Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

06. Thiền sư Nghĩa Huyền ở Lâm Tế khai Tổ tông Lâm Tế

03/09/201113:53(Xem: 10123)
06. Thiền sư Nghĩa Huyền ở Lâm Tế khai Tổ tông Lâm Tế

THIỀNSƯ TRUNG HOA
HTThích Thanh Từ

TẬP 2
ĐỜI THỨNĂM SAU LỤC TỔ

B.Phái Hoài Nhượng

6.THIỀN SƯ NGHĨA HUYỀN
ỞLâm Tế, khai Tổ tông Lâm Tế - (?-867)

Sưhiệu Nghĩa Huyền họ Hình quê ở Nam Hoa thuộc Tào Châu. Thuởnhỏ, Sư đã có chí xuất trần, đến lớn xuất gia thọ giớicụ túc. Thường dừng các nơi giảng pháp, nghiên cứu tinhtường giới luật, thâm hiểu kinh luận, Sư than rằng: "Đâylà phương thuốc cứu đời, chưa phải yếu chỉ của giáongoại biệt truyền." Sư liền đi du phương.

*

Trướcnhất, Sư đến hội Hoàng Bá. Ở đây, Sư oai nghi nghiêm chỉnhđức hạnh chu toàn. Thủ tọa (Trần Tôn Túc) thấy khen rằng: "Tuy là hậu sanh cùng chúng chẳng giống." Thủ tọa bèn hỏi:

- Thượngtọa ở đây được bao lâu?

Sưthưa:- Ba năm.

- Từngtham vấn chưa?

- Chưatừng tham vấn, cũng chẳng biết tham vấn cái gì?

- SaoThầy không đến hỏi Hòa thượng Đường đầu, thế nàolà đại ý Phật pháp.

Sưliền đến hỏi, chưa dứt lời, Hoàng Bá liền đánh, Sư trởxuống, Thủ tọa hỏi:

- Hỏithế nào?

Sưthưa:

- Tôihỏi lời chưa dứt, Hòa thượng liền đánh, tôi chă?g hội.

- Nênđi hỏi nữa.

Sưlại đến hỏi, Hoàng Bá lại đánh. Như thế ba phen hỏi,bị ba lần đánh. Sư đến bạch Thủ tọa:

- Nhờlòng từ bi của Thầy dạy tôi đến thưa hỏi Hòa thượng,ba phen hỏi bị ba lần đánh, tôi tự buồn chướng duyên cheđậy không lãnh hội được thâm chỉ. Nay xin từ giã ra đi.

- Nếukhi Thầy đi nên đến giã từ Hòa thượng rồi sẽ đi.

Sưlễ bái trở về phòng. Thủ tọa đến thất Hòa thượng trước,thưa:

- Ngườiđến thưa hỏi ấy, thật là đúng pháp, nếu khi đến từ,Hòa thượng dùng phương tiện tiếp y, về sau đục đẽo sẽthành một gốc đại thọ che mát người trong thiên hạ.

Sưđến từ, Hoàng Bá bảo:

- Chẳngnên đi chỗ nào khác, ngươi đi thẳng đến Cao An chỗ Thiềnsư Đại Ngu, ông ấy sẽ vì ngươi nói.

*

Sưđến Đại Ngu. Đại Ngu hỏi:- Ở chỗ nào đến?

Sưthưa:- Ở Hoàng Bá đến.

- HoàngBá có dạy lời gì?

- Conba phen hỏi đại ý Phật pháp, ba lần bị đánh. Chẳng biếtcon có lỗi hay không lỗi?

- Bàgià Hoàng Bá đã vì ngươi chỉ chỗ tột khổ, lại đếntrong ấy hỏi có lỗi không lỗi?

Ngaycâu nói ấy, Sư đại ngộ, thưa:

- Xưanay Phật pháp của Hoàng Bá không nhiều.

ĐạiNgu nắm đứng lại, bảo:

- Conquỉ đái dưới sàng, vừa nói có lỗi không lỗi, giờ lạinói Phật pháp của Hoàng Bá không nhiều. Ngươi thấy đạolý gì, nói mau! nói mau!

Sưliền cho vào hông Đại Ngu ba thoi. Đại Ngu buông ra, nói:

- Thầycủa ngươi là Hoàng Bá, chẳng can hệ gì việc của ta. Sưtừ tạ Đại Ngu trở về Hoàng Bá.

*

HoàngBá thấy Sư về, liền bảo:

- Kẻnày đến đến đi đi, biết bao giờ liễu ngộ.

Sưthưa:

- Chỉvì tâm lão bà quá thiết tha, nên nhân sự đã xong, đứnghầu.

- Đếnđâu về?

- Hômtrước vâng lời dạy của Hòa thượng đến tham vấn ĐạiNgu trở về.

- ĐạiNgu có lời dạy gì?

Sưliền thuật lại việc trước. Hoàng Bá bảo:

- LãoĐại Ngu này đã buông lời, đợi đến đây ta cho ăn đòn.

Sưtiếp:- Nói gì đợi đến, ngay bây giờ cho ăn.

Sưliền bước tới sau lưng Hoàng Bá tát một tát. Hoàng Bá bảo:

- Gãphong điên này lại đến trong ấy nhổ râu cọp.

Sưliền hét. Hoàng Bá gọi:

- Thịgiả! dẫn gã phong điên này lại nhà thiền.

*

Sưtrồng tùng, Hoàng Bá hỏi:- Trong núi sâu trồng tùng làm gì?

Sưthưa:

- Mộtcho sơn môn làm cảnh trí, một cho người sau làm tiêu bảng.

Nóixong, Sư trở đầu cuốc đánh xuống đất ba cái. Hoàng Bábảo:

- Tuynhiên như thế, con đã ăn ba mươi gậy của ta rồi.

Sưlại dùng đầu cuốc đánh xuống đất ba cái, cất tiếnghư! hư! Hoàng Bá bảo:

- Tôngcủa ta đến con rất hưng thạnh ở đời.

*

Mộthôm, Sư ngồi trước Tăng đường, thấy Hoàng Bá đến, liềnnhắm mắt lại. Hoàng Bá làm thế sợ, liền trở về phươngtrượng. Sư theo đến phương trượng lễ tạ. Thủ tọa đứnghầu ở đó, Hoàng Bá bảo:

- VịTăng đây tuy là hậu sanh lại biết có việc này.

Thủtọa thưa:

- Hòathượng già dưới gót chân chẳng dính đất, lại chứng cứkẻ hậu sanh.

HoàngBá liền vả trên miệng một cái. Thủ tọa thưa:

- Biếtlà được.

*

Sưngủ trong Tăng đường, Hoàng Bá đến thấy, lấy gậy đánhbảng một tiếng. Sư ngóc đầu xem thấy Hoàng Bá liền nhắmmắt. Hoàng Bá lại đánh bảng một tiếng, lại đi đến giantrên thấy Thủ tọa ngồi thiền.

HoàngBá bảo:

- Giandưới hậu sanh lại ngồi thiền, ông trong đây vọng tưởnglàm gì?

Thủtọa nói:- Ông già làm gì?

HoàngBá đánh bảng một tiếng, liền đi ra.

*

Mộthôm, ngày công tác công cộng, Sư đi sau. Hoàng Bá ngó ngoáilại thấy Sư đi tay không bèn hỏi:- Cuốc đâu?

Sưthưa:- Có người đem đi rồi.

HoàngBá gọi:- Lại gần đây cùng ngươi bàn luận một việc.

Sưlại gần. Hoàng Bá dựng đứng cây cuốc bảo:

- Chỉcái này, mọi người nắm bắt chẳng được.

Sưchụp tay giựt lấy cây cuốc, đưa lên nói:

- Tạisao lại ở trong tay của con?

HoàngBá nói:- Ngày nay đã có người thay công tác.

HoàngBá trở về viện.

*

Côngtác công cộng cuốc đất, thấy Hoàng Bá đến, Sư bèn dựngcuốc đứng. Hoàng Bá hỏi:

- Gãnày mệt sao?

Sưthưa:- Cuốc vẫn chưa giở, mệt cái gì?

HoàngBá liền đánh. Sư chụp cây gậy, cho một đạp té nhào. HoàngBá gọi: "Duy-na! Duy-na! đỡ ta dậy? Duy-na chạy lại đỡdậy nói: "Hòa thượng đâu dung được gã phong điên này!" Hoàng Bá vừa đứng dậy, liền đánh Duy-na. Sư cuốc đấtnói:

- Cácnơi thì hỏa táng, còn tôi một lúc chôn sống.

Sưmang thơ Hoàng Bá đến Qui Sơn. Khi ấy Ngưỡng Sơn Huệ Tịchlàm Tri khách, tiếp được thơ liền hỏi:

- Cáinày là của Hoàng Bá, cái kia là của người đem thơ.

Sưliền tát. Ngưỡng Sơn nắm đứng nói:

- Lãohuynh biết việc ấy?

Sưliền thôi, hai người đồng đến Qui Sơn. Qui Sơn hỏi:

- Sưhuynh Hoàng Bá có chúng nhiều ít?

Sưthưa:- Bảy trăm (700) chúng.

- Ngườinào dẫn đầu?

- Vừađem thơ xong.

Sưlại hỏi Qui Sơn:

- Khoảngnày Hòa thượng được bao nhiêu chúng?

QuiSơn đáp:

- Mộtngàn năm trăm (1500) chúng.

- Thậtnhiều thay!

- Sưhuynh Hoàng Bá cũng chẳng ít.

Sưtừ Qui Sơn, Ngưỡng Sơn đưa ra cửa nói:

- Chỉđi, về sau có một người phụ tá Lão huynh, người này cóđầu không đuôi, có thủy không chung [Sau, Sư đến Trấn Châu,Phổ Hóa đã có ở trước đấy. Sư khai đường giáo hóa,Phổ Hóa phụ giúp. Sư trụ chưa bao lâu, Phổ Hóa toàn thânđều thoát.]

*

Sưgiữa hạ đến Hoàng Bá, thấy Hòa thượng xem kinh. Sư nói:

- Tôisẽ bảo người ấy, xưa nay là Hòa thượng già đâm đậuđen.

Sưở lại mấy hôm, bèn từ đi. Hoàng Bá bảo:

- Ngươiphá hạ đến, sao chẳng trọn hạ rồi đi?

Sưthưa:- Con tạm đến lễ bái Hòa thượng.

HoàngBá bèn đánh đuổi đi. Sư đi được mấy dặm, nghĩ việcnày liền trở lại ở trọn hạ.

Mộthôm, Sư từ Hoàng Bá. Hoàng Bá hỏi:- Đi đâu?

Sưthưa:- Chẳng phải Hà Nam là về Hà Bắc.

HoàngBá liền đánh. Sư nắm đứng, cho một tát. Hoàng Bá cườito, gọi:

- Thịgiả! đem thiền bảng kỷ án của Tiên sư Bá Trượng ra đây.

Sưgọi:- Thị giả! đem lửa lại.

HoàngBá bảo:

- Tuynhiên như thế, con vẫn đem đi; về sau ở đâu sẽ dẹp sạchngôn ngữ của mọi người.

*

Sưđến Hòa thượng Bình ở Tam Phong. Bình hỏi:- Ở đâu đến?

Sưđáp:- Ở Hoàng Bá đến.

- HoàngBá có dạy lời gì?

- Đêmqua trâu vàng gặp đất tro, thẳng đến hôm nay chẳng thấydấu. (Kim ngưu tạc dạ tao đồ thán, trực chí như kim bấtkiến trung.)

- Gióvàng thổi sáo ngọc, cái gì là tri âm. (Kim phong suy ngọc quản,na cá thị tri âm.)

- Suốtthẳng muôn lớp cổng, chẳng dừng trong giữa đêm. (Trựcthấu vạn trùng quan, bất trụ thanh tiêu nội.)

- Mộtcâu hỏi của ngươi cao tột trời xanh.

- Rồngsanh con phụng vàng, vọt nát vách lưu ly. (Long sanh kim phụngtử, xung phá bích lưu ly.)

Bìnhbảo: "hãy ngồi uống trà," lại hỏi: "Vừa ở đâu đến?"Sư thưa: "Long Quang." Bình hỏi: "Long Quang gần đây thế nào?"Sư liền ra đi.

*

Sưđến Phụng Lâm, Lâm hỏi:

- Cóviệc đem hỏi nhau được chăng?

Sưđáp:

- Đâuđược khoét thịt làm thương tích.

- Trăngbiển đã không bóng, cá lội đâu thể lầm? (Hải nguyệtký vô bóng, du ngư hà đắc mê.)

- Xemgió biết sóng dậy, nhìn nước đoán buồm bay. (Quán phongtri lãng khởi, ngoạn thủy dã phàm phiêu.)

- Mộtvầng riêng chiếu non sông lặng, chợt cười một tiếng đấttrời kinh. (Cô luân độc chiếu giang sơn tịnh, tự tiếu nhấtthanh thiên địa kinh.)

- Mặcđem ba tấc soi trời đất, một câu hợp lý thử bàn xem. (Nhậmtương tam thốn huy thiên địa, nhất cú lâm cơ thức đạokhan.)

- Gặptay kiếm khách nên trình kiếm, chẳng phải nhà thơ chớ hiếnthơ. (Lộ phùng kiếm khách tu trình kiếm, bất thị thi nhânmạc hiến thi.)

PhụngLâm liền thôi. Sư để bài tụng:

Đạiđạo tuyệt đồng Đại đạo hẳn đồng

Nhậmhướng tây đông Mặc hướngtây đông

Thạchhỏa mạc cập Đá lửa chẳng kịp

Điểnquang võng thông Lằn chớp không thông.

*

Đãđược Hoàng Bá ấn khả, Sư tìm đến Hà Bắc ở góc namthành Đông Trấn Châu, gần sông Hô Đà đất Lâm Tế trụtrì một viện nhỏ. Nơi đây Phổ Hóa đã ở trước.

Mộthôm, Sư gọi Phổ Hóa, Khắc Phù đến bảo: "Ta muốn ở đâydựng lập Tông chỉ Hoàng Bá, hai ông hãy giúp đỡ ta." Haivị trân trọng lui ra. Ba ngày sau, Phổ Hóa đến hỏi: "Ba ngàytrước Hòa thượng nói gì?" Sư liền đánh. Ba ngày sau, KhắcPhù lại lên hỏi: "Ba ngày trước Hòa thượng đánh Phổ Hóalà sao?" Sư cũng đánh.

*

Phủchủ Vương Thường Thị cùng các quan thỉnh Sư đăng tòa.Sư thượng đường bảo:

- Hômnay sự bất đắc dĩ, Sơn tăng chiều theo nhân tình mới lêntòa này. Nếu nhằm dưới cửa Tổ tông, khen ngợi việc lớn,hẳn là mở miệng chẳng đặng, không có chỗ các ông đểchân. Hôm nay, do Thường Thị cố thỉnh, Sơn tăng tạm ẩncương tông. Trong đây nếu có tác gia (bậc minh sư) chiếntướng liền xổ cờ bày trận đi! đối chúng chứng cứ xem.

Tănghỏi:- Thế nào là đại ý Phật pháp?

Sưliền hét! Tăng lễ bái. Sư bảo:- Ông Thầy này lại nên bànluận.

- Thầytuyên dương gia khúc tông phong ai? nối pháp vị nào?

- Taở chỗ Hoàng Bá ba phen thưa hỏi ba lần bị đánh. Vị Tăngsuy nghĩ, Sư liền hét! và theo sau đánh, nói:

- Khôngthể đến trong hư không mà đóng đinh.

*

CóTọa chủ hỏi:

- Bathừa và mười hai phần giáo đâu chẳng phải chỉ rõ Phậttánh?

Sưđáp:- Cỏ hoang chưa từng cuốc.

- Phậtđâu dối người?

- Phậtở chỗ nào?

Tọachủ không đáp được. Sư tiếp:

- Ởtrước Thường Thị định làm mờ Lão tăng, lui mau! lui mau!làm chướng ngại người khác thưa hỏi.

Hômnay pháp hội vì một đại sự, lại có người thưa hỏi chăng?mau đến hỏi đi. Ông vừa mở miệng đã chẳng dính dáng.Vì sao như thế? Đâu chẳng nghe Thích Tôn nói: "Pháp lìa văntự, vì chẳng thuộc nhân chẳng ở duyên." Bởi các ông tinchẳng đến, cho nên ngày nay mới dùng phương tiện (cát đằng)sợ e Thường Thị cùng các quan viên lầm Phật tánh ấy, chibằng hãy lui.

Sưhét một tiếng! nói tiếp: Người gốc tin kém, trọn khôngcó ngày xong, đứng lâu, trân trọng!

*

Sưthượng đường bảo:

- Trêncục thịt đỏ có vô vị chân nhân, thường từ cửa mặtcác ông ra vào. Người chưa được chứng cứ hãy xem! xem!

Cóvị Tăng ra hỏi:

- Thếnào là vô vị chân nhân?

Sưbước xuống tòa nắm đứng bảo: ?Nói! nói!? Vị Tăng ấysuy nghĩ. Sư liền buông ra, nói:

- Vôvị chân nhân là cái gì, cục cứt khô.

Sưliền trở về phương trượng.

*

Thamvấn buổi chiều, Sư dạy chúng:

- Cókhi đoạt nhân chă?g đoạt cảnh. Có khi đoạt cảnh chẳngđoạt nhân. Có khi nhân cảnh đều đoạt. Có khi nhân cảnhđều chẳng đoạt.

Tănghỏi:- Thế nào là đoạt nhân chă?g đoạt cảnh?

Sưđáp:

- Ngàyấm nẩy sanh gấm trải đất, trẻ con rủ tóc trắng như tơ.(Hú nhật phát sanh phô địa cẩm, anh hài thùy phát bạch nhưty.)

- Thếnào đoạt cảnh chẳng đoạt nhân?

- Lệnhvua vừa xuống khắp thiên hạ, tướng quân biên ngoại khóimù tan. (Vương lệnh dĩ hành thiên hạ biến, tướng quân tắcngoại tuyệt yên trần.)

- Thếnào nhân cảnh đều đoạt?

- Bặttin Tịnh Phần, riêng ở một chỗ. (Tịnh Phần tuyệt tín,độc xử nhất phương.)

- Thếnào nhân cảnh đều chẳng đoạt?

- Vualên điện báu, lão quê hát ca. (Vương đăng bảo điện, dãlão âu ca.)

Sưlại bảo:

- Thờinay người học Phật pháp cần yếu có kiến giải chân chánh.Nếu được kiến giải chân chánh thì sanh tử chẳng nhiễm,đi đứng tự do chẳng cần cầu thù thắng mà thù thắng tựđến. Đạo lưu! (đồng đạo, chỉ chúng Tăng) các bậc tiênđức từ xưa đều có con đường đưa người, như Sơn tăngchỉ chỗ cho người. Cốt các ông đừng bị người gạt,cần dùng liền dùng, lại chớ ôm ngờ vực. Hiện nay họcgiả chẳng được, bệnh tại chỗ nào? Bệnh tại chỗ chẳngtin. Các ông nếu tự tin chẳng đến, là rộn ràng theo tấtcả cảnh chuyển, bị muôn cảnh lôi, lại chẳng được tựdo. Các ông nếu hay bặt được tâm luôn luôn chạy tìm, liềncùng Phật, Tổ chẳng khác. Các ông muốn biết được Phật,Tổ chăng? Chính trước mặt các ông hiện nghe pháp ấy vậy.Học nhân tin chẳng đến, liền chạy tìm ra ngoài. Dù có tìmđược, cũng chỉ là tướng thù thắng của văn tự, trọnchă?g đặng ý của Phật Tổ sống. Chớ lầm!

*

ChưThiền đức! Thời nay chẳng gặp, muôn kiếp ngàn đời luânhồi tam giới, chạy theo cảnh thích rồi phải sanh trong bụngtrâu bụng lừa? Đạo lưu! Nhằm chỗ thấy của Sơn tăng cùngThích-ca không khác. Hiện nay nhiều chỗ ứng dụng, kém thiếucái gì? Sáu đường thần quang chưa từng cách dứt. Nếu haythấy được như thế, chỉ một đời làm người vô sự.

*

Đạiđức! Ba cõi không yên như trong nhà lửa, đây không phảilà chỗ các ông dừng ở lâu, quỉ vô thường giết ngườitrong khoảng chớp mắt chẳng lựa người sang kẻ hèn, ngườigià kẻ trẻ. Các ông muốn cùng Phật Tổ chẳng khác, chỉchớ tìm kiếm bên ngoài. Trên một tâm niệm thanh tịnh sángsuốt của ông là ngôi nhà Phật pháp thân của ông. Trên mộttâm niệm vô phân biệt sáng suốt của ông là ngôi nhà Phậtbáo thân của ông. Trên một tâm niệm vô sai biệt sáng suốtlà ngôi nhà Phật hóa thân của ông. Ba thứ thân này là ngườihiện nay ở trước mắt nghe pháp của ông. Chỉ không tìmkiếm bên ngoài, liền có công dụng này. Theo các nhà Kinh Luậnlấy ba thân này làm nguyên tắc tột cùng. Nhằm chỗ thấycủa Sơn tăng thì chẳng phải vậy. Ba thân này là danh ngôn,cũng là ba thứ y. Người xưa nói: "Thân y nghĩa lập, cõi cứthế bàn." Pháp tánh thân, pháp tánh độ biết rõ là quangảnh (bóng sáng).

Đạiđức! Các ông hãy nhận biết người đùa quang ảnh, là nguồngốc tất cả chỗ của chư Phật, là chỗ các ông về nhà.Xác thân tứ đại của các ông không biết thuyết pháp, nghepháp. Gan mật dạ dày ruột không biết thuyết pháp, nghe pháp.Hư không chẳng biết thuyết pháp, nghe pháp? Là một cái "riêngsáng hiện bày rõ ràng" ở trước mắt ông, nó biết thuyếtpháp, nghe pháp. Nếu thấy được như thế đã cùng Phật,Tổ không khác, chỉ trong tất cả thời đừng cho gián đoạn,chạm mắt đều phải. Chỉ vì tình sanh trí cách, tưởng dấythể sai. Do đó, luân hồi trong tam giới, chịu các thứ khổ.Nếu nhằm chỗ thấy của Sơn tăng thật là rất sâu, thậtlà giải thoát.

*

Đạolưu! Tâm pháp không hình thông suốt mười phương, ở mắtgọi thấy, ở tai gọi nghe, ở mũi gọi ngửi, ở miệng nóibàn, ở tay nắm bắt, ở chân đi chạy, vốn là một tinh minhphân làm sáu hòa hợp. Một tâm đã không, tùy chỗ giải thoát.Sơn tăng nói thế ấy, ý ở chỗ nào? Chỉ vì tất cả cácông chạy tìm tâm không thể dừng, leo lên cơ cảnh nhàn củacổ nhân. Các ông nhận được chỗ thấy của Sơn tăng, ngồichặt đầu Phật Báo, Hóa. Hằng mãn tâm thập địa ví nhưnhận khách làm con. Bậc Đẳng giác là kẻ mang gông xiềng.La-hán, Bích-chi ví như xí uế. Bồ-đề Niết-bàn như cọccột lừa. Vì sao như thế? Chỉ vì các ông không thấu đượcba kỳ kiếp là không, nên có chướng ngại này. Nếu là đạonhân chân chánh trọn chẳng như thế, chỉ "tùy duyên tiêunghiệp cũ, hồn nhiên mặc áo xiêm", cần đi thì đi, cầnngồi thì ngồi, tâm không một niệm mong cầu quả Phật. Bởiđâu như thế? Cổ nhân nói: "Nếu muốn làm việc cầu Phật,Phật là điềm lớn sanh tử."

*

Đạiđức! thời giờ đáng tiếc, chỉ tính đến nhà bên lăngxăng học thiền học đạo, nhận danh nhận cú, cầu Phậtcầu Tổ, cầu Thiện tri thức độ. Chớ lầm! Các ông sẵncó một cha mẹ, lại cầu vật gì? Các ông tự phản chiếuxem! Cổ nhân nói: "Diễn-nhã-đạt-đa quên mất đầu, tâmcầu dứt sạch liền vô sự."

Đạiđức! cần yếu bình thường chớ tạo hình thức. Có mộtbọn tớ trọc chẳng biết tốt xấu, thấy thần thấy quỉ,chỉ đông vẽ tây, thích mưa thích tạnh. Bọn như thế đángquở trách, có ngày đến trước lão Diêm vương bị nuốthoàn sắt nóng. Kẻ nam nữ tốt tại gia bị bọn tinh mị dãhồ này mê hoặc, liền tác quái; có ngày quên mất hết nhữngđiều cần yếu trong cuộc sống thanh bạch của mình.

*

Cóvị Tăng hỏi:

- Thếnào là chân Phật, chân pháp, chân đạo xin Thầy chỉ dạy?

Sưđáp:

- Phậtlà tâm thanh tịnh, Pháp là tâm sáng suốt, Đạo là mỗi chỗkhông ngại. Tịnh, sáng tuy ba mà một, đều là danh từ suôngkhông thật có. Người chân chánh đạo nhân niệm niệm tâmkhông gián đoạn. Đại sư Đạt-ma từ phương Tây đến, chỉtìm cái người chẳng bị người gạt. Nhị Tổ một câu nóiliền liễu ngộ, mới biết từ trước uổng dụng công phu.Hiện nay Sơn tăng chỗ thấy cùng Phật Tổ không khác. Nếutrong đệ nhất cú tiến được, kham cùng Phật Tổ làm thầy.Nếu trong đệ nhị cú tiến được, kham cùng trời ngườilàm thầy. Nếu trong đệ tam cú tiến được, tự cứu chẳngxong.

Tănghỏi:- Thế nào là đệ nhất cú?

Sưđáp:

- Tamyếu ấn khai điểm son hẹp, chưa cho nghĩ nghị chủ kháchphân.

(Tamyếu ấn khai chu điểm trách, vị dung nghĩ nghị chủ tân phân.)

- Thếnào là đệ nhị cú?

- Diệugiải đâu cho không đến hỏi, bọt tan nào dễ chặn dòngsông.

(Điệugiải khởi dung vô trước vấn, âu hòa tranh phụ tiệt lưucơ.)

- Thếnào là đệ tam cú?

- Chỉxem tượng gỗ đùa trên gác, lôi kéo toàn nhờ ngườiẩn trong.

Sưlại bảo:

- Phàmngười diễn xướng tông thừa trong một câu phải đủ bahuyền môn, mỗi huyền môn phải đủ tam yếu. Có quyền cóthật, có chiếu có dụng. Các ông làm sao được hội?

*

Sưdạy chúng:

- Đạolưu (đồng đạo)! Cốt tìm lấy kiến giải chân chánh, dọcngang trong thiên hạ, khỏi bị bọn yêu tinh hoặc loạn, vôsự là người quí, chớ tạo tác, chỉ là bình thường. Cácông nghĩ hướng nhà bên cầu vượt qua, tìm ngón tay gót chân,lầm rồi! Chỉ nghĩ cầu Phật, Phật là danh cú. Các ông lạibiết chạy tìm chăng? Ba đời mười phương Phật Tổ ra đờicũng chỉ vì cầu Pháp. Như Đạo lưu hiện nay tham học cũngchỉ vì cầu Pháp, được pháp mới xong, chưa được vẫnnhư trước luân hồi trong năm đường.

Thếnào là PHÁP? Pháp là tâm pháp, tâm pháp không hình thông suốtmười phương, hiện dụng trước mắt. Người tin không đến,bèn nhận danh nhận cú, hướng trong danh tự cầu, ý suy xétPhật pháp, cách xa trời đất.

Đạolưu! Sơn tăng nói pháp, là nói pháp gì? Nói pháp tâm địa,hay vào phàm vào thánh, vào tịnh vào uế, vào chân vào tục.Hẳn chẳng phải các ông là chân tục phàm thánh, mà hay cùngchân tục phàm thánh an bài danh tự. Chân tục phàm thánh cùngngười này an bài danh tự chẳng được.

Đạolưu! Nắm được liền dùng chẳng mắc danh tự, gọi đó làHUYỀN CHỈ. Sơn tăng nói pháp cùng mọi người khác. Như cóVăn-thù, Phổ Hiền xuất hiện trước mắt, mỗi vị hiệnmột thân hỏi pháp, vừa nói: thưa Hòa thượng, tôi đãbiết rõ. Lão tăng ngồi yên, lại có đạo lưu đến thấynhau, tôi trọn hiểu rành. Tại sao như thế? Chỉ vì chỗ thấycủa tôi khác, ngoài chẳng nhận phàm thánh, trong chẳng trụcăn bản, thấy suốt chẳng còn nghi lầm.

*

Sưdạy chúng:

- Đạolưu! Phật pháp không có chỗ dụng công, chỉ bình thườngvô sự. Đi đại đi tiểu, mặc áo ăn cơm, nhọc đến thìnằm, người ngu cười ta, kẻ trí biết ta. Người xưa nói: "Làm công phu bên ngoài, thảy là kẻ ngu si." Các ngươi phảitùy thời làm chủ, ngay đó đều chân, cảnh đến lôi kéochẳng được, dù có tập khí nghiệp địa ngục vô gián,tự chuyển thành biển lớn giải thoát.

Họcgiả thời nay hoàn toàn không biết pháp, ví như nắm mũi condê để đồ vào miệng nó, không biện kẻ tớ người sang,chẳng rành chủ khách. Bọn như thế tâm tà vào đạo. Chỗồn vào chẳng được, gọi là người chân xuất gia, chínhlà người chân tại gia.

Ngườixuất gia phải biện được kiến giải chân chánh bình thường,biết Phật biết ma, rành chân rành ngụy, rõ phàm rõ thánh.Nếu biện được như thế, gọi là chân xuất gia. Nếu maPhật không biết, chính là xuất gia này vào gia kia, gọi làchúng sanh tạo nghiệp chưa được gọi là người chân xuấtgia.

Hiệnnay có cái ma Phật đồng thể chẳng phân, như nước vớisữa hợp. Chỉ có con ngỗng chúa mới biết uống sữa chừanước. Hàng đạo lưu mắt sáng ma Phật đều đánh. Các ngườinếu mến Phật ghét phàm, thì phải trôi nổi trong biển sanhtử.

*

Hỏi:-Thế nào là Phật là ma?

Sưđáp:

- Ngươivừa khởi một niệm tâm nghi ấy là ma. Nếu ngươi đạt đượcmuôn pháp không sanh, tâm như huyễn hóa, không có một hạtbụi, một pháp, ngay đó liền thanh tịnh là Phật. Song Phậtcùng ma là hai cảnh nhiễm tịnh. Nếu chỗ thấy của Sơn tăng,không Phật không chúng sanh, không xưa không nay, được liềnđó được, chẳng trải qua thời tiết, không tu không chứng,không được không mất, trong tất cả thời lại không cómột pháp riêng. Dù là một pháp vượt hơn cái này, ta nóinhư mộng như hóa.

Sơntăng nói ra đều phải, hiện nay trước mắt đạo lưu riêngsáng rỡ lắng nghe. Người này nơi nơi chẳng kẹt, thấu suốtmười phương, tự tại trong tam giới, vào tất cả cảnh saibiệt không thể lôi kéo, trong khoảng sát-na vào tột phápgiới, gặp Phật nói Phật, gặp Tổ nói Tổ, gặp La-hán nóiLa-hán, gặp ngạ quỉ nói ngạ quỉ, đi tất cả chỗ dạocác cõi nước, giáo hóa chúng sanh, mà chưa từng lìa mộtniệm, tùy chỗ thanh tịnh, ánh sáng thấu mười phương, muônpháp nhất như. Đạo lưu! Kẻ đại trượng phu hiện đâymới biết xưa nay vô sự. Chỉ vì các ngươi chẳng tin đến,niệm niệm tìm cầu, bỏ đầu tìm đầu, tự không thể thôi,như các vị Bồ-tát viên đốn mà vào trong pháp giới hiệnthân. Nhằm trong tịnh độ chán phàm mến thánh, bọn ngườinhư thế chưa quên bỏ lấy, tâm nhiễm tịnh vẫn còn. Kiếngiải Thiền tông chẳng phải như vậy, thẳng trong hiện tạilại không thời tiết.

Sơntăng nói ra đều là một lúc thuốc trị bệnh nhau, trọn khôngcó pháp thật. Nếu thấy được như vậy là người chân xuấtgia, mỗi ngày tiêu muôn lượng vàng cũng được.

Đạolưu! Chớ chấp lấy, sẽ bị các bậc Lão sư đập bể cửamặt. Nói rằng ta hiểu thiền hiểu đạo, biện luận thaothao như nước chảy, đều là người tạo nghiệp địa ngục.Nếu là người chân chánh học đạo, chẳng tìm lỗi củathế gian, cấp bách cầu kiến giải chân chánh, mới mong trònsáng xong xuôi.

*

Hỏi:-Thế nào là kiến giải chân chánh?

Sưđáp:

- Ngươichỉ tất cả vào phàm vào thánh, vào nhiễm vào tịnh, vàocõi nước chư Phật, vào lầu các đức Di-lặc, vào pháp giớiTỳ-lô-giá-na, chỗ chỗ đều hiện; cõi nước thành trụhoại không, Phật ra đời chuyển đại pháp luân lại nhậpNiết-bàn, chẳng thấy có tướng mạo đi lại, tìm cái sanhtử của Ngài trọn không thể được, liền vào pháp giớivô sanh; nơi nơi dạo qua các cõi nước, vào thế giới Hoatạng, trọn thấy các pháp không tướng, đều không Phậtpháp, chỉ có Đạo nhân vô y (không chỗ nương) nghe pháp.Đó là mẹ chư Phật, bởi vì chư Phật đều từ vô y (khôngchỗ nương) sanh. Nếu ngộ vô y (không chỗ nương), Phật cũngkhông thể được. Nếu người thấy được như thế, là kiếngiải chân chánh.

Ngườihọc không hiểu chấp danh cú, bị danh phàm thánh làm ngại.Do đó, chướng ngại đạo nhãn không được phân minh. Mườihai phần giáo nói ra đều cốt biểu hiển lẽ này, học giảkhông hội, bèn nhằm trên danh cú biểu hiển sanh hiểu, đềulà nương tựa rơi tại nhân quả, chưa khỏi sanh tử trongtam giới.

Cácngươi nếu muốn trong sanh tử đi đứng tự do, tới lui tựtại thì, hiện nay nên biết người nghe pháp này. Y không hìnhkhông tướng, không cội không gốc, không chỗ ở, mà hoạtbát rõ ràng, ứng hiện muôn thứ hành động, chỗ dùng chỉlà không chỗ. Bởi đó, càng tìm càng xa, cầu đó thì trái,gọi đó là bí mật.

Đạolưu! Các ngươi chớ nhận lấy kẻ bạn mộng huyễn, trongkhoảng sớm chiều sẽ trở về vô thường. Các ngươi đếntrong thế giới này tìm vật gì làm giải thoát? Tìm lấy mộtbữa cơm mà ăn, mặc áo vá qua ngày, chỉ cốt phỏng tầmtri thức. Chớ theo đuổi thú vui, ngày giờ đáng tiếc, niệmniệm vô thường, nếu thô thì bị bốn thứ đất nước lửagió ép ngặt, tế thì bị sanh trụ dị diệt bức bách.

Đạolưu! Thời nay cần biết bốn cảnh vô tướng, mới khỏi bịcảnh kéo lôi.

*

Hỏi:-Thế nào là bốn cảnh vô tướng?

Sưđáp:

- Cácngươi một niệm tâm nghi bị đất làm ngại. Các ngươi mộtniệm tâm ái bị nước nhận chìm. Các ngươi một niệm tâmsân bị lửa đốt cháy. Các ngươi một niệm tâm hỉ bịgió thổi bay. Nếu khéo biện được như thế chẳng bị cảnhchuyển. Nơi nơi dùng được cảnh, vọt bên đông lặn bêntây, vọt bên nam lặn bên bắc, vọt ở giữa lặn ở bên,vọt ở bên lặn ở giữa, đi trên nước như đất, đi trênđất như nước. Bởi sao được như vậy? Vì đạt bốn đạinhư mộng huyễn.

Đạolưu! Các ngươi hiện nay biết nghe pháp, chẳng phải tứ đạicủa các ngươi, cái biết ấy hay dùng được tứ đại. Nếukhéo thấy được như thế, là đi đứng tự do. Chỗ thấycủa Sơn tăng chẳng ngờ pháp ấy. Các ngươi nếu mến Thánhthì, Thánh chỉ là tên Thánh. Có một nhóm người học đạonhắm trong Ngũ Đài Sơn tìm Văn-thù, trọn đã lầm vậy. TrongNgũ Đài Sơn không có Văn-thù. Các ngươi muốn biết Văn-thùchăng? Chỉ cái dùng trước mắt các ngươi trước sau chẳngkhác, nơi nơi chẳng nghi, cái ấy là Văn-thù sống. Các ngươimột tâm niệm sáng không sai biệt, nơi nơi thảy là chân PhổHiền. Các ngươi một tâm niệm tự hay mở trói, tùy chỗgiải thoát, đây là Quan Thế Âm. Ba pháp lẫn nhau làm chủbạn, ra thì đồng thời ra, một tức ba, ba tức một. Hiểuđược như thế, mới nên xem kinh.

Hỏi:-Ý Tổ sư từ phương tây sang thế nào?

Sưđáp:- Nếu có ý tự cứu chẳng xong.

Hỏi:-Đã không ý làm sao Nhị Tổ được pháp?

Sưđáp:- Được đó là chẳng được.

- Nếuđã chẳng được, thế nào là ý chẳng được?

- Vìnhằm tất cả chỗ tìm kiếm tâm không thể thôi.

Dođó, Tổ Sư nói: "Dốt thay! Đại trượng phu đem đầu tìmđầu." Ngươi ngay lời nói này liền tự hồi quang phản chiếu,chẳng cầu cái gì khác, biết thân tâm cùng Phật Tổ chẳngkhác, liền đó vô sự mới gọi là được pháp.

Đạiđức! Sơn tăng hôm nay sự bất đắc dĩ nói ra khá nhiềuđiều vụng về. Các ngươi chớ nhận lầm. Theo chỗ thấycủa tôi, thật không chấp nhận các thứ đạo lý nhiều nhưthế, cần dùng liền dùng, chẳng dùng liền thôi. Các nơinói lục độ vạn hạnh cho là Phật pháp. Tôi nói đó làcửa trang nghiêm, cửa Phật sự, chẳng phải là Phật pháp.Cho đến, trì trai giữ giới như bưng dầu chẳng nghiêng, nếuđạo nhãn chẳng sáng trọn có ngày phải đền lại nợ cơmtiền. Vì sao như thế? Vì, học đạo chẳng thông lý, đemthân đền tín thí, trưởng giả tuổi tám mốt, cây kia chẳngsanh nhĩ. Nhẫn đến ở trên chót núi, một ngày ăn một bữa,thường ngồi chẳng nằm, sáu thời hành đạo, vẫn là ngườitạo nghiệp. Hoặc đem đầu mắt tủy não, vợ con đất nước,voi ngựa bảy báu hoàn toàn thí xả; hành động như thế đềulà làm khổ thân tâm, lại chuốc quả khổ. Đâu bằng vôsự thuần nhất không tạp. Những hàng Bồ-tát thập địamãn tâm muốn tìm dấu vết của vị này trọn không thể được.Do đó, chư thiên vui mừng, địa thần nâng chân, chư Phậtmười phương thảy đều khen ngợi. Bởi sao như thế? - Vìđạo nhân hiện nghe pháp, chỗ dùng không dấu vết vậy.

*

Mộthôm Sư cùng Hà Dương, Trưởng lão Mộc Tháp đồng ở tạiTăng đường ngồi quanh lò lửa. Nhân nói chuyện Phổ Hóamỗi ngày ở ngoài đường chợ chụp gió chụp đầu, biếty là phàm là thánh? Nói chưa xong, Phổ Hóa vào chúng đi đến.Sư liền hỏi: Ngươi là phàm là thánh? Phổ Hóa nói: Ônghãy nói tôi là phàm là thánh? Sư liền hét! Phổ Hóa lấytay chỉ nói: Hà Dương kẻ tân phụ [Tân phụ là cô gái mớicó chồng.] Mộc Tháp thiền Lão bà, Lâm Tế đứa tớ nhỏ,lại đủ một con mắt. Sư bảo: Kẻ giặc. Phổ Hóa nói: "giặc, giặc", liền đi ra.

VươngThường Thị đến thưa hỏi Sư, theo Sư đến trước Tăngđường, xem xong liền hỏi:

- Tăngcả nhà này có xem kinh chăng?

Sưđáp:- Chẳng xem kinh.

Thịhỏi:- Lại học thiền chăng?

Sưđáp:- Chẳng học thiền.

Thịnói:- Kinh đã chẳng xem, thiền lại chẳng học, cứu kínhlàm cái gì?

Sưđáp:- Thảy dạy y làm Phật tác Tổ.

Thịnói:- Mạt vàng tuy quí, rơi vào con mắt thành bệnh, lại làmsao?

Sưbảo:- Sẽ bảo ông là kẻ thế tục.

*

Mộthôm, Phổ Hóa ở trong chợ đến mọi người xin chiếc áodài, mọi người đều cho, Phổ Hóa đều chẳng nhận. Sưdạy Viện chủ mua một quan tài. Phổ Hóa về đến, Sư bảo: "Tôi đã vì ông sắm chiếc áo dài rồi." Phổ Hóa liền tựvác đi. Phổ Hóa đi quanh đường chợ rao: "Lâm Tế cho tôichiếc áo dài rồi, tôi sang cửa đông tịch." Người trongchợ đua nhau đến xem. Phổ Hóa bảo: "Tôi ngày nay chưa tịch,ngày mai sang cửa nam mới tịch.? Như thế đến ba ngày, mọingười đều chẳng tin. Đến ngày thứ tư, không ai theo xem,một mình Phổ Hóa tự chun vào quan tài, nhờ người đi đườngđậy nắp lại. Tin truyền đi mọi người trong chợ đua nhauđến giở quan tài xem, không thấy thi hài Phổ Hóa, chỉ nghetrong hư không tiếng mõ xa dần rồi mất.

*

Sưsắp tịch ngồi yên bảo: "Sau khi ta tịch, chẳng được diệtmất chánh pháp nhãn tạng của ta." Tam Thánh Huệ Nhiên thưa: "Đâu dám diệt mất chánh pháp nhãn tạng của Hòa thượng." Sư bảo: "Về sau có người hỏi, ngươi đáp thế nào?" TamThánh liền hét! Sư bảo: "Ai biết, chánh pháp nhãn tạng củata đến bên con lừa mù diệt mất."

Sưnói kệ truyền pháp:

Diên lưu bất chỉ vấn như hà

Chân chiếu vô biên thuyết tợ tha

Ly tướng ly danh như bất bẩm

Xuy mao dụng liễu cấp tu ma

(Theo dòng chẳng dứt hỏi thế nào

Chân chiếu khôn ngằn nói giống ai.

Lìa tướng lìa danh như chẳng nhận

Gươm bén dùng rồi gấp phải mài.)

Nóixong, Sư ngồi an nhiên thị tịch. Nhằm niên hiệu Hàm Thôngnăm thứ tám (868), ngày 10 tháng giêng năm Đinh Hợi.

Vuaban thụy là Huệ Chiếu Thiền sư tháp hiệu Trừng Linh.

8.THIỀN SƯ ÐẠO NHẤT
MãTổ - (709 - 788)

Vìngười đời sau quá kính trọng Sư nên nhân Sư họ Mã gọilà Mã Tổ: ông Tổ họ Mã.

Sưhọ Mã, quê ở huyện Thập Phương, Hán Châu. Thuở nhỏ, Sưdung mạo lạ thường: đi như trâu, nhìn như cọp, lưỡi dàikhỏi mũi, dưới chân có hai khu ốc. Lúc bé, Sư đến chùaLa-hán xin xuất gia với Hòa thượng Ðường ở Từ Châu. SauSư thọ giới cụ túc nơi Luật sư Viên ở Du Châu.

Ðờèường khoảng niên hiệu Khai Nguyên (713-742 T.L.), Sư tậpthiền định ở Viện truyền pháp tại Hoành Nhạc, nhân Thiềnsư Hoài Nhượng giáo hóa được giải ngộ. Bạn đồng thamhọc với Sư có sáu người, chỉ riêng Sư được truyền tâmấn.

Saukhi tạm biệt thầy, Sư đến Kiến Dương ở ngọn núi PhậtTích, kế dời sang Lâm Xuyên, sau lại đến núi Cung Công NamDương. Niên hiệu Ðại Lịch (765 T.L.) Liên soái Lộ Từ Cungvà Linh Phong, Cảnh Mộ thỉnh Sư khai đường để truyền bátông phong. Từ đây học giả bốn phương tụ hội về rấtđông. Có thể nói Giang Tây là một trường thi Phật.

*

Mộthôm Sư dạy chúng:

- Cácngươi mỗi người tin tâm mình là Phật, tâm này tức là tâmPhật. Tổ Ðạt-ma từ Nam Ấn sang Trung Hoa truyền pháp Thượngthừa nhất tâm, khiến các ngươi khai ngộ. Tổ lại dẫn kinhLăng-già để ấn tâm địa chúng sanh. Sợ e các ngươi điênđảo không tự tin pháp tâm này mỗi người tự có, nên kinhLăng-già nói: "Phật nói tâm là chủ, cửa không là cửa pháp."(Phật ngữ tâm vi tông, vô môn vi pháp môn.)

Phàmngười cầu pháp nên không có chỗ cầu, ngoài tâm không riêngcó Phật, ngoài Phật không riêng có tâm, không lấy thiệnchẳng bỏ ác, hai bên nhơ sạch đều không nương cậy, đạttánh tội là không, mỗi niệm đều không thật, vì không cótự tánh nên tam giới chỉ là tâm, sum la vạn tượng đềulà cái bóng của một pháp, thấy sắc tức là thấy tâm, tâmkhông tự là tâm, nhân sắc mới có.

Cácngươi chỉ tùy thời nói năng tức sự là lý, trọn khôngcó chỗ ngại, đạo quả Bồ-đề cũng như thế. Nơi tâm sanhra thì gọi là sắc, vì biết sắc không, nên sanh tức chẳngsanh. Nếu nhận rõ tâm này, mới có thể tùy thời ăn cơmmặc áo nuôi lớn thai thánh, mặc tình tháng ngày trôi qua,đâu còn có việc gì.

Cácngươi nhận ta dạy hãy nghe bài kệ này:

Tâm địa tùy thời thuyết

Bồ-đề diệc chỉ ninh

Sự lý câu vô ngại

Ðương sanh tức bất sanh.

Dịch:

Ðất tâm tùy thời nói

Bồ-đề cũng thế thôi

Sự lý đều không ngại

Chính sanh là chẳng sanh.

*

Cóvị Tăng hỏi:- Hòa thượng vì cái gì nói tức tâm tức Phật?

Sưđáp:- Vì vỗ con nít khóc.

- Connít nín rồi thì thế nào?

- Phitâm phi Phật.

- Ngườitrừ được hai thứ này rồi, phải dạy thế nào?

- Nóivới y là "phi vật".

- Khichợt gặp người thế ấy đến thì phải làm sao?

- Hãydạy y thể hội đại đạo.

*

Cóvị Tăng hỏi:

- Lytứ cú tuyệt bách phi, thỉnh Thầy chỉ thẳng ý Tổ sư từẤn Ðộ sang?

Sưđáp:

- Hômnay ta mệt nhọc không thể vì ngươi nói, ngươi đến hỏiTrí Tạng. Vị Tăng ấy đến hỏi Trí Tạng.

TríTạng bảo:- Sao không hỏi Hòa thượng?

Tăngđáp:- Hòa thượng dạy đến hỏi Thầy.

TríTạng hỏi:

- Hômnay tôi đau đầu, không thể vì ông nói, đến hỏi Sư huynhHải.

Tăngđến hỏi Hoài Hải, Hoài Hải bảo:- Ðến chỗ ấy tôi cũngchẳng hội.

Tăngtrở lại trình Sư, Sư bảo:- Tạng đầu bạch, Hải đầuhắc.

*

Cưsĩ Long Uẩn đến hỏi:

- Nướckhông gân xương hay thắng chiếc thuyền muôn hộc, lý nàythế nào?

Sưđáp:- Trong ấy không nước cũng không thuyền, nói gì là gânxương?

Uẩnbảo:- Người không lầm xưa nay, thỉnh Thầy để mắt nhìnlên!

Sưliền nhìn thẳng xuống.

Uẩnnói:- Một cây đàn cầm không dây, mà Thầy đàn rất hay.

Sưliền nhìn thẳng lên. Uẩn lễ bái. Sư trở về phương trượng.Uẩn theo sau thưa:- Vừa rồi muốn làm khéo trở thành vụng.

*

Mộtđêm, Trí Tạng, Hoài Hải, Phổ Nguyện theo hầu Sư xem trăng.

Sưhỏi:- Ngay bây giờ nên làm gì?

TríTạng thưa:- Nên cúng dường.

HoàiHải thưa:- Nên tu hành.

PhổNguyện phủi áo ra đi.

Sưbảo:- Kinh vào Tạng, Thiền về Hải, chỉ có Phổ Nguyệnvượt ngoài sự vật.

*

HoàiHải hỏi:- Thế nào là chỉ thú Phật pháp?

Sưđáp:- Chính là chỗ ngươi bỏ thân mạng.

Sưlại hỏi Hoài Hải:- Ngươi lấy pháp gì chỉ dạy người?

HoàiHải dựng đứng cây phất tử.

Sưbảo:- Chỉ thế thôi hay còn gì khác?

HoàiHải ném cây phất tử xuống.

*

Tănghỏi:- Thế nào được hiệp đạo?

Sưđáp:- Ta sớm chẳng hiệp đạo.

Tănghỏi:- Thế nào là ý Tổ sư từ Ấn Ðộ sang?

Sưliền đánh và nói:- Ta nếu không đánh ngươi, các nơi sẽcười ta.

*

ÐặngẨn Phong từ biệt Sư đi nơi khác, Sư hỏi:- Ði đến đâu?

ẨnPhong thưa:- Ði đến Thạch Ðầu.

- ÐườngThạch Ðầu trơn.

- Cócây gậy tùy thân, gặp trường thì đùa.

ẨnPhong vừa đi đến Thạch Ðầu đi nhiễu giường thiền mộtvòng, dựng tích trượng động đất một tiếng, hỏi:

- Ấylà tông chỉ gì?

ThạchÐầu nói:- Trời xanh! trời xanh!

ẨnPhong không đáp được, lại trở về thưa với Sư. Sư bảo:

- Ngươinên đi lại bên ấy, nếu Thạch Ðầu nói "trời xanh!" ngươi"hư! hư!"

ẨnPhong lại đi đến Thạch Ðầu làm như trước.

ThạchÐầu bèn: Hư! hư!

ẨnPhong không đáp được, lại trở về trình với Sư. Sư bảo:

- Tađã nói với ngươi "đường Thạch Ðầu trơn".

*

Cóvị Giảng sư đến hỏi:- Thiền tông truyền giữ pháp gì?

Sưhỏi lại:- Tọa chủ truyền giữ pháp gì?

- Tôigiảng được hơn hai mươi bản kinh luận.

- Ðâukhông phải là sư tử con?

- Khôngdám.

Sưthốt ra tiếng: Hư! hư!

Giảngsư nói:- Ðây là pháp.

- Làpháp gì?

- Phápsư tử ra khỏi hang.

Sưbèn im lặng.

Giảngsư nói:- Ðây cũng là pháp.

- Làpháp gì?

- Phápsư tử ở trong hang.

- Khôngra không vào là pháp gì?

Giảngsư không đáp được, bèn từ giã đi ra đến cửa, Sư gọi:

- Chủtọa!

Giảngsư xoay đầu lại.

Sưhỏi:- Là pháp gì?

Giảngsư cũng không đáp được.

Sưbảo:- Ông thầy độn căn.

*

Mộthôm Sư dạy chúng:

- Ðạokhông dụng tu, chỉ đừng ô nhiễm. Sao là ô nhiễm? - Có tâmsanh tử, tạo tác, thú hướng đều là ô nhiễm. Nếu muốnhội thẳng đạo ấy, tâm bình thường là đạo. Sao gọi làtâm bình thường? -Không tạo tác, không thị phi, không thủxả, không đoạn thường, không phàm thánh. Kinh nói: "Chẳngphải hạnh phàm phu, chẳng phải hạnh thánh hiền, là hạnhBồ-tát." Chỉ như hiện nay đi đứng ngồi nằm, ứng cơ tiếpvật đều là đạo. Ðạo tức là pháp giới, cho đến diệudụng như hà sa đều không ngoài pháp giới. Nếu chẳng phảivậy, tại sao nói "pháp môn tăng địa", tại sao nói "vô tậnđăng"? Tất cả pháp đều là pháp của tâm, tất cả tênđều là tên của tâm. Muôn pháp đều từ tâm sanh, tâm làcội gốc của muôn pháp. Kinh nói: "Biết tâm đạt cội nguồnnên hiệu là Sa-môn." Tên đồng nghĩa đồng, tất cả phápđều đồng thuần nhất không lẫn lộn.

Nếuở trong giáo môn được tùy thời tự tại thì dựng lậppháp giới trọn là pháp giới, lập chân như là chân như,lập lý tất cả pháp trọn là lý, lập sự tất cả pháptrọn là sự, nắm giở một thì ngàn theo, sự lý không khác,toàn là diệu dụng. Lại không có lý riêng, đều do xoay lạicủa tâm. Ví như bao nhiêu bóng mặt trăng thì có, mà bao nhiêumặt trăng thật thì không, bao nhiêu nguồn nước thì có, màbao nhiêu tánh nước thì không, bao nhiêu sum la vạn tượngthì có, mà bao nhiêu hư không thì không, bao nhiêu lời nóiđạo lý thì có, mà bao nhiêu Tuệ vô ngại thì không; bao nhiêucác thứ thành lập đều do một tâm. Dựng lập cũng được,dẹp hết cũng được, thảy là diệu dụng. Diệu dụng trọnlà nhà mình, chẳng phải lìa chân mà có, nơi nơi đều chân,thảy đều là thể của nhà mình.

Nếuchẳng vậy, lại là người nào? Tất cả pháp đều là Phậtpháp, các pháp tức là giải thoát, giải thoát tức là chânnhư, các pháp không ngoài chân như, đi đứng ngồi nằm thảylà dụng bất tư nghì, không đợi thời tiết. Kinh nói: "Chỗchỗ nơi nơi đều có Phật." Phật là năng nhân, có trí tuệkhéo hợp lòng người, hay phá lưới nghi cho tất cả chúngsanh, vượt ra vòng trói buộc của có và không v.v... tình chấpphàm thánh hết, nhân pháp đều không, chuyển bánh xe khônggì hơn, vượt các số lượng, việc làm không ngại, sự lýđều thông, như trời hiện mây, chợt có lại không, chẳngđể dấu vết. Ví như vẽ nước thành lằn, không sanh khôngdiệt. Ðại tịch diệt tại triền gọi là Như lai tàng, xuấttriền gọi là Pháp thân thanh tịnh. Thể không tăng giảm,hay lớn hay nhỏ, hay vuông hay tròn, hợp vật hiện hình nhưtrăng trong nước, vận dụng mênh mông, không lập mầm gốcchẳng hết hữu vi, không trụ vô vi. Hữu vi là dụng củavô vi, vô vi là chỗ nương của hữu vi, chẳng trụ chỗ nương,nên nói: "Như không chẳng chỗ nương." Nghĩa tâm sanh diệt,nghĩa tâm chân như: Tâm chân như dụ như gương sáng soi vậttượng. Gương dụ tâm, vật tượng dụ pháp. Nếu tâm chấppháp là dính với cái nhân bên ngoài, tức là nghĩa sanh diệt.Tâm không chấp pháp tức là nghĩa chân như.

Thanhvăn tai nghe Phật tánh. Bồ-tát mắt thấy Phật tánh. Liễuđạt không hai gọi là bình đẳng tánh. Tánh không có khác,dụng thì chẳng đồng. Tại mê là thức, tại ngộ là trí.Thuận lý là ngộ, theo sự là mê. Mê tức là mê bản tâmmình, ngộ là ngộ bản tánh mình. Một phen ngộ là hằng ngộchẳng trở lại mê. Như đang khi mặt trời mọc lên khôngtrở lại tối. Mặt trời trí tuệ xuất hiện, không chungcùng cái tối phiền não. Liễu đạt cảnh giới của tâm liềntrừ vọng tưởng. Vọng tưởng đã trừ tức là vô sanh. Pháptánh sẵn có, có chẳng nhờ tu. Thiền không thuộc ngồi, ngồitức có chấp trước. Nếu thấy lý này là chân chánh hiệpđạo, tùy duyên qua ngày, đứng ngồi theo nhau, giới hạnhhuân thêm, nhóm nơi tịnh nghiệp. Chỉ hay như thế, lo gì chẳngthông.

Ðệtử của Sư được nhập thất (được vào thiền thất, làđã ngộ đạo) có đến tám mươi bốn vị, mỗi người làmchủ một phương truyền hóa vô cùng.

Ðờèường niên hiệu Trinh Nguyên năm thứ tư (788 T.L.) khoảngtháng giêng, Sư lên núi Thạch Môn, Kiến Xương, đi kinh hànhtrong rừng thấy chỗ hang động bằng phẳng, bèn bảo thịgiả:

- Thâncũ mục của ta sẽ ở tháng sau và trở về nơi này. Nói xong,Sư trở về.

Ðếnngày mùng bốn tháng hai, Sư có chút bệnh, tắm gội xong, ngồikiết già nhập diệt, thọ tám mươi tuổi, được sáu mươituổi hạ.

Sauvua sắc ban hiệu Ðại Tịch.

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]