Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. quangduc@quangduc.com* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Bị thiêu sống - Hồi ký rúng động thế giới về tội ác với phụ nữ

27/04/201113:51(Xem: 5914)
Bị thiêu sống - Hồi ký rúng động thế giới về tội ác với phụ nữ

BỊ THIÊU SỐNG
HỒI KÝ RÚNG ĐỘNG THẾ GIỚI VỀ TỘI ÁC VỚI PHỤ NỮ

Souad
Nguyễn Minh Hoàng dịch
Nhà xuất bản: Phụ Nữ

Bithieusong_souad
Giới thiệu

Bất thình lình, tôi cảm thấy có cái gì đó lạnh ngắt đang chảy trên đậu Và ngay sau đó, người tôi bốc cháy [...]

Tôi bắt đầư chạy chân đất khắp vườn, tôi đập hai tay lên tóc, tôi gào thét...

Mười bảy tuổi, Souad đã đem lòng yêu một chàng trai tại ngôi làng của cô cũng như nhiều ngôi làng khác, tình dục trước hôn nhân đồng nghĩa với cái chết Vì tội "làm ô danh ", gia đình cô đã chỉ định người anh rể thực hiện bản án mà người ta vẫn thường gọi là "tội ác bảo toàn danh dự". Hàng năm trên thế giới có hơn năm nghìn trường hợp như vậy xảy ra, nhưng rất nhiều trong số đó không hề được biết đến.

Bị thiêu sống hết sức tàn khốc, Souad được cứu sống nhờ một phép lạ. Cô đã quyết định thay mặt tất cả những người phụ nữ hiện đang bị đe dọa mạng sống để nói với thế giới về sự dã man của tập tục này. Để làm được điều đó, cô chấp nhận mọi rủi ro bởi làm tổn hại "danh dự " của gia đình là điều không thể tha thứ.


Tác gỉả: Souad
Dịch giả: Nguyễn Minh Hoàng

http://vnthuquan.net/truyen/truyen.a...83a3q3m3237nvn
Người gửi bài: Tuệ Đăng


Báo chí giới thiệu

"Bị thiêu sống" - tiếng kêu thức tỉnh về quyền phụ nữ

Một cô gái quê sống ở ngôi làng hẻo lánh xứ Cisjordaine, Palestine, bị đánh đập dã man hàng chục năm, bị gia đình tẩm xăng đốt cháy vì không chồng có con. Tác phẩm 'Bị thiêu sống' là hồi ký rung động lòng người về tội ác với phụ nữ.

Cuốn hồi ký khá đặc biệt, bởi nhân vật chính không muốn nêu tên thật, không tiết lộ nơi ở hiện tại vì mối lo sợ bị truy đuổi và trả thù. "Một nơi nào đó ở châu Âu" và cái tên giả Souad là hai điều riêng nhất của người phụ nữ trong cuốn sách mà độc giả có thể hình dung.

Như phần lớn các cô gái sống ở vùng nông thôn hẻo lánh của Palestine, Souad chỉ được xem như là nô lệ trong gia đình. Cô cùng mẹ, các chị em gái phải làm việc quần quật từ sáng đến tối trên cánh đồng, trên vườn nhà, trong xó bếp, chuồng cừu... Chỉ cần cô gái nói chuyện với người đàn ông ngoài gia đình, cô ta sẽ bị kết tội là charmuta (con đĩ) và mang nỗi nhục suốt đời.

Khi nhận thức được cuộc sống quanh mình, Souad biết, sinh ra là con gái, điều đó có nghĩa là suốt đời phải cúi đầu vâng lệnh, nghe theo mọi chỉ dẫn, sai khiến của cha, anh em trai và sau này là người chồng.

Sống trong tuổi thơ khiếp hãi và bị ám ảnh về cái chết chỉ vì mình "không có cái ấy giữa hai chân", Souad từng chứng kiến mẹ ruột của mình, vì trót sinh quá nhiều con gái nên những lần vượt cạn sau phải giết ngay đứa con lọt lòng, để chúng không trải qua nỗi tủi hổ khi lớn lên.

Đến độ tuổi vừa chín của người con gái, Souad không thể nào lấy được chồng chỉ vì người chị trước của cô chưa có ai ngỏ lời cầu hồn. Tuyệt vọng, cô tìm mọi cách quyến rũ một người đàn ông với mong mỏi anh ta giải thoát mình khỏi cuộc sống hiện tại. Nhưng kết quả cô gái mười bảy tuổi nhận được là: ba lần bị buộc làm tình trong sợ hãi, một bào thai, bị người tình bỏ rơi và sự trừng phạt "vì danh dự" của dòng tộc.

Jacqueline, một nhân viên của tổ chức nhân đạo Surgir (Thụy Sĩ) vượt qua nhiều khó khăn, nguy hiểm để giải thoát cô gái bị chính gia đình tẩm xăng đốt cho kỳ chết. Souad được đưa ra khỏi Palestine và cô là một trong những nạn nhân ít ỏi còn giữ được mạng sống, dù phải từ bỏ quê hương vĩnh viễn.

Bên cạnh sức hấp dẫn đặc biệt từ thực tế rùng mình áp đặt lên người phụ nữ, Bị thiêu sống còn thu hút độc giả qua giọng văn giản dị, truyền cảm. Những đoạn miêu tả nội tâm của nhân vật lẫn miêu tả phong tục, sinh hoạt, nét văn hóa riêng của một làng quê Ảrập rất sống động, giàu hình ảnh.

Nhà văn Marie Thérèse Cuny, người cộng tác với nhân chứng Souad thực hiện cuốn Bị thiêu sống, nhận xét: "Souad là người phát ngôn cho tất cả phụ nữ trên toàn thế giới là nạn nhân của thứ luật hà khắc do đàn ông đặt ra. Cô chính là vị anh hùng. Tôi rất vinh hạnh là người chấp bút cho cô".

Theo VNE


Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
04/01/2011(Xem: 42360)
QUYỂN 5 MÙA AN CƯ THỨ MƯỜI BỐN (Năm 574 trước TL) 91 CÁC LOẠI CỎ Đầu Xuân, khi trời mát mẻ, đức Phật tính chuyện lên đường trở về Sāvatthi. Thấy hội chúng quá đông, đức Phật bảo chư vị trưởng lão mỗi vị dẫn mỗi nhóm, mỗi chúng phân phối theo nhiều lộ trình, qua nhiều thôn làng để tiện việc khất thực. Hôm kia, trời chiều, cạnh một khu rừng, với đại chúng vây quanh, đức Phật ngắm nhìn một bọn trẻ đang quây quần vui chơi bên một đám bò đang ăn cỏ; và xa xa bên kia, lại có một đám trẻ khác dường như đang lựa tìm để cắt những đám cỏ xanh non hơn; ngài chợt mỉm cười cất tiếng gọi:
15/12/2010(Xem: 18398)
Đọc “Tổng Quan Những Con Đường Của Phật Giáo Tây Tạng”, chúng ta sẽ thấy đức Dalai Lama là một bậc Đại Tri Viên, ngài chỉ rõ tất cả mọi con đường để chúng thấy rõ, nhất là con đường Tantra...
16/11/2010(Xem: 6294)
Chúng tôi vui mừng biết rằng Hội Nghị Quốc Tế Sakyadhita về Đạo Phật và Phụ Nữ được tổ chức tại Đài Loan và được phát biểu bởi một tầng lớp rộng rãi những diễn giả từ thế giới Phật Giáo. Chúng tôi tin tưởng vững chắc rằng, những người Phật tử chúng ta có một đóng góp nổi bật để làm lợi ích cho nhân loại theo truyền thống và triết lý đạo Phật.... Thực tế, Đức Phật xác nhận rằng cả nữ và nam có một cơ hội bình đẳng và khả năng để thực hành giáo pháp và để thành đạt mục tiêu tu tập.
10/09/2010(Xem: 50703)
Một cuộc đời một vầng nhật nguyệt (quyển 3) Vào thời không có đức Phật Chánh Đẳng Giác ra đời, tại vùng Allakappa bị dịch bệnh hoành hành, lây lan từ người này sang người khác, nhà này sang nhà khác làm cho rất nhiều người chết, đói kém xảy ra khắp nơi. Những người còn mạnh khỏe, chưa bị lây nhiễm
06/09/2010(Xem: 3306)
Theo tinh thần Phật giáo Đại thừa, chư vị Bồ tát tùy loại ứng hiện thân, nghĩa là mang thân hình nào có thể giúp cho nhiều người hướng thiện, an vui, giải thoát thì các Ngài hiện diện với thân hình đó; vì các vị Bồ tát xem thân vật chất này như chiếc áo mặc bên ngoài, hay một phương tiện để thực hiện sáu pháp Ba la mật của Bồ tát hạnh.
04/09/2010(Xem: 2928)
Ở một góc độ nào đó, nếu khách quan mà nhìn chúng ta chắc chắn sẽ tìm được một sự công bằng, bình đẳng nào đó. Nhưng thực tế, khi đã nói ?chúng ta nhìn? tức đã nhuốm màu ngã tính với cái nhìn đây của ta, là của ta, là tự ngã của ta. Và đó cũng chính là nguyên nhân của biết bao sự bất bình đẳng, sự kỳ thị màu da chủng tộc, đặc biệt là sự phân biệt nam nữ.
04/09/2010(Xem: 4365)
Một trong những vai trò phục hưng xã hội và cách mạng văn hóa của Đức Phật, điều mà đôi khi bị các sử gia lãng quên, đó là giải phóng phụ nữ. Đức Phật phát huy một cuộc cách mạng trong tư tưởng và trong lối cảm xúc của đại chúng bằng cách công khai và can đảm tuyên bố rằng người nữ có thể đạt đến mức tiến bộ tuyệt đỉnh, thành tựu trí tuệ thâm sâu dẫn tới Niết bàn.
28/08/2010(Xem: 52155)
Quyển 6 • Buổi Pháp Thoại Trên Đỉnh Cao Linh Thứu (Gijjhakūṭa) • Ruộng Phước • Tuệ Phân Tích Của Tôn Giả Sāriputta • MÙA AN CƯ THỨ MƯỜI CHÍN (Năm 569 trước TL)- Mỹ Nhân Giá Mấy Xu? • Chuyện Cô Sirimā • Móc Cho Con Mắt Đẹp • Ngạ Quỷ Mình Trăn • Cùng Một Nguyên Lý • “Hớt” Phước Của Người Nghèo! • Ghi chú đặc biệt về hạ thứ 19: • MÙA AN CƯ THỨ HAI MƯƠI (Năm 568 trước TL)-Phước Cho Quả Hiện Tại • Bảy Thánh Sản • Chuyện Kể Về Cõi Trời • Hóa Độ Gia Đình Thợ Săn • Nhân Duyên Quá Khứ
28/08/2010(Xem: 51586)
Sau khi sinh hoạt của hội chúng đã tạm thời đi vào quy củ, nền nếp; đức Phật thấy thời tiết có nắng nhẹ, trời không lạnh lắm, thuận lợi cho việc du hành nên quyết định rời Gayāsīsa, đến kinh đô Rājagaha, đường xa chừng sáu do-tuần. Thấy đoàn sa-môn quá đông, khó khăn cho việc khất thực, đức Phật gợi ý với ba anh em Kassapa cho chúng đệ tử phân thành từng nhóm,
20/07/2010(Xem: 15106)
Với quyển Phật Pháp Cho Mọi Người, chúng tôi tương đối đã đạt được phần nào kết quả khi có thể mang những bài pháp thoại của nhiều tác giả đến với người đọc, nhất là những người sơ cơ như chúng tôi. Cũng đã ba năm kể từ quyển sách đó được phát hành, cũng đã có thêm nhiều bài pháp được chúng tôi chuyển ngữ. Theo sự gợi ý của một số thân hữu, lần này chúng tôi cũng xin tổng hợp các bài dịch rải rác đó đây để mang đến cho quý độc giả xa gần một luồng gió mát của chân Pháp. Mong là chúng tôi không phụ lòng mong đợi của quý độc giả. Dầu đã hết sức cố gắng, nhưng chúng tôi chắc rằng sẽ khó thể tránh những thiếu sót trong phần dịch thuật và biên tập, mong quý tôn sư, quý độc giả hoan hỷ chỉ bày. Lần nữa chúng tôi xin cảm tạ quý đạo hữu luôn chung tay với chúng tôi trong Phật sự này, để một số sách luôn đến tay quý độc giả dưới dạng ấn tống. Nguyện cho phước báu trong Pháp thí này được chia sẻ đến chư thiên, quý ân sư, quý ân nhân, đạo hữu, thân quyến và mọi chúng sanh. Na
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Senior Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com ; http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
quangduc@quangduc.com , tvquangduc@bigpond.com
KHÁCH VIẾNG THĂM
110,220,567