Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Thiền Sư Nhất Hưu Tông Thuần

09/04/201316:08(Xem: 7009)
Thiền Sư Nhất Hưu Tông Thuần

Thiền Sư Nhất Hưu Tông Thuần

(1394 - 1481)


Thuần Bạch

Sư sanh ngày Tết năm 1394. Vì được sủng ái nên mẹ, là thiếp của Nhật hoàng, khi có mang bị Hoàng hậu đuổi về. Lên 6 tuổi đã làm điệu. Năm 1406, Sư được 13 tuổi, vào chùa Kiến Nhân nơi có vị Tăng thi sĩ tài danh là Tôshun (1294-1364), đã ảnh hưởng rất mạnh đến Sư, nên lúc Sư 70 tuổi đã cảm tác những vần thơ:

Năm mươi tuổi đời

Từ đói lạnh vần thơ trác tuyệt

Năm mươi năm ấy biết bao dài

Con sám hối trước thầy Tôshun

Người truyền đăng Thiền tông Tào Động

Thu sang gió thổi xạc xào

Lệ nào tuôn chảy giọt nào tuổi thơ

Mưa đêm hiu hắt đêm mưa

Đèn xanh một ngọn tóc thì trắng tơ

Đến 22 tuổi, Sư đến Katada (ngoại ô Đông Bắc Kyoto) học thiền với Keso Sodon. Chùa rất nghèo, thức ăn khan hiếm, chỉ đủ thoi thóp mạng sống. Khi cạn hết lương thực, y áo rách nát, Sư phải lên Kyoto se nhang mang bán lấy tiền về chùa. Sáu năm ròng rã trôi qua giữa một thầy lạnh lẽo và một trò ủ dột. Chiều ngày 20 tháng 5 năm 1420, Sư chợt ngộ khi nghe tiếng quạ kêu. Năm 1428, thầy Keso, khi ấy Sư 34 tuổi. Keso đã trao giấy ấn chứng nhưng Sư quăng bỏ. Keso viết tờ khác, về sau Sư đã không ngăn được giọt lệ khi có dịp đọc được dòng chữ của thầy: "Khi con chứng ngộ, thầy truyền cho con chứng thư Phật ngôn. Con thắc mắc tại sao thầy lại muốn có một cọc cột lừa để phủi áo ra đi... một mai chánh pháp Lâm Tế mai một, nhiệm vụ của con là khôi phục và hoằng dương. Con là đệ tử của thầy, hãy khắc ghi trong lòng, hằng nhớ nghĩ (27 tháng 5 năm 1420) - Keso".

Từ đó, đời tu của Nhất Hưu là giáo hóa đồ chúng, nghiêm minh với tăng ni thiếu phạm hạnh. Tuy nhiên, dù sống một mình trong am trăng hay ở trong chùa Đại Đức; Sư đều có học chúng tinh cần quay quanh. Năm 1467, chiến tranh bùng nổ, Kyoto bị tàn phá, và Nhất Hưu lên đường phiêu lãng khắp Yamato, Iăumi và Settsu. Năm 1475, Sư được Thiên hoàng cung thỉnh về trụ trì chùa Đại Đức. Không thể từ chối địa vị danh dự này, Sư phải tuỳ thuận, vì thế có bài thơ:

Năm mươi năm phiêu bồng

Mũ rơm cùng áo tơi

Tử y giờ vân chiếu

Tránh sao chẳng hổ lòng

(22-2-1974)

Suốt quãng đời lang bạt Nhất Hưu đã sống với xã hội hạ lưu, căn nhà tồi tàn (1438):

Trời Xuân gió tháng ba

Tâm Xuân sao im vắng

Lạnh lùng mây giăng giăng

Vây kín mái tranh nghèo

Lánh cuộc nội chiến, về ưôu, thị trấn các Takasuky 5 cây số về phía Tây Bắc, nửa đường Kyoto và Osaka, khu kết cỏ rơm dựng thất nhỏ (1442):

Chống gậy tôi làm thơ

Hững hờ với trăng mơ

Trước mặt núi cùng núi

Địa ngục cõi bụi đời.

Trước ngưỡng cửa tu viện, ngoài kia lời mời gọi lãng du:

Tôi thường làm gà gáy

...

Tôi thích hát tình ca

Gậy thiền đà rơi rụng

Xin trả lại cửa tùng

Sáo tre chừ thổi khúc

Giao hưởng gởi về ai?

Tiếng sáo tre của Hưu:

Nhớ quê man mác u sầu

Sáo tre thổi điệu cung trầm khó nguôi

Như khách lạ thổi ống lau

Bên bờ sa mạc một màu tịch liêu

Phồn hoa đô hội lao xao

Khúc nào tôi tấu nhạc nào tôi ca Người học đạo Thiếu Thất san

Mấy ai tri kỷ bản đàn tri âm?

Năm 1526 có vị tăng viết tiểu sử Quốc sư Đại Đăng, khai chùa Đại Đức. Tăng chỉ thích nêu lên sự viếng thăm qua lại của hàng vương tôn mà không đề cập hạnh xả ly, sống đời không nhà ăn xin của Quốc sư. Hưu chán ghét tính trần tục phù phiếm xa hoa đó nên làm thơ tán tụng Quốc sư như sau:

Người đưa cao đại đăng

Chiếu sáng khắp đất trời

Trước cửa tòa Pháp đường

Ngựa xe đông như nước

Tìm kiếm bả vinh hoa.

Có mấy ai biết được

Bữa cơm hớp không khí

Không nhà ở ven sông.

Hai mươi năm đó

Người sống dưới cầu

Đại lộ số năm

Thành phố Kinh Đô.

Nối chí Quốc sư, có ai thích bềnh bồng mây nước núi non ngoài Hưu? Những vần thơ sau là nén hương của Hưu thắp lên ngày k� 100 năm Quốc sư Đại Đăng:

Hàng hậu bối Quốc sư

Ưa hoàng cung dinh thự

Ta, mây ngàn cuồng dại

Một mình với biển sông

Lênh đênh nước xuôi dòng.

Đâu tiệc tùng đình đám

Đâu lễ hội thiền lâm

Với ta mây trắng là cơm

Ngũ Đài nhà cũ bước chơn dặm đường.

"Mây Cuồng" là biệt hiệu của Hưu. Mây bềnh bồng là sống đời tự tại, là nước chảy thong dong. Nhưng "mây" cũng có nghĩa phiền não cấu uế. Tâm hồn kỳ đặc, thi ca độc đáo đã tạo cho Thiền sư Nhất Hưu Tông Thuần (lkkyù Sòưun) một chỗ đứng hoàn toàn biệt lập. Biết bao dư luận phẩm binh của người đương thời đã bao quanh áng mây ngàn cuồng dại này nhưng vẫn không thể che lấp thiên tài trí huệ, không chỉ biểu lộ trong thơ ca thiền, mà còn thể hiện trong nghệ thuật sáng tạo vườn cảnh và Trà đạo.

Mùa đông năm 1481, Hưu nhuốm bệnh và tịch vào ngày 21-11, thọ 88 tuổi.

Đối với Hưu:

Sống? Chết? Chết? Sống?

Liễu xanh, hoa thắm

Hét!

Liễu không xanh, hoa không thắm.

Coi chừng! Coi chừng!

Và trong tập Bộ xương: "Bao giờ ta mới ra khỏi cơn mộng? Ai không phải là bộ xương? Khi bộ xương có lớp da bao bọc, tức ngũ đại (đất-nước-gió-lửa-không) thì nam và nữ hình thành. Khi hơi thở ngừng tắt, lớp da rách nát, nam và nữ cũng biến mất, sang hèn cũng không còn. Ta đã chăm sóc bộ xương bọc da thật tỉ mỉ và cũng hưởng thọ dù ngắn ngủi. Hằng nhắc đi nhắc lại ý niệm nầy và đừng quên. Giàu nghèo, già trẻ đều không khác. Một khi đã nhận ra cái đại sự nhân duyên thì sẽ hiểu cái vô sanh bất diệt".

Ai cũng có trăng

Vô tư bất nhiễm

Nhưng mãi lạc lầm

Trong bóng tối tăm

Cõi đời trôi nổi!

Bài thơ cuối của Hưu:

Thế gian này

Ai hiểu được

Thiền của ta?

Hư Đường dù xuất hiện

Chẳng đáng một xu con.

Hưu khuyến cáo đệ tử: "Ta tịch rồi, đồ chúng có người ẩn trong núi, dưới gốc cây, hoặc vào trà đình tửu quán. Nhưng nếu có ai thuyết thiền giảng đạo cũng đều là tặc đồ của Phật giáo, kẻ thù của tông môn. Người đui dẫn đám mù, ta đáng bị Tiên sư quở phạt. Ta sẽ không cấp cho ai chứng thư Thiền sư. Dù không dạy đạo nhưng nếu tự xưng chứng ngộ Phật giáo thì nên sớm trừng trị. Có như thế mới phụng hành lời dạy của ta sau khi tịch".

(Dịch theo Blyth và M. Shibata)


Ý kiến bạn đọc
16/04/201712:39
Khách
Thật đáng nguỡng mộ về cuộc đời của ngài.Một cuộc đời hoa sen trong ao đục.
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]