Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. quangduc@quangduc.com* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Trung Hoa

16/04/201109:18(Xem: 4345)
Trung Hoa

BAMƯƠIBA VỊ TỔ ẤN HOA
HTThíchThanh Từ soạn dịch
TuViệnChơn Không 1971

Tổthứ nhất Trung-Hoa
28.-Bồ-Đề-Đạt-Ma (Bodhidharma)

Đầuthếkỷ thứ mười một sau Phật Niết-bàn

Ngàidòng Sát-Đế-Lợi ở Nam-Ấn, cha là Hương-Chí vua nước nầy.Vua Hương-Chí sanh được ba người con trai, Ngài

BoDeDatMaLàVương-tử thứ ba. Thuở nhỏ, Ngài đã có chí siêu việtvà đặc tài hùng biện. Nhơn vua Hương-Chí thỉnh Tổ Bát-Nhã-Đa-Lavào cung cúng dường, Ngài mới có duyên gặp Tổ. Qua cuộcnghiệm vấn về hạt châu, Tổ đã biết Ngài là người siêuquần bạt tục sẽ kế thừa Tổ vị. Sau khi vua cha băng, Ngàiquyết chí xuất gia cầu xin Tổ Bát-Nhã độ làm đệ tử,Tổ hoan hỷ làm lễ thế phát và truyền giới cụ túc. Tổbảo Ngài: -Hoàng-tử đối các pháp đã được thông suốt,nay nên đổi hiệu là Bồ-Đề-Đạt-Ma. Từ đây, Ngài luônhầu hạ bên thầy. Một hôm, Tổ gọi Ngài đến truyền phápvà dặn dò: -Ngươi tạm giáo hóa ở nước nầy, sau sang Trung-Hoamới thật là nhơn duyên lớn. Song, đợi ta diệt độ khoảngsáu mươi năm sau sẽ đi. Nếu ngươi đi sớm, sau e có việckhông tốt. Những điều kiết hung về sự giáo hóa ở Trung-Hoasau nầy, Ngài đều cầu xin Tổ chỉ dạy. Tổ dùng những lờisấm ký tiên đoán sự kiết hung vận số Phật pháp ở Trung-Hoa,nóicó hơn mười bài kệ. (Hình:TranhThiền: Bồ-đề-đạt-ma của Thiền sư Bạch Ẩn Huệ Hạc(Hakuin Ekaku, 1689-1796) tông Lâm Tế)

Tổtịch rồi, Ngài vẫn ở tại nước nhà giáo hóa. Người huynhđệ đồng sư với Ngài là Phật-Đại-Tiên cùng chung sứcgiáo hóa. Thời nhơn gọi hai Ngài là < Mở hai cửa cam lồ>. Song, sau môn đồ của Phật-Đại-Tiên lại chia làm sáutông:

1.-Hữutướng, 2.-Vô tướng, 3.- Định huệ, 4.-Giới hạnh, 5.-Vôđắc, 6.-Tịch tịnh, đua nhau truyền bá. Ngài thấy sự chialy ấy, ngại cho chánh pháp suy vi. Vì thế, Ngài dùng phươngtiện cảm hóa họ hồi đầu quay về chánh pháp.

VuaNguyệt-Tịnh băng, con vua là Thái-tử Dị-Kiến nối ngôi.Dị-Kiến lên ngôi không bao lâu lại tin theo tà thuyết bàibác Phật giáo. Ngài sai đệ tử là Ba-La-Đề đến cung vuađể nhiếp hóa. Sau khi cải tà quy chánh, vua Dị-Kiến hỏira mới biết Ba-La-Đề là đệ tử của chú mình. Nhà vua chongười thỉnh Ngài về cung giáo hóa. Về cung giáo hóa mộtthời gian, Ngài thấy cơ duyên sang Trung-Hoa đã đến, bèn đemlời huyền ký của Tổ Bát-Nhã-Đa-La thuật lại cho vua biết.Vua không còn lời gì dám ngăn cản, đành sắm một chiếcthuyền buôn, cho thủy thủ đưa Ngài sang Trung-Hoa. Vua và quầnthần tiển đưa Ngài ra tới cửa biển.

Ngàiở trên thuyền gần ngót ba năm, thuyền mới cặp bến Quảng-Châu,nhằm đời nhà Lương niên hiệu Phổ-Thông năm đầu(520 sau T.C.),ngày 21 tháng 9 năm Canh-Tý. Thích-sử tỉnh nầyra đón tiếp Ngài, đồng thời dâng sớ về triều tâu vuaLương-Võ-Đế. Vua được sớ, liền sai sứ lãnh chiếu chỉđến thỉnh Ngài về Kim-Lăng (Kinh đô nhà Lương). Vua Võ-Đếhỏi: -Trẩm từ lên ngôi đến nay thường cất chùa, chépkinh, độ Tăng ni, không biết bao nhiêu, vậy có công đứcgì chăng? Ngài đáp: -Đều không có công đức. -Tại sao khôngcó công đức? -Bởi vì những việc ấy là nhơn hữu lậu,chỉ có quả báo nhỏ ở cõi người cõi trời, như bóng theohình, tuy có mà chẳng phải thật. -Thế nào là công đứcchơn thật ? –Trí thanh tịnh tròn mầu, thể tự không lặng, côngđức như thế chẳng do thế gian mà cầu. -Thế nào là thánhđế nghĩa thứ nhất?

-Rỗngrang không thánh. -Đối diện với trẩm là ai ? –Không biết.Vua Lương-Võ-Đế không lãnh ngộ được, lui về nghỉ. Ngàibiết căn cơ chẳng hợp, tạm lưu lại đây ít hôm.

Đếnngày 19, Ngài bỏ vua Lương, lén sang sông qua Giang-Bắc. Ngàinhập cảnh nước Ngụy đi đến Lạc-Dương nhằm đời Hậu-Ngụy,vua Hiếu-Minh-Đế niên hiệu Chánh-Quang năm đầu (520 sau T.C.)ngày 23 tháng 11.

Ngàidừng trụ tại chùa Thiếu-Lâm ở Trung-Sơn, trọn ngày ngồixây mặt vào vách im lặng. Tăng chúng đều không hiểu được.Người đời gọi Ngài là < Thầy Bà-la-môn ngồi nhìn vách> (Bích quán Bà-la-môn). Có vị Tăng tên Thần-Quang học thôngcác sách, giỏi lý diệu huyền, nghe danh Ngài tìm đến yếtkiến. Thần-Quang đã đủ lễ nghi mà Ngài vẫn ngồi lặngyên ngó mặt vào vách không màng đến. Quang nghĩ: < Ngườixưa cầu đạo chẳng tiếc thân mạng, nay ta chưa được mộttrong muôn phần của các Ngài >. Hôm ấy, nhằm tiết mùa đông(mùng 9 tháng chạp), ban đêm tuyết rơi lả tả, Thần-Quangvẫn đứng yên ngoài tuyết chấp tay hướng về Ngài. Đếnsáng tuyết ngập lên khỏi đầu gối, mà gương mặt Thần-Quangvẫn thản nhiên. Ngài thấy thế thương tình, xây ra hỏi:-Ngươi đứng suốt đêm trong tuyết, ý muốn cầu việc gì?

Thần-Quangthưa: -Cúi mong Hòa-thượng từ bi mở cửa cam lồ, rộng độchúng con. -Diệu đạo vô thượng của chư Phật, dù nhiềukiếp tinh tấn, hay làm được việc khó làm, hay nhẫn đượcviệc khó nhẫn, còn không thể đến thay! Huống là, dùngchút công lao nhỏ nầy mà cầu được pháp chân thừa?

Thần-Quangnghe dạy bèn lén lấy đao chặt cánh tay trái để trước Ngàiđể tỏ lòng thiết tha cầu đạo. Ngài biết đây là phápkhí bèn dạy: -Chư Phật lúc ban đầu cầu đạo, vì pháp quênthân, nay ngươi chặt cánh tay để trước ta, tâm cầu đạonhư vậy cũng khá. –Pháp ấn của chư Phật con có thể đượcnghe chăng? –Pháp ấn của chư Phật không phải từ ngườikhác mà được. –Tâm con chưa an, xin thầy dạy pháp an tâm.–Ngươi đem tâm ra đây, ta an cho. –Con tìm tâm không thểđược. –Ta đã an tâm cho ngươi rồi. Thần-Quang nhơn đâyđược khế ngộ. Ngài liền đổi tên Thần-Quang là Huệ-Khả.

Từđây kẻ Tăng người tục đua nhau đến yết kiến Ngài, tiếngtăm vang dậy. Vua Hiếu-Minh-Đế nước Ngụy sai sứ ba phenthỉnh Ngài, Ngài đều từ chối. Nhà vua càng kính trọng,sai sứ đem lễ vật đến cúng dường: một cây tích trượng,hai y kim tuyến, bình bát, v.v… Ngài từ khước nhiều lần,nhưng nhà vua cố quyết cúng dường, rốt cuộc Ngài phảinhận.

Mởcửa phương tiện, Ngài có dùng bốn hạnh để giáo hóa mônđồ: 1.-Báo oán hạnh, 2.-Tùy duyên hạnh, 3.-Vô sở cầu hạnh,4.-Xứng pháp hạnh (Xem cửa thứ ba quyển < Sáu cửa vàođộng Thiếu-Thất > của Trúc-Thiên dịch.

ỞTrung-Hoa gần chín năm, Ngài thấy cơ duyên đã đến, liềngọi đồ chúng hỏi: -Giờ ta trở về sắp đến. Các ngươimỗi người nên nói chỗ sở đắc của mình. Đạo-Phó rathưa: -Theo chỗ thấy của con, chẳng chấp văn tự, chẳnglìa văn tự, đây là dụng của đạo. Ngài bảo: -Ngươi đượcphần da của ta. Bà ni Tổng-Trì ra thưa: -Nay chỗ hiểu củacon, như Tổ A-Nan thấy nước Phật A-Súc, chỉ thấy một lần,không còn thấy lại. Ngài bảo: -Ngươi được phần thịtcủa ta. Đạo-Dục ra thưa:

-Bốnđại vốn không, năm ấm chẳng có, chỗ thấy của con khôngmột pháp có thể được. Ngài bảo: -Ngươi được phần xươngcủa ta. Đến Huệ-Khả bước ra đảnh lễ Ngài, rồi lui lạiđứng yên lặng. Ngài bảo: -Ngươi được phần tủy củata. Ngài gọi Huệ-Khả đến dặn dò: -Xưa Như-Lai đem đạipháp nhãn tạng trao cho Tổ Ca-Diếp, lần lượt truyền đếnta. Nay ta đem trao lại cho ngươi, ngươi phải truyền trao khôngđể dứt mất. Cùng trao cho ngươi y Tăng-già-lê và bát báu,để làm pháp tín. Mỗi thứ tiêu biểu cho mỗi việc, ngươinên biết. Huệ-Khả thưa: -Xin thầy từ bi chỉ dạy mọi việc.Ngài dạy: -Trong truyền tâm-ấn để khế hợp chổ tâm chứng,ngoài trao cà-sa để định tông chỉ. Đời sau có nhiều ngườicạnh tranh nghi ngờ, họ nói < Ta là người Ấn, ngươi làngười Hoa, căn cứ vào đâu mà được pháp, lấy cái gì đểminh chứng? >. Ngươi gìn giữ pháp y nầy, nếu gặp tai nạn,ngươi đem ra làm biểu tín, thì sự giáo hóa không bị trởngại. Hai trăm năm sau khi ta diệt độ, y bát nầy dừng lạikhông truyền, vì lúc đó, Phật pháp rất thạnh hành, Chínhkhi ấy, người biết đạo thật nhiều, người hành đạoquá ít, người nói lý thì nhiều, người ngộ lý thì ít.Tuy nhiên, người thầm thông lặng chứng có hơn ngàn vạn.Ngươi gắng xiển dương, chớ khinh người chưa ngộ. Nghe tanói kệ:

Ngôbổn lai tư độ, Truyền pháp cứu mê tình, Nhất hoa khai ngũdiệp, Kết quả tự nhiên thành.

Dịch: Ta sang đến cõi nầy, Truyền pháp cứu mê tình, Một hoanở năm cánh, Nụ trái tự nhiên thành.

Ngàilại bảo: -Ta có bộ kinh Lăng-già bốn quyển, là Phật nóitột pháp yếu, cũng giúp cho chúng sanh mở, bày, ngộ, nhậpkho tri kiến Phật, nay ta trao luôn cho ngươi. Ta từ Nam-Ân sangđây đã năm phen bị thuốc độc mà không chết, vì thấyxứ nầy tuy có khí đại-thừa mà chưa ứng hợp, nên ta lặnglẽ ngồi lâu chờ đợi. Nay đã truyền xong, đã có thủyắt phải có chung vậy. Xong rồi, Ngài cùng đồ chúng đi đếnVõ-môn ở chùa Thiên-Thánh dừng lại ba hôm. Quan thái thúthành nầy tên Dương-Huyễn-Chi là người sùng mộ Phật pháp.Nghe tin Ngài đến, liền tới đảnh lễ. Ông hỏi: -Thầy ởẤn-Độ được kế thừa làm Tổ, vậy thế nào là Tổ, xinthầy dạy cho? Ngài đáp: -Rõ được tâm tông của Phật,không lầm một mảy, hạnh và giải hợp nhau, gọi đó làTổ. -Chỉ một nghĩa nầy hay còn nghĩa nào khác? -Cần rõtâm người, biết rành xưa nay, chẳng chán có không, cũng chẳngcố chấp, chẳng hiền chẳng ngu, không mê không ngộ. Nếuhay hiểu như thế, cũng gọi là Tổ. Huyễn-Chi lại thưa: -Đệtử vì bị nghiệp thế tục, ít gặp được tri thức, trínhỏ bị che lấp không thể thấy đạo. Cúi xin thầy chỉdạy, con phải noi theo đạo quả nào ? dùng tâm gì đượcgần với Phật, Tổ? Ngài vì ông nói kệ: Diệc bất đổác nhi sanh hiềm, Diệc bất quán thiện nhi cần thố, Diệcbất xả trí nhi cận ngu, Diệc bất phao mê nhi tựu ngộ, Đạtđại đạo hề quá lượng, Thông Phật tâm hề xuất độ,Bất dữ phàm thánh đồng triền, Siêu nhiên danh chi viết Tổ.

Dịch:Cũng đừng thấy dữ mà sanh chê, Cũng đừng thấy lành màái mộ, Cũng đừng bỏ trí mà gần ngu, Cũng đừng ném mêmà về ngộ, Đạt đạo lớn chừ quá lượng, Thông Phậttâm chừ vô kể, Chẳng cùng phàm thánh đồng vai, Vượt lên,gọi đó là Tổ. Huyễn-Chi nghe dạy hoan hỷ đảnh lễ, lạithưa: -Xin thầy chớ vội tạ thế, để làm phước lợi choquần sanh, Ngài bảo: -Đời mạt pháp, kẻ tệ ác quá nhiều,dù ta còn ở lâu e chẳng lợi ích, mà thêm tai nạn, làm tăngtrưởng tội ác cho người. -Từ thầy đến đây ai thườnghại thầy, xin thầy chỉ họ, con sẽ sắp xếp. –Nói ra ắtcó tổn hại, ta nên đi vậy. Đâu cam hại người để mìnhđược vui. Huyễn-Chi nài nỉ thưa: -Con không hại người,chỉ muốn biết đó thôi. Ngài bất đắc dĩ nói bài kệ:

Giangtra phân ngọc lãng, Quản cự khai kim tỏa, Ngũ khẩu tươngcộng hành, Cửu thập vô bỉ ngã.

Dịch:Thuyền con rẽ sóng ngọc, Đuốc soi mở khóa vàng, Năm miệngđồng cùng đi, Chín, mười không ta người.

Huyễn-Chinghe rồi ghi nhớ, đảnh lễ Ngài lui ra. Ở đây đúng ba hôm,Ngài ngồi an nhiên thị tịch. Hôm ấy là ngày mùng 9 tháng10 năm Bính-Thìn, nhằm niên hiệu Đại-Thông năm thứ hai nhàLương (529 T.C). Đến ngày 18 tháng chạp năm nầy, làm lễđưa nhục thân của Ngài nhập tháp tại chùa Định-Lâm, núiHùng-Nhĩ.

Sau,vua Hậu Ngụy sai Tống-Vân đi sứ Ấn-Độ về, gặp Ngàitại núi Thông-Lãnh, thấy Ngài tay xách một chiếc dép, mộtmình đi nhanh như bay. Tống-Vân hỏi: -Thầy đi đâu ? Ngàiđáp: Về Ấn-Độ. Ngài lại nói thêm: -Chủ ông đã chánđời rồi. Tống-Vân ngẩn ngơ, từ giả Ngài về triều. Đếntriều thì vua Minh-Đế đã băng. Hiếu-Trang-Đế lên ngôi.Ông đem việc ấy tâu lại, vua ra lệnh mở cửa tháp dở quantài ra, quả nhiên là quan tài không, chỉ còn một chiếc dép.Vua sắc đưa chiếc dép về thờ ở chùa Thiếu-Lâm, Đếnđời Đường niên hiệu Khai-Nguyên năm thứ 15 (728 sau T.C)môn đồ lại dời chiếc dép về thờ ở Chùa Hoa-Nghiêm. Vuaphong Ngài hiệu Viên-Giác Thiền-Sư, tháp hiệu Không-Quán.

TậpThiếu-Thất-Lục-Môn nói là tác phẩm của Ngài.
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
quangduc@quangduc.com