Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. quangduc@quangduc.com* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

32. Cùng Một Nguyên Lý

17/03/201408:53(Xem: 19795)
32. Cùng Một Nguyên Lý
blank

Cùng Một Nguyên Lý


Hôm nọ, thánh y Jīvaka cùng một số gia nhân mang theo tràng hoa, vật thơm, dầu đèn, các loại dầu thoa chữa bệnh, các loại mật, sữa, đường... thức dùng phi thời - từ hoàng cung đến Veḷuvanārāma tịnh xá cúng dường đức Thế Tôn cùng chư tăng. Trong lúc đảnh lễ đức Đạo Sư, vị thầy thuốc hoàng gia ân cần ôm chân bụi của ngài rồi hỏi thăm về sức khỏe, hỏi thăm về tình hình hoằng pháp các nơi...

Đức Phật đưa mắt dịu dàng nhìn vị thánh y hiền thiện:

- Như Lai hoằng pháp thuận lợi. Về sức khỏe thì không có chi phải nói. Vậy còn ông thì sao, này Jīvaka?

- Đệ tử công việc bộn bề. Hết chăm sóc sức khỏe cho đức vua, hoàng hậu, quý phi, thái tử, hoàng tử, công chúa, đệ tử lại sang đây. Có một số các vị trưởng lão thọ đầu-đà khổ hạnh bậc thượng, ghé Veḷuvanārāma, họ bị nhiều bệnh; đệ tử muốn khám, muốn chữa trị nhưng các ngài nói là không cần thiết, tự mình điều chỉnh được.

- Đúng vậy đó, này Jīvaka!

- Đệ tử cũng hiểu nguyên lý ấy. Ngoại trừ ăn uống thiếu chất bổ dưỡng không đủ nuôi cơ thể; ngoại trừ không bị những tác động quá đột ngột của thời khí, của mưa nắng, của nhiệt độ thất thường; ngoại trừ những căn bệnh do nghiệp; ngoại trừ ăn hoặc uống những vật thực nóng quá hay lạnh quá đánh mất sự quân bình hài hòa của tứ đại; ngoại trừ những oai nghi đi đứng nằm ngồi không được điều chỉnh, vận động cân phân - một vị tỳ-khưu có tu tập, có định có tuệ - không thể bị bệnh được, bạch đức Tôn Sư!

- Đúng là vậy, này Jīvaka!

- Do vậy, bạch đức Thế Tôn! Phàm tăng thì bị bệnh nhiều lắm, còn chư vị thánh tăng có có cũng như không. Các ngài, đôi khi lại mỉm cười, chế nhạo hay tiếu đùa rất thú vị nữa... Đệ tử nghe mà hỷ lạc cả người...

- Ồ, họ tiếu đùa ra sao?

- Thưa, có vị thì nói: Ồ! Bệnh hả, xem mày làm gì cái thân già này nào? Đau hả, nhức hả, hai ống chân này mày nổi loạn hả? Được rồi, cứ nổi loạn đi! Nhưngnổi loạn xong, nhớ giải tán cho lịch sự, cho đàng hoàng, nghe! Có vị lại nói, ngồi nhiều quá thì bị tản khí, đầy hơi; đó là sự thật mà sao cứ gọi là bệnh, là bệnh hả, ông thầy thuốc! Có vị lại nói, ở trong hang động, nghĩa địa, ngụ dưới cội cây, ngồi trên đá cỏ, nằm trên giường lá rác – thì không bị ẩm thấp, không bị khí này, khí kia nhiễm độc mới lạ! Đó cũng là cái gì rất tự nhiên, tất nhiên, như nhiên thôi, này ông thầy thuốc! Có vị lại nói, đừng bắt cái thân làm việc nhiều quá, đừng bắt hơi thở dồn dập, mất nhịp điệu, đừng bắt máu huyết chạy rần rật – là cái cách tự chữa trị cái thân của ta đó, này thánh y! Có vị lại nói, thú vị lắm, này Jīvaka, có đau, có bệnh, ta lại có cơ hội chiêm nghiệm, học hỏi cái đau, cái bệnh ấy ra sao? Nếu không đau, không bệnh thì hóa ra ta mang cái thân kim cương sao? Chúng chính là bài học để giác ngộ, giải thoát đó, này ông bạn!...

Đức Phật mỉm cười, hỏi:

- Các vị ấy, nói thế, có đúng với nguyên lý chữa bệnh của ông không, này Jīvaka?

- Đấy là nguyên lý tối cao của nghề thuốc, bạch đức Tôn Sư! Từ khi học hỏi được giáo pháp tuyệt vời, tối thượng của đức Tôn Sư, đệ tử hằng suy nghĩ, tự vấn, tự giải; và đệ tử cảm giác mình đã gần bước đến cái chỗ mà chư vị trưởng lão đã nói.

- Đúng vậy! Đức Phật gật đầu - Chữa bệnh thân, chữa bệnh tâm, chúng có cùng một nguyên lý đấy! Hãy thử chiêm nghiệm một chút nữa đi, này Jīvaka!

- Thưa, đệ tử chiêm nghiệm rồi, đã thấy rồi!

- Ừ, hãy nói cho Như Lai nghe với nào?

- Thưa, lúc phiền não, tham sân gì đó xuất hiện do duyên nội cảnh hay ngoại cảnh, cứ nhìn ngắm nó mà chơi, rất tự tại, rất thanh thản, rất dịu dàng - như ngắm nhìn cái đau nhức, ngắm nhìn cái tản khí, ngắm nhìn cái đầy hơi, ngắm nhìn cái thở dồn dập, ngắm nhìn máu huyết chảy rần rật, ngắm nhìn cái đau, cái bệnh ấy - với tâm xả ly, với tâm rỗng không, với tâm vô ngã vắng lặng, với tâm không có chấp trước, với tâm định tĩnh sáng suốt... vân vân và vân vân ... thì thân bệnh là ở đâu, tâm bệnh là ở đâu, bạch đức Tôn Sư?

- Hay lắm, này Jīvaka! Ông đã học được cái quán minh, tuệ minh trong pháp thiền bốn chỗ niệm thân, thọ, tâm, pháp của Như Lai rồi đó!

Thánh y Jīvaka hỷ lạc đầy khắp cả người khi được đức Phật khen ngợi. Cuối buổi nói chuyện, ông ta ngưỡng mong đức Phật quan tâm tế độ cho đức vua Bimbisāra, hoàng hậu Videhī và cả hoàng tử Ajātasattu (A-xà-thế).

Đức Phật im lặng một hồi, rồi chợt hỏi:

- Ajātasattu năm nay chắc đã là một thanh niên cường tráng rồi phải không?

- Thưa, đúng vậy!

- Ừ, đã hai mươi sáu tuổi rồi! Chắc là vị hoàng tử này đang nôn nóng muốn làm thái tử đây!

- Đã được phong thái tử từ lâu rồi, thưa Tôn Sư.

Đức Phật lại mỉm cười:

- Ừ, vậy là cậu ta nôn nóng muốn làm vua đây mà!

Thánh y Jīvaka nghe lạnh mình, cái điều ông muốn nói, bây giờ thấy không cần thiết nữa rồi!

Sau đó, đức Phật như muốn giáo giới vị thánh y:

- Cũng giống như để tâm trí rỗng rang (không)(1), không làm gì cả (vô vi)(2)khi chữa trị thân bệnh, tâm bệnh vậy. Như Lai biết rất nhiều chuyện, rất nhiều việc, nhưng Như Lai cũng không làm gì cả. Hãy để tự nhiên cho nhân, cho duyên, cho quả, cho báo nó làm việc, này Jīvaka!

Đúng là sự thấy biết của một bậc Chánh Đẳng Giác.

Thánh y Jīvaka chỉ biết im lặng, cúi đầu.



(1)Không có tướng tham sân si, không chấp trước.

(2)Không trước ý, không khởi tư tác (cetanā).

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
08/04/2013(Xem: 3791)
Đã tạo được nhiều phước báu trong quá khứ, vào thời của Đức Phật Siddhattha Gotama, Bậc Tôn Sư Toàn Giác Tối Thượng, nàng Subha tái sanh vào gia đình của một vị bà la môn khả kính tại Rajagaha (Vương Xá, ngày nay là Rajgir, Ấn Độ). Nàng có sắc đẹp tuyệt trần, trong toàn thể thân nàng chỗ nào cũng dễ mến, vì lẽ ấy có tên là Subha. Khi Đức Bổn Sư ngự tại Rajagaha cô đặt niềm tin (saddha) vững chắc nơi Ngài và trở thành một nữ thiện tín.
08/04/2013(Xem: 3073)
Điều tốt đẹp mà người mẹ, người cha, hay bất luận thân bằng quyến thuộc nào có thể làm, một cái tâm hướng thiện có thể, và nâng ta lên đến mức cao quý (2). Lời dạy này được Đức Phật ban truyền trong khi Ngài ngự tại Tịnh Xá Jetavana (Kỳ Viên), trong thành Savatthi, chuyện liên quan đến một ông quan giữ kho. Câu chuyện bắt đầu tại thị trấn Soreyya và kết thúc tại Savatthi.
08/04/2013(Xem: 3701)
Vào lúc hoàng hôn, vầng thái dương dần dần đắm chìm xuống chân trời ở Phương Tây. Ánh sáng của mặt trăng rằm từ từ ló dạng ở Phương Đông. Ngày đã chấm dứt, và màn đêm bắt đầu phủ xuống. Vào lúc bấy giờ vị đạo sĩ ẩn dật tên Upagupta, đệ tử của Đức Phật, rời xa liêu cốc của mình, an nghỉ bên cạnh một con đường đầy cát bụi, dưới vòm trời mịt mờ u tịch, gần vách thành của thị trấn Mathura, Ấn Độ
08/04/2013(Xem: 3542)
Ngày nay, người phụ nữ chiếm tỷ lệ khá cao trong dân số nước ta, cũng như trên thế giới. Chẳng những đông về số lượng, người phụ nữ còn giữ nhiều vai trò quan trọng trong cộng đồng quốc gia hoặc quốc tế. Có thể nói song song với nhịp tiến hóa của nhân loại, người phụ nữ ngày nay đã thăng hoa tri thức và tài năng trong nhiều lãnh vực khác nhau.
08/04/2013(Xem: 3275)
Phật giáo được du nhập vào Hàn Quốc đến nay hơn 1.600 năm, nhưng lịch sử của Phật giáo Hàn Quốc lại không có nhiều ghi nhận về hoạt động của Ni giới. Thật ra ở Hàn Quốc, Ni giới đã có công lớn trong việc truyền bá Phật pháp ở những giai đoạn đầu của lịch sử. Qua các thời đại Tam kinh (37 trước Tây lịch - 668 sau Tây lịch), Silla Thống nhất (668-935), Goryeo (còn gọi Goh Ryur hoặc Koryo, 918-1392), Joreon (còn gọi Joh Surn hoặc Choson 1392-1910) và thời hiện đại ngày nay, Phật giáo tiếp tục được duy trì và phát triển. Tùy địa phương khác nhau mà vị trí, vai trò và sự biểu hiện của Ni giới trong Phật giáo cũng đa dạng tùy duyên.
08/04/2013(Xem: 3390)
Giới học giả đã bỏ ra không ít thời gian và giấy mực để bàn về chuyện bình đẳng hay không bình đẳng giữa Tăng và Ni với những giới luật chênh lệch từ thời đức Phật. Nhận thấy đây là vấn đề hay nên tôi cũng thường lưu tâm khi có những ý kiến mới ...
08/04/2013(Xem: 3807)
Khi Đức Phật Siddhattha Gotarna (Sĩ Đạt Ta Cồ Đàm) thị hiện ở Ấn Độ cách nay hơn 2,500 năm về trước, người phụ nữ có một địa vị rất thấp kém và đê hèn trong xã hội Ấn Độ. Vào thời bấy giờ, trong phần còn lại của thế giới văn minh, trải dài từ Trung Hoa đến Hy Lạp, vị trí của người phụ nữ vẫn khiêm nhường và hạ cấp. Ngày nay, cùng khắp nơi ai ai cũng nhìn nhận rằng Đức Phật là người đã sáng lập một tôn giáo được truyền bá sâu rộng trên thế gian, phổ cập đến những hang cùng hóc hẻm của quả địa cầu, đã ban truyền một triết lý huy hoàng và vĩ đại nhất trong lịch sử tư tưởng loài người.
08/04/2013(Xem: 4862)
Ngôi tự viện nằm phía Đông thành Savatthi là do bà Visakha, vị nữ thí chủ nhiệt thành của Đức Phật, dâng cúng. Bà được Đức Phật ngợi khen là đứng hàng đầu các bà tín nữ. Nhưng hơn nữa, câu chuyện sau đây của bà Visakha và những lời dạy bảo của ông cha bà cho thấy rằng vào thời bấy giờ người ta đối xử rất nghiêm khắc đối với hàng phụ nữ. Mặc dầu thái độ gắt gao đối với nữ giới và mặc dầu cuộc sống của người phụ nữ có rất nhiều giới hạn, nhờ đức tin dũng mãnh nơi Giáo Huấn của Đức Phật, bà Visakha đã có khả năng vượt lên trên những giới hạn ấy.
08/04/2013(Xem: 7369)
Khi đất trời vạn vật được hình thành và con người được xuất hiện trên quả đất nầy, thì giới tính đã được phân chia rõ ràng: Đó là người nam hay người nữ. Từ những thuở xa xưa vai trò và vị trí của người nữ đã sánh vai cùng nam giới trong mọi lãnh vực của cuộc sống và từ đó cộng đồng xã hội đã được hình thành, trật tự xã hội được ổn định và con người càng ngày càng tiến xa hơn ở những lãnh vực khác nhau như văn hóa, chánh trị, giáo dục, v.v…
08/04/2013(Xem: 15939)
Trong cuộc sống, có người quan niệm tâm lý là sự hiểu biết về ý muốn, nhu cầu, thị hiếu của người khác, là sự cư xử lý tình huống của một người. Đôi khi người ta còn dùng từ tâm lý như khả năng “chinh phục đối tượng”.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Senior Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com ; http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
quangduc@quangduc.com , tvquangduc@bigpond.com
KHÁCH VIẾNG THĂM
110,220,567