Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

BHIMRAO RAMJI AMBEDKAR người đã giúp cho Phật giáo hồi sinh ở Ấn độ

10/02/201122:58(Xem: 7061)
BHIMRAO RAMJI AMBEDKAR người đã giúp cho Phật giáo hồi sinh ở Ấn độ


BHIMRAO RAMJI AMBEDKAR
người đã giúp cho Phật giáo hồi sinh ở Ấn độ

Hoang Phong

Phậtgiáo hoàn toàn biến mất trên bán lục địa Ấn độ từ thế kỷ XIII. Hơn bảy thế kỷ nằmim trong quên lãng, Phật giáo đã hồi sinh trên phần đất này. Sự hồi sinh đó nhờvào công trình của một con người khác thường là Bhimrao Ramji Ambedkar (1892-1956),một Phật tử trung kiên sinh ra từ giai cấp tiện dân, nhưng đã trở thành bộtrưởng Tư pháp trong chính phủ Nerhu, và là cha đẻ của bản hiến Pháp Ấn độ ngàynay.

Sức tàn phá của các đạo quân Hồi giáo và sự suy tàn của Phậtgiáo trên đất Ấn

Triều đại Palađược thành lập trên đất Ấn vào năm 750, là một triều đại che chở cho Phật giáo,nhưng lại suy vi khi bước vào thế kỷ thứ XI. Khi một đế quốc đã suy tàn thì khôngcòn đủ sức để chống giữ biên cương, vì thế các đạo quân Hồi giáo từ Apganixtantràn vào cướp bóc và tàn phá miền tây nước Ấn, đói kém hoành hành, dân chúng chạyloạn khắp nơi. Tăng đoàn Phật giáo cũng tản mác theo dân chúng, ngược lên Tây tạnghoặc di tản sang phía đông trong vùng thủ phủ Ma-kiệt-đà, hoặc vượt biển sang Inđônêxia.Trong số những tăng sĩ vượt đèo lên Hy-mã-lạp-sơn có một vị rất nổi tiếng là đạisư A-đề-sa (Atisa), vị này được xem là người đã phục hồi Phật giáo ở Tây tạng,vì trước đó Phật giáo đã gần như bị tận diệt dưới sự ngược đãi của vương quyền.

Bước sang thế kỷ XII, không còn mộtvương quốc Ấn độ nào đủ sức ngăn chận các đạo quân Hồi giáo, và vào năm 1192 thủphủ Delhi bị các đạo quân Thổ nhĩ kỳ và Apganixtan chiếm đóng. Các vị vương công(sultan) người Thổ nhĩ kỳ và Apganixtan lại tiếp tục xua quân tiến sang phía đông,và vào cuối thế kỷ XII thì toàn thể thung lũng sông Hằng đều bị các đạo quân Hồigiáo chiếm đóng. Chùa chiền, tu viện Phật giáo cũng như các đền thờ Ấn giáo đềubị tàn phá, tăng sĩ Phật giáo bị giết hại. Các tu viện đại học thuộc Đại thừa vàTan-tra thừa như Na-lan-đà, Odantapuri và Vikramashila... đều bị san bằng.Odantapuri và Vikramashila là hai tu viện lớn, tương đương với Na-lan-đà, do nhàvua Dharmapala (783-820) thành lập dưới triều đại Pala, trong mỗi tu viện số tăngsĩ lên đến hơn mười hai ngàn người, ngày nay chỉ còn lưu lại những vết tíchtrong tiểu bang Bihar. Phật giáo chỉ còn rơi rớt lại trong dân gian dưới hìnhthức các nghi lễ truyền thụ của Tan-tra thừa (Mật tông) do những cư sĩ đảm trách,nhưng cũng mai một dần. Nhà du hành người Ý Marco Polo khi đến Ấn độ vào thế kỷXIII có ghi chép rằng Phật giáo đã biến mất, chỉ còn lại một số di tích điêu tànmà thôi.

Trong khi Phật giáo biến mất trên đấtẤn vì các đạo quân xâm lược, thì Ấn giáo lại vượt qua được sự tàn phá của các đạoquân này. Chẳng qua vì sự phân chia giai cấp của Ấn giáo đã ăn sâu vào các tầnglớp xã hội kèm theo những nghi lễ và thói tục dân gian, tất cả những thứ ấy rấtkhó xóa bỏ. Đồng thời Ấn giáo cũng không có những tổ chức đồ sộ, tập trung đôngđảo các thành phần giáo sĩ, dễ bị tiêu diệt như trường hợp của Phật giáo. Vì thếkhi các đạo quân Hồi giáo san bằng chùa chiền và các tu viện đại học, giết hạităng đoàn thì Phật giáo cũng biến mất theo. Ấn giáo tuy có bị ngược đãi nhưngnhẹ tay hơn vì Ấn giáo tôn thờ kinh Vệ-đànhư một thứ « Thánh kinh », tương tự như người Hồi giáo đối với kinhCoran và đạo Dô-rô-át (Zoroastrism) đối với Thánh kinh của họ. Dô-rô-át là mộttôn giáo cổ phát sinh từ thế kỷ thứ I trước công nguyên, thờ một vị Trời sáng tạolà Ahura Mazdà. Đạo này từng phát triển trong các vùng Cuốcdixtan (Kurdistan),I-ran, I-rắc, Xiri (Syrie) ngày nay, nhưng về sau đã bị thay thế dần bởi Hồi giáobắt đầu từ thế kỷ thứ VIII. Khác với Ấn giáo, Phật giáo là một tôn giáo« vô thần » nên bị truy lùng và tận diệt.

Ngày nay tuy Ấn giáo không bành trướngđược ra bên ngoài lãnh thổ Ấn, nhưng vẫn ảnh hưởng một cách sâu đậm trong xã hộivới tám mươi phần trăm dân số theo Ấn giáo. Sự kỳ thị và phân chia giai cấp do Ấngiáo chủ trương vẫn tiếp tục chi phối xã hội một cách nặng nề mặc dù chính phủ đãthực hiện nhiều cố gắng để loại trừ tệ nạn này. Xã hội Ấn độ được phân chia thànhbốn giai cấp hay đẵng cấp theo thứ tự trên dưới như sau : 1- Brahmana :hàng giáo sĩ và lãnh đạo tôn giáo, 2 - Ksatriya : vua chúa, vương công, những người học thức uyên bác, 3 -Vaisya : các nghệ nhân, thương nhân, nông dân..., 4 - Sutra : những kẻtôi đòi, hầu cận,... Ngoài bốn giai cấp vừa kể, còn một tầng lớp nữa không đượcxếp vào một đẳng cấp nào cả, đó là những tiện dân, những người thấp hèn, sống bênlề xã hôi không được trà trộn với các giai cấp khác. Theo Ấn giáo, nghiệp (karma) quyết định giai cấp bất di dịch củamột cá thể suốt cuộc đời họ.

Bhimrao Ramji Ambedkar là ai ?

Ông sinh ngày 14 tháng 4, năm 1891 ởMhow thuộc tiểu bang Madhya Pradesh, trong một gia đình tiện dân. Thuở nhỏ ông cótrí thông minh khác thường và nhờ thế mà ông được vị vương công của tiểu bangBaroda, còn gọi là Badodara, chú ý và cho tiền đi học. Năm 1912 ông được nhậnvào trường Elfinstone College ở Bombay, và sau đó lại được đưa sang Mỹ để họcthêm. Ông đỗ tiến sĩ về kinh tế ở Đại học Columbia và sau đó sang Anh quốc tiếptục học ở trường London School of Economies.

Khi trở về quê hương ông hoạt độngchính trị nhưng không tránh khỏi những khó khăn vì nguồn gốc tiện dân của mình,khiến ông bị các giai cấp khác tìm đủ mọi cách ám hại. Tuy nhiên ông vẫn quyếtliệt bênh vực và nhất định đứng về phía giai cấp tiện dân, bất đồng chính kiến cảvới Gandhi về những các biện pháp thiếu quyết liệt để bảo vệ những người tiện dân,chẳng hạn như những đề nghị thiết lập luật bầu cử riêng và thành lập quốc hộiriêng cho họ. Chủ trương của Bhimrao Ramji Ambedkar là đòi hỏi sự bình đẳng tuyệtđối của người tiện dân trong xã hội. Ông tổ chức những cuộc kháng cự bất bạo độngchống lại việc cấm người tiện dân không được phép bước vào các đền thờ Ấn giáovà uống nước ở các vòi nước công cộng, vì các hành vi ấy sẽ làm dơ bẩn đền thờvà ô nhiễm nước uống.

Khi người Ấn giành được độc lập, Nerhuđứng ra thành lập chính phủ đầu tiên và đã bổ nhiệm Bhimrao Ramji Ambedkar làmbộ trưởng tư pháp và giao cho ông trọng trách soạn thảo bản hiến pháp đầu tiêncho nước Ấn. Ông đưa vào hiến pháp Ấn các điều khoản như sau : cấm tất cảmọi hình thức kỳ thị giữa các tầng lớp dân chúng, bình đẳng cho người tiện dânvà bình đẳng cho người phụ nữ, tự do tôn giáo... Hơn nữa ông còn đưa ra nhiềubiện pháp cải thiện vai trò của người phụ nữ trong xã hội, nâng đỡ người nghèokhó, giúp con cái họ được đi học, mọi người đều được quyền xin việc làm tương xứngvới khả năng của mình, không được căn cứ vào giai cấp từ trước của họ.

BhimraoRamjiAmbedkar

BhimraoRamji Ambedkar (1892-1956)

Sự hồi sinh của Phật giáo ở Ấn độ :

Chịuảnh hưởng các nền dân chủ Tây phương, B.R. Ambedkar chống lại toàn bộ hệ thốngphân chia giai cấp trong xã hội Ấn. Ông bất đồng chính kiến với Gandhi khiGandhi cho rằng phân chia giai cấp là phù hợp với Ấn giáo và cũng chính vì quanđiểm quyết liệt này mà ông đã gặp nhiều khó khăn và thất bại. Là một người Phậtgiáo trung kiên ông nhất quyết bước theo con đường của Đức Phật, một con đườngmở rộng để xoá bỏ mọi giai cấp và tất cả những hình thức kỳ thị. Chính Đức Phậtđã xem sự phân chia giai cấp trong xã hội chỉ mang tính cách văn hoá, ý thức hệvà tín ngưỡng đơn thuần mà thôi. Đức Phật đặt con người ra ngoài mọi hệ thống gòbó và giả tạo, đưa người phụ nữ lên ngang hàng với nam giới. Ngài xem tất cả mọichúng sinh đều bình đẳng với nhau trên phương diện tâm linh và đều có quyền nhưnhau trên đường giác ngộ. Tăng đoàn là một hình thức dân chủ, đón nhận tất cả mọigiai cấp trong xã hội.

B.R. Ambedkar quan niệm Phật giáo làmột con đường giải thoát nhưng đồng thời cũng phải hướng Phật giáo vào những cảicách xã hội. Theo quan điểm của ông, Phật giáo còn là một nền triết học về đạo đứcvà đã thật sự đem đến cho ông một lý tưởng giúp ông dấn thân vào những hoạt độngxã hội. Lý tưởng đạo đức đó hàm chứa vừa tính cách cá nhân lẫn tập thể, ảnh hưởngtrực tiếp vào đời sống xã hội, vì thế ông thường xuyên bày tỏ ước vọng là Phậtgiáo sẽ có thể giúp con người đạt được lý tưởng đạo đức đó mà ông hằng mong ước.Ông hô hào những người tiện dân hãy trở về với Phật giáo vì đó là con đường cóthể giải thoát cho họ. Ngày 14 tháng 10, năm 1956 có 380 000 người tiện dânxin quy y tập thể, quả thật đấy là một ngày lịch sử đã đánh dấu sự hồi sinh củaPhật giáo trên đất Ấn. Nhưng tiếc thay, chưa đầy hai tháng sau đúng vào ngày 6tháng 12 thì ông lại qua đời.

Phong trào xin quy y tập thể của ngườitiện dân tiếp tục lan rộng từ tiểu bang này sang tiểu bang khác nhưng đồng thờicũng có rất nhiều trở ngại lớn lao. Những trở ngại cấp bách nhất là không có tăngđoàn đủ khả năng hướng dẫn, không có chùa chiền, người tiện dân thì lại nghèokhó, không người lãnh đạo, không đủ phương tiện đóng góp vào những hoạt động tậpthể. Những trở ngại khác là các cấp chính quyền Ấn giáo tìm mọi cách ngăn chậnphong trào quy y của người tiện dân, họ cho rằng người tiện dân khi đã theo Phậtgiáo thì đương nhiên phải phủ nhận mọi quyền lợi mà nhà nước đã ưu đãi họ theosự yêu cầu của B.R. Ambedkar. Gần đây hơn có một vị lãnh đạo khác là Udit Raj,sinh ngày 1 tháng giêng 1958, là một cựu công chức cao cấp trong chính quyền,nhưng ông đã từ chức và đứng ra thành lập một đảng chính trị gọi là đảng Công lý.Ông quy y Phật giáo ngày 4 tháng 11 năm 2001 và tiếp tục hô hào người tiện dân hãytiếp tục trở về với Phật giáo và tổ chức những khoá ẩn cư cho họ.

Biến cố Tây tạng vào năm 1950 đã đưahàng loạt người dân và cả hàng tăng lữ Tây tạng sang tị nạn ở Ấn độ. Họ tích cựcxây dựng chùa chiền và thuyết giảng Đạo Pháp khắp nơi, đó cũng là một trợ lực khôngnhỏ cho phong trào quy y của người tiện dân Ấn độ. Sự hồi sinh của Phật giáo trênđất Ấn là một biến cố không thể phủ nhận đuợc, nhưng khó khăn còn nhiều. Một nềnPhật giáo « phôi thai » còn lỏng lẻo, không tránh khỏi những hình thứcthương mại như buôn bán ảnh tượng như những vật lưu niệm, thu hút người du lịchbằng những hình thức màu mè, và hàng tăng lữ còn bị mê hoặc bởi những tiện nghivật chất.

Dù sao sự hồi sinh của Phật giáo trênđất Ấn cũng là một niềm hy vọng chung cho những ai mang hoài bảo muốn nhìn thấymột xã hội công bằng hơn, ít kỳ thị hơn và hạnh phúc hơn. Ngày nay người ta đãthấy rõ tiến bộ vật chất và những xu hướng bảo thủ và cực đoan đã và đang tànphá xã hội con người như thế nào. Văn minh vật chất và các xu hướng tín ngưỡng cựcđoan không thể giải thoát con người mà chỉ nô lệ hoá con người mà thôi. Giàu cóvật chất sẽ tạo ra bất công, tham vọng và những xung đột ngấm ngầm, tất cả nhữngthứ ấy ăn sâu một cách kín đáo vào các tầng lớp xã hội để tạo ra hận thù và lantràn ra khỏi biên giới quốc gia để gây ra chiến tranh khắp nơi. Nếu những khốidân chúng đông đảo như Ấn độ và các quốc gia khác ở Á châu thực tâm quay về vớiPhật giáo, nhìn thấy giá trị của Từ bi và Đạo đức để cùng nhau tái lập sự côngbằng, hài hoà và an vui trong xã hội, thì đấy sẽ là một niềm hy vọng chung chomỗi người trong chúng ta, và biết đâu cái viễn ảnh ấy, cái sức mạnh ấy cũng cóthể thay đổi được cả tương lai của nhân loại trên hành tinh này, hay ít ra cũnggiữ được truyền thống tín ngưỡng của quê hương mình.

Bures-Sur-Yvette, 25.11.08
Hoang Phong



Ý kiến bạn đọc
18/04/201508:51
Khách
Các học giả PG các nước lo công cuộc hoằng pháp hồi sinh PG sau 8 thế kỷ bị êm hơi lặng tiếng nới ấn độ.Đáng khâm phục.Trong khi tu sỉ vn mình chỉ biết tổ chức rầm rộ lễ lạc cất chùa cao phật lớn tô tượng đút chuông;mở pháp hôi cúng kiến lung tung suốt 12 hoặc 13 tháng trọn năm để cũng cố địa vị và sản nghiệp là cái chùa cái Thian62 Viện.rồi làm sao phục hưng PG và dạy tín chúng tu hành đây???!
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]