Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. quangduc@quangduc.com* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Giới Thiệu Các Tác Giả

26/01/201204:17(Xem: 7195)
Giới Thiệu Các Tác Giả

PHẬT GIÁO & NỮ GIỚI

NỮ GIỚI & PHẬT GIÁO
(Truyền Thống, Cải Cách, Phục Hồi)
Biên soạn: Ellison Banks Findly
Chuyển ngữ: Diệu Liên Lý Thu Linh, Diệu Ngộ Mỹ Thanh, Giác Nghiêm Nguyễn Tấn Nam

GIỚI THIỆU CÁC TÁC GIẢ

VINCANNE ADAMS là giáo sư trợ giảng khoa Nhân Chủng học tại Đại Học Princeton. Bà nhận văn bằng Tiến Sĩ tại Đại Học California-Berkeley năm 1989, và đã nghiên cứu, viết về con người và sự ứng dụng của ngành y ở Tây Tạng và Nepal từ năm 1982. Bà là tác giả của Tigers of the Snow and Other Virtual Sherpas, Doctors for Democracy.

TESSA J. BARTHOLOMEUSZ là giáo sư khoa tôn giáo ở đại học Tiểu bang Florida. Bà nhận văn bằng Tiến sĩ tại đại học Virginia năm 1991, với đề tài về các nữ tu ở Tích Lan hiện nay. Ngoài một số các bài viết và tóm tắt, bà cũng viết một số sách, trong đó có Women under the Bo Tree: Buddhist Nuns in Sri Lanka, và đồng biên tập sách Buddhist Fundamentalism and Minority Identities in Sri Lanka.

phatgiaovanugioi-12MARTINE BATCHELOR sinh tại Pháp năm 1953. Năm 1972, bà được thọ giới xuất gia tại Đại Hàn. Bà đã nghiên cứu về Phật giáo dưới sự hướng dẫn của lão sư quá cố Kusan tại tu viện Songgwang Sa cho đến năm 1984. Công phu tu tập và hành thiền đã đưa bà đến các ni viện ở Đài Loan và Nhật Bản. Từ năm 1981, bà trở thành thông dịch cho Sư Kusan và theo ngài đi hoằng pháp khắp nước Mỹ và Pháp. Bà đã dịch quyển sách “Pháp Hành Thiền Đại Hàn” ('The Way of Korean Zen') của ngài. Sau khi lão sư Kusan mất, bà đã hoàn tục và rời bỏ Đại Hàn.

Năm 1985, bà cùng chồng, Stephen Batchelor, trở về Âu châu. Bà làm giảng sư và tư vấn về tâm linh ở Chùa Gaia House cũng một số nơi tại Anh quốc. Năm 1992, bà đồng biên tập và xuất bản quyển “Phật giáo và Môi trường” (Buddhism and Ecology). Năm 1996, bà biên tập và xuất bản “Bước Sen” (Walking On Lotus Flowers). Bà là tác giả của các sách “Nguyên Tắc Thiền” ('Principles of Zen'), “Suốt Đời Hành Thiền” ('Meditation for Life'), vân vân.

Bà nói tiếng Pháp, Anh, Đại Hàn và có thể đọc Hán tự. Bà rất thích các đề tài về hành thiền trong đời sống hằng ngày, về Phật giáo và các hoạt động xã hội, các vấn đề về tôn giáo và nữ giới, Thiền và lịch sử thiền, sự kiện và huyền thoại. Hiện bà sống cùng chồng tại Pháp.

TỲ KHEO NI THUBTEN CHODRON là một nữ tu sĩ Phật giáo Tây phương theo truyền thống Tây Tạng. Bà nhận văn bằng Cử nhân tại đại học California-Los Angeles, sau đó chu du khắp Âu châu, Bắc Phi và Á châu, thọ giới sa-di năm 1977 và tỳ-kheo ni (cụ túc) ở Đài Loan năm 1986. Bà đã nghiên cứu, tu tập và giảng dạy về Phật giáo khắp thế giới trong nhiều năm, và hiện tại đang sống và dạy tại Seattle với Hội Pháp Hữu (Dharma Friendship Foundation). Các sách của bà bao gồm Open Heat, Clear Heart; What Color is Your Mind; Taming the Monkey Mind; Blossoms of the Dharma: Living as a Buddhist Nun.

DASHIMA DOVCHIN là một y sĩ được đào tạo theo y thuật Tây Tạng. Bà nhận bằng Bác Sĩ tại đại học Y ở Mông Cổ năm 1982. Bà đã quản lý các công trình nghiên cứu tại Viện Y Học Tây Tạng, Học viện Khoa Học của Mông Cổ, nơi bà học về các loại cây thuốc Tây Tạng. Hiện chuyên môn của bà là về các bệnh gan, rối loạn hệ thần kinh, và bệnh phụ sản. Bà có phòng khám tư tại Manual Therapy Associates, ở Dallas, Texas.

MONICA LINDBERG FALK là thành viên trong chương trình Tiến sĩ tại đại học Goteborg, Thuỵ Điển, về xã hội nhân văn, và bà đang dạy ở Trung Tâm Đông và Đông Nam Á Học tại đại học trên. Các nghiên cứu của bà chuyên về những vấn đề của sự liên hệ về giới tính và Phật giáo, và chủ đề luận văn Tiến sĩ của bà là về các nữ tu Phật giáo tại Thái Lan

ELLISON BANKS FINDLY là giáo sư về tôn giáo và Á châu học tại đại học cộng đồng Trinity. Bà nhận bằng Tiến sĩ về tôn giáo tại Nam Á ở đại học Yale, năm 1978, và đã có những tác phẩm xuất bản rộng rải về Vệ Đà, Mughal và các nghiên cứu về Phật giáo cổ đại. Bà cùng với Yvonne Yazbeck Haddad biên tập sách The Islamic Impact Women, Religion and Social Change, và là tác giả của sách Nur Jahan: Empress of Mughal India.Hiện bà đang hoàn thành quyển sách về dnacó tựa đề Giving and Getting: Relations Between Donors and Renunciants in Pali Buddhism.

TRUDY GOODMAN tu tập theo truyền thống thiền vipassana từ năm 1974. Bà cũng là nhà tâm lý học về trẻ, là thành viên của ban điều hành ở Trung Tâm Phật Học Barre. Bà hiện đang sống và tu tập tại Taos, New Mexico.

HIROKO KAWANAMI là giảng viên khoa nghiên cứu Phật giáo tại đại học Lancaster. Cô nhận bằng Tiến sĩ Khoa Kinh Tế và Khoa Học Chính Trị Luân Đôn ngành xã hội nhân văn năm 1991, và đã xuất bản các đề tài về nữ tu Phật giáo ở Miến Điện bằng cả hai thứ tiếng Anh và Nhật Bản.

THEANVY KUOCH là sáng lập viên và giám đốc điều hành của Hội Chăm Sóc Sức Khoẻ Cho Người Khmer, là một tổ chức vì sức khoẻ của người Campuchia, ở West Hartford, bang Connecticut. Cô tỵ nạn đến Mỹ năm 1981, đã nhận văn bằng Thạc sĩ về sức khoẻ tâm thần của người tỵ nạn và liệu pháp gia đình tại đại học Goddard năm 1984. Hiện tại cô là y sĩ, làm việc trong nhóm sức khoẻ tâm thần KHA và là người cổ suý cho các chương trình về sức khoẻ của những người đã từng bị tra tấn. Cô đã nhận được nhiều giải thưởng quốc gia và quốc tế vì những công trình của cô. Các ấn phẩm của cô chú trọng đến những vấn đề sức khoẻ tâm thần của những người sống sốt từ những khủng hoảng lớn lao, nhất là trẻ em và phụ nữ.

OWEN M. LYNCH là giáo sư khoa nhân chủng học tại đại học New York. Ông đã nhận văn bằng Tiến sĩ về nhân chủng học tại đại học Columbia năm 1966, và đã có những chuyến đi khảo sát chuyên sâu về những người Dalits ở Ấn Độ. Là ứng cử viên của nhiều giải thưởng và đảm trách nhiều chức vụ chuyên môn cấp quốc gia, ông đã phát hành nhiều bài viết về giai cấp hạ lưu, chế độ giai cấp, tính dân chủ, sự phát triển, sự chuyển hoá trong xã hội, và xã hội học về đô thị và nông thôn ở Ấn Độ. Trong số sách của ông có The Politics of Untouchability Divine Passions: The Social Construction of Emothion in India.

HI-AH PARK là giáo sư về kịch nghệ và múa tại đại học cộng đồng Trinity. Bà đã nghiên cứu về âm nhạc và múa cổ truyền của Đại Hàn ở Viện Âm Nhạc và Múa Cổ Truyền Quốc gia, đại học Quốc gia Seoul, Trường Âm Nhạc, ở Đại Hàn. Bà nhận văn bằng Thạc sĩ về múa dân tộc từ Đại học California-Los Angeles năm 1978. Bà đã dạy và biểu diễn khắp thế giới, và vào năm 1981, bà được thụ giáo làm pháp sư Đại Hàn, một phương cách tu tập mà bà kết hợp với Phật giáo.

NIRMALA S. SALGADO là giáo sư về tôn giáo tại Đại học Augustana, Rock Island. Bà nhận bằng Tiến sĩ về tôn giáo tại đại học Northwestern năm 1992. Bà đã bắt đầu nghiên cứu về nữ tu sĩ Phật giáo tại Tích Lan từ năm 1984 khi đang làm nghiên cứu sinh tại Trung tâm Nghiên Cứu Quốc tế về Dân Tộc Thiểu Số ở Colombo. Bà đã xuất bản nhiều bài viết về nữ tu sĩ Phật giáo ở Tích Lan.

AMY SCHMIDT là một trong những vị thầy nội trú tại Insight Meditatin Center (IMS-Trung tâm Thiền Tuệ) tại Barre, Massachusett. Trước đó bà là điều phối viên nội trú tại IMS ở San Lorenzo, New Mexico. Bà đã nhận bằng Thạc sĩ về công tác xã hội, với chuyên môn về bệnh Alzheimer. Bà đã hành thiền vipassanamười sáu năm nay, đã hướng dẫn phương pháp thiền này được sáu năm và đã sống ở một số cộng đồng tâm linh. Hiện bà đang viết một quyển tiểu sử dài về Dipa Ma Barua.

KATE LILA WHEELER nguyên là một nữ tu Miến Điện, giờ bà là nữ cư sĩ Phật giáo, nhà văn. Bà được liệt kê trong danh sách hai mươi tiểu thuyết gia Mỹ trẻ và hay nhất của Granta, là ứng cử viên của giải PEN/ Faulkner, và đã nhận được giải thưởng về truyện ngắn O.Henry và Whiting. Tác giả của Not Where I Started From, bà lại vừa hoàn thành một tiểu thuyết mới, với tựa đề When Mountains Walked, do NXB Houghton Mifflin phát hành.

JAMES WHITEHILL là giáo sư về tôn giáo học ở đại học Stephens. Ông đã nhận bằng Tiến sĩ ở đại học Drew, và là giảng viên thâm niên trong chương trình Fullbright tại Nhật Bản từ năm 1991-1993, với chuyên ngành về triết môi trường học, thần học và đạo đức. Ông là thành viên sáng lập Trung tâm Thiền Columbia. Các bài viết gần đây của ông nghiên về giới luật Phật giáo, đặc biệt so sánh với các truyền thống đạo đức của Mỹ và Tây phương.

JANICE D. WILLIS là giáo sư về tôn giáo tại đại học Wesleyan. Bà nhận bằng Tiến sĩ tại đại học Columbia năm 1976, với luận án về Tattvrthapatalam của Bodhisattvabh‰mi của Asanga. Bà được tặng danh hiệu giáo sư đại học Walter A. Crowell về Khoa Xã hội học ở Wesleyan năm 1992, và đã xuất bản nhiều bài tham luận về Phật giáo Tây Tạng, triết lý Phật giáo, và nữ giới trong Phật giáo. Sách của bà có thể kể đến The Diamong Light of the Eastern Dawn: An Introduction to Tibetan Buddhism; On Knowing Reality: The Tattvartha Chapter of Asanga’s Bodhisattvabh‰mi; Feminine Ground: Essays on Women and Tibet; Enlightened Beings: Life Sotries from the Ganden Oran Tradition.

*

Hiệu Đính & Tài Liệu Tham Khảo

Xin Chân thành cảm ơn các Tác giả/ Dịch giả của các sách và các tài liệu mà chúng tôi đã tham khảo, sử dụng.

1. Danh Từ Phật Học Thực Dụng, Tâm Tuệ Hỷ Biên Soạn, NXB Tôn Giáo, 2004.

2. Dipa Ma: Cuộc đời và Di Huấn (The Life and Legacy of a Buddhist Master), Amy Schmidt, Thiện Nhật dịch, NXB Phương Đông, 2006.

3. Dalai Lama, Freedom in Exile: The Autobiography of the Dalai Lama (New York: Harper Colins, 1990), t. 202-203.

4. Robert A. F. Thurman, Mandala: The Architecture of Enlightment (New York: Asia Society, Tibet House, and Boston: Shambhala), t.127.

5. Wikipedia Encyclopedia: www.wikipedia.org

6. Chodron Thubten, ed. Blossoms of the Dharma: Living as a Buddhist Nun, Berkeley, Ca: North Atlantic Books, 2000

7. Bartholomeusz, Tessa. Women under the Bo Tree: Buddhist Nuns in Sri Lanka, 1994.Reprint, Cambridge: Cambridge University Press, 1995.

8. Findly, Ellison Banks. “Ananda’s Case for Women”.International Journal of Indian Studies 3, no.2 (July-December 1993): 1-31.

9. Sự Phục Hồi Của Hội Chúng Tỳ Khưu Ni Trong Truyền thống Nguyên thuỷ, tác giả: Tỳ Khưu Bodhi, Dịch giả: Tỳ Khưu Ni Pháp Hỷ Dhammananda, NXB Tôn Giáo 2010.

GHI CHÚ

+ Sanchi: Một thánh địa đã được Unesco công nhận là Di Sản Thế giới ở Ấn Độ, gần sông Betwa, được vua A Dục (Asoka) xây dựng từ thể kỷ thứ 4 trước Công nguyên.

+ Dalit: Còn gọi là Harijan, nhóm người theo truyền thống được coi là thuộc tầng lớp hạ cấp, không thích hợp để người khác giao du. Dalit thuộc nhiều dân tộc ở khắp nơi trong Nam Á, nói nhiều ngôn ngữ khác nhau.

Từ Dalit có gốc từ tiếng Sanskrit, có nghĩa là ‘đất’, ‘bị đàn áp’, ‘bị ép’ hay ‘bể ra từng mảnh’. Nó được bắt đầu sử dụng vào thế kỷ thứ 19.

+ Maṇḍalalà tiếng Sanskrit, có nghĩa là “vòng tròn”. Trong truyền thống Phật giáo và Ấn Độ giáo, nghệ thuật tâm linh của họ thường sử dụng hình thức Mandala. Hình thức cơ bản của phần lớn Mandala Phật giáo và Ấn Độ giáo là một hình vuông có bốn cửa, với một vòng tròn ở trung tâm. Mỗi cửa có hình dạng của chữ T.

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
01/02/2022(Xem: 32038)
48 Đại Nguyện của Đức Phật A Di Đà (loạt bài giảng của TT Thích Nguyên Tạng trong mùa dịch cúm Covid-19)
17/11/2021(Xem: 20505)
Nghiệp, phổ thông được hiểu là quy luật nhân quả. Nhân quả cũng chỉ là mối quan hệ về tồn tại và tác dụng của các hiện tượng tâm và vật trong phạm vi thường nghiệm. Lý tính của tất cả mọi tồn tại được Phật chỉ điểm là lý tính duyên khởi.266F[1] Lý tính duyên khởi được nhận thức trên hai trình độ khác nhau. Trong trình độ thông tục của nhận thức thường nghiệm, quan hệ duyên khởi là quan hệ nhân quả. Chân lý của thực tại trong trình độ này được gọi là tục đế, nó có tính quy ước, lệ thuộc mô hình cấu trúc của các căn hay quan năng nhận thức. Nhận thức về sự vật và môi trường chung quanh chắc chắn loài người không giống loài vật. Trong loài người, bối cảnh thiên nhiên và xã hội tạo thành những truyền thống tư duy khác nhau, rồi những dị biệt này dẫn đến chiến tranh tôn giáo.
14/11/2021(Xem: 16896)
Một thuở nọ, Đức Thế Tôn ngự tại xứ Sāvatthi, gần đến ngày an cư nhập hạ suốt ba tháng trong mùa mưa, chư Tỳ khưu từ mọi nơi đến hầu đảnh lễ Đức Thế Tôn, xin Ngài truyền dạy đề mục thiền định, đối tượng thiền tuệ thích hợp với bản tánh của mỗi Tỳ khưu. Khi ấy, có nhóm năm trăm (500) Tỳ khưu, sau khi thọ giáo đề mục thiền định xong, dẫn nhau đến khu rừng núi thuộc dãy núi Himavantu, nơi ấy có cây cối xanh tươi, có nguồn nước trong lành, không gần cũng không xa xóm làng, chư Tỳ khưu ấy nghỉ đêm tại đó. Sáng hôm sau, chư Tỳ khưu ấy dẫn nhau vào xóm làng để khất thực, dân chúng vùng này khoảng một ngàn (1.000) gia đình, khi nhìn thấy đông đảo chư Tỳ khưu, họ vô cùng hoan hỉ, bởi vì những gia đình sống nơi vùng hẻo lánh này khó thấy, khó gặp được chư Tỳ khưu. Họ hoan hỉ làm phước, dâng cúng vật thực đến chư Tỳ khưu xong, bèn bạch rằng: – Kính bạch chư Đại Đức Tăng, tất cả chúng con kính thỉnh quý Ngài an cư nhập hạ suốt ba tháng mùa mưa tại nơi vùng này, để cho tất cả chúng con có
08/11/2021(Xem: 11905)
Đây chỉ là chiếc thuyền nan, chưa tới bờ bên kia, vẫn còn đầy ảo tưởng chèo ra biển cả. Thân con kiến, chưa gột sạch đất cát, bò dưới chân Hy Mã Lạp Sơn, nghe tiếng vỗ của một bàn tay trên đỉnh cao. Chúng sinh mù, nếm nước biển, ngỡ bát canh riêu cá, Thế gian cháy, mải vui chơi, quên cảnh trí đại viên. Nắm vạt áo vàng tưởng như nắm lấy diệu quang, bay lên muôn cõi, theo tiếng nhạc Càn Thát Bà réo gọi về Tịnh Độ, ngửi mùi trầm Hương Tích, an thần phóng thoát. Con bướm mơ trăng Cực Lạc, con cá ngụp lặn dưới nước đuôi vàng như áo cà sa quẫy trong bể khổ, chờ thiên thủ thiên nhãn nghe tiếng sóng trầm luân vớt lên cõi Thanh văn Duyên giác. Những trang sách còn sở tri chướng của kẻ sĩ loanh quanh thềm chùa Tiêu Sơn tìm bóng Vạn Hạnh, mơ tiên Long Giáng lào xào bàn tay chú tiểu Lan trên đồi sắn.
07/11/2021(Xem: 12410)
Kinh Vô Lượng Nghĩa nói “vô lượng pháp từ một pháp mà sinh ra”. Ma Ha Chỉ Quán của Thiên Thai Trí Giả (538-597), quyển 5, nói: “Phật bảo các Tỳ-kheo, một pháp thâu nhiếp tất cả pháp, chính là Tâm”. Phổ môn là vô lượng giáo pháp. Vô lượng giáo pháp này cũng từ một giáo pháp mà sinh ra. Một giáo pháp phổ cập tất cả gọi là phổ môn. Chư Phật thuyết giáo thuận theo Tâm của chúng sinh. Giáo là những ngôn từ được thuyết ra cho những chúng sinh chưa thấu suốt. Pháp là những phương thức với nhiều tướng trạng giống nhau hoặc khác nhau. Tâm ý chúng sinh có bao nhiêu ngõ ngách thì giáo pháp có chừng ấy quanh co. Chư Phật dùng muôn vàn phương tiện khế cơ mang lại lợi ích cho chúng sinh. Ngài Xá Lợi Phất từng nói: “Phật dùng nhiều thứ nhân duyên và thí dụ, phương tiện ngôn thuyết như biển rộng khiến tâm người trong pháp hội được yên ổn, con nghe pháp ấy khiến lưới nghi dứt” là nghĩa trên vậy.
05/09/2021(Xem: 15289)
Bắt đầu gặp nhau trong nhà Đạo, người quy-y và người hướng-dẫn biết hỏi và biết tặng món quà pháp-vị gì cho hợp? Thực vậy, kinh sách man-mác, giáo-lý cao-siêu, danh-từ khúc-mắc, nghi-thức tụng-niệm quá nhiều – nghiêng nặng về cầu-siêu, cầu-an – không biết xem gì, tụng gì và nhất là nhiều người không có hoàn-cảnh, thỉnh đủ. Giải-đáp thực-trạng phân-vân trên, giúp người Phật-tử hiểu qua những điểm chính trong giáo-lý, biết qua sự nghiệp người xưa, công việc hiện nay và biết đặt mình vào sự rèn-luyện thân-tâm trong khuôn-khổ giác-ngộ và xử-thế, tôi biên-soạn cuốn sách nhỏ này. Cuốn sách nhỏ này không có kỳ-vọng cao xa, nó chỉ ứng theo nhu-cầu cần-thiết, mong giúp một số vốn tối-thiểu cho người mới vào Đạo muốn tiến trên đường tu-học thực-sự. Viết tại Sài-thành mùa Đông năm Mậu-tuất (1958) Thích-Tâm-Châu
24/06/2021(Xem: 4274)
Lòng Từ bi là một giá trị phổ quát. Tranh đấu cho công bằng xã hội – nghĩa là bảo đảm quyền lợi và cơ hội bình đẳng cho tất cả mọi người – thường xuất phát từ sự phẫn nộ, thúc đẩy con người chống lại những bất công có hệ thống. Tôi tin rằng đấu tranh cho công bằng xã hội sẽ có hiệu quả tốt nhất nếu được kích hoạt bởi lòng từ bi. Nếu động lực đấu tranh cho công bằng xã hội của chúng ta là do lòng từ bi đích thực, chúng ta sẽ được tiếp thêm năng lượng để hoạt động tích cực hơn nhằm bảo đảm cho tất cả mọi người có được một phẩm chất đời sống xứng đáng. Tôi tin rằng nữ giới có thể đóng một vai trò đặc biệt trong việc đấu tranh cho công bằng xã hội bằng cách tu tập lòng từ bi và trí tuệ.
07/05/2021(Xem: 17142)
Phật Điển Thông Dụng - Lối Vào Tuệ Giác Phật, BAN BIÊN TẬP BẢN TIẾNG ANH Tổng biên tập: Hòa thượng BRAHMAPUNDIT Biên tập viên: PETER HARVEY BAN PHIÊN DỊCH BẢN TIẾNG VIỆT Chủ biên và hiệu đính: THÍCH NHẬT TỪ Dịch giả tiếng Việt: Thích Viên Minh (chương 11, 12) Thích Đồng Đắc (chương 1, 2) Thích Thanh Lương (chương 8) Thích Ngộ Trí Đức (chương 7) Thích Nữ Diệu Nga (chương 3, 4) Thích Nữ Diệu Như (chương 9) Đặng Thị Hường (giới thiệu tổng quan, chương 6, 10) Lại Viết Thắng (phụ lục) Võ Thị Thúy Vy (chương 5) MỤC LỤC Bảng viết tắt Bối cảnh quyển sách và những người đóng góp Lời giới thiệu của HT Tổng biên tập Lời nói đầu của Chủ biên bản dịch tiếng Việt GIỚI THIỆU TỔNG QUAN Giới thiệu dẫn nhập Giới thiệu về cuộc đời đức Phật lịch sử Giới thiệu về Tăng đoàn: Cộng đồng tâm linh Giới thiệu về các đoạn kinh của Phật giáo Thượng tọa bộ Giới thiệu về các đoạn kinh của Phật giáo Đại thừa Giới thiệu về các đoạn kinhcủa Phật giáo Kim cương thừa PHẦN I: CUỘC ĐỜI ĐỨC
29/11/2020(Xem: 12771)
“Ma” tiếng Phạn gọi là Mara, Tàu dịch là “Sát,” bởi nó hay cướp của công đức, giết hại mạng sống trí huệ của người tu. “Ma” cũng chỉ cho những duyên phá hoại làm hành giả thối thất đạo tâm, cuồng loạn mất chánh niệm, hoặc sanh tà kiến làm điều ác, rồi kết cuộc bị sa đọa. Những việc phát sanh công đức trí huệ, đưa loài hữu tình đến Niết-bàn, gọi là Phật sự. Các điều phá hoại căn lành, khiến cho chúng sanh chịu khổ đọa trong luân hồi sanh tử, gọi là Ma sự. Người tu càng lâu, đạo càng cao, mới thấy rõ việc ma càng hung hiểm cường thạnh. Theo Hòa Thượng Thích Thiền Tâm trong "Niệm Phật Thập Yếu", Ma tuy nhiều, nhưng cốt yếu chỉ có ba loại: Phiền não ma, Ngoại ma và Thiên ma
03/10/2020(Xem: 20515)
Đây là một bài nghị luận về Lý Duyên Khởi được Ajahn Brahm viết lần đầu tiên hơn hai thập niên trước. Vào lúc đó, ngài quan tâm nhiều hơn đến những chi tiết phức tạp trong việc giảng dạy kinh điển. Vì lý do đó bài nghị luận này có tính cách hoàn toàn chuyên môn, so với những gì ngài giảng dạy hiện nay. Một trong những học giả Phật học nổi tiếng nhất hiện nay về kinh điển Phật giáo đương đại là Ngài Bhikkhu Bodhi, đã nói với tôi rằng “Đây là bài tham luận hay nhất mà tôi được đọc về đề tài này”.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Senior Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com ; http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
quangduc@quangduc.com , tvquangduc@bigpond.com
KHÁCH VIẾNG THĂM
110,220,567