Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Kathara và sự định hình của trung tâm Phật giáo đầu tiên

09/04/201314:21(Xem: 3919)
Kathara và sự định hình của trung tâm Phật giáo đầu tiên


KATHARA VÀ SỰ ĐỊNH HÌNH CỦA TRUNG TÂM PHẬT GIÁO ĐẦU TIÊN.

Thông Thanh Khánh

---o0o---

Phân bố trên một không gian từ Phú Yên trải dài cuối cùng đến vịnh Cam Ranh có lợi thế về đồng bằng duyên hải nhỏ và hẹp với sự nối liền giữa núi và biển, sự bồi đắp thường xuyên của phù sa theo lưu vực các con sông đổ về cửa biển đã tạo nên khu vực trung tâm Kauthara có những ưu điểm phát triển kinh tế xã hội một cách hoàn thiện.khu vực này có thể được xem là nơi hội tụ của ngã ba giao thương cùng với các hoạt động văn hoá - xã hội khi xưa rất nhộn nhịp. Hải cảng Nha Trang, đặc điểm là vịnh Cam Ranh vốn được xem như thương cảng lý tưởng cho thuyền buôn tìm đến trú ngụ, trao đổi sản vật và trở thành một thành phố cảng hết sức đặc biệt trong việc hình thành trung tâm Kauthara. Đề cập vấn đề này theo truyền thuyết về Thần mẹ xứ sở PôInưgara được lưu truyền trong cộng đồng người Chăm hiện nay tuy không giúp ta nhiều sử liệu nghiên cứu chắc chắn nhưng phần nào khái quát lên được một diện mạo của sự phát triển nơi gọi là trung tâm quan trọng thuộc phía Nam Chămpa. Truyện kể rằng, thuở trời đất còn mù mịt Pô Kũk, thượng đế tối cao đã giao cho con mình PoInưgara cùng một số thần khác xuống trần để kiến tạo con người và muôn vật. Bà đã chọn khu vực Nha Trang tức Kauthara làm nơi gián thế và xây dựng. Bà đã kiến tạo cỏ cây, núi rừng, đồi núi, Bà làm nên con người, dạy dân trồng dâu nuôi tằm, trồng lúa, buôn bán, dệt vải. Về sau Bà giao lại việc cai quản cho các thần để quay về trời, nhân dân biết ơn Bà nên gọi là Pô Nagar tức Bà mẹ sứ sở. Một truyền thuyết khác lại đề cập, Bà vâng lệnh thượng đế hoá thần xuống trần nằm trong bọt biển, có hai vợ chồng sống hiếm muộn con ở vùng Nha Trang làm nghề trồng dưa. Một hôm trông thấy một người con gái đang hái dưa hai ông bà rón rén đến gần thăm hỏi và nhận cô con gái là con nuôi. Sống với ông bà được vài năm vì mãi ham vui nên cô gái bị sống biển cuốn đi đồng thời hoá thân thành cây trầm trôi dạt về Trung Quốc. Ơû đây đang gặp mùa hạn hấn lại có cây trầm to lớn trôi về bờ biển không ai vớt được. Tin ấy đến tai hoàng tử con vua, chàng trai trẻ tự tìm đến để vớt thử và lạ thay chàng nâng cây trầm to lớn một cách nhẹ nhàng, đồng thời chàng đưa về cung. Đêm đêm nghe thoảng mùi hương kì lạ chàng rón resan tìm đến và lạ lùng thấy cô gái từ cây trầm bước ra nhan sắc diễm kiều. Hoàng tử đem lòng yêu mến và cưới cô gái làm vợ, sinh sống với nhau được hai mặt con vì hiểu tính chồng là người chuyên gây hấn chíên vào các nước láng giềng mất sự hoà hảo. Nhiều lần Bà khuyên chồng nhưng không được ông chấp nhận, Bà đã đưa con vượt biển về lại Nha Trang. Ơû đây Bà đã xây dựng một triều đình trông coi dân tình, dạy người Chăm cách trồng lúa, dệt vải và các công việc khác. Trong tâm tưởng của cộng đồng Chăm hiện nay vẫn còn cho rằng tổ tiên của mình được hình thành tại đây. Tìm về các thư tịch cổ nói đến việc quan hệ mua bán, Thiền Sư Nghĩa Tịnh đề cập đến việc thông thương của người Trung Hoa vào thế kỉ thứ II. Một nguồn sử liệu khác cho biết trong giai đọan vương triều A Dục năm240 TCN, một phái đoàn do con trai của vua Asoke có tên là Mehedre sau khi dừng chân ở Tích Lan đã ghé qua vương quốc Chămpa theo con sông Đà Rằng (Black River). Nhà sử học D.G.Ehall trong cuốn sách của mình “ Lư sử Đông Nam Á” đề cập đến vương quốc Srivijaya được xem là trung tâm Phật giáo Đại thừa hết sức quan trọng, một đoạn khác ông đề cập thêm “ Thiền sư Y Doãn ( Trung Hoa) đi hành hương Ấn Độ sau đó ông dừng chân tại quốc gia Sumatra và Sivijaya vào năm 671. Đặc biệt trong đó chỉ riêng khu vực Sivijaya vào giai đoạn này đã có hơn một ngàn tăng lữ sinh hoạt luật lệ, nghi thức rất giống Ấn Độ…”Oâng nhận định về tình hình Phật đây “Sivijaya đóng vai trò quan trọng trong công cuộc mở rộng Đại thừa ở Đông Nam Á, đây là một sự kiện chủ yếu của nửa cuối thế kỉ thứ III. Chứng tích còn lại khá nguyên vẹn tại trung tâm Kauthara là tấm bia viết bằng chữ Phạn ngữ Bắc Ấn được tìm thấy ở làng Võ Cạnh – Nha Trang tỉnh Khánh Hoà, tấm bia này được tạo dựng bởi môït vương triều Srimara đồng thời nội dung lại mang đậm nét tư tưởng Phật giáo được khởi tạo vào thế kỉ thứ I SCN. Từ những sử liệu đã được chúng tôi tích dẫn nêu trên có thể thấy rằng Phật giáo đã có mặt từ khá sớm và ảnh hưởng sâu mạnh đến vùng này. Hình ảnh của Bà mẹ sứ sở Pô Nagar theo truyền thuyết vẫn cho chúng ta môït điểm mở, nếu thật sự là một người giác ngộ hay một phật tử thuần thành mới có một tư tưởng độc đáo toát lên từ Bà. Không chấp nhận bộ mặt gian ác của chồng thwongf xuyên đưa quân xâm lấn các nước lân bang, Bà đã nhiều lần ngăn cản nhưng không có hiệu quả và bị chồng phản bác không chấp nhận. Bà đã quyết định đưa hai người con vượt biển vầ lại quê xưa tại Nha Trang xây dựng một vương triều tại đây. Điều đó chứng tỏ rằng tư tưởng từ bi, khoan dung, hoà bình, hết sức tôn trọng sự sống và tự do của các nước lân bang trong Bà luôn được đánh thức. Sự đánh thức này không gì khác hơn là tinh thần thấm đượm triết thuyết Phật giáo. Chính vì thế mà đã đưa Bà đến một quyết định táo bạo xoá bỏ hạnh phúc riêng tư để cảnh tỉnh người chồng. Đây xem như là ý chí dũng mãnh và cương quyết. Trong bài văn hát dâng lễ về Bà vào các ngày lễ chúng tôi tình cờ phát hiện ra một câu hát khá lý thú về Bà “ Bà được sinh ra từ gốc cây Bồ Đề” nghĩa là sự tán thán của người về Bà như là một hiên thân của trí tuệ Siêu Xuất, trí tuệ của Bồ Đề được xem như trí tuệ của sự giác ngộ, một sợi dây vô hình để ràng buộc và chỉ ám tính chất Phật giáo trong con người Bà được thấy rỏ trong câu hát này”.

Như vậy từ các sử liệu các nguồn truyền thuyết có liên quan đã có thể ccho chúng ta phát thảo ra rằng Kauthara ngoài trung tâm buôn bán giao thương với các nước láng giềng trừ trước công nguyên, nơi đây cũng chính là điểm khởi đầu của Phật giáo sau này lang toả đến miền Bắc và miền Nam Chămpa. Tại đây là khu trung tâm của các tư tưởng Phật giáo từ Ấn Độ truyền sang, trở thành một trung tâm Phật giáo có đời sống sinh hoạt phồn thịnh và ảnh hưởng rất lớn cho một nền tư tưởng Phật giáo Đại thừa cho các trung tâm Phật giáo sau này như Inrapura, Amravati nổi tiếng đi vào đời sống của huỳên thoại theo thời gian. Với Kauthara đang còn chờ đón những nhà nghiên cứu tiếp tujcm ở tung cánh cửa lịch sử trong đó với những nhà nghiên cứu sử Phật giáo Việt Nam thiết tưởng cần phải chú ý hơn nữa đến trung tâm này đến trun tâm Phật giáo Luy Lâu thuộc khu vự phía Bắc. Có như vậy chúng ta mới có một nguồn sử liệu phong phú về giai đoạn Phật giáo du nhập vào Việt Nam theo thời gian và địa điểm một cách đầy đủ hơn nữa.

---o0o---

Trình bày: Nhị Tường

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]