Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Phần 4

24/05/201311:58(Xem: 5409)
Phần 4

NHÀ XUẤT BẢN VĂN HOÁ THÔNG TIN - 2002

CÁC ĐẾ VƯƠNG VỚI PHẬT GIÁO

VƯƠNG CHÍ BÌNH

Đào Nam Thắngdịch
Lê Đức Niệm hiệu dịch

---o0o---

Phần 4

Dòng họ Gia Luật tôn sùng Thích Ca

Liêu Đạo Tông hoằng dương các tông phái

Vào thế kỷ thứ tư sau Công nguyên, ở lưu vực sông Hoàng Thuỷ của thượng du sông Liêu (ngày nay là sông Tây Thích Mục Luân của vùng Nội Mông) ra đời một dân tộc thiểu số tên là Khiết Đan. Hồi đó họ sống lang thang du mục trên sông và trên đất, họ sinh sống bằng chăn nuôi và đánh bắt cá. Thời Đường Thái Tông, dân tộc Khiết Đan nhập vào nhà Đường, chính quyền Trung Ương nhà Đường đã thiết lập Tùng Mạc Đô Đốc Phủ ở trên đất của nhà Liêu, đồng thời ban cho thủ lĩnh của họ (một người họ Lý) đảm nhận chức Đô Đốc. Bắt đầu thời Võ Tắc Thiên, dân tộc Khiết Đan dần dần lớn mạnh nhưng vẫn bị vùng Đột Quyết khống chế và gây áp lực, do đó trong những năm cuối đời Đường, họ phát triển chưa mạnh lắm. Cuối đời Đường, khi mà vùng Trung Nguyên bắt đầu bị chiến tranh loạn lạc thì dân tộc Khiết Đan nhân cơ hội này vùng dậy, trở thành một thế lực rất hùng mạnh ở vùng đất hoang vu phía Bắc (vùng Nội Mông). Năm 916, thủ lĩnh của người Khiết Đa tên là Gia Luật A Bảo Cơ tự xưng là Hoàng Đế, lập một quốc gia độc lập lấy tên là Khiết Đan (quốc hiệu Khiết Đan này đã thay đổi luôn luôn: năm 947 sau Công nguyên đổi thành Liêu, đến năm 983 lại đổi thành Khiết Đan, đến năm 1066 lại phục hồi thành Liêu. Từ đấy trở đi, các sách đều gọi là Liêu). Vua lấy niên hiệu là Kiến Nguyên Thần Sách. Hai năm sau lại định đô ở Phủ Lâm Hoàng (ngày nay là vùng ngoại ô của Ba Lâm Tả Kỳ vùng Nội Mông), gọi là Thượng Kinh. Sau khi lập nên nước Liêu, họ không ngừng tiêu diệt các thế lực ở phương bắc, dần dần họ trở thành một lực lượng đối kháng với Vương Triều ở Trung Nguyên. Năm 937, nhà Liêu giành được 16 châu ở Yến Vân của nhà Hậu Tấn, do đó thế lực của họ ngày càng mạnh hơn. Sau khi Vương triều Bắc Tống được thành lập, nhà Liêu đã trở thành mọt trong những Vương Triều ở phương bắc đối kháng trực tiếp với nhà Bắc Tống. Chính quyền nhà Liêu do dân tộc Khiết Đan lập lên thì đến năm 1125 bị người Kim tiêu diệt. Chính quyền đó có 9 đời Hoàng Đế, kéo dài 210 năm.

Dân Khiết Đan vốn không có tín ngưỡng thờ Phật. Cuối thời Đường, Liên Thái Tổ Gia Luật A Bảo Cơ trong quá trình thống nhất các bộ tộc Khiết Đan và thiết lập chính quyền thì ông cũng có ý muốn tiếp thu nền văn hoá của Trung Nguyên chiêu mộ các nhân sỹ người dân tộc Hán. Năm thứ hai của Thiên Hiển (năm 927 sau Công nguyên), Liêu Thái Tổ tấn công vùng Bột Hải của dân tộc Nữ Chân vốn thờ Phật, đưa vị tăng tên là Sùng Văn cùng 50 người ở vùng đó lên sống ở phủ Lâm Hoàng của Thượng Kinh. Sau đó cho xây chùa Thiên Hùng để mời các vị về ở, tạo điều kiện cho các vị hoằng dương Phật pháp. Từ đó trở đi, từ các vị trong Hoàng tộc đến Đế Vương của nhà Liêu thường xuyên đến ngôi chùa này lễ bái Phật, đồng thời họ còn tổ chức các nghi lễ Phật giáo như cầu nguyện, truy tiến (còn gọi là truy phúc, tức là cúng tiền cho người đã chết), làm cơm chay khoản đãi các vị tăng. Từ đó Phật giáo dần dần được lưu hành ở trong Hoàng Thất (Hoàng tộc) và các vị quý tộc của Triều Đình. Năm đầu tiêu của Hội Đồng đời Liêu Thái Tông (Gia Luật Đức Quang), tức năm 937 sau Công nguyên, nhà Liêu thu được 16 châu của Yến Vân nhà Hậu Tấn. Ở vùng đất này thì Phật giáo tương đối thịnh hành, điều này đã thúc đẩy cho Phật giáo đời nhà Liêu được phát triển mạnh hơn. Mối quan hệ giữa Phật giáo và các Đế Vương nhà Liêu ngày càng thân mật, họ cũng giống các Đế Vương vùng Trung Nguyên là bắt đầu che chở, bảo vệ Phật giáo để lợi dụng Phật giáo. Trong số 9 vị Đế Vương của nhà Liêu, thì có 3 vị là Thánh Tông Gia Luật Long Tự, Hưng Tông Gia Luật Tông Châu và Đạo Tông Gia Luật Hồng Cơ là có mối quan hệ thân mật với Phật giáo. Trong ba triều đại này, (từ năm 983 - 1100), Phật giáo đời nhà Liêu rất hưng thịnh.

Trong thời gian Liêu Thánh Tông tại vị (từ năm 983 - 1030), ông đã từng cho xây thêm hàng loạt các chùa thờ Phật đồng thời đem một số lượng lớn đất đai và dân lao động thí xả cho các tự viện Phật giáo. Dưới sự đề xướng do ông ta đứng đầu, rất nhiều vị quyền quý, công thần, nhà giàu cũng đem trang trại và dân lao động của mình thí xả cho tự viện Phật giáo. Điều này đã khiến cho thế lực của kinh tế tự viện trong đất nhà Liêu tăng rất mạnh. Những người dân được đem thí xả cho nhà chùa là những người đã đem một nửa số thuế theo quy định của nhà nước phong kiến nộp cho các lãnh chúa phong kiến, sau khi đem họ thí xả cho các tự viện Phật giáo, họ sẽ đem một nửa số thuế còn lại nộp cho tự viện. Điều này đã giúp chi các tự viện Phật giáo mặc dù mùa màng thất bát nhưng vẫn có một khoản thu nhập nhất định. Liêu Thánh Tông coi đó là chế định và ông gọi những người dân này là "Nhị thuế tự viện". Mục đích của việc thi hành chế độ này là giúp cho các tự viện Phật giáo có một khoản thu nhập cố định, lấy đó làm cơ sở cần thiết thúc đẩy sự phát triển của Phật giáo đời nhà Liêu. Con gái thứ của Liêu Thánh Tông là công chúa Tần Việt Đại Trường thấy Phụ Vương làm như vậy cũng cho xây dựng thêm nhiều chùa thờ Phật, đồng thời cô cũng thí xả ruộng đất và các người dân cho các tự viện. Cô đã thí xả tư dinh của mình ở Nam Kinh (cũng còn được gọi là Yến Kinh, ngày nay là Bắc Kinh) để xây thành chùa Đại Hạo Thiên, đồng thời cô cũng thí xả cho ngôi chùa này 100 khoảnh ruộng (mỗi khoảnh là 15 mẫu, mỗi mẫu là 40.000m2) và 100 người lao động. Cô công chúa này còn làm theo cha mẹ, tức là cô thí xả cho tự viện Phật giáo 13 vạn quan tiền (mỗi quan là 1000 xu bằng đồng). Hồi đó có một bà quả phụ giầu có, trong trào lưu thí xả cho tự viện Phật giáo đang diễn ra rầm rộ, bà không chịu thua kém mọi người, một lần bà cũng thí xả cho chùa Tịnh An ở Trung Kinh (còn được gọi là phủ Đại Định, ngay nay là thành phố Đại Danh trong vùng Nội Mông) 3000 khoảnh ruộng, 1 vạn thạch gạo (mỗi thạch là 100kg), 2000 quan tiền, 50 người dân lao động, 50 con trâu, 40 con ngựa, có thể nói bà là một người vô cùng hào phóng. Trong trào lưu thí xả diễn ra rầm rộ và rộng khắp như vậy, nền kinh tế tự viện Phật giáo ở đời Liêu được phát đạt cực độ. Điều này đã khiến cho Phật giáo đời liêu càng thêm sức hấp dẫn. Do có sự nâng đỡ và che chở Phật giáo như vậy nên vào thời Liêu Tháng Tông, Phật giáo phát triển rộng khắp. Để cho sự phát triển của Phật giáo thích ứng với yêu cầu thống trị của nhà nước phong kiến, Liêu Thánh Tông đành phải tiến hành chỉnh đốn Phật giáo. ông đã từng ban chiếu cấm chỉ việc lén lút độ tăng ni, đồng thời cũng cấm chỉ chuyện lúc đó cũng rất thịnh hành là đốt ngón tay cúng Phật. Trên một ý nghĩa nhất định, điều này đã làm cho sự phát triển của Phật giáo ở đời Liêu đi theo một quỹ đạo đúng đắn.

Liêu Thánh Tông cũng rất chú ý xây dựng nền văn hoá Phật giáo. Chùa Vân Cư nổi tiếng ở Phòng Sơn, Bắc Kinh có một bản kinh khắc trên đá. Bản kinh này đang khắc dở vào cuối đời Đường thì bị ngừng lại vì chiến tranh loạn lạc. Vào thời Liêu, trải qua mấy lần chiến tranh loạn lạc, chùa Vân Cư cũng bị tàn phá. Sau khi Liêu Tháng Tông lên ngôi, ông liền ban chiếu chỉ trùng tu chùa Vân Cư. Trong quá trình trùng tu chùa, một vị quan viên của nhà Liêu ở Nam Kinh tên là Hàn Thiệu Phương đã cho mở hang đá bên trong là kinh khắc trên đá, sau đó kiểm tra đối chiếu kinh khắc trên đá rồi cho báo cáo lên Liêu Thánh Tông. Liêu Thánh Tông liền ra sắc lệnh cho tăng sỹ tên là Khả Huyền tổ chức người tiếp tục khắc kinh trên đá. Bản chưa khắc xong thì khắc tiếp và khắc tiếp bản khắc mới. Sau này ở hai Triều đại là Hưng Tông và Đạo Tông đã cho khắc tiếp được hơn 600 bản kinh trên đá, cộng với những bản có từ trước tất cả là 2730 bản. Việc này đã bảo tồn được văn hoá Phật giáo vô cùng phong phú.

Sau khi Liêu Thánh Tông qua đời, Liêu Hưng Tông lên ngôi. Liêu Hưng Tông cũng rất coi trọng Phật giáo. Ông thường xuyên đến thăm viếng các vị cao tăng, đề xướng Phật giáo, thúc đẩy sự hình thành một trào lưu rất rầm rọ về Phật học ở đời Liêu. Một vị tăng ở chùa Hải Vân trên đảo Giác Hoa (ngày nay là đảo Cúc Hoa, Hưng Thành tỉnh Liêu Ninh) tên là Hải Sơn Đại Sư, hồi ở thế tục ngài họ Lương tên là Tư Hiếu. Ông đậu đến tiến sỹ từ rất sớm, đã từng làm một vị quan nhỏ ở quận và ở huyện. Sau đó ông chán ghét trần tục, xuất gia thành tăng sỹ. Vì hạnh nghiệp của ông rất siêu tuyệt nên ông đã nổi tiếng thiên hạ. Các Hoàng Thân quý tộc của nhà Liêu coi ông là thầy. Sau khi Liêu Hưng Tông nghe tên vị tăng, ông liền cho ban chiếu mời vị tăng đó đến kinh sư, ban cho danh hiệu là Sùng Lộc Đại Phu Thủ Ty Không Phù Quốc Đại Sư. Hàng ngày khi rỗi rãi việc triều chính, Liêu Hưng Tông thường cùng với hoà thượng Hải Sư ngồi đàm đạo, hai người còn dùng cả thơ văn để xướng hoạ. Tình cảm giữa hai người rất sâu đậm. Trong các bức thư mà hoà thượng Hải Sơn gửi cho Liêu Hưng Tông, ông đều xưng là học huynh và học đệ chứ không hề xưng là bề tôi. Trong khi qua lại thăm viếng với các vị cao tăng, Liêu Hưng Tông đã được Phật giáo học cảm hoá. Về sau ông quy y thọ giới, tự xưng mình là một đệ tử của Phật. Hồi đó còn có một vị cao tăng nữa tên là Giác Uyển, là một người chăm chỉ dùi mài kinh sách, tinh thông về Mật Tông. Ông viết rất nhiều sách, được Liêu Hưng Tông phong là Yến Kinh Viên Phúc Tự Sùng Lộc Đại Phu Kiểm Hiệu Thái Bảo Hành Sùng Lộc Khanh Tổng Bí Đại Sư. Với hàm tước như trên thì ngoài nhiệm vụ là "Tổng Bí Đại Sư" (tương đương chức Tổng Thư Ký của Giáo Hội Phật Giáo bây giờ) ra, ông còn là người có tước vị Tam Công Tam Ti Kiêm Chính Sự trong triều đình. Điều này chứng tỏ rằng, Liêu Hưng Tông rất quý trọng các vị cao tăng, rất ưu tiên các Sư môn (sư), cử các vị vào những chức vụ cao để đề cao địa vị của Phật giáo trong xã hội. Theo ghi chép trong sách sử có liên quan, trong thời kỳ Liêu Hưng Tông tại vị (từ năm 1031 đến 1054 sau Công nguyên), ông đã tấn phong cho hơn 20 vị tăng vào chức "Tam Công Tam Ty Kiêm Chính Sự".

Từ trước đó, vào năm đầu tiên của Thái Bình Liêu Thánh Tông (năm 1022) nhà Liêu đã xin được bản in của "Khai Bảo Tạng" khắc từ đời Tống. Liêu Thái Tông sau khi có được bản kinh của Phật Tạng này, ông quyết định tổ chức in ấn Kinh Đại Tạng của Phật giáo vào thời mình. Mục đích căn bản của hành động này là gây ý nghĩa chính trị cạnh tranh với bản in từ đời Tống. Vào những năm Trùng Hy của Liêu Hưng Tông (từ năm 1032 - 1054 sau Công nguyên) nhà Liêu bắt đầu tổ chức khắc bản in kinh Đại Tạng, trải qua gần 30 năm, đến năm 1062 mới hoàn thành. Tất cả đóng vào 579 hộp, nội dung của các bản kinh đó có bổ xung hết những điều còn thiếu sót trong bản chép tay vào đời Tống, đồng thời đổi kiểu chữ Quyển thành kiểu chữ Triệt. Bản kinh Đại Tạng của Phật giáo này được gọi là "Khiết Đan Tạng". Bản in này tuy chưa được truyền xuống phía Nam, nhưng cũng đã được mang đến tận Cao Ly (ngày nay là Triều Tiên). Nó đã cấp một tài liệu tham khảo cho việc khắc và in kinh Đại Tạng ở Cao Ly.

Năm 1055 sau Công nguyên, Liêu Đạo Tông gia Luật Hồng Cơ lên ngôi. Theo ghi chép trong sách sử có liên quan thì Gia Luật Hồng Cơ là người thông hiểu giáo lý Hoa Nghiêm tông của Phật giáo, còn học thuyết của các tông phái khác trong Phật giáo cũng biết đôi chút. Do trong thời gian 45 năm ở ngôi của mình ông đã hoằng dương thêm các tông phái của Phật giáo được hình thành từ đời Tuỳ Đường nên các tông phái Phật giáo trên đất Liêu ngày càng thịnh hành, thịnh hành hơn cả ở vùng Trung Nguyên cùng thời đại.

Hồi đó có một vị hoà thượng tên là Pháp Ngộ, ông đã từng viết một bài văn ca tán Liêu Đạo Tông như sau: "bệ hạ truyền bá Hoa Nghiêm tông của nhà Phật, đó là kho sách báu các Vua truyền cho nhau; mỗi bước đi đều giữ được chánh pháp, ngăn ngừa tà đạo. Ngồi trên ngự tạo nói những điều vi diệu, rửa sạch mọi dị đoan. Xin hết lời nói rõ cái tận cùng vi diệu của tông phái, các vị thần dặn rằng ngừng ngay việc chinh chiến". Trong lời lẽ rất kính trọng như vậy, ông ta đã chỉ rõ Liêu Đạo Tông am hiểu về Hoa Nghiêm Tông trong Phật học. Đồng thời, Liêu Đạo Tông đã đích thân viết ra những bài ca tán Hoa Nghiêm Tông của Phật giáo. Trên thực tế thì Liêu Đạo Tông quả thực cũng là người nghiên cứu sâu sắc về Hoa Nghiêm học, bản thân ông cũng đã từng viết các bài luận như: "Hoa Nghiêm Tuỳ Phẩm Tán", "Hoa Nghiêm Kinh Tán", "Hoa Nghiêm Kinh Ngũ Tụng". Thời đó những luận văn này rất có ảnh hưởng. Lúc bấy giờ có một vị tăng theo phái Hoa Nghiêm tên là Tiêu Diễn vốn quê ở Hoà Châu, ở thế tục họ Lý, ngay từ nhỏ vị tăng này đã được cha mẹ giáo dục bằng nho học và đã được tiếp thu Phật học về sau xuất gia thành tăng sỹ, ở chùa Khai Long của Thượng Kinh theo học Hoa Nghiêm. Sau khi học xong, ông liền đi chu du khắp thiên hạ, trở thành người nổi tiếng. Ông được mời làm giảng chính trong chùa Trúc Lâm ở Yến Kinh. Khi Liêu Đạo Tông đến Yến Kinh, có người đã tiến cử ông với Liêu Đạo Tông. Liêu Đạo Tông rất mê tài hoa của tăng Tiêu Diễn, ban chức quan và đặt cho tăng Tiêu Diễn hiệu là Từ Huệ Đức, đồng thời đổi nhiệm vụ của ông từ chùa Đại Khai Long đến giảng chính ở Phủ Hoàng Long (ngày nay là Nông An của Cát Lâm). Như thường lệ, cứ vào mùa đông và mùa hạ là Liêu Đạo Tông lại đích thân ban chiếu mời tăng Tiêu Diễn về kinh sư để cùng vua bàn về sự huyền diệu của Phật pháp, tìm hiểu ý nghĩa sâu xa, vi tế của một số từ trong sách Phật. Tăng Tiêu Diễn vốn là người rất giỏi về trình bày và diễn thuyết, lại chịu khó lắng nghe, điều này càng khiến cho Liêu Đạo Tông mê hơn. Không bao lâu sau, Liêu Đạo Tông liền đặc cách phong ông là "Viên Thông Ngộ lý Pháp Sư", về sau lại đổi thành "Sùng Lộc Đại Phu Kiêm Hiệu Thái Bảo", đứng ở hang Tam Công (3 người đứng sau Vua trong buổi lên Triều). Ngoài ra, hồi đó còn có một vị tăng tên là Chí Thực, ông là một người giỏi Hoa Nghiêm học, ông cũng đã từng viết cuốn "Hoa Nghiêm Kinh Tuỳ Phẩm Tán Khoa", quyển này là tài liệu để viết cuốn "Hoa Nghiêm Tuỳ Phẩm Tán" cho Liêu Đạo Tông, quyển này được đích thân Liêu Đạo Tông đón nhận. Hồi đó còn có một vị tăng giỏi Hoa Nghiêm học tên là Đạo Bức, là một sa môn ở phủ Hưng Trung và chùa Hoa Nghiêm, Long Sơn. Vì ông nghiên cứu rất sâu về Hoa Nghiêm học nên ông cũng được Liêu Đạo Tông ban danh hiệu "Sùng Lộc Đại Phu Thủ Ty Không Ngộ Lập Thông viên Đại Sư", cũng được đứng vào hàng Tam Công. Do có sự đề xướng và che chở, nâng đỡ của Liêu Đạo Tông mà Hoa Nghiêm Tông sau mấy lần bị tàn lụi, không ai học ở vùng Trung Nguyên thì nay dần dần thịnh trên đất nhà Liêu. Trên một ý nghĩa nhất định có thể nói rằng, điều này có tác dụng văn hoá kế tục điều đã mất. Phái Mật Tông của Phật giáo Trung Quốc được hình thành và những năm Khai Nguyên của nhà Đường. Tông phái này rất chú trọng phương thức tu hành, cho rằng chúng sinh nếu như theo pháp môn này mà tu gia trì (giữ gìn) tam mật tức là: mộttay kết ấn khế (một kiểu để tư thế tay nào đó); hailà: miệng tụng chân ngôn (có 6 từ chân ngôn gồm: a, ma, ba, ni, mễ, hống); balà tâm quán Phật tôn (quán tưởng đến một vị Phật nào đó) - thì có thể khiến cho 3 nghiệp của mình gồm thân, miệng, ý, được thanh tịnh. Thân, miệng, ý của người đó tương ứng với thân, miệng, ý của Phật tôn, như vậy người đó đã thành Phật. Mật pháp của tông này rất huyền bí, không cần phải nhận sự truyền thụ của Giới Sư, do đó sau khi nó hình thành vào thời Đường thì nó chỉ được truyền lại cho vài đời, sau đó có chuyện Vũ Tông phế Phật giáo và chiến tranh loạn lạc thời Ngũ Đại, nó đã suy yếu dần và diệt vong trên đất Trung Nguyên. Nhưng vào thời Liêu lại rất thịnh hành Mật Tông, trong dân gian lại càng thịnh hành hơn. Sở dĩ được như vậy là vì Mật Tông luôn luôn được sự đề xướng của Liêu Đạo Tông. Như trên đã nói, Liêu Hưng Tông vô vùng quý trọng hoà thượng Giác Uyển, mà vị hoà thượng này chính là một vị đại sư của Mật Tông. Khi Liêu Đạo Tông lên ngôi thì hoà thượng Giác Uyển lại càng được Liêu Đạo Tông tôn trọng. Liêu Đạo Tông luôn nhắc nhở hoà thượng Giác Uyển biên soạn cuốn "Đại Khoa" và "Diễn Mật Sao" để giải thích và phát triển rộng giáo nghĩa Mật Tông. Hồi đó cũng còn có một sa môn tên là Đạo Trấn ở chùa Kim Hà núi Ngũ Đài, ông tự là Pháp Tràng, ở thế tục ông họ Đỗ, quê ở Vân Trung, từ nhỏ ông đã nghiên cứu Phật học và kinh của Nho học. Ông thông hiểu về nội học và ngoại học, chuyên hoằng dương Mật giáo, ông đã viết rất nhiều sách, từng được Liêu Đạo Tông phong là Đại Sư. Ông được khắp nơi tạo điều kiện thuận lợi để viết sát. Về sau ông Đạo Trấn viết bộ "Hiển Mật Viên Thông Thành Phật Tâm Yếu Tập" gồm 2 quyển và một quyển phụ lục tên là "Cúng Phật Lợi Sinh Nghi". Hai quyển này chuyên bàn về tâm yếu tu trì theo Hiển tông và Mật tông của Phật giáo (ngoài Mật tông ra thì Phật giáo vẫn quen gọi các tông phái khác là Hiển tông) và các vấn đề như làm thế nào để hiểu rõ Mật giáo và Hiển giáo. Hồi đó hai quyển sách này đã từng gây ảnh hưởng to lớn trong giới Phật giáo.

Vào năm đầu của Thanh Ninh Liêu Đạo Tông (năm 1055), Liêu Đạo Tông đã phong thêm cho vị Bồ Tát Giới Sư chủ sám hối chùa Phụng Phúc ở Yến Kinh tên là hoà thượng Phi Trọc chức "Sùng Lộc Đại Phu Kiểm Hiệu Thái Bảo", vào năm sau lại tấn phong ông là "Kiểm Hiệu Thái Phụ Thái Uý", ban hiệu là "Thuần Huệ Đại Phu". Hoà thượng Phi Trọc tự là Chân Chiếu, ở thế tục ngài họ Trương, là một vị đại sư nổi tiếng trên đất Liêu và hoằng dương Tịnh Độ tông của Phật giáo. Tịnh Độ tông được sáng lập bởi ngài Thiện Đạo vào đầu thời Đường. Tông phái này dựa vào các quyển kinh như "Kinh A Di Đà", "Kinh Vô Lương Thọ", "Kinh Vãng Sinh". Tông phái này cho rằng, thế giới hiện tại mà con người đang sống là một thế giới trần tục ô uế, trong khi đó thế giới ở bên kia - nơi có các vị Phật đang cư ngụ, là một thế giới cực lạc, là một nơi mà con người đang mong được sống ở đó. Cách tu hành theo tông phái này rất dễ, không cần phải thông hiểu kinh Phật, cũng không cần phải tĩnh toạ chuyên tu mà chỉ cần có tín nguyện là đủ rồi. Chỉ cần luôn niệm "A Di Đà Phật" không gián đoạn thì có thể được vãng sinh về thế giới Cực Lạc của Tịnh Độ Tây Phương. Sau khi tông phái này ra đời, do nó rất dễ thực hành nên nó được lưu hành rộng rãi trong nhân dân. Tông phái này cũng được các nhân sỹ cùng với các tín đồ trong Hoàng tộc nước Liêu nhiệt liệt chào đón. Do có tình hình như vậy, nên ở nước Liêu, phái Tịnh Độ tông không hề bị suy thoái. Vào năm thứ 6 của Thanh Ninh (năm 1060), Liêu Đạo Tông đến Yến Kinh, thọ giới Bồ Tát giới từ vị chủ sám hối của Yến Kinh, tự nguyên quy y theo đạo Tịnh Độ tông của Phật giáo. Trong quá trình quan hệ với Liêu Đạo Tông, hoà thượng Phi Trọc luôn luôn mang quyển sách do mình viết có liên quan đến Tịnh Độ tông trình lên Liêu Đạo Tông đọc. Sau khi xem quyển sách về Tịnh Độ tông do ngài Phi Trọc viết, Liêu Đạo Tông còn phát triển thêm, đích thân ông tiến hành hiệu đính và thêm bớt, chế tác thêm lời trích dẫn cho quyển sách đó, đồng thời hạ lệnh đưa toàn bộ quyển sách này vào trong "Kinh Đại Tạng" của Phật giáo. Sau này, những quyển sách về Tịnh Độ tông đó của ngài Phi Trọc từ Cao Ly (ngày nay là Triều Tiên) truyền sang Nhật Bản, nó đã từng gây ảnh hưởng tương đối lớn trong giới Phật học Triều đại An Bình bên Nhật Bản.

Luật tông của Phật giáo Trung Quốc hình thành vào thời kỳ Tuỳ Đường. Người sáng lập ra Tịnh Độ tông trên thực tế là hoà thượng Đạo Tuyên sống ở đầu thời Đường. Cái gọi là "Luật" chính là những giới luật mà các tín đồ Phật giáo phải tuân thủ. Luật tông của Phật giáo Trung Quốc là một tông phái hình thành để chủ yếu giúp cho giới luật của Phật giáo thích nghi với tình hình Trung Quốc. Vào thời Liêu, tông phái này có một vị cao tăng luật học nổi tiếng tên là Trừng Uyên. Thời Liêu Đạo Tông trị vì, vị cao tăng này trụ trì chùa Phụng Phúc, Yến Kinh. Ông đã nhiều lần được Liêu Đạo Tông mời vào Triều để tiếp kiến, giảng giải về luật học của Phật giáo cho Đạo Tông nghe, do đó ông được Liêu Đạo Tông vô cùng quý trọng. Ngoài ra còn có các vị cao tăng trong Luật học của Phật giáo như Thủ Đạo, Trí Viễn. Các vị này đã nhiều lần được Liêu Đạo Tông mời vào trong Nội Cung để chủ trì giới đàn. Có một vị Đại hoà thượng ở núi Yên Ngựa truyền giới Bồ Tát tên là Pháp Quân vào năm Thanh Ninh thứ bảy (1061) cũng được Liêu Đạo Tông ban chiếu yêu cầu hiệu đính các quyển sách luật, đồng thời giao cho ông trụ trì Luận Trường (nơi diễn ra các cuộc thảo luận) ở chùa Tam Học, Yến Kinh. Một năm sau, ông được Liêu Đạo Tông ban áo tím (tức là được làm quan) cùng đức hiệu là Nghiêm Huệ. Việc Liêu Đạo Tông cung kính các vị cao tăng Luật học của Phật giáo đã thúc đẩy sự phát triển của Luật tông trong Phật học đời nhà Liêu.

Trong lịch sử của Phật giáo Trung Quốc, Phật giáo đời Liêu do có sự nâng đỡ và đề xướng của các vị Đế Vương nên có địa vị lịch sử rất đặc biệt. Đầu tiên là các tông phái Phật giáo được hình thành vào thời kỳ Tuỳ Đường thì trên đất nhà Liêu chúng được tiếp tục phát triển, quy mô và mức độ hưng thịnh của chúng vượt xa các tông phái Phật giáo ở vùng Trung nguyên trong thời kỳ này. Đây là một đặc điểm quan trọng nhất của Phật giáo đời nhà Liêu. Thứ hai là các Đế Vương nhà Liêu rất chú trọng trong xây dựng nền văn hoá Phật giáo, cho tiến hành khắc bản in và in ấn kinh Đại Tạng của Khiết Đan và tiếp tục tổ chức khắc kinh trên đá ở chùa Vân Cư, thuộc Phòng Sơn, Yến Kinh. Những việc như thế một mặt đã bảo tồn được di sản lịch sử - văn hoá của Phật giáo, mặt khác thì nội dung của việc xây dựng nền văn hoá Phật giáo này cũng có ảnh hưởng quan trọng đối với sự nghiệp xây dựng nền văn hoá Phật giáo của Nhật Bản và Cao Ly (ngày nay là Triều Tiên). Bản "Khiết Đan Tạng" không thấy nữa, nhưng hiện nay ở Cao Ly còn một bản "Cao Ly Tạng" ta có thể thấy toàn cảnh của "Khiết Đan Tạng". Ngoài ra, việc Liêu Đạo Tông hoằng dương các tông phái Phật giáo và việc hồi đó rất nhiều vị cao tăng biên soạn sách về đề tài Phật giáo cũng đã phản ánh rõ nét tình hình hoạt động của các tông phái Phật giáo lúc bấy giờ. Các quyển sách đó phần nhiều đã được đưa vào "Cao Ly Tạng". Chúng đều là những nội dung rất quan trọng không thể thiếu được trong hệ thống văn hoá Phật giáo ở phương đông. Từ đó có thể thấy rằng, dưới sự che chở và đề xướng của các Đế Vương nhà Liêu ở vùng Trung Nguyên, Phật giáo nhà Liêu đã có một tác dụng không thể thay thế được trong các mặt như giao lưu văn hoá Phật giáo thời cổ đại giữa Trung Quốc với nước ngoài và việc bảo tồn sử liệu Phật giáo vô cùng quý giá.

Liêu Đạo Tông đã giành rất nhiều tâm huyết vào sự nghiệp hoằng dương của tông phái Phật giáo. Nhưng là một Đế Vương của nhà nước phong kiến thì việc ông nâng đỡ, che chở và đề xướng Phật giáo chỉ là tình cảm theo kiểu chủ nghĩa tín ngưỡng. Ông thờ Phật và cũng giống như Liêu Thánh Tông, ông cũng đã từng thí xả rất nhiều cho các chùa chiền Phật giáo. Theo ghi chép trong sử sách có liên quan thì trong một năm, Liêu Đạo Tông đã từng làm cơm chay khoản đãi 36 vạn tăng. Trong vòng một ngày ông đã từng làm lễ thế độ (xuống tóc) cho 3000 tăng ở các chùa. Từ đó ta có thể thấy rõ mức độ sùng tín của ông ta với Phật giáo, Nhưng ông vẫn có một niềm đam mê đặc biệt của riêng mình là, ông rất thích xây các tháp thờ Phật cho các tự viên Phật giáo. Vào năm Hàm Ung thứ 7 (1071) Liên Đạo Tông đã từng ban chiếu xây dựng một tháp thờ Phật ở Tây Sơn, Yến Kinh trên đó vẽ 1000 vị Phật rồi cho đặt xá lợi răng Phật vào trong đó. Ứng tỉnh Sơn Tây hiện nay cũng là do Liêu Đạo Tông ban sắc lệnh xây dựng. Ngôi tháp này phân làm 5 tầng, tầng đỉnh có 4 tầng, tháp hình lục giác, ở mỗi tầng đều có mái hiên uốn cong, 6 mái hiên nối liền với nhau. Từ dưới đất lên đến đỉnh cao hơn 20 trượng (1 trượng = 3,3m), thân tháp bằng gỗ, tạo hình đẹp lộng lẫy. Nó trong như lầu các (1),nó là ngôi tháp duy nhất xây vào thời Liêu còn tồn tại đến bây giờ. Ngôi tháp này sau khi được xây dựng, trải qua hơn 900 năm chịu gió mưa, sớm chớp, giông bão, nhưng nó vẫn đứng sừng sững không hề nghiêng ngả, thật xứng đáng là một kỳ tích lịch sử kiến trúc của Trung Quốc.

Nhưng xét từ một góc độ khác thì rốt cuộc Liêu Đạo Tông vẫn là một vị Hoàng Đế của nhà nước phong kiến. Ông thờ Phật, hoằng dương các tông phái của Phật giáo là ông có mục đích chính trị rõ ràng, đó là ông muốn Phật phù hộ cho quốc thái dân an. Khi ông ta còn là một Thái Tử, ông đã từng viết lên bức tượng Phật mới đúc xong rằng: "Uy vũ trang nghiêm Pháp tường nghiêm trang hiền từ Bảo Hộ cho nước Liêu của ta, vạn đời hưởng phúc".

Câu này đã nói toạc mục đích tôn thờ Phật của ông ta. Đồng thời, trong lòng ông ta luôn luôn tồn tại ý thức phòng phạm Phật giáo. Khi ông tại vị, có một số vị hoà thượng không tuân thủ giới luật đã gây ảnh hưởng xấu. Lập tức ông viết một bài "Giới Húc Thích Lưu Kệ" để khuyên ngăn. Bài "Kệ" đó nói rằng: "Muốn học Thiền Tông trước tiên phải có hứng thú, không cần trốn thế ngồi viết sách, như nay diệt tướng quên tu hành chẳng mấy tam đồ sẽ hiện ra". Trong bài kệ này, Liêu Đạo Tông muốn dùng lý luận Phật học để nhắc nhở và khuyên nhủ những vị không chịu giữ gìn giới luật kia. Thật đáng gọi là lấy đạo của người đó trị thân của người đó. Liêu Đạo Tông vì sùng Phật mà hoằng dương các tông phái của Phật giáo, giúp cho Phật giáo trong một thời gian ngắn được phục hồi. Sau đó, Phật giáo Trung Quốc tiếp tục suy yếu, trong đó những tông phái có thể tiếp tục phát triển được là những tông phái dễ tu hành như Thiền Tông và Tịnh Độ tông.

Lý nguyên hạo mở rộng Phật sư

Tây hạ vương đời đời sùng pháp

Tây hạ là tên mà nước đời Tống gọi chính quyền dân tộc Đảng Hạng lập lên. Dân tộc Đảng Hạng là một nhánh của dân tộc Khương, từ xa xưa họ sống du mục ở miền tây bắc Trung Quốc. Vào những năm cuối đời Đường, thủ lĩnh của người dân tộc Đảng Hạng tên là Thác Bạc Xích Từ hàng nhà Đường, được nhà Đường phong làm Đô Đốc của châu Tây Nhung. Về sau một thủ lĩnh của họ tên là Thác Bạc Tư Cung cũng dẫn quân giúp nhà Đường trấn áp cuộc khởi nghĩa Hoàng Sào, có đóng góp trong việc thu phục Trường An, nhà Đường phong ông ta là Tiết Độ Sứ của Đinh Nạn Quân (ngày nay là Bạch Thành Tử ở vùng Tịnh Biên tỉnh Thiển Tây), thăng tước vị là Hạ Quốc Công, ban cho được mang họ Lý. Từ đó trở đi người dân tộc Đảng Hạng liền chiếm hết miền đất bao la rộng lớn ở tỉnh Thiển Bắc ngày nay. Con cháu của Thác Bạc Tư cung nối tiếp nhau đến tận nhà Tống rồi thủ lĩnh của họ là Lý Kế Bổng đầu hàng và xin nhập nhà Tống nhưng con cháu của ông ta là Lý Kế Thiên không muốn nhập Tống, lên lãnh đạo những người ở vùng tây Thiên Linh Châu (ngày nay là Linh Vũ của Linh Hạ) do ông ta cai quản chống lại nhà Tống, tự lập nên quốc gia riêng. Năm 1004, Kế Thiên băng hà, con trai là Đức Minh lên ngôi. Hai cha con là Kế Thiên và Đức Minh đều lấy vùng Thiểm Bắc và Ninh Hạ làm căn cứ. Họ không ngừng phân tử thế lực, lập nên chính quyền cát cứ. Năm 1031 Lý Đức Minh băng hà, con trai là Lý Nguyên Hạo kế vị. Khi vực mà Lý Nguyên Hạo thống trị lớn mạnh đến mức về phía đông thì tiếp giáp với sông Hoàng Hà, phía tây thì gần Ngọc Môn, phía nam tiếp giáp với Tiêu Quan, phía bắc thì kiểm soát được toàn bộ sa mạc phía bắc, bao gồm cả miền bắc tỉnh Thiểm Tây, tỉnh Ninh Hạ, chính thức lập nên chính quyền Tây Hạ. Chính quyền Tây Hạ tồn tại ở phía bắc Trung Quốc đến năm 1227 thì bị người Mông cổ tiêu diệt. Chính quyền đó kéo dài 190 năm, trải qua 10 đời Vua.

Người dân tộc Đảng Hạng lập nên chính quyền Tây Hạ vốn là những người không hề có tín ngưỡng thờ Phật. Theo khảo sat của các chuyên gia hữu quan thì những người sùng tín Phật trong số những người thống trị của chính quyền Tây Hạ bắt đầu tổ chức những hoạt động Phật sự vào thời kỳ Lý Đức Minh thống trị. Vào năm thứ 4 của Cảnh Đức Tống Châu Tông (năm 1007), mẫu thân của Lý Đức Minh qua đời. Khi mai táng mẹ, Lý Đức Minh đã từng nêu lên đề nghị được xây 10 ngôi chùa thờ Phật ở một trung tâm Phật giáo của nhà Bắc Tống là núi Ngũ Đài, đồng thời ông cử sứ giả chuyên lo việc tế lễ hộ tống đoàn mang vật phẩm cúng tế đến núi Ngũ Đài. Điều này đã chứng tỏ rằng, hồi đó Phật giáo đã trở thành một tín ngưỡng trong Vương thất của dân tộc Đảng Hạng. Năm thứ 8 của Thiên Thánh Tống Nhân Tông (năm 1030), Lý Đức Minh lại cử người đến Triều Đình nhà Tống xin Kinh Đại Tạng của Phật giáo. Tống Nhân Tông liền cho bộ "Khai Bảo Tạng" vừa mới in xong. Điều này đã chứng tỏ rằng, tín ngưỡng thờ Phật ngày càng "ăn sâu, bám chắc" vào trong lòng người dân tộc Đảng Hạng, đồng thời họ cũng đã bước đầu xây dựng được nền tảng Phật giáo.

Lý Nguyên Hạo, con trai của Lý Đức Minh là một người có đầy đủ tính cách của một anh hùng đầy mưu lược. Trước khi ông ta lên ngôi xưng Hoàng Đế thì trong quân sự ông ta không chỉ gây chiến nhà Bắc Tống, người Khiết Đan mà còn đánh cả người Hồi Cốt (một chính quyền của người dân tộc thiểu số sống ở hành lang Hà Tây lập nên) ở phía tây, phía nam thì ông ta đánh xuống Thổ Phiên (chính quyền do người dân tộc thiểu số lập nên ở cao nguyên Thanh Tạng), ông ta còn tấn công cả Lan Châu. Những nơi này đều là những nơi mà Phật giáo rất thịnh hành. Do đó, nền Phật giáo ở Tây Hạ lại có một môi trường phát triển mới. Năm đầu tiên Cảnh Hựu Tống Nhân Tông (năm 1035), Lý Nguyên Hạo đã hiến 50 con ngựa cho nhà Bắc Tống để xin thêm kinh Phật và Tống Nhân Tông đã lập tức ban phát thêm kinh Phật cho nhà Tây Hạ. Vào năm sau, một tăng sỹ người Ấn Độ tên là Thiệu Xưng cùng với 9 người khác đến vùng Hạ Châu (ngày nay là huyện Tinh Biên của tỉnh Thiểm Tây) thuộc quyền cai quản của nhà Tây Hạ. Những người này đang trên đường trở về sau khi đến kinh sư Biện Lương (ngày nay là thành phố Khai Phong) của nhà Bắc Tống để hiến dâng cho Hoàng Đế Bắc Tống những thứ như kinh Phật bằng tiếng Phạn, xương Phật, tượng Bồ Tát bằng đồng. Những người này bị Lý Nguyên Hạo bắt dừng lại ở trạm nghỉ, Lý Nguyên Hạo xin họ bộ kinh Phật nhưng không được, liền ra lệnh nhốt họ lại. Chuyện này tuy chứng tỏ rằng, Lý Nguyên Hạo là kẻ sử dụng thủ đoạn bạo ngược, chẳng nể nang gì ai, nhưng từ đó ta có thể thấy sự thành tâm tha thiết của ông ta với Phật giáo. Vào năm 1083, vài tháng trước khi Lý Nguyên Hạo xưng Đế, ông đã dâng biểu lên Hoàng Đế nhà Bắc Tống tỏ ý muốn cử sứ giả đến núi Ngũ Đài cúng giành Phật Bảo, xin Hoàng Đế nhà Tống cho phép. Theo phân tích từ những sách có liên quan, mục đích của Lý Nguyên Hạo là muốn dò la và nhòm ngó đường xá ở Hà Đông, làm công tác chuẩn bị cho ông ta xưng Đế lập quốc gia riêng. Trong việc này vừa có lòng thành kính với Phật nhưng cũng có kết hợp với các việc khác như đấu tranh chính trị và hoạt động gián điệp.

Vào ngày hôm trước Lý Nguyên Hạo tuyên bố thành lập nước Tây Hạ, ông không chỉ xin kinh Đại Tạng của Phật giáo từ phía nhà Tống mà còn lệnh cho một đại thần tên là Giã Lợi Nhân Vinh sáng chế ra chữ viết ghi lại lời nói của người dân tộc Đảng Hạng. Sau khi ông ta lập quốc gia riêng và xưng Hoàng Đế, liền tổ chức việc phiên dịch kinh Phật, đem kinh Phật bằng chữ Hán dịch sang chữ Tây Hạ. Điều này đặt cơ sở vững chắc cho việc lưu truyền Phật giáo rộng rãi trên đất Tây Hạ. Theo ghi chép trong những tài liệu liên quan, Lý Nguyên Hạo vốn là người am hiểu văn hoá của người Hán đồng thời cũng rất am hiểu Phật học. Ông ta không chỉ xây dựng chế độ quan lại, quy định y phục, lập niên hiệu, quy hoạch các quận, các châu, chỉnh đốn quân đội, thu nạp nhân tài theo chế độ chính trị nhà Bắc Tống, mà ông còn coi Phật giáo là một công cụ trợ giúp cho nền thống trị chính trị của mình giống như các Vương Triều ở vùng Trung Nguyên. Năm đầu tiên sau khi ông lập quốc gia và xưng Hoàng Đế, để phát triển Phật giáo, ông đã từng cử người đi nhiều nơi thu thập Xá Lợi Phật, làm khám thờ và xây tháp để cùng giành Phật. Tháp chứa Xá lợi Phật tên là Liên Vân được xây dựng hồi đó là một trong những tháp Xá lợi đầu tiên do nhà Tây hạ xây dựng. Một vị quan của nhà Tây Hạ tên là Trương Thiệp theo lệnh của Nguyên Hạo đã từng soạn một bài minh viết trên tháp này, ca ngợi Lý Nguyên Hạo là một người hùng biện giới hơn Đường Thuấn, anh hùng hơn cả Hán Tổ, tôn sùng Phật giáo, chuyên tâm tu hành, khoác áo bằng vàng quấn đai báu, chắp tay hộ trì.v.v...

Ngoài việc tổ chức phiên dịch kinh Phật, xây dựng tháp chứa Xá lợi Phật và cúng giành xá lợi Phật ra, Lý Nguyên Hạo còn thu nạp và trọng dụng các vị tăng, ông đặc biệt cung kính các vị tăng là người Hồi Cốt, đồng thời còn tổ chức cho rất nhiều vị tăng người Hồi Cốt phiên dịch và truyền bá kinh Phật. Các vị tăng người Hồi Cốt này đã có những đóng góp vô cùng quan trọng trong việc xây dựng nền văn hoá Phật giáo của Tây Hạ. Lý Nguyên Hạo không chỉ yêu cần các vị tăng làm các công việc của Phật giáo mà có lúc ông còn cử các vị tăng đi sứ ở Bắc Tống hoặc các chính quyền cát cứ khác ở xung quanh Tây Hạ. Vào năm thứ 8 của Thiên Thọ Lễ Pháp Diên Tộ (năm 1045) nhà Hạ và nhà Tống nghị hoà, Nguyên Hạo liền cử hai vị tăng của nhà Tây Hạ là Cát Ngoại Cát và Pháp Chính đến triều đình Bắc Tống làm vị sứ giả cảm tạ. Dùng các vị tăng Phật giáo làm sứ giả đi ngoại giao đã chứng tỏ mục đích của việc Lý Nguyên Hạo mở mang Phật pháp không chỉ ở bản than Phật giáo. Chính vì điều này, mà Nguyên Hạo đặc biệt chú ý đến những hành động của những vi tăng người Hán từ Bắc Tống đến Tây Hạ. Các vị quan lại nhà Bắc Tống đến Tây Hạ. Các vị quan lại nhà Bắc Tống đã từng 2 lần cử các vị tăng là Vương Quang Tín và Pháp Thuần đến Tây Hạ thực hiện kế phản gián và tiến hành các hành động gián điệp nhưng việc đó đã bị Nguyên Hạo phát hiện và không thực hiện được. Vào năm thứ 10 của Thiên Thọ Lễ Pháp Diên Tộ (năm 1047), Lý Nguyên Hạo đã ban chiếu yêu cầu xây dựng chùa thờ Phật tên là Cao Đài ở một nơi cách phủ Hưng Khách 15 dặm (7,5km) về phía đông. Để làm việc này, ông đã huy động không biết bao nhiêu là sai dịch và dân công. Xung quanh ngôi chùa đó ông còn cho xây thêm rất nhiều tháp thờ Phật cao đến hàng chục trượng (1 trượng = 3,3m) để được bảo tồn kinh Đại Tạng của Phật giáo. Lý Nguyên Hạo còn quyết định rằng, hàng năm cứ vào ngày mồng 1 của tháng đầu tiên của mỗi quý là ngày Thánh Tiết (ngày thiêng). Vào ngày này, quan lại nhân dân nước Tây Hạ đều phải đến chùa lễ Phật, từ đó đã mở ra một cao trào tu theo Phật giáo trên toàn bộ nước Tây Hạ.

Lý Nguyên Hạo phát triển Phật giáo tuy rằng không giống các Đế Vương của các chính quyền người dân tộc thiểu số ở phương Bắc thời Nam Bắc Triều (từ năm 420 - 581) nhưng trong các Đế Vương của nhà Tây Hạ thì ông là người quan trọng nhất trong việc phát triển Phật giáo. Hàng loạt các hoạt động của ông có liên quan đến Phật giáo như xin kinh tạng, thu nạp các vị tăng, xây tháp xây chùa đã tạo điều kiện cần thiết và thuận lợi cho việc phát triển Phật giáo cho nhà Tây Hạ sau này.

Vị Hoàng Đế thứ hai của nhà Tây Hạ là Nghị Tông Lý Lượng Tộ lên ngôi lúc một tuổi. Mọi việc của Triều Đình đều do mẫu hậu là Một Tạng Thị và người cậu là Một Tạng Ngoa Độ giải quyết. Một Tạng Thị vốn là vợ của một người quan của Nguyên Hạo tên là Giã Lợi Vượng Vinh. Nguyên Hạo đã giết Vượng Vinh đồng thời thông dâm với vợ Vượng Vinh (tức Một Tạng Thị). Việc là bị Hoàng Hậu Giã Lợi thị phát hiện, Một Tạng Thị bị bắt phải xuất gia làm ni cô, hiệu là Một Tạng Đại Sư. Bởi vì có một thời gian xuất gia làm tăng ni nên Một Tạng Thị là người "ngấm" Phật học khá sâu sắc bà đã tuyên truyền cho Nguyên Hạo những hiểu biết của mình, từ đó thúc đẩy Phật giáo nhà Tây Hạ phát triển mạnh hơn. Vào mùa đông năm đầu tiên của Lượng Tộ Thiên Hựu Thuỳ Khánh (năm 1050). Một Tạng Thị đã cho xây dựng chùa Thừa Thiên ở phủ Hưng Khánh. Bà đã huy động hàng vạn dân công và sai dịch, trải qua 6 năm mới xây xong. Cùng với việc xây chùa này, Một Tạng Thị đã ra lệnh xây thêm một tháp nữa tên là tháp Xá Lợi Xương Đầu Phật ở trong ngôi chùa đó, ngôi tháp này hiện nay vẫn còn ở thành phố Ngân Xuyên, thế tục thường gọi là Tháp Ngân Xuyên Tây Hạ. Trong cuốn "Thừa Thiên Tự Bi Ký" đã miêu tả tỉ mỉ quang cảnh mai táng Xá Lợi xương đỉnh đầu của Phật, có thể nói là phô trương, tốn kém hết mức. Trong thời gian Lý Lượng Tộ tại vị, nhà Bắc Tống đã 3 lần ban tặng nhà Tây Hạ kinh Đại Tạng của Phật giáo. Nhà Tây Hạ cũng đã từng cống nạp cho nước Liêu các thứ như tượng Phật bằng vàng, kinh sách. Mối giao lưu tôn giáo giữa nhiều chính quyền phong kiến rất nhộn nhịp.

Năm 1067 Lý Lượng Tộ băng hà, con trai là Lý Bỉnh Thường lên ngôi lúc còn nhỏ tuổi. Lý Bỉnh Thường là Hoàng Đế thứ 3 của nhà Tây Hạ, hiệu là Huệ Tông. Do Lý Bỉnh Thường còn nhỏ tuổi nên mẹ là Lương Thị phải "buông rèm chấp chính", người em trai của bà là Lương Ất thì chúi đầu vào công việc của một Tướng Quốc, hai chị em thay nhau chấp chính (điều hành đất nước). Lương Thị cũng là người rất mến mộ Phật giáo, bà đã từng tổ chức một đoàn đông đảo các tăng sĩ tiến hành phiên dịch kinh Phật. Trong số rất ít các bản kinh Phật bằng tiếng Tây Hạ còn giữ lại được đến ngày nay thì ngay ở phần đầu quyển sách cũng đã ghi rõ là do Huệ Tông và mẫu thân là Lương Thị tổ chức phiên dịch. Thời Huệ Tông, hang Mạc Cao ở Đôn Hoàng nổi tiếng thế giới cũng có lưu lại dấu tính lịch sử của Phật giáo thời Tây Hạ. Theo tư liệu có liên quan, trong số các hang ở Mạc Cao hiện nay thì có ba động được các tín đồ Phật giáo nhà Tây Hạ thời Huệ Tông tạo ra.

Hoàng Đế thứ tư nhà Tây Hạ là Sùng Tông Lý Càn Thuận lên ngôi cũng lúc mới có 3 tuổi. Mẹ là Lương Thị (cháu gái của Lương Thị mẹ của Huệ Tông, sau Huệ Tông) và anh em nhà Lương Ất nắm quyền cai quản đất nước. Theo ghi chép trong sách sử Lương Thị là người rất có tài năng, bà thường dẫn quân đi chinh chiến. Bà là một người vừa rong ruổi trên lưng ngựa nơi chiến trường nồng nặc mùi máu, vừa là một thí chủ nhà Phật rất từ bi. Năm thứ tư của Thiên Hựu An Dân (năm 1093) Lương Thái Hậu và Sùng Tông phát nguyện trung tu chùa miếu và tháp ở chùa Cảm Ứng tại Lương Châu (ngày nay là huyện Võ Uy tỉnh Cam Túc). Công việc này phải làm trong một năm mới xong. Khi sửa chữa xong, Hoàng Đế Sùng Tông liền ban chiếu mở một pháp hội lớn để làm lễ mừng công. Trong pháp hội đó Lương Thái Hậu và Sùng Tông vừa tổ chức độ tăng (cho người xuất gia) vừa bố trí tài vật, một quang cảnh long trọng và tốn kém. Năm 1099, Lương Thị vì thất bại trong cuộc giao chiến với quân nhà Tống, do đó mà Huệ Tông từ đó về sau thường xuyên cúng giàng Phật để cầu phúc cho mẹ. Hồi đó có một Sa môn tên là Tư Năng ở Cam Châu (ngày nay là thành phố Trương Dịch tỉnh Cam Túc) được tôn làm Quốc Sư. Ông lấy lý do mình được cúng giàng một tượng Phật nằm cổ nên tấu thỉnh lên Hoàng Đế cho xây dựng chùa Ngoạ Phật (Phật nằm) ở Cam Châu. Nghe trình tấu như vậy, Sùng Tôn liền nhiệt tình ủng hộ. Quy mô ngôi chùa này vô cùng to lớn, đặc biệt là bức tượng Phật nằm trong ngôi chùa rất lớn (dài 34,5,), nó là bức tượng rất hiếm thấy ở hành lang Hà Tây. Đến nay bức tượng đó vẫn còn, nó không hề giảm phong thái. Trong thời gian tại vị, Sùng Tông rất tích cực tổ chức đồng thời ủng hộ công việc phiên dịch kinh Phật. Trên nền tảng do các Đế Vương trước xây dựng, ông đã cơ bản hoàn thành việc phiên dịch kinh tạng Phật giáo sang chữ Tây Hạ. Sùng Tông tại vị kéo dài 50 năm, sau thời kỳ này người dân tộc Nữ Chân bắt đầu lớn mạnh ở vùng đông bắc, tiêu diệt nhà Liêu và đánh nhà Tống. Tình hình chính trị ở Trung Quốc từ "thế chân vạc" gồm nhà Liêu, Bắc Tống và Tây Hạ trước đây thì nay đã chuyển thành trục tam giác mới gồm nhà Kim, Tây Hạ và Nam Tống. Điều này ít nhiều cũng ảnh hưởng đến sự phát triển Phật giáo ở Tây Hạ.

Năm 1140 vị Hoàng Đế thứ 5 của nhà Tây Hạ là Nhân Tông Lý Nhân Hiếu lên ngôi. Theo ghi chép trong một số sách thì sau khi Nhân Tông lên ngôi, ông đã thổi một luồng gió mới vào Phật giáo, giúp cho Pháp lành được hưng thịnh trở lại, Tam Bảo (Phật, Pháp, Tăng) được đàng hoàng, bốn điều gốc rễ (từ bi, hỉ, xả) đều phát triển theo hướng tốt. So với các đời Hoàng Đế trước thì nay Phật giáo nhà Tây Hạ đã phát triển mạnh hơn. Nhân Tông cũng đặc biệt coi trọng kinh điển Phật giáo. Ông cử sứ giả đi khắp nơi thu tập các sách về Phật giáo. Trong quá trình qua lại với nhà Kim, ông đã không tiếc tiền mua những bộ kinh Phật mà người Kim có. Trong thời gian Nhân Tông tại vị, người Tây Hạ đã học kỹ thuật khắc bản in và in ấn của nhà Tống phát triển mạnh việc này. Điều này đã tạo điều kiện thuận lợi cho việc in ấn và phát hành số lượng kinh sách Phật giáo. Bản thân Nhân Tông cũng bỏ tiền riêng ra để in kinh Phật. Năm thứ ba của Nhân Khánh (năm 1146), ông bỏ tiền riêng ra cho in "Kinh Diệu Pháp Liên Hoa" bằng chữ Hán. Vào năm thứ tư của Thiên Thịnh (năm 1152) ông đã bỏ tiền riêng ra cho in ấn cuốn "Hoa Nghiêm Pháp Giới Quán Môn" bằng chữ Hán. Năm thứ 12 của Thiên Thịnh (năm 1168) ông bỏ tiền riêng cho in cuốn "Kinh Kim Cang Bát Nhã BaLa Mật" bằng tiếng Tây Hạ. Vào năm thứ 15 của Càn Hựu (năm 1184) ông bỏ tiền riêng ra in ấn cuốn "Kinh Phật Thuyết Thánh Đại Thừa Tam Quy Y". Dưới sự phát động và lãnh đạo của Nhân Tông, Hoàng Hậu La Thịnh cũng bỏ tiền riêng ra in cuốn "Kinh Đại Phương Quảng Phật Hoa Nghiêm - Phẩm Phổ Hiền Hạnh Nguyện" vào năm Càn Hựu thứ 20 (năm 1189). Mục đích của việc Nhân Tông và Hoàng Hậu bỏ tiền riêng ra in kinh Phật là làm điều thiện để được phúc được thọ. Vào năm thứ 20 của Càn Hựu, Nhân Tông vì đã từng muốn phát hành cuốn "Quán Di Lặc Thượng Sinh Đấu Suất Thiên" do mình bỏ tiền ra in ấn mà đã tổ chức một pháp hội vô cùng to lớn ở chùa Đại Độ Dân. Trong pháp hội đó ông đã mời các vị Đại đức, cao tăng tham dự như các vị Quốc Sư Luật Tông, Quốc Sư Tịnh Giới, Quốc Sư Đại Thừa Huyền Mật và Pháp Sư về Thiền Tông. Các vị tăng và các tín đồ Phật giáo tham dự pháp hội đó đều không đếm xuể. Ở pháp hội đó ông đã từng biếu 20 vạn quyển kinh Phật bằng chữ Hán và chữ Tây Hạ, ông còn tổ chức các hoạt động như làm cơm trai (ăn trước giờ Ngọ, tức là trước 12 giờ trưa) cúng giàng các tăng, tổ chức phóng sinh, tế bần, thả tù nhân. Pháp hội đó kéo dài 10 ngày 10 đêm liên tục. Các vị tăng và các tín đồ kéo đến đông không đếm xuể, có thể nói là vui nhộn chưa từng có. Sau pháp hội này, Nhân Tông còn làm một bài văn phát nguyện, nội dung bài văn đó đã nói rõ: Phật giáo là một tôn giáo lớn, ích nước lợi dân.

Một hoạt động tôn giáo quan trọng khác do Nhân Tông tổ chức là ông đã cử người hiệu đính kinh điển Phật giáo đã dịch sang chữ Tây Hạ. Trước đời Nhân Tông một phần lớn kinh Đại Tạng bằng chữ Hán đã dần dần được dịch sang chữ Tây Hạ. Trong thời gian Nhân Tông tại vị, ông đã dành rất nhiều công sức vào việc hiệu đính các bộ kinh Phật đã được dịch sang chữ Tây Hạ và đã qua chỉnh lý. Ông đã tổ chức tiến hành đối chiếu giữa kinh Đại Tạng của miền nam (tức "Khai Bảo Tạng" của nhà Tống) với bản của miền bắc (tức "Khiết Đan Tạng" của nhà Liêu) để chỉnh lý bộ kinh sách đã dịch sang chữ Tây Hạ, từ đó ta có thể thấy thái độ chân thành và kính trọng của Nhân Tông đối với kinh Phật.

Trong thời gian 30 năm sau thời kỳ Nhân Tông trị vì thì có đến 5 vị Hoàng Đế nhà Tây Hạ thay nhau lên nắm quyền, nội bộ triều đình và hoàng tộc bất hoà, mất đoàn kết. Nhà Tây Hạ không chỉ thường xuyên giao chiến với nhà Tống, nhà Kim mà còn phải đối phó với sự xâm lược của người Mông Cổ đang lớn mạnh. Trong tình hình thù trong giặc ngoài, các vị Hoàng Đế trẻ người non dạ của nhà Tây Hạ càng sùng tín Phật giáo, hi vọng được Phật bảo hộ từ đó mà phúc lớn được kéo dài. Sau khi Nhân Tông băng hà, con trai là Lý Thuần Hựu kế vị, đó chính là Hằng Tông của nhà Tây Hạ, mẫu thân là La Thị được xưng là Thái Hậu. Vào năm thứ 2 của Thiên Khánh (năm 1195), tức là sau khi Nhân Tông băng hà, bà La Thị phát nguyện in cuốn "Kinh Phật Thuyết Chuyển Nữ Thân", đồng thời phát nguyện cử người sao chép lại toàn bộ kinh Đại Tạng bằng chữ Tây Hạ để mong Phật bảo hộ. Vào năm Thiên Khánh thứ 12 (năm 1205) Trấn Di Quận Vương Lý An Toàn được sự ủng hộ của Thái Hậu La Thị đã phế Hằng Tông, tự xưng Hoàng Đế, hiệu là Tương Tông (trên thực tế, sau đó không bao lâu thì Thái Hậu La Thị đã nắm quyền lớn, từ đó khống chế Tương Tông). Vào lúc này, Thành Cát Tư Hãn đã thống nhất được các bộ lạc trên đất Mông Cổ, bắt đầu tấn công vùng Trung Nguyên, điều này khiến cho nhà Tây Hạ nằm giữa con đường giao lưu giữa miền Trung và miền Tây rơi vào cảnh "ngàn cân treo sợi tóc". Về sau Tương Tông bị phế, Trần Tông Lý Tuân Tu kế vị. Vào năm 1223 Thần Tông nhường ngôi cho Thái Tử Lý Đức Vượng, Thái Tử lên ngôi xưng là Hiếu Tông. Ba năm sau, người Mông Cổ tấn công Tây Hạ, Hiến Tông vì sợ quá mà chết, cháu là Nam Bình Vương kế vị. Một năm sau, nhà Tây Hạ bị người Mông Cổ tiêu diệt. Trong vòng 30 năm cuối đầy hỗn loạn của nhà Tây Hạ, Phật giáo được các Đế Vương nhà Tây Hạ coi như là vị cứu tinh nên cố bám chặt vào. Vào năm đầu của Hoàng Kiến (năm 1210). Tương Tông đã bỏ tiền riêng ra in và phân phát rộng rãi cuốn "Bát Nhã Tâm Kinh" để mong Phật ban phúc. Vào năm Quang Định thứ 4 đời Thần Tông (năm 1214), Thần Tông lấy danh nghĩa Hoàng Đế đã cử người sao chép "Kinh Kim Quang Minh Tối Thắng" bằng kim mê (vàng xay nhỏ thành bột trộn với hồ thành mực gọi là kim mê). Tự tay ông ta cũng viết một bản thỉnh nguyện rằng: "Trẫm an toạ trên thế gian đã 95 năm, làm những việc tu thành (cơ mật), tiền vào chỗ sâu kín, đi lại nhẹ nhàng trên băng mỏng, thâu đêm suốt sáng lo xa nhiều việc quên ăn quên ngủ, chỉ mong một điều là quốc thái dân an". Mặc dù ông ta nói lời thỉnh nguyện và cầu chúc tràn đầy nhiệt huyết, như vậy nhưng ông ta cũng không thoát được vận mệnh lịch sử là "nước mất nhà tan".

Người Mông Cổ theo Lạt Ma giáo

Hốt Tất Liệt tôn sùng Bát Tư Ba

Đầu thế kỷ 12, trong khi ở nội địa Trung Quốc các chính quyền như nhà Tống, nhà Liêu, nhà Tây Hạ và nhà Kim đang cùng tồn tại một cách độc lập thì người Mông Cổ bắt đầu trỗi dậy ở phương bắc. Đến năm 1026 sau Công nguyên, các bộ lạc Mông Cổ mở hội Hốt Lý Lạc Đài (ý nghĩa là đại tụ hội) ở bên sông Oát Nạn (hoặc sông Ngạc Nòn), họ cùng nhau suy tôn Thiết Mộc Chân làm Đại Hãn (tức là Hoàng Đế) của toàn bộ Mông Cổ, tôn xưng ông là Thành Cát Tư Hãn. Sau khi Thành Cát Tư Hãn thống nhất các bộ lạc ở Mông Cổ, ông cùng các con cháu mình lần lượt tiêu diệt nhà Tây Hạ (năm 1227), diệt nhà Kim (năm 1225). Đến năm 1271 thì Hốt Tất Liệt đặt tên nước là Nguyên, sau đó đến 1279 Hốt Tất Liệt đánh xuống phía nam tiêu diệt Nam Tống, thống nhất toàn bộ Trung Quốc. Tôn giáo mà người Mông Cổ tôn thờ lâu nay là thứ tôn giáo có tên là Tát Mãn được truyền từ thời nguyên thuỷ. Đến thời Thành Cát Tư Hãn, Phật giáo của người Hán đã được lưu truyền trên đất của người Mông Cổ. Trong quá trình Thành Cát Tư Hãn cùng với Oa Khoát Đài Hãn tấn công tiêu diệt nhà Tây Hạ và nhà Kim thì người dân tộc Mông cổ càng có thêm nhiều cơ hội để tiếp xúc với Phật giáo và Đạo giáo tại vùng Trung Nguyên rộng lớn này. Nhưng trong tín ngưỡng của người dân tộc Mông Cổ mà nhất là các thủ lĩnh của họ và các Đế Vương của nhà Nguyên t thì sự sùng tín Lạt Ma giáo chiếm một vị trí vô cùng đặc biệt.

Cái gọi là Lạt Ma giáo là tên gọi thông tục của Phật giáo Tạng truyền. Đó là một nhánh của Phật giáo Trung Quốc, được hình thành trong vùng đất của người dân tộc Tạng. "Lạt Ma" là dịch âm từ tiếng Tạng, ý là "Thượng Sư", là sự tôn xưng đối với những người xuất gia. Bản giáo là một tôn giáo truyền thống nguyên thuỷ được người dân tộc Tạng của Trung Quốc cổ đại tôn thờ sớm nhất. Quãng thế kỷ thứ 7 sau công nguyên, người dân tộc Tạng dưới sự lãnh đạo của một thủ lĩnh tên là Tùng Tán Can Bố đã xây dựng nên một Vương Triều Thổ Phiên thống nhất có trung tâm là La Tát, ông Tùng Tán Can Bố lần lượt cưới các công chúa Trì Tôn của nước NêPan và công chùa Văn Thành của Vương Triều Đường.

Hai vị công chúa này lần đầu tiên đem kinh điển Phật giáo và tượng Phật từ vùng Trung Nguyên và Nê Pan vào đất Thổ Phiên. Ông Tùng Tán Can Bố đã lần lượt xây cho hai vị công chúa này hai ngô chùa là Nhã Ma Già và Đại Chiêu để cúng và chứa tượng Phật và chứa kinh điển Phật giáo. Đó là điểm khởi đầu của Phật giáo du nhập vào Tây Tạng. Sau khi Phật giáo du nhập vào Tây Tạng, Phật giáo đã vấp phải sự phản đối và chống đối quyết liệt của các vị quyền thần và quý tộc vốn đang theo Bản giáo. Do đó Phật giáo trên đất Tây Tạng phát triển tương đối chậm. Vào thời kỳ Trung Đường (quãng thế kỷ thứ 9 sau Công Nguyên), Đạt Ma lên ngôi, ông liền tiến hành huỷ diệt Phật giáo trên quy mô lớn, điều đó khiến cho sự phát triển của Phật giáo trên đất Tây Tạng tạm thời bị lắng xuống. Vào cuối thế kỷ thứ 10, Phật giáo lại lần lượt từ Ấn Độ, Nê Pan và vùng Trung Nguyên du nhập vào Tây Tạng. Dưới sự đề xướng và ủng hộ ở các mức khác nhau của các lãnh chúa phong kiến, Phật giáo trên đất Tây Tạng lại hình thành các tông phái khác nhau. Các tông giáo lần lượt ra đời có phái Ninh Mã (Hồng giáo), phái Tát Già (Hoa giáo), phái Cát Cử (Bạch giáo) và phái Cách Lỗ (Hoàng giáo). Trong đó phái Cách Lỗ trở thành phái lớn mạnh nhất của Phật giáo Tạng Truyền. Chế độ "Linh đồng chuyền thế" hình thành trong giáo phái này còn tồn tại đến ngày nay.

Mối tiếp xúc và liên hệ giữa các vị quyền quý của Mông Cổ với Phật giáo Tạng Truyền bắt đầu từ Thành Cát Tư Hãn nắm quyền. Khi Thành Cát Tư Hãn khởi binh tấn công Tây Hạ, ông đã tận mắt chứng kiến ảnh hưởng của Phật giáo Tạng Truyền với Phật giáo Tây Hạ. Phật giáo Tây Hạ chịu ảnh hưởng của Phật giáo Tạng Truyền chủ yếu ở cuối thời Tây Hạ. Hồi đó trong số một vài kinh sách của Phật giáo Tây Hạ thì có một phần dịch từ Phật giáo Tạng Truyền. Ngoài ra, ở một số hang động và chùa miếu của Phật giáo Tây Hạ thời kỳ cuối còn lưu lại dấu tính của Phật giáo Tạng Truyền. Từ năm 1205 đến 1226 sau Công Nguyên, Thành Cát Tư Hãn đã từng 5 lần tấn công Tây Hạ, từ đó mà ông tự nhiên hiểu thêm một chút tình hình Phật giáo Tạng Truyền. Ngay từ năm 1223, Thành Cát Tư Hãn đã đánh sang phía Tây và thắng trận trở về, thu được Tây Tạng. Khi tiến vào vùng đất Ali, ông ta được ông Nạc Nhan Chu Gia và Hô Hoà Hô Lợi của vùng Ái Môn ở Tây Tạng ra nghênh đón, họ mở yến tiệc và hiến dâng vô số lễ vật, đồng thời họ cắt 3 bộ Ali, 4 bộ của Vệ Tạng, 3 quả núi của Lạp Mẫu làm lễ vật đầu hàng Mông Cổ. Thành Cát Tư Hãn vô cùng vui sướng, chuẩn bị đầy đủ lễ nghi và gửi thư đến vị Đại Lạt Ma Hô Hoà Bố Ninh của phái Tát Già nói rằng: "Trẫm từ lâu đã muốn thăm viếng ngài, nhưng vì việc chính sự, dân sự và quân sự không thể dứt ra được, do đó chưa đến thăm ngài được. Tuy rằng như vậy, nhưng trẫm nguyện luôn thành kính ngài, tha thiết mong ngài ra sức phù hộ cho đến khi sự nghiệp của trẫm thành công, mong được đón ngài cùng các đệ tử đến thăm Mông Cổ để truyền bá Phật giáo". Điều này đã chứng tỏ rằng, Thành Cát Tư Hãn đã lĩnh hội được nội dung của Phật giáo Tạng Truyền.

Thành Cát Tư Hãn đến cuối đời vẫn chưa mang được Lạt Ma giáo truyền vào Mông Cổ, đến năm 1227 ông chết ở núi Lục Bàn vì mắc bệnh. Năm 1229, con trai thứ 3 của Thành Cát Tư Hãn là Oa Khoát Đài kế vị ngôi Đại Hãn (Hoàng Đế) Mông Cổ, ông ta liền chia một phần đất mà ngày nay là các tỉnh Cam Túc, Thanh Hải cho con trai thứ 3 của mình là Khoát Đoan. Năm 1239 Khoát Đoan cử bộ tướng của mình là Đa Đạt Na Ba dẫn quân vào Tây Tạng, từ vùng Thanh Hải tiến một mạch đến Tạng Bắc vào năm sau, Đa Đạt Na Ba trở về báo cáo với Khoát Đoan rằng: Ngày nay ở Tây Tạng chùa miếu Phật giáo nhiều vô số, Pháp Vương Đạt Long Ba (thuộc phái Cát Cử) là người có đức hạnh nhất, Kinh Nga Đại Sư của Trực Công Ba (cũng thuộc phái Cát Cử) có pháp lực rất mạnh, Tát Già Ban Trí Đạt (thuộc phái Tát Già) học sâu Ngũ minh, mời hạ thần làm chủ lễ pháp nghênh đón.(Ngũ Minh tức là 5 môn học của Phật giáo Tạng Truyền. Nó chỉ Thanh Minh tức âm thanh học và ngữ văn học; Công Sảo Minh tức là thuyết minh về mọi công nghệ, kỹ thuật, tính toán, lịch số; Y Phương Minh tức là y dược học; Nhân Minh Học tức là chỉ lôgic của Phật giáo; Nội Minh tức là Phật học). Sau khi nghe trình tấu như vậy, điều làm cho Khoát Đoan vô cùng thích thú là vị tăng Ban Trí Đạt của phái Tát Già học rộng Ngũ Minh, kiến thức thâm sâu. Từ đó mà ông ta đã thay đổi sách lược đấu tranh để chinh phục Tây Tạng. Ông ta quyết định dùng tôn giáo để chinh phục Tây Tạng chứ không dùng vũ lực. Thế là ông Khoát Đoan liền chọn ngay phái Tát Già trong Phật giáo Tạng Truyền làm đối tượng liên lạc, cứ sứ giả đến Tây Tạng mời Tát Già Ban Trí Đạt đến Lương Châu nơi ông đang ở. Phái Tát Già vì muốn mở rộng thế lực tôn giáo của mình và để tránh cho nhân dân vùng Tây Tạng không bị chiến tranh loạn lạc liền vui vẻ nhận lời mời của Khoát Đoan. Đến năm 1244, ông Tát Ban - Công Cát Kiên Tán của phát Tát Già dẫn cháu là anh em nhà Bát Tư Ba ngược lên phía bắc, đến năm 1246 thì đến Lương Châu. Lúc này, Khoát Đoan lại đi Mông Cổ để chọn người kế vị ngôi Đại Hãn (tức Hoàng Đế), đến mãi năm sau mới trở về để gặp ngài Tát Ban và những người cùng đi. Lúc này, Tát Ban đã 66 tuổi. Tát Ban đã nặn tượng Bồ Tát Quán Thế Âm Sư Tử Hống dâng tặng Khoát Đoan, lại còn làm lễ thọ giới Quán Đỉnh cho Khoát Đoan. Lúc này Khoát Đoan đang bị bệnh, sau khi thọ giới bệnh giảm nhiều, do đó mà Tát Ban cùng anh em nhà Bát Tư Ba càng được sự kính nể sâu sắc của Khoát Đoan. Điều này đã chứng minh rằng, những bậc thượng lưu ở Mông Cổ đã bắt đầu quy y Lạt Ma giáo. Từ đó trở đi, Lạt Ma giáo càng được lưu hành rộng rãi trên đất của người dân tộc Mông Cổ.

Sau khi Khoát Đoan tín phụng Phật giáo Tạng Truyền ông liền nêu lên yêu cầu chính trị đối với Tát Ban, ra sức tuyên truyền với Tát Ban về sự tất yếu của việc Tây Tạng phải theo Mông Cổ. Tát Ban chấp nhận yêu cầu của Khoát Đoan, ông ta liền viết thư cho thủ lĩnh các vùng Tây Tạng. Bức thư viết rằng: "Việc người Mông Cổ đang tiến hành thống nhất Trung Hoa là điều tất nhiên. Vùng Trung Nguyên cũng cần phải nhập vào bản đồ của họ, nếu ai thuận theo sẽ được vui sống với họ, còn nếu ai không tuân theo, sẽ bị diệt vong; nếu như muốn chạy trốn cũng không còn đường, vì vậy nên cúi đầu quy thuận". Trong bức thư đó, Tát Ban cũng đã kể tỉ mỉ việc ông gặp gỡ Khoát Đoan như thế nào và tỉ mỉ việc Khoát Đoan quy y Lạt Ma giáo như thế nào. Trong bức thư đó, ông ta cũng nói rõ điều kiện để các dân tộc Tây Tạng nhập vào Mông Cổ, tức là người Mông Cổ chấp nhận cho giáo chủ phái Tát Già nắm quyền quản lý chính quyền ở địa phương Tây Tạng, Tây Tạng phụ thuộc vào Mông cổ, hai bên tạo thành mối liên hệ lệ thuộc về tôn giáo. Khoát Đoan đã chinh phục Tây Tạng bằng Lạt Ma giáo, cuối cùng ông thu được thành công với sự giúp đỡ đắc lực của Tát Ban, vùng Tây Tạng chính thức nhập vào bản đồ Mông cổ, trở thành một bộ phận của Vương Triều Nguyên. Trên một ý nghĩa nhất định, điều này đã phù hợp với lợi ích của dân tộc Tây Tạng và Mông Cổ.

Trong Vương thất của Mông Cổ, người sùng tín Lạt Ma giáo nhất là Nguyên Thế Tổ Hốt Tất Liệt sau này, điều này được biểu hiện trong mối liên hệ của ông ta và Bát Tư Ba. Năm 1251, Mông Ca kế vị ngôi Đại Hãn Mông Cổ, sau khi lên ngôi, ông lập tức ra lệnh cho người em thứ tư là Hốt Tất Liệt đánh xuống phía nam chinh phục Đại Lý (ngày nay là chính quyền thiểu số ở tỉnh Vân Nam). Hốt Tất Liệt thắng trận trở về Mông Cổ, vào năm 1253 khi đi qua núi Lục Bàn, ông đã cử sứ giả đi đến Lương Châu mời và đón ngài Tát Ban đến thăm Mông Cổ. Lúc này ngài Tát Ban đã viên tịch, sứ giả liền mời bằng được ngài Bát Tư Ba đến gặp Hốt Tất Liệt. Trong lúc gặp gỡ Bát Tư Ba, Hốt Tất Liệt đã hỏi ngài rất nhiều vấn đề như lịch sử của Tây Tạng, lịch sử phái Tát Già, vấn đề tôn giáo. Hỏi vấn đề nào thì Bát Tư Ba đều trả lời rõ ràng vấn đề ấy. Học vấn của Bát Tư Ba khiến Hốt Tất Liệt vô cùng khâm phục. Hốt Tất Liệt lệnh cho Bát Tư Ba đến vùng Tây Tạng thu tập quân sĩ và sai dịch cống nạp cho ông ta. Bát Tư Ba lấy lý do dân vùng Tây Tạng nghèo, đất đai cằn cỗi nên không phục tùng, xin tha cho vùng Tây Tạng. Hốt Tất Liệt về cơ bản đã đồng ý, nhưng thứ phi của ông ta là Sát Tất thì lại can ngăn. Sát Tất yêu cầu Bát Tư Ba phải làm lễ thọ giới cho bà. Vào cuối đó, sau khi được sự giới thiệu và liên hệ của thứ phi là Sát Tất, Hốt Tất Liệt đồng ý lắng nghe lời dạy bảo của Thượng Sư (tức Bát Tư Ba) về vấn đề Thổ Phiên, Hốt Tất Liệt không cần bàn bạc với Thượng Sư mà do Thượng Sư quyết định. Về sau thì vợ chồng Hốt Tất Liệt được 25 người tụng kinh tháp tùng đến Kinh Sư, làm lễ thọ quán đỉnh Kim Cang (cách gọi của việc thọ giới trong Phật giáo Tạng Truyền) từ ngài Bát Tư Ba. Vì vậy nên Hốt Tất Liệt đã ban cho ngài Bát Tư Ba rất nhiều thứ như ngọc ấn mỡ cừu, vàng bạc, áo cà sa đính châu báu, ô lọng, yên ngựa bằng vàng, đồng thời giao cho Bát Tư Ba lãnh đạo một vạn hộ dân ở Tây Tạng. Việc Hốt Tất Liệt quy y Lạt Ma giáo vừa có liên quan đến việc con cháu họ hàng nhà Tát Ban ra sức hoằng dương Lạt Ma giáo, vừa có mối liên hệ về lợi ích chính trị với việc Tây Tạng lệ thuộc vào Mông Cổ. Từ đó trở đi Bát Tư Ba sống bên cạnh Hốt Tất Liệt một thời gian dài.

Năm 1254, theo kiến nghị của Bát Tư Ba, Hốt Tất Liệt liền hạ lệnh các sứ giả đến đây đều không được nghỉ trong các gian nhà giành cho các vị tăng, không được phép nhân chia sai dịch và tranh giành sự cung cấp cho các vị tăng. Lúc này, Hốt Tất Liệt còn dự định chỉ cho phép vùng Tây Tạng nghiên cứu và học tập giáo pháp của phái Tát Già. Bát Tư Ba xuất phát từ tình hình thực tế là các tông phái ra đời từ Phật giáo Tạng Truyền đều chẳng thua kém nhau nên đã tìm cách ngăn cản quyết định này của Hốt Tất Liệt. Đồng thời, ngài Bát Tư Ba cùng với Hốt Tất Liệt hạ lệnh cho phép các tăng sỹ của các tông phái tự do tu tập giáo pháp của tông phái mình. Cùng năm đó, Hốt Tất Liệt đã viết một quyển "Ưu Lễ Tăng Nhân Chiếu Thư" dành riêng cho Bát Tư Ba. Trong quyển sách đó ông không những gia sức ca ngợi Bát Tư Ba cùng với tôn giáo mà ngài đang tu tập mà còn yêu cầu thiên hạ kính lễ các vị tăng, nhân dân và các vị quan lại không cho phép tỏ ra khinh các vị tăng. Năm 1258, Hốt Tất Liệt phụng mệnh của Mông Cổ đã triệu tập các vị đại biểu của hai tôn giáo là Phật giáo và đạo giáo, yêu cầu họ tiến hành biện luận. Trong cuộc biện luận đó ngài Bát Tư Ba ăn nói mạch lạc, lưu loát, có lý có tình, suy nghĩ nhanh nhẹn khiến cho vị đại biểu của Đạo giáo luôn rơi vào thế bị động, luôn tìm cách đối phó. Điều này càng làm cho Hốt Tất Liệt tín sùng Lạt Ma giáo. Do Hốt Tất Liệt có khuynh hướng nghiêng về tôn giáo mà mình đang tu hành nên cuộc biện luận này cũng khiến cho Đạo giáo vì thất bại mà phải dần dần chấm dứt hoạt động. 70 đạo sỹ của Đạo giáo tham gia cuộc biện luận này cũng được lệnh thế độ (xuống tóc) làm tăng sỹ. Một số cung quánh của Đạo giáo cũng được sửa thành chùa thờ Phật, rất nhiều kinh sách của Đạo Giáo bị đốt. Từ đó trở đi, Phật giáo đã được đặt trên đạo giáo và trở thành Quốc giáo và thể chế của nhà Nguyên.

Năm 1206 Hốt Tất Liệt lên ngôi Đại Hãn (tức Hoàng Đế) Mông Cổ. Sau khi lên ngôi, ông ta lập tức phong Bát Tư Ba làm Quốc Sư rồi ban Ngọc ấn, cử ngài lên thống lĩnh Thích Ca Giáo (tức Phật giáo). Vào năm sau Hốt Tất Liệt cùng ngài Bát Tư Ba thống nhất cử một vị quan tên là Đạt Môn mang theo chiếu thư của nhà Vua và pháp chỉ của Bát Tư Ba căn cứ vào tình hình đường xá và vật phẩm cung cấp mà xây 7 trạm nghỉ lớn ở Thoát Tư Ma Lộ (ngày nay là vùng Cam Thanh Tạng), xây 9 trạm nghỉ lớn ở Đoả Cam Tư (ngày nay là vùng Xuyên của Tây Tạng và khu vực Sương Bộ của Tây Tạng), còn ở vùng Tây Tạng thì xây 11 trạm nghỉ lớn. Điều này đã giúp cho giao thông giữa vùng Trung Nguyên và Tây Tạng được cải thiện rất nhiều và từ đó mà tăng cường mối liên hệ giữa Chính phủ Trung Ương và vùng Tây Tạng.

Vào năm thứ năm sau khi Hốt Tất Liệt lên ngôi Đại Hãn Mông Cổ, tức là năm đầu của Chí Nguyên, năm 1264, Ông lại viết riêng cho Bát Tư Ba một quyển "Ưu Lễ Tăng Nhân Chiếu Thư", trong chiếu thư đó ông nói: "Sự đầy đủ của thế giới này được sinh ra từ pháp độ của Hoàng Đế Thành Cát Tư Hãn, phúc đức của người đời sau cần phải nhờ vào tích tụ công đức cho Phật giáo. Trẫm biết điều hay này là từ khi thụ quán đỉnh ở Vô Ngộ Thượng Sư Bát Tư Ba, phong ngài là Quốc Sư, cử ngài làm thống lĩnh của tăng chúng. Thượng Sư kính phụng Phật pháp, quản lý chúng tăng, giảng kinh thuyết pháp thì đó đều là những việc có đức lớn. Do đó các vị tăng không được làm trái với pháp chỉ của Thượng Sư. Được như vậy thì hợp với ý nguyện của Trẫm là gánh vác nhiệm vụ làm thí chủ cúng giường Tam Bảo. Đồng thời, Trẫm cũng ban sắc mệnh cho các ngôi điện thờ Phật của các vị tăng và nơi ở của các vị tăng thì các sứ giả mặc áo vàng không được phép cho nghỉ, cư trú. Không cho phép tranh nhau đồ ăn và phân chia sai dịch ở các chùa miếu. Mọi dòng nước, dòng suối và nhà ở trong các tự miếu không được chiếm đoạt làm của riêng, càng không được phép cưỡng bức thu mua cho bằng được. Ngoài ra, các tăng ni cũng không được phép vì có chiếu thư này mà làm những việc trái với giáo luật mà Thích Ca Mâu Ni đã dạy".Bức chiếu thư này của Hốt Tất Liệt vừa chứng minh thái độ ủng hộ và bảo vệ Phật giáo của ông nhất là Lạt Ma Giáo, đồng thời cũng nêu ra yêu cầu đối với các tăng sỹ Phật giáo. Cũng năm đó ngài Bát Tư Ba cũng rời chỗ ở cùng với Hốt Tất Liệt lên đường trở về Tây Tạng.

Vào năm Chí Nguyên thứ 6 (năm 1269) theo lệnh trong chiếu chỉ của Hốt Tất Liệt, ngài Bát Tư Ba lại từ Tây Tạng trở về Triều Đình. Trong lúc ông ta đến Triều Đình, Hốt Tất Liệt đã ra lệnh cho Hoàng Thái Tử Châu Kim dẫn Hậu phi và các đại thần đi chuẩn bị các thứ như Bảo Toạ (ghế báu) được trang trí bằng các hàng chân ngọc đan chéo nhau, voi lớn của Ấn Độ, ô lọng, cột khắc kinh, trống nhạc để đón ngài vào cung. Theo lệnh của Hốt Tất Liệt, ngài Bát Tư Ba lại sáng chế ra chữ mới của Mông Cổ, lúc này công việc đó đã xong, Hốt Tất Liệt lại ban chiếu xuống khắp thiên hạ. Trực tiếp chiếu thư ông nói rõ: "Trẫm dùng chữ để ghi lại lời nói, ghi lại những sự kiện để cho người đời nay biết những việc của người đời trước. Quốc gia của Trẫm bắt nguồn từ phương bắc. Những điều mà thế tục tôn trọng là những điều ghi trong các cuốn sách. Do đó Trẫm đặc biệt trao cho ngài Bát Tư Ba sáng tác ra chữ mới của Mông Cổ, dịch tất cả các chữ để mọi người đọc được mà hiểu biết mọi chuyện".Chữ mới của Mông Cổ mà Hốt Tất Liệt lệnh cho ngài Bát Tư Ba sáng tác ra được gọi là chữ Bát Tư Ba, ngài Bát Tư Ba có đóng góp vô cùng lớn cho việc xây dựng nền văn hoá dân tộc Mông Cổ, do đó vào năm sau Hốt Tất Liệt liền long trọng phong cho ngài danh hiệu là:Hoàng Thiên Chi Hạ Đại Địa Chi Thượng Phạn Thiên Phật Tử Hoá Thân Phật Đà Sáng Chế Văn Tự Hộ Trì Quốc Chính Ngũ Minh Ban Trí Đạt Bát Tư Ba Đế Sư,đồng thời ban thưởng cho ông 100 thỏi bạc, 4 vạn cuộn vải lụa tơ và vải đoạn đồng thời để ông tiếp tục làm thống lĩnh Thích Ca giáo (tức Phật giáo), sau khi Bát Tư Ba quay trở lại Triều Đình lần này, ngài đã mở rộng tiếp xúc với các nhân sỹ Phật giáo của dân tộc, rất nhiều người đã suy tôn ông làm thầy, những người ở các nơi được các ông tự tay xuống tóc như ở đất Hán, Ấn Độ, Tây Hạ, Mông Cổ, Cao Ly, Đại Lý, Duy Ngô Nhĩ lên đến 425 người trong đó có rất nhiều người về sau đã có vai trò to lớn trong việc phát huy và phát triển Phật giáo ở các vùng dân tộc.

Năm 1271 Hốt Tất Liệt đổi tên nước Mông Cổ thành Nguyên tự xưng là Nguyên Thế Tổ, truy tôn Thành Cát Tư Hãn là Nguyên Thái Tổ, Oa Khoát Tư Hãn là Nguyên Thái Tông, Mông Ca Hãn là Nguyên Hiến Tông.

Vào tháng 3 năm Chí Nguyên thứ 12 của Nguyên Thế Tổ (năm 1275), quân Nguyên đánh xuống Nam Tống xây dựng chế độ nô lệ, các vùng Giang Chiết tới tấp xin quy hàng, việc ổn định tình hình chẳng mấy chốc mà xong, lúc này Bát Tư Ba lại trở lại Tây Tạng. Ở Tây Tạng, ngài Bát Tư Ba nghe được tin này liền viết "Hạ Bình Giang Nam Biểu"gửi cho Hốt Tất Liệt, ca ngợi sự nghiệp và công lao thống nhất toàn quốc của Hốt Tất Liệt. Trong bức biểu đó, ông nói rằng: "Bệ hạ nhờ vào phúc đức như trời biển do tổ tiên đã tích góp mà an định được các địa phương và chúng sinh ở các vùng. Công việc Triều chính Bệ hạ không tốn mấy công sức mà tự thành công, nhờ thần uy phức đức của mình mà Bệ Hạ cho xã tắc được yên vui, giang sơn thống nhất. Nhờ có uy lực đó mà xoay chuyển được tình hình, hợp nhất 4 châu. Do vậy, Phật Đà ở 10 phương đều vì việc này mà tán tụng những lời tốt đẹp, chỉ nguyện cho Long thể của Bệ hạ được như núi Tu Di, phúc lớn như biển, thường xuyên dùng vật báu Như Ý để thoả mãn mọi nguyện vọng của chúng sinh!"Trong quá trình Hốt Tất Liệt qua lại thăm viếng Bát Tư Ba thì những bức thư ca tụng, tán thán gửi cho nhau không dưới chục bức. Những hành động của Hốt Tất Liệt đều thể hiện rõ mục đích chính trị của ông ta là dùng tôn giáo để cai quản Tây Tạng, còn Bát Tư Ba thì lại muốn thông qua Hốt Tất Liệt để tăng cường hoằng dương Phật giáo, nhất là giúp cho phái Tát Già Tạng Truyền chiếm được vị trí ở vùng Tây Tạng.

Với mục đích kể trên thì tất cả những pháp lệnh về Phật giáo do ngài Bát Tư Ba tổ chức chế định hoặc tham gia chế định thì Hốt Tất Liệt đều rất coi trọng, cho dù bản thân Hốt Tất Liệt không thể tham gia được thì cũng cử người trong vương thất Hoàng tộc tham gia. Vào năm Chí Nguyên thứ 14 (năm 1277) do có sự đề sướng của Bát Tư Ba nên Triều Đình đã tổ chức một pháp hội ở Hậu Tạng Khúc Di Nhân Mạc (ngày nay là vùng Nhật ca của Tây Tạng) có sự tham gia của các vị tăng ở các vùng Tây Tạng. Hốt Tất Liệt liền cử Hoàng Thái Tử Chân Kim đến Tây Tạng, đồng thời với danh nghĩa là Hoàng Đế ông xin đảm nhận vai trò thí chủ, bố thí cho 7 vạn vị tăng tham gia pháp hội đó mỗi người một đồng tiền vàng và một bộ cà sa. Từ đó ta có thể thấy thái độ tôn kính các vị tăng của Hốt Tất Liệt. Không chỉ có vậy, Hốt Tất Liệt còn muốn mang Lạt Ma giáo truyền đến tất cả những vùng do ông quản lý. Ông đã từng bổ nhiệm một đệ tử của ngài Bát Tư Ba tên là Dương Liễu Chân làm Tổng Nhiếp (Tổng quản) của Phật giáo Giang Nam, để ông quản lý Phật giáo ở Giang Nam. Sau khi ông Dương Liễu Chân đến nhận chức ở Giang Nam, trong vòng một năm ông đã xuống tóc cho 490 người làm tăng tu theo Lạt Ma giáo, từ đó khiến cho Lạt Ma Giáo ở Giang Nam phát triển mạnh mẽ.

Sau khi ngài Bát Tư Ba quay trở lại Tây Tạng, do có sự bài xích của các thế lực tôn giáo dân gian đang hình thành ở Tây Tạng mà sự đấu tranh giữa họ với ngài Bát Tư Ba ngày càng gay gắt. Vì vậy Nguyên Thế Tổ Hốt Tất Liệt vào năm 1279 đã phái viện sứ của Tổng Chế Viện (hệ thống quản lý tôn giáo cấp Trung Ương do nhà Nguyên lập ra) tên là Tang Ca dẫn 7 vạn quân Mông Cổ tiến vào Tây Tạng, đánh đội quân của trưởng quan Công Cát Tang Bố, lực lượng đối kháng với ngài Bát Tư Ba. Ngài Bát Tư Ba cũng cử một vị quan Tư Thiện Thị tên là Tòng Lục đuổi theo Tang Bố, đến trước hàng quân an ủi quân Mông Cổ, đồng thời truyền đạt kiến nghị của ngài Bát Tư Ba là đánh vu hồi (thọc sườn). 7 vạn quân Mông Cổ làm theo kiến nghị của ngài Bát Tư Ba, nhất loạt tấn công đội quân của Công Cát Tang Bố, buộc những kẻ là đệ tử của ngài Bát Tư Ba nhưng lại ủng hộ Công Cát Tang Bố là anh em Lạt Ma Cổn Man và Cổn Cát Tắc phải chạy xuống Giang Nam. Sau khi làm xong việc quân sự kể trên, Tang ca liền đích thân đến lễ bái ngài Bát Tư Ba, chuyển lời thăm lỏi của Nguyên Thế Tổ Hốt Tất Liệt đồng thời cùng với Bát Tư Ba bàn bạc việc cải tiến biện pháp quản lý trạm nghỉ ở Ô Tư Tạng, lệnh cho binh sỹ Mông Cổ trực tiếp quản lý trạm nghỉ ở Tạng Bắc, giao cho cứ 1 vạn hộ phải cung cấp đầy đủ tiền bạc và vật dụng thiết yếu. Ngoài ra, họ còn quyết định cho quân Mông Cổ đóng đòn ở Ô Tư Tạng để phòng ngừa việc các vùng dân tộc xung quanh đến tấn công, quấy nhiễu Tây Tạng. Sự thực lịch sử kể trên chứng tỏ rằng: Nguyễn Thế Tổ Hốt Tất Liệt đã lợi dụng xung đột tôn giáo để đem đội quân Mông Cổ tiến vào Tây Tạng đồng thời đóng quân lâu dài ở đó, điều này càng khiến cho Tây Tạng nằm dưới sự quản lý và kiểm soát chặt chẽ hơn của chính quyền Trung ương nhà Nguyên.

Vào tháng 11 của năm Chí Nguyên thứ 17 (năm 1280) của Nguyễn Thế Tổ, ngài Bát Tư Ba viên tịch ở vùng Tây Tạng, thọ 46 tuổi. Vào tháng 12, Nguyễn Thế Tổ Hốt Tất Liệt hạ lệnh cho khắc bản in và cho in 500 bộ giới do ngài Bát Tư Ba mới dịch xong, phân phát cho các vị tăng ở các Lộ. Hai năm sau Hốt Tất Liệt lại cho xây tháp chứa xá lợi của ngài Bát Tư Ba ở Đại Lộ ( ngày nay là Bắc Kinh) đồng thời truy tặng cho Ngài Bát Tư Ba danh hiệu Hoàng Thiên Chi Hạ Nhất Nhân Chi Thượng Khai Giáo Tuyên Văn Phụ Trị Đại Thánh Trí Đức Phổ Giác Chân Chí Hựu Quốc Như ý Đại Bảo Pháp Vương Tây Thiên Phật Tử đại Nguyên Đế Sư.Nguyên Thế Tổ Hốt Tất Liệt mất năm chí nguyên thứ 31( năm 1294). Sau khi Hốt Tất Liệt qua đời, đại bộ phận các vị Hoàng Đế nhà Nguyên đều suy tôn một loạt các vị tăng Bát Tư Ba là Đế Sư. Hơn thế nữa trước khi các vị lên ngôi Hoàng Đế thì họ đều thọ giới từ Đế Sư, sau đó mới đăng quang Hoàng Đế. Tất cả số tiền để xây chùa và tháp thờ Phật cho các vị Tăng thuộc hệ phái này đều do ngân khố quốc gia cung cấp, đồng thời các vị Hoàng Đế cũng cung cấp cho các chùa miếu theo phái Lạt Ma này rất nhiều ruộng đất. Tóm lại, trong suốt đời Nguyên, các vị Lạt Ma của Lạt Ma giáo không chỉ có một số đặc quyền về kinh tế và chính trị ở Tây Tạng mà còn có những thứ đó ở ngay cả nội địa.

Trong thời kỳ thống trị của nhà Nguyên, do người Mông Cổ sùng tín Lạt Ma Giáo, nhất là Hốt Tất Liệt rất đề cao Lạt Ma Giáo nên Phật Giáo trên đất Hán không được sự phát triển đồng đều, chỉ có hai tông phái của Thiền Tông Trung Quốc là Lâm Tế và Tào Động được phát triển đôi chút. Thời Nguyên có áp dụng chính sách " Bảo Minh Thân Viện" cho các vị Tăng trụ trì các vị bô lão, tức là cấp giấy phép cho mỗi chùa có bao nhiêu người ở, điều này đã mở ra điều kiện thuận lợi cho nhiều người xuất gia. Theo thống kê của sách sử có liên quan, vào năm chí Nguyên thứ 28 ( năm 1291) Nguyên Thế Tổ toàn quốc có hơn 42000 ngôi tự viện, khoảng 210000 tăng ni, tất nhiên, phần lớn trong số đó là các chùa theo Lạt Ma giáo do các vị tăng trụ trì.

Chu Nguyên Chương xuất thân là hoà thượng,

Việc hộ pháp cũng là quốc sự

Chu Nguyên Chương, vị Hoàng Đế khai quốc của nhà Minh, là một người sau khi đã tham gia các cuộc khởi nghĩa nông dân ở cuối đời nguyên rồi dần dần phát triển thế lực quét sạch các đám xưng bá ở các nơi, cuối cùng ông đã lật đổ nền thống trị của nhà Nguyên, lập nên triều Minh và làm nên Hoàng Đế. Là một nhân vật xuất thân từ tầng lớp thấp kém trong xã hội, dần dần phát triển thế lực rồi trở thành một hoàng đế của nhà nước phong kiến, suốt đời Chu Nguyên Chương có một mối liên hệ không bao giờ dứt với Phật giáo. Chu Nguyên Chương là Trùng Bát, tự là Quốc Thuỵ, là người thôn Thái Bình ở Chương Lý, Hào Châu ( ngày nay là huyện Phương Dương tỉnh An Huy). Xuất thân từ nông dân nghèo khổ, gia cảnh nhà Chu Nguyên Chương vô cùng túng bấn, ông cha của Chu Nguyên Chương đời đời làm tá điền cho địa chủ, bản thân Chu Nguyên Chương ngay từ bé đã phải đi chăn trâu cho địa chủ. Năm 17 tuổi do bị mất mùa và xảy ra dịch bệnh nên đã cướp mất đi sinh mạng của cha me, người anh cả của Chu Nguyên Chương. Trở thành kẻ cô đơn không nơi nương tựa, ông đành phải đến chùa Vu Giác xin xuất gia làm chú tiểu, chuyên làm công việc tạp dịch để mong sao có cơm ăn qua ngày. Nhưng thế vẫn chưa được yên. Sau khi ông vào chùa Vu Giác được 50 ngày, vị hoà thượng trụ trì ngôi chùa này lấy lí do là năm nay mất mùa đói kém nên cử chúng tăng di tản khắp nơi. Chu Nguyên Chương cũng đành phải ra đi, làm một vị sư sống lang thang. Ông sống lang thang ở vùng phía tây sông Hoài 3 năm, sau đó mới quay về chùa Vu Giác. Vào năm Chí Linh xin xuất gia làm chú tiểu, chuyên làm công việc tạp dịch để mong sao có cơm ăn qua ngày. Nhưng thế vẫn chưa được yên. Sau khi ông vào chùa Vu Giác được 50 ngày, vị hoà thượng trụ trì ngôi chùa này lấy lý do là năm nay mất mùa đói kém nên cử chúng tăng đi tản mát khắp nơi. Chu Nguyên Chương cũng đành phải ra đi, làm một vị sư sống lang thang. Ông sống lang thang ở vùng phía tây sông Hoài 3 năm, sau đó mới quay trở về chùa Vu Giác. Vào năm Chính Chính thứ 11 (Nguyên Thuận Đế, năm 1351), Lưu Phúc Thông dựng cờ khởi nghĩa ở Dĩnh Châu (ngày nay là Phu Dương tỉnh An Huy), tổ chức một đội quân khăn đỏ, chính thức châm lên ngọn lửa rừng rực của cuộc chiến tranh nông dân cuối đời Nguyên. Vào tháng 2 năm sau, Quách Tử Hưng cũng dựng cờ khởi nghĩa ở Hào Châu hưởng ứng cuộc khởi nghĩa của Lưu Phúc Thông. Lúc này một người đồng hương cùng tham gia cuộc khởi nghĩa Hào Châu với Quốc Tử Hương đã bí mật báo tin cho Chu Nguyên Chương, khuyên Chu Nguyên Chương đến góp sức cùng nghĩa quân. Nhưng không may chuyện này đã bị người khác biết, họ liền báo cho quan phủ. Đúng vào thời điểm này, chùa Vu Giác bị hoả hoạn thiêu trụi, Chu Nguyên Chương lúc này trở thành người tiến thoái lưỡng nan, đành phải lên Lương Sơn, một thân một mình đến Hào Châu nương nhờ Quách Tử Hưng, làm một anh lính. Năm đó ông 25 tuổi, sau khi theo nghĩa quân, Chu Nguyên Chương vì là một người túc trí đa mưu, thiện chiến và dũng cảm nên không bao lâu sau ông được Quách Tử Hưng bổ nhiệm chức Cửu Phu Trưởng, hơn thế nữa Quách Tử Hưng thường đến bàn mưu tính kế với ông. Trong khi tiếp xúc với Chu Nguyên Chương, Quách Tử Hưng nhận ra ông là người có tài năng phi phàm, bèn đem người con gái nuôi của mình tên là Mã Thị gả cho ông ta. Chu Nguyên Chương không chỉ có một vị trí vững chắc trong nghĩa quân mà hơn thế nữa ông đã trở thành người con rể của thủ lĩnh nghĩa quân. Điều này đã đặt cơ sở vững chắc cho việc ông ta tiếp tục vươn lên và phát triển thanh thế. Sau khi Quách Tử Hưng mất không được bao lâu thì Chu Nguyên Chương trở thành thủ lĩnh của nghĩa quân này. Về sau, trải qua hơn chục năm nam chinh bắc chiến Chu Nguyên Chương đã áp dụng phương châm chiến lược "một mũi tên trúng hai đích: Ông tìm cách lật đổ nhà Nguyên đồng thời dẹp các cuộc khởi nghĩa khác. Cuối cùng vào năm 1367, ông chính thức đăng quang, lên Bảo Toạ làm Hoàng Đế. Vào tháng giêng năm sau, ông đặt tên nước là Đại Minh, xưng là Minh Thái Tổ, hiệu là Hồng Võ, định đô ở Nam Kinh.

Do có một thời kỳ xuất gia làm tăng sỹ nên Minh Thái Tổ Chu Nguyên Chương dẫu sao cũng có hiểu biết về Phật giáo. Ông ta xét thấy có nhiều điều không tốt trong việc nhà Nguyên sùng tín Lạt Ma Giáo, nên ông đã ra sức giúp đỡ việc hồi phục các tông phái Phật giáo của người Hán. Vào năm đầu tiên của Hồng Võ (năm 1368), khi Triều Đình nhà Minh vừa được thành lập, Minh Thái Tổ Chu Nguyên Chương liền tổ chức một buổi lễ chiêu tập các vị tăng tại núi Tưởng Sơn ở Nam Kinh, tiến hành lựa chọn các vị tăng trụ trì cho các chùa, mở pháp hội cầu phúc cho Vương Triều Đại Minh vừa mới thành lập. Do đó Minh Thái Tổ khi vừa đăng quang đã lập tức tổ chức pháp hội để hộ trì Phật giáo. Theo ghi chép trong sử sách có liên quan, ông ta vì muốn mọi người tránh khỏi nạn đao binh đâm chém lẫn nhau, xác phơi đầy đồng, mà muốn mọi người sống thanh tịnh trong sáng, do đó không dùng Phật giáo thì không thể nào độ được. Điều này trên thực tế ông muốn đề cao Phật giáo để làm yên lòng dân, từ đó tăng cường củng cố cho Vương Triều phong kiến mới ra đời, mục đích chính trị của Minh Thái Tổ là coi Phật giáo như một công cụ thống trị. Trong mấy năm đầu của Hồng Võ, hầu như hàng năm Minh Thái Tổ đều tổ chức một lễ chiêu tập các tăng tại các chùa lớn ở Nam Kinh, mở pháp hội để cầu chúc cho nhà nước phong kiến của mình được bền vững. Hơn thế nữa mỗi lần như vậy, đích thân Minh Thái Tổ đều dẫn các bách quan văn võ tham dự để pháp hội thêm long trọng. Từ đó ta có thể thấy thái độ coi trọng biện pháp an lòng dân này. Đồng thời với việc vào những năm đầu của Hồng Võ, Chu Nguyên Chương cho triệu tập các vị tăng chúng để chọn người trụ trì và tổ chức pháp hội để đề cao Phật giáo rồi lợi dụng Phật giáo thì ở Nam Kinh ông cũng cho lập Thiện Thế Viện ở chùa Thiên Giới, lệnh cho vị tăng tên là Tuệ Đàm quản lý Phật giáo. Ông còn lập ra các chức vị như Thống Lĩnh, phó Thống Lĩnh, Tán Giáo, Kỷ Hoá để họ quản lý việc bổ nhiệm hoặc miễn nhiệm các vị trụ trì ở các chùa lớn. Đây là hệ thống quản lý Phật giáo trong toàn quốc được chính quyền phong kiến tổ chức thành lập. Mục đích của việc thành lập tổ chức này là đặt Phật giáo dưới quyền quản lý của chính quyền phong kiến và để Phật giáo được lớn mạnh.

Vào năm Hồng Võ thứ 6 (năm 1373), Minh Thái Tổ ban chiếu phát tờ độ điệp cho tất cả các tăng ni trong toàn quốc mà không được thu một đồng lệ phí nào. Từ đời Đường Tống trở lại đây, chính quyền phong kiến phần lớn là bán các tờ độ điệp cho các vị tăng, tức là coi tờ độ điệp như một thứ hàng hoá để mua bán, mục đích là làm tăng thêm nguồn thu thập cho nhà nước phong kiến, về mặt khách quan thì làm như vậy cũng đã ngăn chặn một số người nghèo muốn xuất gia khiến cho họ không thể vì nghèo mà tuỳ tiện xuất gia. Lúc náy Minh Thái Tổ hạ chiếu phát tờ độ điệp miễn phí làm ông muốn tạo điều kiện thuận lợi cho những người muốn xuất gia làm tăng, từ đó mà chân hưng Phật giáo truyền thống của người Hán để Phật giáo phục vụ mục đích chính trị của nhà nước phong kiến. Từ đó trở đi, Minh Thái Tổ còn hạ chiếu quy định mỗi năm tổ chức một buổi lễ phát độ điệp, chỉ có các vị tăng sau khi vượt qua một kỳ kiểm tra mới được lĩnh tờ độ điệp. Để giúp cho các tông phái truyền thống của người Hán được tăng cường phục hồi và phát triển thì vào những năm đầu của Hồng Võ, Minh Thái Tổ còn ra một bản thánh chỉ đặc biệt cho Bộ Lễ của Triều Đình có nội dung như sau: "Các vị tăng trong toàn quốc cho dù người Nam hay người Bắc chỉ cần quy y Tam Bảo, thọ ngũ giới, trù trai, không uống rượu, học tập và nghiên cứu kinh sách thì dù ở nông thôn, ở thành quách hay vùng sơn lâm thì đều có thể tuỳ ý lập đàn lên ghế ngồi giảng, tập hợp nhân dân mở pháp hội giảng kinh thuyết giáo, hoá độ chúng sinh. Điều này là ông muốn từ góc độ nhà nước phong kiến tạo điều kiện thuận lợi cho các vị tăng đi các nơi khác truyền bá Phật giáo, cho phép các vị tăng dù là ở nông thôn hay thành phố đều có thể tiến hành các hoạt động pháp hội.

Để giúp cho Phật giáo của người Hán được phục vụ mau chóng và phát triển mạnh mẽ hơn, một con người am hiểu Phật giáo như Minh Thái Tổ Chu Nguyên Chương không chỉ về bề ngoài thì ông bảo hộ Phật giáo về mặt tổ chức các hoạt động mà ông còn đi sâu vào tiến hành chỉ đạo sử dụng Phật giáo. Vào năm thứ 10 của Hồng Võ (năm 1377), Minh Thái Tổ hạ chiếu lệnh cho sa môn ở các nước tiến hành tụ tập và giảng các bộ kinh như "Tâm Kinh", "Kinh Kim Cang", "Kinh Lăng Già", đồng thời đã cử ra một số người chuyên môn chú thích 3 bộ kinh kể trên, bản thân ông cũng đã viết lời tựa cho 3 bộ kinh trên rồi phân phát khắp nơi thiên hạ. Sau này ông còn hạ chiếu chỉ quy định cụ thể các sa môn Phật giáo nên tổ chức các pháp hội giảng kinh, tụng kinh như thế nào. Ông yêu cầu: "giờ đây nghi thức pháp sự của Du Già hiển và Du Già mật cùng với những lời mật chú chân ngôn cần phải được tiến hành khảo sát lại một cách thận trọng. Nếu là phép tắc đã có sẵn từ trước thì cho thi hành ở các tự viện trong thiên hạ và phải tuân thủ vĩnh viễn để nó trở thành một thứ đạo mà con cháu chúng ta phải cố gắng đeo đuổi, là một thứ đạo mà nhân dân ở các châu dùng để cầu mong tránh tai hoạ. Những ai muốn tụng kinh thì nhờ vào vị tăng Lục Tư (đây là cơ cấu do Triều Đình lập nên để quản lý các chùa và các tăng sỹ của Phật giáo), viết giấy giới thiệu cho các vị trụ trì ở các chùa và các vị tăng quản lý ở xứ (vùng) biết, sau đó phái họ đến kinh sư học tập, nghiên cứu pháp sự và nghi thức tụng kinh, sau khi trở về cho nghiên cứu tiếp 3 năm. Nếu như có ai đó vẫn chưa hiểu được thì một năm sau cho thi lại nếu như ai đó đã tụng kinh thông thạo rồi thì có thể phát độ điệp, cho phép đi tụng kinh làm Phật sự. Nếu như ai đó chưa làm được như vậy thì bắt hoàn tục, trở thành thường dân, không cho phép tụng kinh và làm Phật sự". Có một vị Hoàng Đế phong kiến đích thân ra một quy định cụ thể như vậy để các vị tăng biết cần phải tổ chức tụng kinh và thực hiện pháp sự như thế nào, thì đó là điều rất hiếm thấy trong lịch sử Trung Quốc. Sở dĩ Minh Thái Tổ Chu Nguyên Chương tiến hành hộ trì Phật giáo như vậy là vì ông muốn sử dụng Phật giáo như một công cụ phục vụ cho mục đích thống trị của mình. Ông cũng đã từng nói với các tăng ni như sau: "Ngày xưa Thích Ca để tu đạo, ngài đã tránh thế gian một mình lên núi Tuyết Sơn tu hành, không dính dáng gì với thế tục, như vậy mà ngài thành đạo, thông hiểu lưỡng gian (Âm gian và Dương gian), linh thông thượng hạ, khiến cho các vị thần vừa phải bảo vệ ngài, vừa phải lắng nghe ngài. Vì vậy những người thiện trên thế giới càng ngày càng nhiều, nhưng kẻ gian ác càng ngày càng ít thấy. Do đó, những người đứng đầu thiên hạ cai quản thế gian cần phải quản lý theo đường lối giảm việc đặt các hình pháp mà là do Phật giáo hoá mà họ dần dần sống lương thiện hơn". Đoạn nghị luận này vừa khẳng định tác dụng cai quản thiên hạ của Phật giáo, ông lại vừa đem việc thực thi các biện pháp thống trị của mình nói thành yêu cầu của Phật giáo, điều này vô hình chung lại càng tăng thêm lòng tín nhiệm của Phật giáo với ông ta.

Vì là một người rất có nhiệt huyết trong việc hộ trì Phật giáo nên những công việc của Phật giáo thì Chu Nguyên Chương cũng cần phải tham gia một cách tự nhiên, vì vậy cũng không khó hiểu vì sao ông ta lại quy định cụ thể việc các vị tăng sỹ phải nghiên cứu những kinh gì và tụng kinh ra sao. Không chỉ có vậy mà trong cả việc chọn các vị trụ trì ở các chùa ông cũng đều đích thân tham dự, đồng thời nêu nên những ý kiến của mình. Vào tháng 4 của năm Hồng Võ thứ 21 (năm 1388), ông ban chiếu nói rõ bốn ngôi chùa ở Nam Kinh là chùa Linh Cốc, chùa Vô Giới, chùa Năng Nhân, chùa Kê Minh là 4 ngôi chùa to nổi tiếng của Kinh Sư (Kinh Đô), người trụ trì 4 ngôi chùa ấy phải chọn người có đức hạnh, còn lại phải kiểm tra xem họ có thông hiểu Bản giáo hay không mới có thể bổ nhiệm người trụ trì 4 ngôi chùa nói trên, không thể làm bừa. Là một vị Hoàng Đế của nhà nước phong kiến, việc nhiệt tình hộ trì Phật pháp của Minh Thái Tổ Chu Nguyên Chương còn được thể hiện ở phương diện khác, tức là ông đã dùng quyền lực của nhà nước phong kiến để kiểm soát Phật giáo khiến cho sự phát triển của Phật giáo phải có liên hệ với hệ thống thống trị của nhà nước phong kiến. Từ những biện pháp cụ thể trên ta có thể thấy rằng, mặc dù ông đã tiến hành chỉnh đốn Phật giáo nhưng về căn bản ông vẫn hộ trì Phật pháp.

Một mặt khác của việc Minh Thái Tổ Chu Nguyên Chương chỉnh đốn đồng thời hộ trì Phật pháp là ông muốn nhằm thẳng vào việc chùa, tự viện lúc bấy giờ quá nhiều để chấn chỉnh lại. Vào ngày 6 tháng 6 năm Hồng Võ thứ 24 (năm 1391), Chu Nguyên Chương lại cho ban bố "Thần Minh Phật Giáo Bảng Sách", trong chiếu thư kèm theo việc ban bố cuốn sách này ông đã nói rõ mục đích của cuốn sách đó: "nay các vị tăng trong thiên hạ đa số là ở lẫn với dân trong thế tục, có những vị có những hành vi không giống người ở thế tục, đó là những biểu hiện làm xấu đi tôn giáo của mình, do đó cần phải tiến hành gạt bỏ những việc này để bảo hộ Phật giáo", cuốn "Bảng Sách" có tất cả 10 điều. Trong đó điều thứ nhất nói rằng: "Từ sau khi xảy ra nạn đao binh, các tăng ni nhiều không đếm xuể, các phủ các châu phải tiến hành kiểm tra và thống kê lại các tăng ni. Nếu có vị tăng ni ở lẫn với dân thì dồn vào các ngôi chùa, có pháp thì phải có quy tắc để người ta được an thiền, những ai tu thiền thì phải tuân thủ theo tông phái mình, quán tâm ngay thẳng để chứng thiện quả, những người đi giảng kinh thuyết pháp, diễn giải những lời hay ý đẹp của Thích Ca, dẫn dắt nhân dân thoát khỏi mê muội v.v...". Điều này muốn nói rằng, các vị tăng lúc đó ở lẫn lộn trong nhân dân, cần phải dồn các vị về một nơi để có điều kiện thực hành đúng tông phái mà họ đang tu tập. Điều thứ hai nói rằng: "Sau khi ban chiếu lệnh này, vị tăng nào đó không giám vào chùa, cứ ở thế tục lén lút lấy vợ sinh con, nếu như bị người khác phát hiện tố cáo cho quan phủ hoặc bị quan phủ bắt được thì phải bị chém đầu làm gương cho mọi người. Những ai cố tình bao che chứa chấp thì bị đưa đi lưu đầy ở nơi xa ba ngàn dặm". Điều luật này là nhằm ngăn ngừa các vị tăng không muốn vào sống trong chùa mà muốn sống ở nhân gian để lấy vợ sinh con. Điều đó vừa phá hoại quốc pháp (pháp luật của nhà nước), vừa phá hoại tăng luật (giới luật giành cho các vị tăng), cần phải nghiêm trị không tha thứ. Điều 9 nói rằng: "Các vị tăng đi sống tản cư ở khắp nơi thì có quyền tự do mộ hoá (còn gọi là hoá duyên, tức là mộ tập và khuyến hoá), và nhận cúng dường, các vị quan nha và các vị tăng quản ở các ngôi chùa không được can thiệp, sách nhiễu". Điều luật này muốn nhấn mạnh rằng, Phật giáo là một tôn giáo được phép tự do hoạt động. Ngoài ra, trong "Bảng Sách" còn quy định cụ thể ở các châu, các phủ, huyện chỉ được phép giữ lại một ngôi chùa to, các vị tăng ở các ngôi chùa cấp phủ không được quá 40 người, các chùa cấp châu không được quá 30 vị tăng, trong chùa cấp huyện không được quá 20 người. "Bảng Sách" còn quy định rằng, những nam giới chưa quá tuổi 40, những phụ nữ chưa quá 50 thì chưa được phép xuất gia. Công bố "Bảng Sách" có vẻ là chỉnh đốn hoặc hạn chế Phật giáo, nhưng thực chất là "gạn đục khơi trong" để làm trong sạch nội bộ Phật giáo, mục đích cơ bản là giúp cho Phật giáo phát triển đàng hoàng, từ đó phục vụ cho nền thống trị của nhà nước phong kiến.

Sau khi cuốn "Thân Minh Phật Giáo Bảng Sách" được công bố và phân phát đi các nơi, do các quan lại trong quá trình thực hiện có làm sai lệch chút ít, điều đó làm cho Minh Thái Tổ Chu Nguyên Chương vô cùng tức giận. Vào năm Hồng Võ thứ 27 (năm 1394), ông lại ban chiếu thư giải thích rõ việc chỉnh đốn Phật giáo. Chiếu thư gồm có 9 điều:

1. Không cho phép các tăng lấy lý do đi hoá duyên (mộ tập và khuyến hoá) mà vào trong các thôn làng, trong thành thị. Nếu như thấy điều này thì bắt ngay mang đến quan phủ, trị vào tội làm bại hoại phong tục của tổ tiên.

2. Các am, tịnh xá trong các tự viện thì phải có tăng đứng đầu để giải thích mọi việc. Tăng ni khi vào các phòng khách của các công sở nhà nước không được mặc y phục Phật giáo. Nếu làm như vậy thì coi là như phạm tội, trước tiên là phải cởi bỏ y phục, sau đó sẽ bị bắt.

3. Các mảnh ruộng cấp cho các chùa thì được miễn thuế lương thực, những ai canh tác trên những thửa ruộng đó nếu như đã nộp thuế lương thực thì được miễn hoàn toàn việc sai dịch.

4. Các vị tăng cư trú cố định và các vị tăng sống tản mát các nơi, nếu như có mối quan hệ mật thiết với quan phủ thì liệt vào trọng tội.

5. Các vị tăng được ở thành phố thì cứ 30 người trở lên thì phải vào một ngôi chùa.

6. Cho phép một vài vị cao tăng có đức hạnh đặc biệt được vào rừng sâu tu hành.

7. Các vị tăng nếu như lấy vợ thì cho phép người khác được đánh mắng, sau đó phải nộp tiền phạt. Nếu như không có tiền sẽ bị đánh chết mà người đánh sẽ bị đánh chết mà người đánh sẽ vô tội.

8. Vị tăng nào lấy vợ và có con cái, nếu như muốn hoàn tục thì cho phép hoàn tục. Nếu như có vị tự nguyện rời bỏ vợ con để tiếp tục tu hành cho phép tiếp tục tu hành.

9. Người thế tục khi vào chùa thăm các vị tăng thì cần phải học hỏi hoặc hiển dương (tuyên truyền) Phật giáo, không được quan hệ lén lút với các vị tăng. Các vị tăng cũng không được có tư tình hoặc tâm hẹp hòi.

"Thân Minh Bản Văn" này là sự bổ sung và chỉ đạo cụ thể đối với "Bảng Sách" đã ra đời trước đó, mục đích của nó, là "gạn đục khơi trong" để Phật giáo được tốt đẹp hơn. Do đó trong bản "Thánh Chỉ" của "Bảng Thân Minh" lần này Chu Nguyên Chương chỉ rõ: "Các vị tăng ni nếu như làm đúng quy định của Trẫm thì cho dù là ở nơi rừng núi, cho dù là vị tăng cư trú ở một nơi hay đi du phương khắp nơi thì cũng không được phép ở lẫn với dân, không được tuỳ tiện vào trong làng xã, thành phố. Các vị quan lại phải học các vị tăng tụng kinh, như thế là rất tốt, sau khi làm như vậy khoảng một năm, Phật giáo chắc chắn sẽ hưng thịnh. Bảng này sau khi được ban hành, nếu như nhân dân, quan lại tăng sỹ có ai đó bàn luận lung tung thì xử cực hình (tử hình). Từ đó có thể thấy rằng, lần này để đạt được mục đích của mình, Chu Nguyên Chương đã hạ quyết tâm rất lớn.

Dưới tác dụng của việc hộ trì Phật giáo trên 2 phương diện khác nhau, Phật giáo trên đất Hán được phục hồi một cách nhanh chóng. Hai phái của Thiền Tông Trung Quốc là Tào Động và Lâm Tế dần dần lớn mạnh và được phát triển công khai, đàng hoàng. Một số tăng đoàn Phật giáo còn nhiệt tình phục vụ cho nền thống trị của nhà nước phong kiến, điều này trên một mức độ nào đó đã làm tăng lòng tín nhiệm của Chu Nguyên Chương với Phật giáo và tăng đoàn. Vào năm thứ 3 của Hồng Võ (năm 1370), Minh Thái Tổ Chu Nguyên Chương cử một vị tăng tên là Tuệ Đàm đi thăm một số nước vùng miền tây. Ngài dẫn đầu một đoàn hơn 20 người đến thăm các nước, vào cuối năm sau ngài đến nước Tăng Già La (ngày nay là Sry - lan - ka). Ngài Tuệ Đàm vì tuổi cao sức yếu sau khi đến đất nước Tăng Già La không được bao lâu thì ngài đổ bệnh, bệnh nặng khó khỏi, ngài biết rằng mình không thể quay về nước được nữa nên viết thư thỉnh tấu lên Quốc Vương nước Tăng Già La xin ở lại đó, sau đó ngài viên tịch. Vào năm Hồng Võ thứ 10, ngài Tông Lặc lại kế tục chí hướng của ngài Tuệ Đàm, phụng mệnh của Minh Thái Tổ dẫn đoàn Phật tử 30 người tiếp tục đi thăm viếng các nước miền tây, ngài đi trong 6 năm. Đến năm Hồng Võ thứ 15 (năm 1382), ngài mới về nước. Ở Ấn Độ ngài Tông Lặc đã xin được một khối lượng lớn kinh Phật. Vào năm Hồng Võ thứ 4 (năm 1371), Thân Vương Thái Tổ phủ Hoài Lương của Nam triều nước Nhật Bản đã cử vị tăng Tổ của Nhật Bản đến triều Minh kết giao hữu hảo với Trung Quốc. Minh Thái Tổ Chu Nguyên Chương liền cử ngay hai vị là Tổ Xiển của Thiền Tông và vị tăng Khắc Cần của Thiên Thái Tông (Pháp Hoa Tông), hộ tống sư tổ Nhật Bản về nước. Hai vị này sau khi đến Nhật Bản, do có các cuộc tiếp xúc và trò chuyện nên đã từng bị bắt, về sau lại được thả. Có một số tăng sỹ Nhật Bản đã học tập và nghiên cứu Phật pháp từ 2 vị này nên ở Nhật Bản, hai vị có ảnh hưởng rất lớn. Vào năm Hồng Võ thứ 7 (năm 1374), hai vị về nước đến Nam Kinh, do chuyến đi sứ mệnh của họ gặp đầy trắc trở nên Minh Thái Tổ đã ban thưởng cho 2 vị, đồng thời lệnh cho Thiền tăng Khắc Cần phải để cho râu tóc mọc trở lại, ra làm quan. Vào năm Hồng Võ thứ 17 (năm 1384), Minh Thái Tổ lệnh cho vị tăng Trí Quang cùng đồ đệ của ngài là vị tặng Huệ Biện mang chiếu thư (ấn thư) trang trí dây tua nhiều màu của Vua Trung Quốc sang nước Nê Bát Thích (ngày nay là Nê Pan), vị Vương của Nê Pan tên là Mã Đạt La Ma cũng cử sứ giả đi theo ngài Trí Quang về Nam Kinh, dâng hiến các thứ như tháp vàng, kinh Phật và những con ngựa tốt. Năm Hồng Võ thứ 20 (năm 1387), họ đến Nam Kinh, Minh Thái Tổ liền đáp lại họ bằng sách ngọc Đồ Thư được in bằng bạc và tràng phướn nhiều màu. Sau khi trở về nước, ngài Trí Quang liền phiên dịch một vài quyển kinh Phật mà ngài mang từ Nê Pan về. Sự thực lịch sử kể trên chứng tỏ rằng, sự giao lưu giữa Triều Đình nhà Minh thời Minh Thái Tổ với các nước Tây vực (miền Tây), Nhật Bản, Nê Pan thì đều cử các vị tăng Phật giáo đi làm sứ giả. Từ đó ta có thể thấy lòng tín nhiệm cực lớn của Minh Thái Tổ Chu Nguyên Chương với các vị tăng Phật giáo. Nhưng điều này trên thực tế đã thúc đẩy thêm sự giao lưu văn hoá giữa Trung Quốc với nước ngoài.

Minh Thái Tổ Chu Nguyên Chương từ chỗ hộ trì Phật giáo trên nhiều phương diện khác nhau mà giúp cho Phật giáo phát huy được một chút tác dụng trên lĩnh vực thống trị chính trị của ông. Nhưng Chu Nguyên Chương cũng có một tâm lý tự ti, có thể coi là bệnh hoạn trong việc trước đây mình đã làm một vị sư. Ông lo sợ vì chuyện này mà người ta coi thường ông. Cho nên ông rất kỵ huý 3 chữ "Tăng", "Quang", và "Thốc" (tức là đầu trọc hoặc đầu hói). Vào đầu những năm Hồng Võ có một vị Học Huấn Đạo (thầy giáo) ở phủ Thường Châu tên là Tưởng Châu đã viết một bức biểu chức mừng năm mới tặng quan phủ sở tại, trong đó có một câu có nội dung là: "Duệ Tính Sinh Trí" (kẻ nhìn xa trông rộng, thấu suốt mọi việc là kẻ giỏi), trong đó có chữ "Sinh" tiếng Hán đọc là "shèng" thì bị Chu Nguyên Chương quy thành chữ "Tăng" (tiếng Hán đọc là sèng), ông này liền bị xử tội chết. Ngoài ra, còn có một ông giáo học tên là Dụ Giả Trợ ở huyện Thường Phú cũng viết một bức biểu chúc mừng năm mới tặng quan huyện sở tại, trong đó có một câu có nội dung là: "Thủ Pháp Thượng Quỷ" trong đó câu "Thủ Pháp" bị Chu Nguyên Chương quy thành nghĩa là "Khử Pháp" (tức là rụng hết tóc) hoặc trọc đầu cũng bị liệt vào tội chết. Cũng có một ông giáo học tên là Dụ Hứa Nguyên ở huyện Uý Thị viết một bức biểu chúc mừng tuổi thọ tặng quan phủ sở tại trong đó có câu "Thể Càn Pháp Khôn", bị Chu Nguyên Chương suy thành nghĩa "Cạo Trọc Đầu". Ông cho rằng câu này chế giễu ông trước đây đã xuống tóc đi tu (tức là cạo tóc), liền hạ lệnh xử tội chết. Lại còn có một ông huấn đạo (dạy học) ở phủ Đức An tên là Ngô Hiến viết một bảng biểu chúc thọ tặng quan phủ nội dung có 8 chữ "Thiên Hạ Hữu Đạo, Vọng Bái Thanh Môn". Chu Nguyên Chương cho rằng, từ "hữu đạo" ("Đạo ở đây là con đường, đạo đức) ở đây có nghĩa là "đạo tặc" tức là tên kẻ trộm, câu này có ý chế giễu Chu Nguyên Chương đã từng tham gia quân khăn đỏ. Câu "thành môn" có ý chỉ các chùa miếu hoặc tăng ni. Như vậy là chế giễu ông đã làm tăng sỹ do đó cũng ban xử tội chết. Lại còn có một học sỹ ở phủ Hàng Châu tên là Từ Nhất Quỳ cũng viết biểu chúc mừng, nội dung cũng có 8 chữ "Quang Thiên Chi Hạ, Thiên Sinh Thánh Nhân" (trời đất quang đãng thanh trong thì thánh nhân sẽ ra đời). Sau khi đọc câu này Chu Nguyên Chương liền tức giận quát lớn: "Sinh ở đây có nghĩa là "Tăng" đó là chửi ta đã làm hoà thượng, còn "Quang Thiên" ở đây tức là đầu trọc, ám chỉ ta đã có thời đầu trọc. Sau đó ông hạ lệnh chém đầu, Chu Nguyên Chương chế tác ra "Văn Tự Ngục" (chữ phạm huý, nếu phạm huý sẽ chết). Như vậy suy ngang đoán dọc mà phạm huý thì đều bị chết. Các vị quan viên ở bộ Lễ cũng sợ đến mức "hồn phiêu phách lạc", họ chẳng biết làm thế nào đành phải thỉnh tấu Hoàng Đế ban bố bản mẫu về chúc mừng và tạ ơn. Từ đó giúp cho nhân dân và các vị thần dựa vào đó mà thực hiện. Vào năm Hồng Võ thứ 29 (năm 1396), bảng mẫu thống nhất về tạ ơn và chúc mừng được ban bố, do đó mà tình trạng kể trên không còn tái diễn nữa.

"Văn Tự Ngục" do Chu Nguyên Chương quy định cũng không nể các vị tăng, phạm vào là chết không tha. Có một vị tăng tên là Lai Phục vì muốn lấy lòng Chu Nguyên Chương đã viết một khổ thơ trong đó có 2 câu: "Kim Bàn Tô Hợp Lai Thù Vực" và "Tự Tâm Vô Đức Tụng Đào Nguyên". Sau khi đọc xong 2 câu thơ này, Chu Nguyên Chương vô cùng tức giận, ông cho rằng chữ "Thù" có thể tách ra thành 2 chữ "Đãi" (bọn xấu, bọn thổ phỉ), và chữ "Chu" tức là ám chỉ vị Hoàng Đế họ Chu này là tên "thổ phỉ" câu "Vô Đức Tụng Đào Nguyên" ám chỉ ông ta là kẻ vô đạo đức, do đó ông liền hạ lệnh chém đầu ngay vị tăng Lai Phục này. Có một lần, Chu Nguyên Chương bí mật đến thăm một ngôi chùa, ông nhìn thấy trên tường trong ngôi chùa đó có đề một câu thơ ca ngợi Hoà thượng Bố Đại (Hoà thượng "Túi vải"): "Đại Thiên thế giới rộng mênh mông, tất cả đều đem cho vào túi. Rốt cuộc có tụ phải có tán, thả hết chúng đi giữ làm gì". Chu Nguyên Chương sau khi đọc xong câu thơ này, cho rằng câu thơ đó đã chế giễu mạng lưới pháp luật của ông ta quá là hà khắc, chém giết quá tàn bạo, ông liền nổi cáu hạ lệnh xử tội chết toàn bộ tăng chúng trong chùa. Liên hệ với các thủ đoạn thống trị của Chu Nguyên Chương ta thấy rằng, các điều kể trên chỉ là một mặt trong chính sách "phô trương thanh thế" của một vị hoàng đế phong kiến. Nhưng Chu Nguyên Chương vì củng cố nền thống trị của nhà nước Minh mà bảo vệ, hộ trì Phật giáo, chỉnh đốn Phật giáo, từ đó mà lợi dụng Phật giáo. Cho dù có lúc ông hơi tàn bạo nhưng có nhiều chỗ ông cao kiến hơn Vua Lương Võ Đế (ông Vua Lương Võ Đế cầm quyền năm 502 - 547 sau Công Nguyên, ông rất hâm mộ đạo Phật, thường xuyên mặc áo cà sa, ăn chay, tụng kinh niệm Phật, cho xây chùa, chép kinh sách làm lễ xuất gia cho nhiều người, nâng đỡ các tăng ni, có lúc ông còn giảng kinh thuyết pháp).

Các vị Hoàng Đế nhà Minh, sau đời Minh Thái Tổ đều có thái độ nâng đỡ, che chở Phật pháp để lợi dụng Phật giáo mà còn tự phong cho mình là Pháp Vương tự xưng là Đại Hộ Pháp Vương. Theo ghi chép, có một lần trong một ngày ông đã độ cho 4 vạn người xuất gia làm tăng, hơn thế nữa ông cũng thường xuyên khoác lên người bộ pháp y, đăng tọa giảng kinh thuyết Pháp. Vào năm thứ 5 của Chính Đức (năm 1510) ông lại tự xưng danh hiệu là Đại Khánh Pháp Vương, ra lệnh cho các ngành hữu quanh phải đúc ấn pháp dâng lên ông. Võ Tông rất mộ Phật giáo, ông thích nhất Lạt Ma Giáo. Có một lần, một số vị tăng Lạt Ma giáo xin ông ban cho 100 khoảnh ruộng (một khoảnh là 15 mẫu), Võ Tông liền ban thánh chỉ yêu cầu Bộ Lễ thực hiện lời thỉnh của các vị Tăng Lạt Ma giáo, hơn thế nữa ông còn tự ký tên là Đại Khánh Pháp Vương. Các quan viên Bộ Lễ sau khi tiếp chỉ, giả vờ như có điều khó hiểu quay trở lại tâu với Võ Tông rằng, người thế nào là "Đại Khánh Pháp Vương, dám cùng với Hoàng Đế ký vào thánh chỉ, đó là tội bất kính rất lớn". Đối với việc cố tình giả vờ không hiểu để gây khó khăn của các quan viên Bộ Lễ này, Võ Tông cũng không biết làm thế nào, ông giở khóc giở cười, việc ban ruộng đất cho các tăng sỹ coi như chấm dứt.

Như trên đã từng nói Minh Thái Tổ ra sức khôi phục Phật giáo truyền thống của người Hán. Nhưng trên thực tế ông vẫn dành cho Lạt Ma Giáo một địa vị xứng đáng. Năm Hồng Võ thứ 6 (năm 1373), vị Đế Sư của Triều Nguyễn trước đây tên là Nam Già Ba Tạng Bốc vào Triều Đình, Minh Thái Tổ liền ban cho ngài danh hiệu là: "Xí Thịnh Phật Bảo Quốc Sư". Vào năm sau, cháu của ngài Bát Tư Ba tên là Công Ca Giám Tạng Ba Tạng Bốc vào Triều Đình cũng được tôn làm Đế Sư, ban thêm hiệu là Quốc Sư. Thời Minh Thái Tổ còn thiết lập chức năng Cương Ty ở Tây Ninh, cử Lạt Ma Tam Thích làm Đô Cương để quản lý Lạt Ma giáo ở vùng này. Minh Thái Tổ còn cho thiết lập "Phiên Hán Nhị Tăng Ty" ở Cam Túc, Hà Châu, cho Tạng tăng giữ chức Tăng Quan để quản lý Lạt Ma giáo.

Các biện pháp trên đây đều kèm theo mục đích chính trị rất rõ rệt, tức là để bảo vệ thời duy trì sự thống nhất và đoàn kết dân tộc trên đất nước Trung Quốc. Sau khi Minh Thành Tổ Chu Đệ lên ngôi, thủ lĩnh của phái Hoàng giáo trong Lạt Ma giáo tên là Tông Ca Ba hoằng dương Phật pháp, tên tuổi được lưu truyền ở Tây Tạng, Minh Thành Tổ Chu Đệ liền cử người đến đón ngài vào Hoàng Cung, ngài Tông Ca Ba liền cử đệ tử thứ nhất của mình là vị tăng Thích Ca Trí theo sứ giả về kinh. Minh Thành Tổ liền ban cho danh hiệu là Đại Từ Pháp Vương. Thời kỳ Minh Thần Tông, ngài Yểm Đáp Khả Hãm của Mông Cổ vào Thanh Hải của Trung Quốc, nghe tin vị Đạt Lai đời thứ 3 là Toả Nam Gia thế đến vùng phụ cận Tây Ninh Hoằng Dương Phật Pháp, ngài liền dẫn một đoàn hàng vạn người ra nghênh đón đồng thời tôn xưng ngài Toả Nam Gia Thế danh hiệu "Đạt Lai Lạt Ma Bạch Gia Đạt Nhiên". Đó là điểm mở đầu của tên gọi "Đạt Lai Lạt Ma" từ "Đạt Lai" có nghĩa là Đại Hải (biển lớn), từ "Lạt Ma" có nghĩa là Thượng Sư (người thầy). Còn cụm từ "Bạch Gia Đạt Nhiên" có nghĩa là giữ Kim Cương. Ngài Toả Nam Gia Thế đã từng viết thư lên Tể Tướng của nhà Minh là Trương Cư Chính, đồng thời ngài cũng dâng hiến lên Tể Tướng tượng Bồ Tát Quán Âm. Vào năm Vạn Lịch thứ 16 (năm 1588), Lương Thần Tông cử người đi đón bằng được Đạt Lai đời thứ 3 đến Bắc Kinh, nhưng tiếc rằng ngài Đạt La đời thứ 3 đã viên tịch ở vùng Nội Mông nên việc không thành. Nói tóm lại trong suốt đời Minh, Lạt Ma giáo chỉ lưu hành ở vùng dân tộc Tây Tạng, dân tộc nội Mông và một số vùng dân tộc thiểu số khác. Nhưng đó cũng là một bộ phận không thể thiếu được của Phật giáo Trung Quốc, vào thời Minh, Lạt Ma giáo được phát triển mạnh hơn cả về bề rộng lẫn bề sâu, đồng thời nó bắt đầu hình thành chế độ chính giáo hợp nhất trong vùng Tây Tạng, những đều này ảnh hưởng trực tiếp tín ngưỡng tôn giáo của Triều Thanh.

1. Thích Ca Giáo: Tức là Phật Giáo

2. Ngũ giới: Cấm sát sinh, cấm trộm cắp, cấm tà dâm, cấm nói dối, cấm uống rượu

3. Hoa Hạ: Tức là người dân tộc Hán

4.Nghiêu-Thuấn: Là hai vị vua nổi tiếng trong truyền thuyết của người Trung Quốc cổ xưa: Nghiêu - Thuấn là hai vị nổi tiếng hiển minh, sau được dùng để chỉ các bậc thánh nhân.

5. Như Lai: Tức là Phật Thích Ca Mâu Ni

6. Tam Bảo: Gồm Phật, Pháp, Tăng

7. Tây Nhung: Ý chỉ người Miền Tây mọi rợ

8. Ba Kiếp: Quá khứ, hiện tại, vị lai ( tức kiếp trước, kiếp này và kiếp sau. Xem kinh nhân quả ba đời).

9. Quốc Khố: Kho bạc nhà nước

10. 1 Quan = 1000 xu

11. 1 tỷ lúc đó là 10 vạn, tức 100.000.

12.Như Lai: Tức đức Phật Thích Ca Mâu Ni

13. Âm Đức: làm việc thiện giúp ích cho mọi người mà không kể công, cũng không để cho người được giúp đỡ biết mình giúp đỡ họ. Giúp ích cho người xong mình cũng quên luôn việc mình đã làm. Nhưng Phật, Bồ tát và các thần hộ pháp vẫn biết, người làm việc thiện đó luôn được che chở.

14. Tam giáo đồng nguyên: 3 tôn giáo: Nho giáo, Đạo giáo và Phật giáo có chung nguồn gốc.

15. Tam giáo tịnh dụng: Đồng thời sử dụng cả ba tôn giáo kể trên vào mục đích trị quốc an dân.

16.1 trượng= 10 xích = 3,3m.

17. Ngân Khố: ngân sách nhà nước.

18. Quốc khố: Kho bạc nhà nước

19.Cúng trai: cúng cơm chay buổi trưa trước giờ Ngọ.

20. Cát cứ: Một người nào đó chiếm một vùng đất rồi tuyên bố ly khai với Triều Đình.

21. Thần: Tức là hạ thần, kẻ bề tôi.

22. Nhung địch: kẻ mọi rợ

23. Kim Khẩu: Miệng đức Phật

24. Bảo Kệ: Kinh Phật viết dưới dạng thơ.

25. Thập thiện: 10 điều thiện

26. Kim Tiên: Vị tiền vàng

27. Ngọc Y: Tức áo khoác bên ngoài.

28. Bờ bên kia: Tức giải thoát luôn hồi sinh tử.

29. Bề tôi: tức tôi tớ, ý nói là tôi tớ của Vua.

30. Xá lợi Phậ ở thời Đường: Hội Vô Giá: Pànca- Parisad; Pancavarsika ( Hành sự). Tiếng Phạn là Ban-xà-vu-sắt, dịch là hội Vô giá. Vô giá là bao dung mà không ngăn ngại một ai. Hiền -thánh, đạo-tục, sang-hèn, trên dưới không ngăn ngại, bình đẳng thực hiện pháp hội bố thí tài vật và bố thí pháp. Nước Ấn Độ luôn thực hành hội đó, ở Trung Quốc bắt đầu năm Đại Thông thứ nhất đời Lương Vũ Đế ( năm 527 sau Công nguyên).

31.Trung Thư: thấp hơn thượng thư một bậc. Quan Thượng Thư đương hàm Bộ Trưởng bây giờ.

32. Nhà Hạ: Từ thế kỷ 21 đến thế kỷ 16 trước Công nguyên; nhà Thương, từ thế kỷ 16 đến năm 1066 trước CN: nhà Chu, năm 1066 đến năm 256 trước CN.

33.Không Sát, Không trộm cắp, không mê, không nói dối, không uống rượu: Tức là năm giới của Phật giáo.

34. Lầu Các: Các là tòa kiến trúc hai tầng, tầng dưới là trụ cột không có tường. Tầng trên là cửa sổ to hình tròn ở bốn phía, không có cánh cửa sổ. Như " Khuê Văn Các" ở Văn Miếu - Hà Nội.

---o0o---

Vi tính: Quảng Tuệ Hương & Quảng Trí Lực
Trình bày: Vĩnh Thoại

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]