Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. quangduc@quangduc.com* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Kisagotami

09/04/201311:48(Xem: 3868)
Kisagotami


Kisagotami - Bà Mẹ Khổ Đau
Tác giả: Piyadassi Mahathera
Dịch giả: Phạm Kim Khánh

--- o0o ---

Chỉ Một Nhúm Hột Cải

Tích chuyện Bà Kisagotami (1) là một trong những chuyện cảm động nhất được ghi nhận trong kinh điển. Bà sanh trưởng trong một gia đình nghèo tại thành Savatthi (Xá Vệ). Bà thuộc dòng Gotama, và do đó là họ hàng với Đức Phật Gotama. Vì có thân hình mỏng manh yếu ớt nên người ta gọi bà là Kisa (có nghĩa là ốm gầy) Gotami. 

Khi đến tuổi trưởng thành bà được gả cho người con trai của một thương gia, và đúng lúc, hạ sanh một trai. Than ôi, khi bé lớn khôn vừa đến tuổi bặp bẹ nói và biết chơi thì chết, làm cho mẹ vô cùng sầu thảm. Vì tình thương con vô bờ bến, đứa con duy nhất, bà không thể tin rằng con bà đã thở hơi thở cuối cùng, ôm con vào lòng chạy đôn chạy đáo tìm thuốc cứu mạng. Trong toàn thể vùng Savatthi không vị lương y nào có thể cứu sống một người chết.

Vì quá sầu muộn bà như người mất trí, bôn ba chạy từ nhà này sang nhà khác, khóc nức nở, van kêu: ‘Cúi xin quý ông quý bà rộng lòng cho tôi thuốc để cứu mạng con!’. Tuy nhiên, dân chúng không thể thuyết phục bà rằng đứa bé đã chết. Nỗi khổ đau của bà quá sâu đậm để có thể nhận định đúng mức lời họ. Sau cùng có một vị trưởng lão sáng suốt thấu hiểu tâm trạng đáng thương của bà mẹ đang khóc sướt mướt, khuyên bà nên đến gặp Đức Phật Tối Thượng, Đức Bổn Sư Đại Từ Đại Bi, vào lúc bấy giờ đang cư ngụ tại Tịnh Xá Jetavana (Kỳ Viên) của Trưởng Giả Anathapindika (Cấp Cô Độc), tại Savatthi.

Bà lật đật tuôn chạy đến tịnh xá, đặt đứa con chết dưới chân Đức Bổn Sư, đảnh lễ Ngài và thuật lại câu chuyện rất thương tâm có thể làm mềm dịu quả tim chai cứng nhất.

Đấng Đại Bi nhìn bà với cặp mắt dịu hiền và nhỏ nhẹ nói: ‘Này bà chị thân mến, có một món thuốc thần hiệu chắc chắn chữa được bịnh, Như Lai sẽ hàn gắn vết thương lòng của bà. Chỉ cần tìm cho Như Lai một nhúm hột cải xin từ bất cứ nhà nào trong thành này.’ Bà Gotami nghe những lời an ủi ấy thì lòng mừng vô hạn.

‘Nhưng nên ghi nhận, này Gotami,’ Đức Bổn Sư nói tiếp, ‘rằng phải xin hột cải ấy từ một nhà nào mà chưa từng bao giờ có người chết.’

Tuy nhiên, vì quá đổi vui mừng bà Gotami không thấu hiểu ý nghĩa lời nói của Đấng Toàn Giác. Với ước vọng cứu được đứa con yêu dấu, bà tức khắc vội vã chạy tìm hột cải. Tất cả mọi người trong thành đều tận tình thương hại bà và rất sẵn sàng cho hột cải mà bà hết lòng mong tìm. Nhưng than ôi! bà không thể tìm một nhà nào mà mara, thần chết, chưa hề đến viếng.

Trời đã về chiều, mặt trời lặng lẽ, nhẹ nhàng lặn chìm trong vùng trời ở phương Tây, đàn chim vội vàng bay về ổ, và Bà Gotami cuối cùng nhận thức tánh cách phổ cập của hiện tượng chết. Chân lý phủ phàng rọi sáng cho bà như một ánh chớp, và bà thông hiểu rằng tất cả những gì yêu quý mến thương nhất trên đời đều vô thường. Tất cả mọi sum họp đều chấm dứt trong chia ly và đời sống suy tàn, biến tan vào cõi chết. Do đó bà đi ra ngoại ô thành, đặt con trong một bãi tha ma rồi về tịnh xá, vừa than:

‘Đây không phải là luật lệ của xóm làng, không phải luật của thành phố.

Không phải là luật chỉ để áp dụng riêng cho gia đình này hay gia đình khác;

Mà cho toàn thể thế gian - hơn thế nữa, cho tất cả chư thiên trên cảnh trời.

Đây là định luật: tất cả đều vô thường’ (2).

‘Này Gotami, bà có tìm ra hột cải không?’ Đức Thế Tôn hỏi.

‘Bạch Đức Thế Tôn, con ra đi, bế trong lòng

Đứa con càng lúc càng lạnh dần, đi từng nhà để hỏi xin -

Từ nơi rừng rậm này đến thành phố -

Cúi xin ông bà ban ơn ban phước,

Cho tôi chút hạt cải’, và mọi người ai có cũng đều cho.

Vì tất cả người nghèo đều thương hại người nghèo;

Nhưng khi con hỏi, nơi đây, tại nhà bạn,

Đã từng có người chết hay không -

Chồng, vợ, hay con, hay người làm công? họ trả lời:

‘Này bà chị! Bà hỏi gì? Người chết

Thì có thật nhiều, người sống chỉ một ít!’

Rồi trả lại hột cải với lời cảm tạ buồn thảm.

Và van xin ở nhà khác, nhưng người khác nói.

‘Đây là hột cải, nhưng người làm công trong nhà đã chết!’

‘Đây là hột cải, nhưng chồng tôi đã qua đời!’

‘Đây là hột cải, nhưng khi gieo mạ xong thì chồng tôi chết giữa mùa mưa và mùa gặt hái!’

Ôi, bạch Đức Thế Tôn! Con không thể tìm đâu ra một nhà có hột cải mà không có người chết!

Do vậy mà con đành lìa bỏ đứa con - nó không còn bú

Cũng không cười - dưới một lùm cây, bên cạnh dòng suối,

Để rồi về đây chiêm ngưỡng dung nhan Ngài,

Đảnh lễ dưới chân Ngài, và bạch hỏi van xin Ngài chỉ cho

Nơi nào có thể tìm ra hột cải ấy và không thấy thần chết,

Quả thật vậy, nếu giờ đây con của con không chết,

Như con sợ, và như người ta nói với con.’

Bà Kisagotami bạch như vậy.

Đức Bổn Sư dạy, ‘Này bà tín nữ! Bà đã tìm ra,’

‘Tìm được cái gì mà không ai tìm thấy -

Niềm an ủi đắng cay mà Như Lai tặng cho bà. 

Đứa con yêu dấu đã an giấc nghìn thu

Trong vòng tay của bà ngày hôm qua;

Hôm nay bà biết rằng toàn thể thế gian mênh mông này

Đều than khóc nỗi khổ đau của họ cũng giống vậy.’ (3)

‘Đối với người mà tình thương đã gắn bó

Tập trung và bám chặt vào con cái và đàn gia súc,

Cái chết tràn đến như trận thủy lụt trong đêm tối,

Càn quét cuốn đi trọn cả làng đang ngon giấc.’ (4)

Những lời của Đức Bổn Sư thấm sâu và tâm bà, lúc bấy giờ đã thấu triệt rằng vô thường là đặc tướng của tất cả mọi hiện tượng sinh tồn. Bà chứng đắc tầng thánh đầu tiên (sotapanna, nhập lưu) và xin xuất gia, gia nhập vào Giáo Hội Tỳ Khưu Ni.

Sau đó không bao lâu, nhờ nghe những thời thuyết giảng của Đấng Bổn Sư Đại Từ Đại Bi, và nhờ chuyên cần hành thiền, bà tiến đến mức tuyệt đỉnh thanh tịnh, tầng thánh cuối cùng, vượt ra khỏi mọi bợn nhơ của đời sống. Về sau, nhớ lại những thành tựu cao cả đã đạt, bà nói lên một số kệ ngôn mà dưới đây xin ghi lại hai câu cuối cùng:

‘Hoan hỷ thay! Ta đã dấn bước

Trải qua con đường Thánh Thiện, Bát Chánh Đạo

Thẳng tiến đến trạng thái cao siêu.

Ta đã chứng ngộ Niết Bàn, và nhìn vào

Gương sáng của Giáo Pháp thiêng liêng.

Ta, chí đến ta, vết thương đau khổ cũng được hàn gắn,

Đã đặt xuống gánh nặng, nhiệm vụ đã viên mãn hoàn thành,

Tâm ta đã hoàn toàn giải thoát,

Ta, sư cô Kisagotami, đã tuyên ngôn điều này!’ (5).

Chú thích:

(1) Paramatthadipani, Chú Giải Bộ Therigatha, Trưởng Lão Ni Kệ.

(2) Psalms of the Sisters, trang 107.

(3) The Light of Asia.

(4) Dhammapada, Kinh Pháp Cú, câu 287. Psalms of the Sisters trang 107.

(5) Psalms of the Sisters, trang 109.

Trích theo quyển ‘Phật Giáo, Nhìn Toàn Diện’, do Phạm Kim Khánh dịch, Sài Gòn, Việt Nam, 1996. (Nguyên tác: ‘The Spectrum of Buddhism’ của tác giả Piyadassi Mahathera).


-- o0o --


Vi tính : Diệu Anh Quỳnh Trâm

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
27/04/2011(Xem: 5927)
Bên cạnh sức hấp dẫn đặc biệt từ thực tế rùng mình áp đặt lên người phụ nữ, Bị thiêu sống còn thu hút độc giả qua giọng văn giản dị, truyền cảm.
04/01/2011(Xem: 42467)
QUYỂN 5 MÙA AN CƯ THỨ MƯỜI BỐN (Năm 574 trước TL) 91 CÁC LOẠI CỎ Đầu Xuân, khi trời mát mẻ, đức Phật tính chuyện lên đường trở về Sāvatthi. Thấy hội chúng quá đông, đức Phật bảo chư vị trưởng lão mỗi vị dẫn mỗi nhóm, mỗi chúng phân phối theo nhiều lộ trình, qua nhiều thôn làng để tiện việc khất thực. Hôm kia, trời chiều, cạnh một khu rừng, với đại chúng vây quanh, đức Phật ngắm nhìn một bọn trẻ đang quây quần vui chơi bên một đám bò đang ăn cỏ; và xa xa bên kia, lại có một đám trẻ khác dường như đang lựa tìm để cắt những đám cỏ xanh non hơn; ngài chợt mỉm cười cất tiếng gọi:
15/12/2010(Xem: 18428)
Đọc “Tổng Quan Những Con Đường Của Phật Giáo Tây Tạng”, chúng ta sẽ thấy đức Dalai Lama là một bậc Đại Tri Viên, ngài chỉ rõ tất cả mọi con đường để chúng thấy rõ, nhất là con đường Tantra...
16/11/2010(Xem: 6299)
Chúng tôi vui mừng biết rằng Hội Nghị Quốc Tế Sakyadhita về Đạo Phật và Phụ Nữ được tổ chức tại Đài Loan và được phát biểu bởi một tầng lớp rộng rãi những diễn giả từ thế giới Phật Giáo. Chúng tôi tin tưởng vững chắc rằng, những người Phật tử chúng ta có một đóng góp nổi bật để làm lợi ích cho nhân loại theo truyền thống và triết lý đạo Phật.... Thực tế, Đức Phật xác nhận rằng cả nữ và nam có một cơ hội bình đẳng và khả năng để thực hành giáo pháp và để thành đạt mục tiêu tu tập.
10/09/2010(Xem: 50798)
Một cuộc đời một vầng nhật nguyệt (quyển 3) Vào thời không có đức Phật Chánh Đẳng Giác ra đời, tại vùng Allakappa bị dịch bệnh hoành hành, lây lan từ người này sang người khác, nhà này sang nhà khác làm cho rất nhiều người chết, đói kém xảy ra khắp nơi. Những người còn mạnh khỏe, chưa bị lây nhiễm
06/09/2010(Xem: 3310)
Theo tinh thần Phật giáo Đại thừa, chư vị Bồ tát tùy loại ứng hiện thân, nghĩa là mang thân hình nào có thể giúp cho nhiều người hướng thiện, an vui, giải thoát thì các Ngài hiện diện với thân hình đó; vì các vị Bồ tát xem thân vật chất này như chiếc áo mặc bên ngoài, hay một phương tiện để thực hiện sáu pháp Ba la mật của Bồ tát hạnh.
04/09/2010(Xem: 2934)
Ở một góc độ nào đó, nếu khách quan mà nhìn chúng ta chắc chắn sẽ tìm được một sự công bằng, bình đẳng nào đó. Nhưng thực tế, khi đã nói ?chúng ta nhìn? tức đã nhuốm màu ngã tính với cái nhìn đây của ta, là của ta, là tự ngã của ta. Và đó cũng chính là nguyên nhân của biết bao sự bất bình đẳng, sự kỳ thị màu da chủng tộc, đặc biệt là sự phân biệt nam nữ.
04/09/2010(Xem: 4382)
Một trong những vai trò phục hưng xã hội và cách mạng văn hóa của Đức Phật, điều mà đôi khi bị các sử gia lãng quên, đó là giải phóng phụ nữ. Đức Phật phát huy một cuộc cách mạng trong tư tưởng và trong lối cảm xúc của đại chúng bằng cách công khai và can đảm tuyên bố rằng người nữ có thể đạt đến mức tiến bộ tuyệt đỉnh, thành tựu trí tuệ thâm sâu dẫn tới Niết bàn.
28/08/2010(Xem: 52344)
Quyển 6 • Buổi Pháp Thoại Trên Đỉnh Cao Linh Thứu (Gijjhakūṭa) • Ruộng Phước • Tuệ Phân Tích Của Tôn Giả Sāriputta • MÙA AN CƯ THỨ MƯỜI CHÍN (Năm 569 trước TL)- Mỹ Nhân Giá Mấy Xu? • Chuyện Cô Sirimā • Móc Cho Con Mắt Đẹp • Ngạ Quỷ Mình Trăn • Cùng Một Nguyên Lý • “Hớt” Phước Của Người Nghèo! • Ghi chú đặc biệt về hạ thứ 19: • MÙA AN CƯ THỨ HAI MƯƠI (Năm 568 trước TL)-Phước Cho Quả Hiện Tại • Bảy Thánh Sản • Chuyện Kể Về Cõi Trời • Hóa Độ Gia Đình Thợ Săn • Nhân Duyên Quá Khứ
28/08/2010(Xem: 51672)
Sau khi sinh hoạt của hội chúng đã tạm thời đi vào quy củ, nền nếp; đức Phật thấy thời tiết có nắng nhẹ, trời không lạnh lắm, thuận lợi cho việc du hành nên quyết định rời Gayāsīsa, đến kinh đô Rājagaha, đường xa chừng sáu do-tuần. Thấy đoàn sa-môn quá đông, khó khăn cho việc khất thực, đức Phật gợi ý với ba anh em Kassapa cho chúng đệ tử phân thành từng nhóm,
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Senior Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com ; http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
quangduc@quangduc.com , tvquangduc@bigpond.com
KHÁCH VIẾNG THĂM
110,220,567