chương Quốc gia Pháp về việc bảo tồn văn hóa Himalaya, nhưng đấy là công việc của thầy đối với khoa học về hạnh phúc, một lãnh vực thể hiện rõ nhất về thầy.

Thầy Ricard nhận thấy rằng, sống một cuộc sống tốt đẹp, và thể hiện lòng từ bi không phải là một sắc lệnh tôn giáo được tiết lộ từ trên cao, mà là một lộ trình thực tế để có được hạnh phúc.

Minh Nguyên (Theo AFP


matthieu

Người hạnh phúc nhất thế giới

chia sẻ về hạnh phúc

Thầy Matthieu Ricard lớn lên giữa các tầng lớp trí thức tinh anh ở Paris khi thầy là con trai của nhà triết học theo chủ nghĩa tự do dân chủ Pháp, Jean-Francois Revel, và họa sĩ màu nước trừu tượng, Yahne Le Toumelin.

Vào lúc thầy nhận bằng tiến sĩ về tế bào di truyền học từ Viện Pasteur ở Paris vào năm 1972, Matthieu Ricard thất vọng với các cuộc tranh luận trong bữa tiệc tối và bắt đầu cuộc hành trình đến Darjeeling ở Ấn Độ trong kỳ nghỉ của mình.

Tránh né các mối quan hệ thân mật và từ bỏ sự nghiệp đầy hứa hẹn mà nhiều người mơ ước, Matthieu Ricard đến Ấn Độ để nghiên cứu Phật giáo, thực tập thiền định; và 26 năm sau đó thầy xuất hiện như là một người nổi tiếng với tư cách là một Tăng sĩ và là một triết gia, nhà khoa học, thầy đã viết cùng với cha mình về cuộc đối thoại xoay quanh ý nghĩa của cuộc sống.

Một trong những cuốn sách của thầy (được thực hiện dưới dạng đối thoại với nhà thiên văn học gốc Việt, Trịnh Xuân Thuận) được bạn đọc Việt Nam biết đến là cuốn Hoa sen và lượng tử - một cuộc đối thoại giữa Phật giáo và khoa học.

Khi còn là một đứa trẻ, nhà thơ Andre Breton, nhà làm phim Louis Buñuel và nhà soạn nhạc Igor Stravinsky là những vị khách thường xuyên đến nhà của cha mẹ Ricard, triết gia người Paris. Tuy nhiên, khi thấy tài năng của những người bạn của cha mẹ dường như không làm cho họ hạnh phúc hơn, thầy đã bắt đầu chuyến đi đến Hy Mã Lạp Sơn (từ bỏ công việc của mình là sự nghiệp khoa học đầy hứa hẹn về một tương lai tại Viện Pasteur, Pháp) và thay đổi cuộc đời của mình thông qua thiền định.

mathieu and dali


Dưới đây là những bài học về hạnh phúc của đời thầy:

Bất cứ ai cũng có thể là người hạnh phúc nhất trên thế giới nếu họ tìm kiếm hạnh phúc ở đúng nơi. Vấn đề là chúng ta không có xu hướng đó mà thôi.

Hạnh phúc không phải là việc theo đuổi những trải nghiệm liên tục vô tận.Đó là một công thức sự mệt mỏi nhiều hơn là hạnh phúc. Hạnh phúc là một hiện hữu. Vấn đề là hãy để cho hiện hữu vượt qua tất cả các trạng thái cảm xúc khác.

Không giống như niềm vui, sẽ tự cạn kiệt khi bạn trải nghiệm nó, hạnh phúc là một kỹ năng và được huân tập. Tất cả chúng ta đều có khả năng làm điều đó. Bạn phải xem xét những gì góp phần vào sự giàu có trong cuộc sống của bạn. Trong Phật giáo, chúng ta nói nguyên nhân gốc rễ của bất hạnh là sự thiếu hiểu biết.

Hạnh phúc là nâng cao cái “cơ bản” của bạn. Đó không phải là việc tìm kiếm những màn pháo hoa bất ngờ hoặc những trải nghiệm khoái cảm. Bước đầu tiên để làm điều đó là nhận ra rằng bạn muốn cải thiện - rằng thế giới không phải là một danh mục đặt hàng qua thư cho những tưởng tượng và mong muốn của chúng ta, chúng ta có một sự kiểm soát tương đối hạn chế đối với những điều kiện ảo tưởng thoáng qua.

Để thực sự hạnh phúc, chúng ta phải loại bỏ các độc tố tinh thần như thù hận, nỗi ám ảnh, kiêu ngạo, ganh tị, tham lam và niềm tự hào. Điểm chủ yếu của việc đào luyện tâm hay thiền định là để thoát khỏi những điều đó và trau dồi phẩm chất tích cực như lòng vị tha.

Bạn có thể tranh luận rằng nóng tính hoặc một chút tiêu cực có thể xác định tính cách của một người vì vậy nó không nhất thiết phải là xấu.Có thể như là - tất cả chúng ta có một sự kết hợp giữa ánh sáng và bóng tối - nhưng chúng ta có nên đưa nó vào trong quan điểm và nghĩ rằng điều đó là tối ưu? Bạn sẽ không nói “bản chất tự nhiên của con người là bệnh và chết thì tại sao phải đi đến bác sĩ” phải không?

Cách mà tâm giải thích thế giới là một yếu tố quan trọng trong việc xác định chất lượng của mỗi khoảnh khắc trôi qua mà chúng ta ít chú ý đến điều kiện bên trong chúng ta. Chúng ta phải học cách nhận ra rằng có những trạng thái tinh thần hoặc cảm xúc có lợi cho sự phát triển và một vài trong số đó là tiêu cực. Tôi gọi nó là việc đào luyện thuốc giải độc.

Thông thường khi chúng ta có một tia giận dữ, thì theo sau đó là một khoảng thời gian nóng giận; lúc bấy giờ ta thậm chí không thể thừa nhận những mặt tích cực của những người mà chúng ta tức giận. Không ai toàn hảo, và chúng ta cũng như vậy. Giận dữ là một độc tố và chúng ta cần có cách để giải độc. Khi mang những ý niệm thiện lành hoặc vị tha vào tâm trí, thì ngay lúc ấy đầu óc chúng ta càng có ít không gian hơn cho điều tiêu cực. Đây là chính là cách để giải độc.

Với nhận thức sự tức giận không có tự thể, đừng đổ thêm dầu vào lửa mà để cho nó nguôi ngoai từ từ. Bạn chỉ đơn giản để cho những cảm xúc phiền não tan biến mà không cần ôm ấp chúng bên trong mình giống như một quả bom hẹn giờ.

Tất nhiên tôi cũng bị kích động. Nhưng tôi thường mỉm cười vào các kích động, bởi vì nó rất ngớ ngẩn.

Tất cả mọi người sẽ được giúp đỡ nhờ hành thiền khoảng nửa tiếng đồng hồ một ngày. Thiền định là một thuật ngữ rất mơ hồ và đôi khi có rất nhiều lời sáo rỗng - như làm rỗng rang tâm trí của bạn và thư giãn và tất cả những thứ đại loại như thế. Nhưng nó thực sự là một phương tiện cần trau dồi và làm quen, từ đó chúng ta có sự hiểu biết tốt hơn về cách vận hành của tâm thức. Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng thiền kết hợp với liệu pháp nhận thức có thể giúp những người bị trầm cảm nặng và giảm nguy cơ tái phát lên đến 40%.

Để được hoàn toàn tự tại, bạn không thể cùng một lúc có một mối quan tâm trách nhiệm đối với những người phụ thuộc vào bạn. Làm thế nào tôi có thể hạnh phúc khi tôi đã sống độc thân trong 30 năm qua? Nếu tôi có một gia đình, tôi sẽ gây ra rất nhiều đau khổ vì vậy nó không khả thi. Điều đó không có nghĩa là bạn không có người bạn tuyệt vời và mối quan hệ với một nửa của nhân loại. Một khía cạnh có thể thiếu nhưng không thể không có những khía cạnh khác.

Văn Công Hưnglược dịch(theo Esquire)

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]