GIỚI THIỆU
Acarya Nagarjuna (A Xà Lê Long Thọ) giữ một địa vị hầu như vô song trong hàng các bậc Thánh Phật giáo trình bày xiển dương lời dạy của Phật Thích Ca Mâu Ni cho lợi lạc của thế giới. Như đã được tiên tri trong Lankavatara Sutra (Kinh Lăng Già), Manjushrimu-lakalpa Tantra, cũng như trong vài thuyết pháp khác của Phật, Acarya Nagarjuna cách mạng sự giải thích giáo lý của bậc Giác Ngộ vào thời đại mình và đóng góp cho nó một sức sống và sự năng động tiếp tục giữ gìn nó thậm chí đến ngày hôm nay trong những vị hiến mình phụng sự Đại thừa. Cuộc cách mạng mà Acarya Nagarjuna hoàn thành trong dòng chảy Phật giáo không phải, như một số người có thể nghĩ, là một bước khởi đi căn bản khỏi giáo lý nguyên thủy của Phật Thích Ca. Trái lại, những người theo học phái Trung Đạo (Madhyamaka) đã chứng tỏ rằng sự giải thích của họ tiêu biểu cho nội dung đích thực của giáo lý của Phật và tinh túy của Phật giáo. Dù mục tiêu của chúng tôi ở đây không phải là dẫn chứng cho điều này, có thể đơn giản nói rằng chân lý của nó không thoát khỏi sự nhận xét của những học giả thẩm quyền trong lãnh vực này.
Khi biết sự uy nghi của tên tuổi và vai trò quan trọng của Bồ tát Long Thọ trong sự phát triển của tư tưởng Phật giáo, thật không có gì ngạc nhiên khi câu chuyện cuộc đời ngài dính dáng đến những truyền thuyết và huyền thoại. Những người viết tiểu sử ngài đã gồm vào đó những yếu tố, dù chắc hẳn là những sự kiện của lịch sử tôn giáo, cũng khó mà xác minh sự thật của chúng. Chắc chắn là một tiểu sử bằng Anh ngữ của Bồ tát Long Thọ được dịch từ nhiều bản tiểu sử của ngài lưu hành trong ngôn ngữ Tây Tạng là điều đáng ao ước, đó là một công việc không nhỏ. Do đó vì mục đích giới thiệu tác phẩm này chúng tôi tự giới hạn trong một tóm tắt cuộc đời của ngài căn cứ trên những sự việc có thể xác minh với sự chắc chắn tương đối, rút từ những tiểu sử truyền thống trong chừng mực những sự kiện đó không mâu thuẫn nhau.
Bồ tát Long Thọ sống trong khoảng một phần tư cuối cùng của thế kỷ thứ nhất và một phần tư đầu của thế kỷ thứ hai. Điều này là rõ ràng từ tình bạn với một nhà vua của dòng họ Satavahana của Andhra. Nhà vua, Gautamiputra Satakarni, con của hoàng hậu Bala Sri, là người độc nhất của dòng họ theo Phật giáo và chính vì ông mà Bồ tát Long Thọ viết Suhrïllekha và Ratnavali. Những nhà viết tiểu sử truyền thống đồng ý rằng ngài Long Thọ sanh ra trong một gia đình bà la môn ở Nam Ấn. Những bản tiểu sử Tây Tạng nói rằng khi mới sanh, các nhà chiêm tinh tiên đoán đứa trẻ sẽ sống không quá bảy tuổi. Không thể chịu nổi viễn cảnh ấy, cha mẹ nó gởi đứa bé đến một tu viện Phật giáo, nơi đó bằng cách đọc tụng Aparimitayuddharani, nó thành công thoát khỏi số mệnh. Bản tiểu sử của Cưu Ma La Thập về thời trẻ của Bồ tát Long Thọ khác một cách căn bản với những bản Tây Tạng. Nó được đề cập ở đây chỉ vì nó được xem là sớm hơn các bản Tây Tạng, và như vậy đáng được lưu ý. Cưu Ma La Thập viết rằng thời trẻ ngài Long Thọ bị dục vọng cám dỗ và nhờ nghệ thuật tàng hình đã quyến rũ những phụ nữ trong cung điện vua. Nhưng một lần, ngài suýt chết dưới bàn tay của những người canh gác, một kinh nghiệm dẫn ngài tin vào lời dạy của đức Phật rằng tham muốn là nguyên nhân lớn nhất của khổ. Kết quả là ngài vào Tăng đoàn, theo lời kể của Cưu Ma La Thập. Sau đó, theo tài liệu Tây Tạng, Long Thọ trở thành một học trò của Rahulabhadra (cũng còn được biết với tên Mahasiddha Saraha), bấy giờ là Trụ trì đại học ở Nalanda.
Gần như mọi nhà tiểu sử truyền thống đồng ý rằng Acarya Nagarjuna lấy những Kinh Bát Nhã Ba La Mật từ loài Rồng (Naga). Dù một số gợi ý rằng từ này thường được dùng để chỉ một nhóm các đại yogi, ý nghĩa chính xác của chữ này vẫn không chắc chắn. Cuối cùng, ngài Long Thọ hình như để phần cuối đời ở trong tu viện do người bạn và thí chủ là Vua Gauta-miputra ở Sri Parvata xây cho. Dù những chuyện kể nói về cái chết của ngài có khác nhau về chi tiết, chúng đồng ý rằng Long Thọ bằng lòng với cái chết của mình trong tay con của vua Gautamiputra.
Acarya Nagarjuna là một đạo sư thành tựu của Phật giáo. Ngài viết nhiều về hầu hết mọi khía cạnh của triết học và tôn giáo Phật giáo. Dù ngài Long Thọ được đông đảo xem là người tiên phong số một của “trung đạo”, hay Madhyamapratipad, và như một vị thầy của biện chứng, những tác phẩm của ngài cũng gồm những công trình về Luật, về Tantra, về Bồ tát hạnh, và về thực hành Thừa Ba la Mật (Paramitayana). Trong loại sau gồm có bình giảng về Dasabhumikasutra (Kinh Thập Địa), Sutrasamuccaya và những cái khác. Ngài Long Thọ còn viết những tác phẩm có tính chất sùng mộ cao, như Catuhstava. Đáng tiếc là quá ít những tác phẩm như vậy của ngài được dịch sang tiếng Anh. Hy vọng rằng những năm tới tình trạng này sẽ được cải thiện và tác phẩm nhỏ này sẽ đóng góp một phần nhỏ cho tiến trình ấy.
Suhrïllekha của Acarya Nagarjuna là một tóm tắt khúc chiết và dễ hiểu về giáo lý Phật giáo. Nói chung nó có thể cho là thuộc về loại bản văn mà sau này được gọi ở Tây Tạng là những bản văn của con đường tiệm tiến hay lam-rim. Những tác phẩm của Long Thọ, đặc biệt là Sutrasamuccaya nhưng cũng ở một cấp độ kém hơn là Suhrïllekha, là những cái đi trước của vô số bản văn có thể được xếp loại dưới tên lam-rim. Chúng bao gồm những tác phẩm như Siksasamuccaya của Shanti-deva, Trang Hoàng Ngọc Báu của Giải Thoát của Sgam-po-pa và Minh Giải Tư Tưởng của Bậc Trí của Sakya Pandita Kunga. Gyaltsen. Pal. Zangpo. Không ngạc nhiên rằng phong cách khúc chiết và nội dung dễ hiểu của một tác phẩm như Suhrïllekha của Long Thọ làm cho nó phổ thông như một phương tiện chuyên chở vắn tắt giáo lý Phật giáo. Suhrïllekha được phổ thông như vậy ở Ấn Độ được nói rõ trong lời kể của nhà hành hương Trung Hoa Nghĩa Tịnh đến Ấn Độ vào thế kỷ thứ bảy, ngài viết, “Ở Ấn những học trò học bản văn này bằng kệ rất sớm, nhưng những người sùng tín nhất xem nó là đối tượng đặc biệt để nghiên cứu trọn đời”. Ngày nay Suhrïllekha cũng được phổ biến rộng trong người Tây Tạng, họ dùng nó với sự đều đặn như một cẩm nang căn bản cho việc dạy Phật pháp. Bởi thế hy vọng rằng bản dịch Anh ngữ này sẽ hữu dụng cho những người muốn có được một hiểu biết căn bản về Phật giáo. Tính chất dễ hiểu của nó, dù ngắn, cũng làm cho nó rất thích hợp để dùng như một dẫn nhập vào toàn bộ Phật giáo. Vì nó chủ yếu viết cho người tại gia, một bức thư của ngài Long Thọ gởi tới vua Satavahana như một người bạn lâu năm, những lời dạy bao gồm trong đó có thể được một số đông rộng rãi độc giả hâm mộ với những thích thú khác nhau. Dù cho những học giả và những nhà hàn lâm muốn tìm sự minh giải một số điểm khó hiểu trong giáo lý Trung Đạo có thể ít thỏa mãn trong Suhrïllekha, những ai muốn có một cẩm nang khúc chiết và dễ hiểu về giáo thuyết và thực hành Phật giáo chắc chắn sẽ không thất vọng.
Dù Suhrïllekha chứa đựng những yếu tố thuộc về Đại thừa, nhiều phần nó gồm một nền tảng chung cho cả Tiểu thừa và Đại thừa. Bức thư bắt đầu với một cầu nguyện để trau dồi lòng tin vào cái tối tôn, như Phật, Pháp và Tăng. Rồi tiếp theo một tóm tắt dài về những quy tắc đạo đức và tôn giáo, mà nếu làm theo, sẽ có kết quả là sanh vào những cõi may mắn của người và chư thiên, như Acarya Nagarjuna viết, “…giới luật được nói là nền tảng của mọi đức hạnh, công đức, như đất là chỗ nương tựa của những vật sống và những vật vô tri”. Những yêu cầu và cấm đoán được nêu ra trong bản văn đều đi kèm với những thực hành được dùng để đối nghịch lại với những xu hướng không đức hạnh. Như ngài Long Thọ viết trong câu kệ thứ bốn mươi, “Hãy luôn luôn thiền định đúng đắn về từ, bi, hỷ, xả…” Cũng bằng một tầm quan trọng như vậy là phần để xóa bỏ những quan điểm sai lầm do vô minh gây ra, vì đạo đức được thực hành trong vô minh thì không đưa đến kết quả giải thoát. Tuy nhiên, qua sự phối hợp của giới luật và trí huệ (sự thấu hiểu tánh không) giải thoát mới đạt được. Tánh không này, Chân Lý Tối Hậu, được phát hiện nhờ xóa bỏ những quan điểm sai lầm.
Cái chết, vô thường và những điều kiện thuận lợi tạo thành chủ đề cho những bài kệ tiếp theo của bản văn. Vì cuộc đời thì chóng vánh như một bọt nước bị gió thổi tan, Long Thọ cổ vũ độc giả, đã có những điều kiện may mắn làm tiền đề cho sự thực hành Pháp, hãy cố gắng cho giải thoát không trì hỗn. Nếu sự sanh làm người không được sử dụng thích đáng, người ta sẽ tiếp tục kinh nghiệm khổ đau của sáu cõi sanh tử luân hồi, như được Long Thọ diễn tả. Những diễn tả này giống như những bản văn cùng loại. Chúng làm phát sanh một sự ghê sợ đối với hiện hữu sanh tử và một mong muốn giải thoát. Độc giả gặp những diễn tả này lần đầu cần được cảnh báo chớ hiểu lầm chúng là tưởng tượng hoang đường, vì chúng làm hoàn thiện một chức năng trọng yếu trong tiến trình giải thoát. Bởi vì mục đích cao nhất là giải thoát và giác ngộ không thể hoàn thành trừ phi và cho tới khi nào bám luyến vào thế giới được thanh toán, những mô tả chi tiết của những khổ đau nhiều mặt là cần thiết để sanh ra sự từ bỏ, điều này là thiết yếu để bước lên con đường đến giải thoát. Cần nhớ rằng “chân lý về khổ” là cái đầu tiên của Bốn Chân Lý Cao Cả và là hòn đá nền của Phật giáo.
Bức thư của ngài Long Thọ kết thúc với một diễn tả con đường và kết quả vô song sẽ đạt được qua thực hành này. Giới, định và huệ sanh khởi từ sự thấu hiểu Duyên Sanh, bao trùm con đường đưa đến trạng thái cao cả của một Bồ tát hay Phật.
Từ đó, như đã nói ở trước, Suhrïllekha của Acarya Nagarjuna cung cấp cho người ngưỡng mộ muốn làm quen với những căn bản của con đường giải thoát một tóm tắt dễ hiểu những nguyên lý Phật giáo. Nền tảng của hạnh kiểm đạo đức đúng và cái hiểu đúng về chân lý giải thoát khỏi những che chướng của vô minh tựu thành một cách thức hiện hữu siêu việt, nó không chỉ là giải thoát khỏi ràng buộc và vô minh, mà còn là khả năng trưởng dưỡng tất cả chúng sanh để họ cũng đạt đến giác ngộ.
ABOUT PETER DELLA SANTINA
Peter Della Santina was born in the USA. He has spent many years studying and teaching in South and East Asia. He received his BA. in religion from Wesleyan University, Middletown, Connecticut, USA in 1972 and a MA in philosophy from the University of Delhi, India two years later. He did his Ph.D. in Buddhist Studies also from the University of Delhi, India in 1979.
He worked for three years for the Institute for Advanced Studies of world
Religions, Fort Lee, New Jersey as a research scholar translating 8th century Buddhist philosophical texts from the Tibetan. He taught at several Universities and Buddhist centers in Europe and Asia including, the University of Pisa in Italy, the National University of Singapore and Tibet House in Delhi, India. He was the Coordinator of the Buddhist Studies project at the Curriculum Development Institute of Singapore, a department of the Ministry of Education from 1983 to 1985.
More recently, he was a senior fellow at the Indian Institute of Advanced Study, Simla, India and taught Philosophy at the Fo Kuang Shan Academy of Chinese Buddhism, Kaoh-shiung, Taiwan.
For twenty-five years Peter Della Santina has been a student of H.H. Sakya Trizin, leader of the Sakya Order of Tibetan Buddhism and of eminent abets of the Sakya Tradition. He has practiced Buddhist meditation and has completed a number of retreats. He has published several books and articles in academic journals including Nagarjuna's Letter to King Gautamiputra, Delhi 1978 and 1982 and Madhyamaka Schools In India, Delhi 1986 and the Madhyamaka and Modern Western Philosophy, Philosophy East and West, Hawaii, 1986.