Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

HT. Ghosananda và những họat động vì hòa bình

09/04/201316:54(Xem: 7699)
HT. Ghosananda và những họat động vì hòa bình


mahaghosananda2a(1929-2007)

Hòa Thượng Tăng Thống Campuchia Maha Ghosananda
với những họat động vì hòa bình

Thích Nguyên Tạng
---o0o---

Bất cứ ai có dịp gặp và tiếp xúc với Hòa Thượng Tăng Thống Campuchia Maha Ghosananda thì có thể tìm thấy được an lạc nơi nụ cười hiền hậu và từ ái toát ra từ ánh mắt của ngài. "Tôi đã tha thứ cho họ", ngài nói về những du kích quân Khmer Đỏ, những kẻ đã từng giết hại cả gia đình ngài, đem đến những khổ đau khôn tả cho nhân dân Campuchia và ngài đã đọc lại lời Phật dạy : "Hận thù không bao giờ dập tắt được hận thù, chỉ có tình thương mới có thể loại bỏ được hận thù. Đó là định luật từ ngàn xưa".

Và đó cũng là luật tắc mà HT Ghosananda đã dùng để thương thuyết với các nhà lãnh tụ Khme Đỏ và binh lính của họ. "Chúng ta phải có lòng từ bi và trí tuệ", ngài nói "chúng ta chỉ lên án hành động của họ chứ chúng ta không ghét họ. Với tình thương, chúng ta sẽ thiết lập được nền hòa bình, ngoài tình thương và sự tha thứ ra, không có con đường nào khác để chọn".

Trong lúc tiếp chuyện với chúng tôi (PV tờ Bangkok Post), ngài kể chuyện về Angulimala, một người đã chặt ngón tay của hàng ngàn nạn nhân để xâu thành vòng hoa. Sau đó ông được Đức Phật cảm hóa và trở thành một tu sĩ. Tuy nhiên, mọi người đều biết được quá khứ tội lỗi của ông nên đã ném đá trả thù khi ông đi khất thực vào mỗi buổi sáng. Cuối cùng ông đã chết nhưng ông đã đắc quả A-La-Hán.

"Angulimala có thể làm được điều đó, vì vậy du kích quân Khmer Đỏ cũng có thể làm được"HT. Ghosananda nói. Gần đây các phương tiện truyền thông phát đi các lời dạy của Ngài để mở đường cho các lãnh tụ Khmer Đỏ và binh lính của họ sớm ra đầu thú.

Ngày nay, Ngài tin chắc rằng Phật Giáo Campuchia sẽ mang lại sức sống, hòa bình và thịnh vượng cho quê hương của Ngài. "Hòa bình chỉ hiện hữu khi nào chúng ta chấm dứt được xung đột với kẻ thù".Ngài nói. Hiện nay, có khoảng 40.000 tu sĩ và 3000 ngôi chùa ở trên khắp cả nước Campuchia. Đây là một hình ảnh được hồi sinh kể từ cuộc tàn sát của Khmer Đỏ (1975-1978), lúc ấy chùa tháp gần như bị phá hủy hay sử dụng để làm nhà giam hoặc nơi để tra tấn và chỉ còn 3000 tu sĩ sống sót trong số 50.000 vị.

HT. Ghosananda sinh năm 1929 tại tỉnh Takeo, 14 tuổi xuất gia và theo học các trường Đại học Phật Giáo ở tỉnh Battambang và Phnom Penh. Sau đó đi du học và đậu bằng tiến sĩ tại Đại học Nalanda, bang Bihar, Ấn Độ. Ngài tự xem mình là đồ đệ của Hòa thượng người Nhật Nichidatsu Fujii, vị tổ sáng lập Hội Nipponzan Myohoji, hoạt động vì hòa bình theo đường lối bất bạo động của Mahatma Ghandi. Năm 1965, Ngài phát nguyện ẩn tu 13 năm tại một ngôi chùa trong rừng thuộc miền nam nước Thái Lan.

Đến năm 1978, khi người tỵ nạn Campuchia đổ xô sang Thái Lan, ngài quyết định xuống núi và bắt đầu hoạt động vì hòa bình. Ngài phát truyền đơn kêu gọi người tỵ nạn phát khởi lòng từ bi và tha thứ cho kẻ đàn áp. Ngài tiến hành xây dựng chùa ở khắp các trại tỵ nạn ở dọc biên giới Thái - Miên, kể cả các trại dưới quyền kiểm soát của Khmer Đỏ. Ngài cũng tổ chức những khóa giảng dạy giáo lý cho các cộng đồng này để giúp họ giảm bớt sự sợ hãi và suy sụp tinh thần do chiến tranh gây ra. Ngài an ủi hòa bình sẽ sớm được thiết lập bởi sự giúp đỡ của quân đội Việt Nam vào năm 1979.

mahaghosananda2 ghosananda_somdech ghosananda_somdech1 mahaghosananda2b

Năm 1980 HT. Ghosananda đến định cư tại miền tây tiểu bang Massachusetts, Hoa Kỳ vàngài thành lập Hội Liên Tôn Giáo tại Campuchia với sự giúp đỡ của một Hội đoàn ở phương Tây. Hội này đã xây dựng hàng trăm ngôi chùa trên khắp thế giới cho người tỵ nạn Campuchia ở nước ngoài. Hiện nay, ít nhất có khoảng 30 ngôi tự viện ở Mỹ và Canada. Cũng trong năm 1980, Ngài đã làm cố vấn cho một tổ chức kinh tế và xã hội của Liên Hợp Quốc tại Campuchia, Ngài đã đưa ra nhiều sáng kiến về các chương trình phát triển kinh tế và xã hội giúp cho người dân Campuchia thoát khỏi cảnh đói nghèo và khổ đau.

Năm 1992, ngài tổ chức cuộc đi bộ vì hòa bình (Dhammayatra) lần thứ I, từ biên giới Thái Lan về tới Phnom Penh. Đi theo Ngài là người dân Campuchia trở về quê hương sau 12 năm tỵ nạn Cũng trong năm này, Ngài được vua N. Sihanouk ban tặng danh hiệu Tăng Thống Phật Giáo Campuchia. Sau đó Ngài cũng nhận được một giải thưởng nhân quyền do Hội Rafto Na Uy trao tặng.

Năm 1993, Ngài lại dẫn đầu hàng trăm người đi bộ lần thứ II băng qua các tỉnh bị chiến tranh tàn phá ở Campuchia. Năm 1995, Ngài cũng dẫn đầu một phái đoàn đi bộ hòa bình qua các nước ở châu Á để vận động cho hòa bình thế giới, (phái đoàn này đến Việt Nam vào đầu tháng 6-1995).

Ngày nay, Ngài rất nổi tiếng về các cuộc Dhammayatra hàng năm. "Cuộc đi bộ hòa bình của chúng tôi bắt đầu từ hôm nay và mỗi ngày", Ngài nói, "mỗi bước đi là một lời cầu nguyện, một sự mặc niệm và bắc thêm một chiếc cầu". Năm nay, Ngài sẽ hướng dẫn một đoàn đi bộ qua các tỉnh Takeo, Kampot và Kompong Som, đoàn sẽ bắt đầu vào ngày mùng 10 tháng 5.

HT. Ghosananda rất lạc quan về tương lai của Campuchia : "Campuchia đã quá mệt mỏi với chiến tranh, có khổ đau chúng ta mới thấy được ánh sáng của Chánh pháp ". Năm nay (1996) Ngài được đề cử trao giải Nobel Hòa bình lần thứ hai (lần thứ I năm 1994 do Thượng Nghị Sĩ Mỹ C. Pell đề xuất). Năm 1997, Ngài lại một lần nữa được đề cử nhận giải Nobel về hòa bình

"Lần đầu Yasser Arafat đã thắng" Ngài nói với một nụ cười hiền hậu. Khi hỏi "Ngài cảm thấy thế nào khi nghe tin mình được đề cử nhận giải lần thứ hai này?". Ngài cười và nói : "Không có gì".

Năm 1998, HT Ghosananda được Hội Phật Giáo Nhật Bản Rissho Kosei Kai trao tặng giải thưởng hòa bình “Niwano Peace Prize” để công nhận tất cả những gì mà ngài đã mang lại cho xứ sở Campuchia.

HT. Ghosananda hành đạo không biết mệt mỏi cho đến khi viên tịch. Ngài đã thuận thế vô thường an tường xả báo thân ngày thứ hai, 12 tháng 3 năm 2007 tại bệnh viện Cooley Dickinson, tiểu bang Massachusetts, Hoa Kỳ, thọ thế 79 tuổi . Thành kính nguyện cầu Giác Linh Cố Đại Lão Hòa Thượng cao đăng Phật quốc và sớm tái sanh trở lại thế giới Ta Bà để tiếp tục công cuộc cứu khổ độ sinh.

Theo BANGKOK POST, 27/ 2/ 1996
http://www.buddhistchannel.tv/

http://en.wikipedia.org/wiki/Preah_Maha_Ghosananda

-oOo-

Nobel Peace Prize-nominated Maha Ghosananda passes away

THE ASSOCIATED PRESS, March 13, 2007

NORTHAMPTON, Mass. (USA)-- Maha Ghosananda, a Nobel Peace Prize-nominated monk who rebuilt Buddhism in Cambodia after the fall of the Khmer Rouge, has died.

ghosananda2<< Somdet Phra Maha Ghosananda (1929 - 2007)

Ghosananda, who lived in Leverett and Providence, R.I., was believed to be in his late 70s. He died Monday at Cooley Dickinson Hospital, said Christina Trinchero, a hospital spokeswoman. Trinchero did not know the cause of death or his age.

The Cambodian monk lived in exile between 1975 and 1979, when the Khmer Rouge denounced Buddhism and killed nearly two million people through starvation, disease, overwork and execution.

Ghosananda was one of the first monks to return to Cambodia and train new Buddhist leaders after Pol Pot's regime was toppled by the Vietnamese in 1979.

"He did everything he could to restore Buddhism to Cambodia," said Jim Perkins, pastor of the Leverett Congregational Church and a friend of the religious leader.

Ghosananda was elected a Supreme Cambodian Buddhist Patriarch by fellow Buddhist monks in 1988 for restoring Buddhism in the war-torn country.

During the 1990s, he lead the Dhamma Yatra movement to rebuild religious life in Cambodia.

He moved to western Massachusetts in the late 1980s at the invitation of the Nipponzan Myohoji Buddhist order in Leverett, which seeks a complete elimination of weapons, and was nominated for the Nobel Peace Prize three times in the mid-1990s.

Cambodians regret death of top Buddhist monk

People's Daily, March 14, 2007

Phnom Penh, Cambodia-- Cambodian officials, monks and followers on Wednesday regretted the death of top monk Maha Ghosananda.

Maha-Ghosananda-bw<< Bhante Maha Ghosananda (1929 - 2007)

The Cambodian government very much regretted for losing Ghosananda, who contributed much to Cambodia in helping restore peace, develop Buddhism, and stop violence in the country, said Minister of Information Khieu Khanharith.

Ghosananda died on Monday at the age of 78 in hospital in Massachusetts, the United States. The cause of his death is unclear yet.

Kong Nam Many, chief monk at the Sampov Meas Pagoda in Phnom Penh, told Xinhua that Ghosananda, when in Cambodia, used to say that he wanted to die in his homeland.

"He usually stayed in a small room in our pagoda. He founded the Non-Violence Dharmayeatra Center for Peace and Humanity in our pagoda," he said.

In addition, Ghosananda wrote a book named Step by Step for Cambodian Buddhists to learn about the religion, he said.

Ta Ry, one of the monk's followers, told Xinhua that Ghosananda left Cambodia for the United States in the late 1980s to help the Cambodian communities there learn about Buddhism and build pagodas.

The "Gandhi of Cambodia"

Source: Unknown, Published on the Buddhist Channel, March 15, 2007

A tribute to the great compassionate, reformist monk, Bhante Maha Ghosananda

15ghosananda

Kuala Lumpur, Malaysia-- Bhante Maha Ghosananda was one of few Cambodian monks to survive the brutal purge instigated by Pol Pot and the Khmer Rouge. During the reign of the Khmer Rouge, he studied under numerous Buddhist masters from every tradition, and helped tend to the spiritual and material needs of the Cambodian refugee community. Following the fall of the Khmer Rouge, Maha Ghosananda became the leader of the gradually recovering Cambodian Sangha (his title is "Sangha raja", which is variously translated. "Supreme patriarch").

Maha Ghosananda was born in 1929 to a farming family in the Mekong Delta plains. From an early age he showed great interest in religion, and began to serve as a temple boy at age eight. He greatly impressed the monks with whom he served, and at fourteen received his parent's permission to ordain as a Buddhist monk (bhikkhu). He went on to study at monastic universities in Phnom Penh and Battambang, before going to India to pursue a doctorate in Pali at Nalanda University in Bihar.

Before the age of 30, Ghosananda was granted the title "Maha" in recognition of his skill at the monastic Pali language exams. He went on to study under a variety of teachers, including the Japanese monk Nichidatsu Fujii and the Cambodian Patriarch Samdech Prah Sangha Raja Chuon Noth. From Nichidatsu Fujii, Maha Ghosananda received training in mediation and nonviolent resistance (Fujii was an associate of Mahatma Gandhi), and by studying under the Cambodian Sangha Raja was marked as a rising star of the Cambodian monastic community.

In 1965, Maha Ghosananda left Cambodia to study meditation under the Thai master Achaan Dhammadaro, a guiding light of the Thai Forest Tradition. Four years later, while he was still studying at Dhammadaro's forest monastery, the United States began bombing Cambodia as part of their attempt to shut down the Ho Chi Minh trail and end the Vietnam War. A year later, a full-blown civil war was underway in Cambodia.

As the Khmer Rouge seized control of the country, the prospects for Buddhism in Cambodia became increasingly dim. Pol Pot, who once had served in a Buddhist monastery, identified the monks and temples as part of the power structure of feudal Cambodia that must be overthrown and destroyed. Furthermore, monks were considered to be part of the intellectual class, which was targeted for especially brutal treatment and "reeducation".

As part of Pol Pot's horrific year zero campaign, monks were systematically turned out of monasteries and murdered or sent to "reeducation facilities" (which is to say, they were tortured, and then murdered). Some monks were forced to violate their vows (most often through forced copulation at gunpoint) so that they would not get any ideas about continuing to act as monks. By the time the Khmer Rouge ended its reign of terror, most Cambodian monks were dead, and most temples and monasteries were rubble.

Meanwhile, Maha Ghosananda continued to study under the guidance of Achaan Dhammadaro for nine years. Though eager to attempt to help his people, he was advised by his teachers to wait for a better opportunity. Finally, in 1978, he saw an opportunity to help his people, as the first refugees from Pol Pot's coup and ensuing reign of terror began to arrive in Thailand. He traveled to Sakeo, on the Thai side of the Thai-Cambodian border, where Cambodian refugees were arriving in droves.

Maha Ghosananda's appearance raised a stir among the refugees; to wear the robes of a monk in public was to invite a death sentence in Cambodia- most likely, none of the refugees had seen a monk in years. Maha Ghosananda began to distribute photocopies of Buddhist scripture among the refugees, and to revive their lapsed and battered religious practices.

By 1978, Maha Ghosananda's entire family had been killed by Pol Pot's Communist regime. Yet, when Vietnam invaded Cambodia and sent the Khmer Rouge into retreat, he traveled to the refugee camps of the former Communist militants just as he had traveled to the camps of
those they had displaced. His reception was much the same; amazement, followed by grateful weeping.

"Our journey for peace begins today and every day. Each step is a prayer, each step is a meditation, each step will build a bridge." - The Late Ven Maha Ghosananda

In addition to handing out copies of the Metta Sutta and establishing new temples in refugee camps, Maha Ghosananda worked to bring about peace and reconciliation in his war-torn homeland.

When Pol Pot's regime collapsed in 1979, Maha Ghosananda was one of only 3,000 Cambodian Buddhist monks alive- out of 60,000 at the start of his reign of terror in 1976. In 1988, he was elected Supreme Buddhist Patriarch of Cambodia (dhamma raja) by the Cambodian Sangha.

In 1992, during the first year of the peace agreement, Maha Ghosananda led the first nation-wide Dhamma Yatra, a walk for peace across Cambodia. The Dhamma Yatra (Pali, 'yatra' journey or pilgrimage) is much more than an elaborate walk-a-thon. Every year, more than 200 marchers, many of them ordained Buddhist monks from a variety of traditions, travel the roads of Cambodia, praying for peace, blessing villagers and regional leaders, and drawing media attention to the numerous problems that plague post-war Cambodia- illegal logging, unexploded land mines, inadequate sanitation, the plight of the numerous war orphans, and the loss of Cambodian culture.

The route that the Dhamma Yatra takes is far from a walk in the park. Every year, Maha Ghosananda and other organizers work to plan a route for the march, a route that is almost always guaranteed to carry the marchers into danger and uncertainty. In its second year, the marchers passed through contested territory just prior to the first U.N monitored elections, encouraging Cambodians to resist attempts at voting intimidation. During the next year, they passed through the most contested and war-torn areas of Cambodia, and two walkers were killed when they were caught in crossfire between government and rebel forces. In 1997, the path of the walk passed through areas that had been, until the previous few months, entirely under former Khmer Rouge hard-line control. The Dhamma Yatra marchers were sometimes first contact with the outside world that the people of this region had had in decades.

Whatever the route taken, the Dhamma Yatra walkers are always received with great joy and appreciation by the Cambodian people. They have re-dedicated Buddhist temples damaged or desecrated during the war years, and are helping not only to improve the political and physical circumstances of the Cambodian people, but also to renew and revitalize Cambodian religion.

In 1994, Maha Ghosananda was nominated for the Nobel Peace Prize by the chair of the U.S Senate Foreign Relations Committee, Claiborne Pell. He was again nominated in 1995, 1996, and 1997 for his work in bringing peace and stability to Cambodia. In 1998, he received the Niwano Peace Prize in recognition of his commitment to peace and inter-religious understanding. He has also acted as an advisor to the Buddhist Peace Fellowship, and has been involved in campaigning for negotiations to end the civil war in Sri Lanka. In 1997, he staged the first mass coordinated mass event to protest the use of violence in Cambodian politics, following a coup d'etat, and was recognized with an award from Sri Lanka's Sarvodaya Srimadana organization.

In Cambodia, it is said that Maha Ghosananda is a true monk, that he would give his daily meal and robes to anyone that asked for them. He is called "Cambodia's Gandhi", a "living treasure", and the "living Truth" (Dhamma). His commitment to peace and the people of Cambodia has persevered for his entire life, despite exile, great difficulty, and the loss of his entire family, as well as most of his teachers and friends.

A Biographical Sketch of
Somdet Phra Maha Ghosananda "The Gandhi of Cambodia"

Lineage Theravada, Cambodian.
Buddhist University, Phnom Penh - graduate.
Buddhist University, Battambang - advanced studies.
Somdet Phra Sangha Raja Chuon Noth.
[who was Supreme Patriarch of Cambodian Buddhism at the time]
Nalanda University, India - doctorate.
Zen Japanese - Nichiren School Nipponzan, Myohoji Sect founder Nichidatsu Fujii.
Theravada - Thai forest tradition: Ven. Achaan Dhammadaro.

A Biographical Sketch of Somdet Phra Maha Ghosananda "The Gandhi of Cambodia"

• 1929 Born Takeo Province, south central Cambodia.
• 1943 Initiated into Cambodian Buddhist Order.
• 1953 Studied at Nalanda University in Bihar State, India.
• 1956 Attended 6th Sangha Council of Buddhism.
• 1957 Studied with contemporary masters of Buddhism in Mahayana and Theravada traditions.
• 1969 Received doctoral degree from Nalanda University, title "Maha Ghosanada" bestowed.
Entered hermitage of Thai meditation master Venerable Achaan Dhammadaro.
• 1978 Met first influx of Cambodian refugees entering Sakeo camp following expulsion of Khmer Rouge regime from power. Distributed tracts to the refugees, reminding them of Buddha's words: "Hatred can never be appeased by hatred, hatred can only be appeased by love."
• 1978- Established temples in refugee camps on the Thai-Cambodia border.
• 1980 Represented Khmer nation-in-exile as consultant to the UN Economic and Social Council.
Co-founded Inter-religious Mission for Peace. Launched ecumenical initiatives, world days of prayer for "Peace in Cambodia and the Whole World."
• 1981 Founded Buddhist temples in Cambodia and Cambodian resettlement communities in North America, Europe and Australia; currently oversees temples, establishes cultural and educational programs, sponsors meditations for peace, sponsors training programs for human rights advocacy and development of nonviolent conflict resolution.
• 1983 Met with His Holiness Pope John Paul II in Rome to discuss religious basis for world peace before planned meeting in Assisi.
• 1986 Invited by Pope to participate in Day of Prayer for Peace with world religious leaders in Assisi (now an annual event always attended by Maha Ghosananda).
• 1988-1991 Led contingents of Buddhist monks to U.N. - sponsored Cambodian peace negotiations, proposing a compromise and reminding national leaders that "Peace is our common goal."
• 1988 Elected a Supreme Patriarch of Buddhism in Cambodia.
1989 Granted honorary doctorate of humanitarian service at Providence College, Providence, RI, USA.
• 1992 Received the title Somdet Phra from King Sihanouk in Phnom Penh. Popularly known as Samdech Song Santipeap (the leaders of Religion for Peace) in Cambodia.
Led the First Dhammayietra-Walk for Peace and Reconciliation for one month through northern Cambodia just prior to full implementation of United Nations Transitional Authority in Cambodia (UNTAC).
"Step by Step: Meditations on Wisdom and Compassion" by Maha Ghosananda was published by Parallax Press, USA (since translated and published in Khmer, Thai, Spanish and Portuguese).
Awarded 1992 Rafto Foundation Prize for Human Rights, Bergen, Norway.
• 1993 Led Second Dhammayietra through area of civil war before first Cambodian elections, encouraging citizens to overcome fear of political violence and intimidation and exerice their right to vote.
Named honorary leader of Ponleu Khmer, citizens' advisory council to the Cambodian Constitutional Assembly. Ponleu Khmer presents proposals for the protection of human rights and for nonviolent resolution of the continuing Cambodian conflict.
Invited to attend the Parliament of the World's Religions in Chicago.
• 1994 Asked to bless the opening ceremony of the Interfaith Pilgrimage for Peace and Life at Auschwitz, Poland.
Led Third Dhammayietra through the most heavily war-torn western province of Cambodia. The walk was caught in crossfire between government and rebel forces and two peace walkers were killed. Proclaiming "this violence is indeed the reason we walk," Maha Ghosanada led the Dhammayietra to its completion.
Led contingent of highest-ranking monks to peace negotiations held under the auspices of King Sihanouk in Pyongyang, North Korea and to a second round of negotiations later in Phnom Penh.
Led interreligious delegation to peace negotiations in Colombo, Sri Lanka, to help seek an end to that country's long-standing civil war. Nominated for 1994 Nobel Prize for Peace by US Senator Claiborne Pell, Chairman of US Senate Foreign Relations Committee.

• 1995-1997

- 1995 Nominated for a second time by Sen. Pell and an anonymous Nobel laureate for 1995 Nobel Peace Prize.
- January: Dedicated Disabled Persons' Center, Phnom Penh.
- February: INEB conference, ashram, Nakhon, Nayok, Thailand.
- March: International Women's Day, Phnom Penh/Battambang.
- March: Buddhist Teachers' Meeting (Asian-Western) Dharamsala, India.
- April: International Consultancy on Religion, Education and Culture, Atami, Japan.
International Consultancy on Religion, Education and Culture, Windsor Castle, UK.
- May: Cambodian Engaged Buddhist Nuns and Laywomen, conference in Takmau.
- May-June: Led Fourth Dhammayietra for Peace and Reconciliation in Cambodia, walking from the Thai border to the Vietnamese border. Continued calls for peace negotiations and educating public about the ongoing dangers from land mines and Unexploded ordinance in Cambodia.
- September: Preparatory meeting for a Peace Council, UK. Led International Peace Day Ceremonies, during Cambodian Festival of the Dead, for a ban on land mines.
- October: Attended UN Review Conference on the Convention on Conventional Weapons to present the suffering of ordinary people due to land mines and plea for a total ban on them. Toured Italy at invitation of the Italian Campaign to Ban land mines.
- November: Founding meeting of the Peace Council at Windsor castle, UK. The Peace Council includes several Nobel laureates and high representatives of all major world religions.
- 1996 Nominated for the Nobel Prize for Peace for third year in a row. Nominated in 1996 by American friends service Committee (1967 Nobel Prize recipients).
- February: Led Ban Mines Week parade in Phnom Penh for a ban on land mines.
- April: Attended UN Review Conference on Conventional Weapons, Geneva, to plea for a total ban on land mines.
- May-June: Led the Fifth Dhammayietra for Peace and Reconciliation in Cambodia, focusing on deforestation and the link between the military, illegal logging and the on going civil war. Drew a link between healthy forests and the life of the Buddhist order. Members of Peace Council join the walk.
- July: Invited to represent Theravada Buddhist lineage at Gesthemane Encounter, a Christian-Buddhist Monastic Dialogue at Gesthemane, Abbey, USA.
- September: Met with opressed Nobel laureate Aung San Suu Kyi and Buddhist Sangha in Burma October Delegates, State of the World Forum in San Francisco, California, USA November Met with Bishop Ruiz and members of Zapatistas in Chaipas, Mexico, as a member of the Peace Council.
- December: Met with members of Khmer Rouge to arrange a route for the 1997 Walk for Peace and Reconciliation in Cambodia. Was Patron of conference on Buddhism and Peace in Battambang, Cambodia, which was organized by Buddhism for Development group and was attended by representatives of different militant factions.
- 1997 Nominated by a former Nobel laureate (anonymous) for the Nobel Prize for Peace for a fourth time.
- March-April: Led the Sixth Dhammayietra through areas of Cambodia which were, until a few months before, under the total control of the Khmer Rouge. The people in the areas through which the walk passed witnessed the first freely organized event in their lives. Walk successfully concluded at the Angkor period ruins of Bantey Chammar.
- May: Invited by His Holiness the Dalai Lama to co-lead an ecumenical service for Tibet at the national Cathedral in Washington, D.C.
- June: As a Patron of the organization, he attended the International Network of Engaged Buddhists conference in Kanchanaburi province, Thailand, which brought together Buddhist social activists from throughout Asia and around the world. Visited Halockhani refugee camp on the Burma-Thai border at the invitation of the New Monk Relief Committee.
- August: After the coup d'etat in July he led the first mass event calling for an end to the use of violence in Cambodian power struggles. He later traveled to Sri Lanka, where he received an award for peacemaking from the Sarvodaya organization.

Comment: Currently Supreme Patriarch of Cambodian Buddhism. Since 1978, Maha Ghosananda worked tirelessly for Buddhism and for human rights. He has established temples, partaken in UN delegations and attended religious conferences. Also, participant in peace negotiations, founder of cultural programs and anti land mine campaigner. Samdech Preah is famous for visiting Cambodian refugee camps at times of great danger and for leading "Dhammayietra" peace walks through the war-torn country. A 4x Nobel nominee, he is recipient of many honours, fluent in 15 languages and strong supporter of women's Buddhism.

Particular Teachings: Has no official students: his method of teaching is to interact informally with everyone who approaches him. Uses no syllabus, speaks from the heart.

Main Temple

Wat Sampeou Meas is the main temple, but although Samdech has established over 50 temples, he has no connections with any of them. For famous man, he is notoriously hard to get hold of. A constant traveller, even his disciples do not know where he is much of the time. Interested persons may try following:

Ven. Maha Ghosananda
c/o Mr. ONG Vuthy
Coordinator, The Dhammayietra Center, for Peace and Non-violence
Phnom Penn, CAMBODIA
Fax: (855 23) 36-4205

• International Network of Engaged Buddhist (INEB) Website: www.sulak-sivaraksa.org/network22.php

INEB is under the patronage of His Holiness the Dalai Lama, Venerable Somdet Phra Maha Ghosananda, and Venerable Thich Nhat Hanh. Founded in 1987, INEB is the first international network that links together engaged Buddhists worldwide. INEB deals with alternative education and spiritual training, gender issues, human rights, ecology, alternative concepts of development, and activism. Primarily a Buddhist network, INEB encompasses interfaith elements.

Books/Publications

By Somdet Phra Maha Ghosananda:

Step by Step: Meditations on Wisdom and Compassion
Parallax Press, USA
also in Khmer, Thai, Spanish and Portuguese.

By western students referring to their experiences at teachers temples:

An Introduction to Buddhist Ethics, by Peter Harvey.

By students in teachers lineage:

Action Dharma, eds. Queen, Keown & Prebish, has chapter on Maha Ghosananda.

____
Source: http://www.buddhistchannel.tv/
http://www.buddhanet.net/masters/maha-gosanada.htm

Giới thiệu: Dưới đây là một vài đoạn văn trích dịch từ quyển sách "Step by Step: Meditations on Wisdom and Compassion" (Từng Bước Một: Thiền Quán về Trí Tuệ và Từ Bi) của Hòa Thượng Maha Thera Ghosananda, Tăng Thống Giáo Hội Phật Giáo Cam Bốt, do Parallax Press xuất bản tại Mỹ năm 1992.

Chánh Niệm và Niết Bàn

Maha Thera Ghosananda

1. Hiện Tại là Bà Mẹ của Tương Lai

Chúng ta có thể nhận biết rằng bình hoa trên bàn kia là đẹp tuyệt vời, nhưng những bông hoa ấy không bao giờ nói cho chúng ta biết về vẻ đẹp của chúng. Chúng ta không bao giờ nghe những bông hoa đó khoe khoang về mùi hương ngọt ngào của chúng.

Khi một người nào đã thực chứng Niết Bàn, thì người ấy cũng có thái độ tương tự. Ông ấy hay bà ấy không cần phải nói gì cả. Chúng ta cảm nhận được vẻ đẹp, mùi hương khi người ấy đến với chúng ta.

Chúng ta không cần phải lo lắng về chuyện dĩ vảng hay chuyện tương lai. Chìa khóa của an lạc là hoàn toàn thực chứng với những gì đang có trước mặt, sống trọn vẹn trong giờ phút hiện tại. Chúng ta không thể quay lùi lại mà sửa đổi quá khứ. Chuyện đó đã qua rồi! Chúng ta cũng không thể bó buộc tương lai. Vậy thì chúng ta không cần phải lo lắng chi cả!

Lần tới khi tôi phải du hành bằng máy bay, ai mà biết được chuyện gì sẽ xẩy ra? Có thể tôi sẽ đến nơi an toàn, mà cũng có thể không. Khi chúng ta làm các kế hoạch, chúng ta chỉ tạo ra chúng trong giờ phút hiện tại. Đây là giây phút mà ta có thể kiểm soát được. Chúng ta có thể vui hưởng giây phút hiện tại và sử dụng nó cho đúng. Những đau khổ trong quá khứ không còn tác động lên ta, nếu ta biết săn sóc giờ phút hiện tại.

Săn sóc giờ phút hiện tại, và tương lai sẽ trở nên tốt đẹp. Chánh Pháp lúc nào cũng ở trong hiện tại, và hiện tại là bà mẹ của tương lai. Săn sóc bà mẹ trước, rồi thì bà mẹ sẽ săn sóc đứa con của bà.

2. Buông thả mọi đau khổ

Đức Phật đã giảng rằng: "Ta chỉ dạy có hai điều: Hoạn khổ và sự Diệt khổ."

Cái gì là nguyên nhân của hoạn khổ? Hoạn khổ bắt nguồn từ sự chấp thủ. Nếu tâm thức bảo rằng: "Tôi là thế nầy," thì hoạn khổ phát sinh. Nếu tâm thức bảo: "Tôi không là thế nầy," thì hoạn khổ cũng phát sinh. Khi tâm thức vắng lặng, thì nó trở nên an lạc và tự do.

Chấp thủ có 108 tên gọi. Nó có thể có tên là tham lam, sân hận, ganh tị, hoặc hèn nhát. Chấp thủ như là con rắn lột xác. Dưới lớp da dầy nầy, nó lại luôn luôn có một lớp da khác nữa.

Làm thế nào để chúng ta có thể vượt thoát mọi khổ đau? Chúng ta chỉ cần buông thả nó. "Chúng ta nuôi dưỡng nó một cách đau đớn, và chúng ta buông thả nó một cách an vui." Hoạn khổ lúc nào cũng bám theo người có tâm thức chưa được huân tập, như thể cái xe kéo theo con bò. An lạc lúc nào cũng bám theo người có tâm thức đã được huân tập, như bóng luôn luôn theo hình.

Chấp thủ luôn luôn mang đến khổ đau. Đây là luật thiên nhiên, như là định luật của lửa. Bạn có tin là lửa có sức nóng hay không, thì điều đó không cần thiết. Mỗi khi bạn sờ tay vào lửa, thì nó sẽ đốt cháy bạn.

Chánh Pháp dạy chúng ta nhận thức, rèn luyện, và giải phóng tâm thức. Khi tâm thức được rèn luyện, thì mọi Pháp được rèn luyện. Chìa khóa của sự rèn luyện tâm thức là gì? Đó là Chánh Niệm.

Để giải thoát khỏi mọi hoạn khổ thì có lâu lắm không? Không lâu đâu, vì sự giác ngộ lúc nào cũng có mặt ở đây, ngay lúc nầy. Tuy nhiên, để chứng đắc được điều đó thì có khi cũng phải trải qua nhiều đời, nhiều kiếp!

3. Pháp Thừa

Chánh Pháp thì toàn thiện ngay ở lúc đầu, lúc giữa, và lúc cuối. Toàn thiện ở lúc đầu là thiện tính của giới luật -- không sát hại, không trộm cắp, không tà dâm, không nói dối, không dùng mê dược. Toàn thiện ở lúc giữa là sự định tâm. Toàn thiện ở lúc cuối là tuệ giác và Niết Bàn.

Chánh Pháp lúc nào cũng hiện diện tại đây và ngay lúc nầy. Nó luôn luôn có mặt ở mọi nơi. Chánh Pháp không tùy thuộc vào thời gian. Kết quả của việc hành trì Chánh Pháp có thể thu lượm được ngay tức khắc.

Trong Đạo Phật, chúng ta thường nói đến Tam Thừa, hay ba cỗ xe Pháp, nhưng thật ra thì không cỗ xe nào cao sang hơn cỗ xe nào. Cả ba đều chuyên chở cùng một Chánh Pháp. Tuy nhiên có một cỗ xe thứ tư có tính phổ quát hơn. Đó là Pháp Thừa

(Dhammayana), vốn là toàn thể vũ trụ, bao gồm mọi đường lối đưa đến an lạc và tình thương. Bởi vì nó toàn vẹn, Pháp Thừa không phân chia tông phái. Nó không bao giờ chia rẻ chúng ta, giữa những người anh chị em chúng ta.

Mời các bạn đến và thử nghiệm cho chính các bạn. Cỗ xe Pháp sẽ đưa các bạn đến Niết Bàn ngay tại đây và ngay lúc nầy. Từng bước một, từng giây phút một, mọi người đều có khả năng thông hiểu Chính Pháp. Đây là Pháp Thừa mà tôi hằng yêu mến.

4. Niết Bàn

Một vị mục sư Ki Tô Giáo khả kính có hỏi tôi, "Niết Bàn ở đâu? Trong thời đại nầy thì người ta còn có thể đến Niết Bàn được không?" Tôi trả lời, "Niết Bàn ở tại đây, ngay trong lúc nầy."

Niết Bàn ở khắp mọi nơi. Nó không lưu ngụ tại một nơi chốn đặc biệt nào cả. Nó ở trong tâm thức. Nó chỉ được tìm thấy trong giờ phút hiện tại.

Niết Bàn là sự vắng mặt của hoạn khổ. Nó trống không, và không chứa một khái niệm nào cả. Không một cái gì có thể kết tạo ra Niết Bàn. Niết Bàn vượt qua nhân và quả. Niết Bàn là hạnh phúc tối thượng. Nó là an lạc tuyệt đối. An lạc trên thế gian nầy còn tùy thuộc vào nhiều điều kiện, nhưng an lạc trong Niết Bàn là vĩnh viễn.

Niết Bàn là sự vắng mặt của nghiệp hành, vốn là hậu quả các hành động của ta. Nghiệp hành theo đuổi chúng ta qua nhiều kiếp sống. Khi ta chết đi, nghiệp quả đi theo như là ánh lửa truyền sang từ cây nến nầy sang cây nến khác. Trong trạng thái Niết Bàn, ta không còn chấp thủ, mong đợi, hay ham muốn nữa. Mỗi một giây phút là một giây phút tươi mới và hồn nhiên. Các nghiệp quả đã được giũ sạch như thể chúng ta đã xóa băng cassette trong máy ghi âm.

Hoạn khổ dẫn đường cho ta đến Niết Bàn. Khi ta thông hiểu được bản chất thật sự của hoạn khổ, ta sẽ được giải thoát.

(Binh Anson trích dịch, tháng 10-1996).

---o0o---

Kỹ thuật vi tính:
Hải Hạnh, Đàm Thanh,

Diệu Nga, Tâm Chánh, Nguyên Tâm
Trình bày: Nhị Tường





***

vu tru2
Trở về Mục Lục "Nhân Vật Phật Giáo Thế Giới"
do TT Thích Nguyên Tạng biên soạn từ năm 1990
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]