Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

17. Đại sư thứ 17: Kanhapa - Vị đạo sư trong màn đêm

05/03/201115:52(Xem: 5926)
17. Đại sư thứ 17: Kanhapa - Vị đạo sư trong màn đêm

CÁC VỊ CHÂN SƯ ĐẠI THỦ ẤN
Nguyên Thạnh Lê Trung Hưng dịch, Nguyễn Minh Tiến hiệu đính

Đại sư thứ 17: Kanhapa - Vị đạo sư trong màn đêm

Nếu chỉ vì lòng ghen tị
Ra sức hành trì các pháp môn

Nỗ lực tích lũy các công đức

Tất cả đều vô ích mà thôi

Vì ngươi không thể nào đạt tới thần thông

Nếu ngươi không có được

sự dìu dắt của một chân sư

Như chiếc xe kia thiếu bánh

Chẳng thể nào lăn đi trên đường

Chỉ có bậc thầy mới có thể

Chắp cho ngươi đôi cánh rộng

Để ngươi có thể vút bay trên trời cao


Truyền thuyết


Đạo sư Kanhapacòn được biết dưới cái tên khác là Krsnacarya, vốn là con trai của một quan văn.


Ngài thọ pháp tại đại tu viện Somapuri. Đây là một trong số những tu viện lớn được vua Dharmapalaxây dựng nên. Chân sư của ngài là Đại thành tựu giả Jalandhara.


Ngài Kanhapatu tập thiền định trong 12 năm thì bắt đầu thấy có những hiện tượng chứng đắc. Một hôm khi đang ở trong định, ngài thấy hảo tướng rõ ràng của thủ thần Hevajracùng các quyến thuộc của vị thần này thì đất dưới chỗ ngài ngồi rung chuyển mạnh.


Thấy thế, Kanhapalấy làm tự mãn. Nhưng Kim cương Du-giàThánh nữ(Dakini) hiện ra bảo cho ngài biết rằng đó chỉ là sơ chứng, chứ chưa phải là cứu cánh rốt ráo.


Kanhapa
lại tiếp tục công phu cho đến một ngày nọ ngài nảy sinh ý định thử xem định lực của mình đạt tới mức nào.


Ngài đặt bàn chân lên đá, chân ngài liền lún sâu như đạp vào bùn, để lại cả dấu chân.


Một lần nữa, vị thánh nữ hiện ra khuyên ngài phải tiếp tục nỗ lực tu tập.


Một hôm vừa xuất định, ngài thấy thân thể bềnh bồng bay là đà cách mặt đất khoảng bốn năm tấc. Vị thánh nữ lại hiện ra, bảo ngài cần tiếp tục chuyên cần hơn nữa.


Kanhapa
lại nỗ lực công phu cho đến một hôm khi vừa xuất định, ngài nhìn thấy bảy cái lọng che đầu ngài và bảy cái trống damarubay lượn quanh tự kêu vang khắp trời, ngài Kanhapabảo với môn đệ rằng: “Nay đã đạt mục đích. Ta sẽ đi Lankapuri, thuộc đảo quốc Śrỵ Lanka.”


Lúc đến gần đảo, Kanhapamuốn chứng tỏ thần lực của mình bèn vận thần thông đạp xé nước để đi qua.


Vừa đi ngài vừa nghĩ thầm: “Ngay cả thầy ta cũng chưa chắc làm được như thế này.”


Niệm ấy vừa khởi lên trong tâm của Kanhapa, ngài liền bị chìm ngay xuống biển. Kế đó, một ngọn sóng lớn đánh dạt ngài vào bờ.


Vừa khi ấy, ngước mặt nhìn lên trời, Kanhapathấy thầy mình bay lơ lửng trên đầu. Vị sư phụ hỏi: “Kanhapa! Ngươi đi đâu đấy? Có chuyện gì mà trông thấy thảm thương vậy?”


“Bạch thầy! Đệ tử đang trên đường đi đến Lankapuriđể độ người. Chẳng may vì mất thần thông nên rơi xuống đây.”


“Hoằng pháp độ sinh là việc tốt. Nhưng tốt hơn ngươi nên đến Pataliputratìm cho ra đại đệ tử của ta. Y làm nghề dệt ở thành phố này. Nếu ngươi muốn thành tựu đạo quả, hãy tuyệt đối vâng lời của y.”


Nghe lời thầy, Kanhapalại đi về hướng thành phố Pataliputra.


Lạ thay, thần lực của ngài tự nhiên hồi phục. Những cái lọng và những trống damarulại xuất hiện trên đầu. Ngài đi đến đâu chúng theo đến đấy. Đến Pataliputra, ngài để lại 3.000 môn đồ bên ngoài thành, rồi một mình đi vào thành phố để tìm người thợ dệt.


Ngài đi từ đầu phố đến cuối phố, thấy nhà nào có khung dệt thì ngài dừng lại, dùng thần nhãn dứt đứt sợi chỉ trong guồng. Nếu người nào dùng tay để nối sợi chỉ đứt thì Kanhapahiểu rằng ngài còn phải tiếp tục tìm kiếm.


Thế rồi, rốt cùng ngài cũng tìm thấy con người mà ngài cần tìm thấy, khi ngài nhìn thấy sợi tơ mà ngài dùng thần thông bứt đứt tự nhiên nối liền lại.


Kanhapa
đến vái chào người thợ dệt và cầu pháp. Người thợ dệt hỏi: “Ngươi một lòng qui thuận ta chăng?”


“Thưa vâng, đệ tử xin phục tòng mọi mệnh lệnh của chân sư.”
“Vậy hãy đi theo ta.”


Cả hai cùng đi ra mộ địa, nơi ấy có một cái thây ma còn tươi. Người thợ dệt hỏi: “Ngươi ăn xác chết được chăng?”


Kanhapa
quì gối, rút dao, xẻo một miếng.


“Không phải vậy! Hãy làm như thế này.”


Rồi người thợ dệt hoá thành con sói nhảy đến cạnh xác chết, xé thây ma ra ăn ngấu nghiến.


Đoạn biến trở lại thành người, y bảo: “Ngươi chỉ nên ăn thịt người khi ngươi biến thành thú mà thôi.”


Nói xong, người thợ dệt rặn bụng lòi ra ba cục phân. Y cầm một cục đưa cho Kanhapa: “Nào, ăn đi!”


“Không thể thế được. Nếu tôi ăn thứ này, mọi người sẽ nhạo báng tôi.”


Không nói lời nào, người thợ dệt cầm lấy cục phân đưa vào mồm ăn, chư thiên hiện ra chia nhau ăn một cục khác.


Còn cục phân thứ ba bị một con rồng bay đến tha đi.


Kế đó, họ quay về thành phố, người thợ dệt đưa cho Kanhapanăm xu để mua rượu và thức ăn.


“Bây giờ, ngươi hãy đi gọi các đệ tử của ngươi đến đây để cùng ta dự tiệc Pháp.”


Kanhapa
vừa đi vừa nhủ thầm: “Chỉ có ngần này tiền, không đủ cho một người ăn, làm sao mà thầy bảo đãi cả bọn ta?”


Và khi mọi người tề tựu đông đủ, người thợ dệt tác pháp cúng dường, lập tức vô số thức ăn, vật uống hiện ra la liệt, toàn là sơn hào mỹ vị.


Bữa tiệc kéo dài bảy ngày bảy đêm.


Mọi người không sao ăn hết, Kanhapalấy làm bực bội, thầm nghĩ: “Ăn thế này thì biết bao giờ mới xong? Ta phải đi thôi.”


Kanhapa
ném phần thức ăn thừa cho ngạ quỷ rồi gọi đệ tử lên đường mà không một lời từ biệt.


Người thợ dệt cất tiếng mắng theo:


Này lũ trẻ đáng thương

Các nguơi tự huỷ mình

Các người là những kẻ

Dứt lìa trí huệ lớn

Ra khỏi tâm từ bi

Bỏ đi, ngươi được gì?

Lọng, trống là chuyện nhỏ

Chân đế mới tột cùng


Nhưng Kanhapakhông muốn nghe, tiếp tục lầm lũi dẫn môn đồ ra đi cho tới vùng Bhadhokuracách tu viện Somapurikhoảng năm trăm dặm về phía đông.


Dừng chân nơi đây, ngài gặp một cô gái đang ngồi dưới gốc cây vải sum xuê những quả, ngài hỏi xin: “Này nữ thí chủ, cho ta xin ít quả.”


Kanhapa vận thần lực nhìn lên cây, quả liền rụng xuống. Nhưng cô gái chỉ liếc nhìn, các trái vải lại dính trên cành như cũ.


Sư tức giận dùng thần chú đả thương cô gái. Nàng đau đớn quằn quại gục đầu xuống đất.


Đám đông chứng kiến cảnh ấy lấy làm căm phẩn: “Đệ tử Phật lúc nào cũng từ bi, nhưng gã ác tăng này lại là một kẻ sát nhân.”


Nghe họ quở trách, Kanhapabừng tỉnh, nguôi cơn giận, thâu phép về và chữa thương cho cô gái.


Thừa cơ hội nhà sư không chú ý, cô gái niệm chú đánh lại khiến sư thổ huyết và rơi vào tình trạng rất nguy kịch.


Kanhapa
liền gọi một trong các nữ thần kim cương đến cứu giúp. Vị thánh nữ vâng mệnh đi tìm dược thảo để cứu thầy.


Sau bảy ngày vất vả, bà tìm được được thảo nhưng trên đường về bà lại gặp một cụ già đứng giữa đường khóc lóc. Thánh nữ dừng lại hỏi nguyên cớ. Cụ già mếu máo trả lời: “Tôi khóc vì ngài Kanhapađã qua đời.”


Nghe tin dữ, vị thánh nữ vất thuốc đi vì cho rằng không còn cần đến nữa.


Nhưng khi về tới nơi, bà thấy Kanhapachưa chết mà chỉ trong tình trạng nguy kịch. Sư hỏi thuốc đâu thì bà lắp bắp kể lại chuyện mình bị lừa. Do không có thuốc chữa nên sư phải lìa đời.


Sau cái chết của thầy, vị dakininày quyết tìm cho ra cô gái nọ.
Bà đi khắp mọi nơi từ cõi trời cho đến cõi nhân gian và cho tới một hôm bà bắt gặp cô gái nọ đang ẩn mình trong thân cây sambhila. Bà lôi cô gái ra ngoài và dùng linh phù đánh cho một trận nhừ tử.


Hành trì


Kanhapa
trước tiên đã không nghe theo lời khuyên của Kim cương Thánh Nữ, sau đó lại không vâng mệnh thầy, lại tỏ ra kiêu ngạo và khinh suất. Ngài đã bị sân hận và kiêu mạn sai xử. Vì vậy, ngài đã nhận một hậu quả bi thảm.


Người thợ dệt tuy là bậc tôn túc nhưng cũng đã thất bại khi chỉ dùng thần thông để giáo huấn người, thiếu sự hài hoà giữa Bi và Trí.


Damaru là một loại pháp khí bằng sọ người hay sọ thú dùng trong nghi lễ để triệu thỉnh quỉ thần.

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]