Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. quangduc@quangduc.com* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Bị thiêu sống - Hồi ký rúng động thế giới về tội ác với phụ nữ

27/04/201113:51(Xem: 5886)
Bị thiêu sống - Hồi ký rúng động thế giới về tội ác với phụ nữ

BỊ THIÊU SỐNG
HỒI KÝ RÚNG ĐỘNG THẾ GIỚI VỀ TỘI ÁC VỚI PHỤ NỮ

Souad
Nguyễn Minh Hoàng dịch
Nhà xuất bản: Phụ Nữ

Bithieusong_souad
Giới thiệu

Bất thình lình, tôi cảm thấy có cái gì đó lạnh ngắt đang chảy trên đậu Và ngay sau đó, người tôi bốc cháy [...]

Tôi bắt đầư chạy chân đất khắp vườn, tôi đập hai tay lên tóc, tôi gào thét...

Mười bảy tuổi, Souad đã đem lòng yêu một chàng trai tại ngôi làng của cô cũng như nhiều ngôi làng khác, tình dục trước hôn nhân đồng nghĩa với cái chết Vì tội "làm ô danh ", gia đình cô đã chỉ định người anh rể thực hiện bản án mà người ta vẫn thường gọi là "tội ác bảo toàn danh dự". Hàng năm trên thế giới có hơn năm nghìn trường hợp như vậy xảy ra, nhưng rất nhiều trong số đó không hề được biết đến.

Bị thiêu sống hết sức tàn khốc, Souad được cứu sống nhờ một phép lạ. Cô đã quyết định thay mặt tất cả những người phụ nữ hiện đang bị đe dọa mạng sống để nói với thế giới về sự dã man của tập tục này. Để làm được điều đó, cô chấp nhận mọi rủi ro bởi làm tổn hại "danh dự " của gia đình là điều không thể tha thứ.


Tác gỉả: Souad
Dịch giả: Nguyễn Minh Hoàng

http://vnthuquan.net/truyen/truyen.a...83a3q3m3237nvn
Người gửi bài: Tuệ Đăng


Báo chí giới thiệu

"Bị thiêu sống" - tiếng kêu thức tỉnh về quyền phụ nữ

Một cô gái quê sống ở ngôi làng hẻo lánh xứ Cisjordaine, Palestine, bị đánh đập dã man hàng chục năm, bị gia đình tẩm xăng đốt cháy vì không chồng có con. Tác phẩm 'Bị thiêu sống' là hồi ký rung động lòng người về tội ác với phụ nữ.

Cuốn hồi ký khá đặc biệt, bởi nhân vật chính không muốn nêu tên thật, không tiết lộ nơi ở hiện tại vì mối lo sợ bị truy đuổi và trả thù. "Một nơi nào đó ở châu Âu" và cái tên giả Souad là hai điều riêng nhất của người phụ nữ trong cuốn sách mà độc giả có thể hình dung.

Như phần lớn các cô gái sống ở vùng nông thôn hẻo lánh của Palestine, Souad chỉ được xem như là nô lệ trong gia đình. Cô cùng mẹ, các chị em gái phải làm việc quần quật từ sáng đến tối trên cánh đồng, trên vườn nhà, trong xó bếp, chuồng cừu... Chỉ cần cô gái nói chuyện với người đàn ông ngoài gia đình, cô ta sẽ bị kết tội là charmuta (con đĩ) và mang nỗi nhục suốt đời.

Khi nhận thức được cuộc sống quanh mình, Souad biết, sinh ra là con gái, điều đó có nghĩa là suốt đời phải cúi đầu vâng lệnh, nghe theo mọi chỉ dẫn, sai khiến của cha, anh em trai và sau này là người chồng.

Sống trong tuổi thơ khiếp hãi và bị ám ảnh về cái chết chỉ vì mình "không có cái ấy giữa hai chân", Souad từng chứng kiến mẹ ruột của mình, vì trót sinh quá nhiều con gái nên những lần vượt cạn sau phải giết ngay đứa con lọt lòng, để chúng không trải qua nỗi tủi hổ khi lớn lên.

Đến độ tuổi vừa chín của người con gái, Souad không thể nào lấy được chồng chỉ vì người chị trước của cô chưa có ai ngỏ lời cầu hồn. Tuyệt vọng, cô tìm mọi cách quyến rũ một người đàn ông với mong mỏi anh ta giải thoát mình khỏi cuộc sống hiện tại. Nhưng kết quả cô gái mười bảy tuổi nhận được là: ba lần bị buộc làm tình trong sợ hãi, một bào thai, bị người tình bỏ rơi và sự trừng phạt "vì danh dự" của dòng tộc.

Jacqueline, một nhân viên của tổ chức nhân đạo Surgir (Thụy Sĩ) vượt qua nhiều khó khăn, nguy hiểm để giải thoát cô gái bị chính gia đình tẩm xăng đốt cho kỳ chết. Souad được đưa ra khỏi Palestine và cô là một trong những nạn nhân ít ỏi còn giữ được mạng sống, dù phải từ bỏ quê hương vĩnh viễn.

Bên cạnh sức hấp dẫn đặc biệt từ thực tế rùng mình áp đặt lên người phụ nữ, Bị thiêu sống còn thu hút độc giả qua giọng văn giản dị, truyền cảm. Những đoạn miêu tả nội tâm của nhân vật lẫn miêu tả phong tục, sinh hoạt, nét văn hóa riêng của một làng quê Ảrập rất sống động, giàu hình ảnh.

Nhà văn Marie Thérèse Cuny, người cộng tác với nhân chứng Souad thực hiện cuốn Bị thiêu sống, nhận xét: "Souad là người phát ngôn cho tất cả phụ nữ trên toàn thế giới là nạn nhân của thứ luật hà khắc do đàn ông đặt ra. Cô chính là vị anh hùng. Tôi rất vinh hạnh là người chấp bút cho cô".

Theo VNE


Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
08/12/2013(Xem: 25810)
Khi thực tập thiền Lạy, ta nhìn sâu vào thân ta để thấy rằng thân này không đích thực là ta, không phải là vật sở hữu của ta. Trong thân này không có cái gì gọi là cái ta riêng biệt để bám víu. Tuy nhiên, thân thể ta là một hợp thể rất mầu nhiệm, nó chứa đựng cả tinh hà vũ trụ bao la. Ta thấy được tất cả các thế hệ tổ tiên, con cháu của ta đều có mặt trong thân ta. Ta cảm nhận sự có mặt của họ trong từng tế bào của cơ thể. Họ luôn có mặt trong ta và chung quanh ta. Họ cũng như các yếu tố khác đã kết hợp lại để làm nên sự sống của ta. Ta có thể tiếp xúc với những yếu tố như đất, nước, lửa và không khí - bốn đại trong ta và ngoài ta. Ta thấy ta như một con sóng trên mặt đại dương. Con sóng này được hình thành bởi các con sóng khác.
03/12/2013(Xem: 51896)
Người ta thường nói :"Ăn cơm có canh, tu hành có bạn". Đối với tôi, câu nói này thật là quá đúng. Ngày nhỏ chưa biết gì nhưng từ khi làm Huynh Trưởng Gia Đình Phật Tử tôi đã thấy ích lợi của một Tăng thân. Chúng tôi thường tập trung thành từng nhóm 5,7 người để cùng nhau tu học. Giai đoạn khó khăn nhất là sau 75 ở quê nhà. Vào khoảng 1985, 86 các anh lớn của chúng tôi muốn đưa ra một chương trình tu học cho các Huynh Trưởng trong Ban Hướng Dẫn Tỉnh và những Htr có cấp nên đã tạo ra một lớp học Phật pháp cho các Htr ở Sàigòn và các tỉnh miền Nam. Nói là "lớp học" nhưng các Chúng tự học với nhau, có gì không hiểu thì hỏi quý Thầy, các Anh và kinh sách cũng tự đi tìm lấy mà học. Theo qui định của các Anh, Sàigòn có 1 Chúng và mỗi tỉnh có 1 Chúng. Chúng tu học của chúng tôi (Sàigòn) có tên là Chúng Cổ Pháp và phải thanh toán xong các bộ kinh sau đây trong thời gian tối đa là 3 năm:
25/11/2013(Xem: 16638)
Nhìn vào tín ngưỡng Phật giáo nhiều người thường thắc mắc tại sao lại có nhiều "thứ" đến thế! Thật vậy Phật giáo có rất nhiều học phái, tông phái, chi phái..., một số đã mai một, thế nhưng một số vẫn còn đang phát triển và đồng thời cũng có nhiều chuyển hướng mới đang được hình thành. Đối với một người tu tập Phật giáo thì sự kiện ấy thật hết sức tự nhiên: tất cả mọi hiện tượng trong thế giới đều chuyển động, sinh sôi nẩy nở và biến đổi không ngừng. Nếu nhìn vào các tín ngưỡng khác thì ta cũng sẽ thấy cùng một hiện tượng như thế.
30/10/2013(Xem: 34163)
Phật (Buddha) là một từ ngữ để chỉ người giác ngộ viên mãn. Ðức Thích Ca Mâu Ni (Sàkyãmuni) là người đã giác ngộ, nên chúng ta gọi Ngài là Phật. Giác ngộ là thấy biết mọi chân lý về vũ trụ và nhân sinh. Từ chỗ giác ngộ này, đức Phật chỉ dạy các môn đồ còn ghi chép lại thành Tạng kinh. Trong tạng kinh chứa đầy dẫy những chân lý, dù trải qua hơn 25 thế kỷ vẫn còn giá trị nguyên vẹn, không do thời gian làm suy giảm. Ngày nay chúng ta nghiên cứu Tạng kinh thật chín chắn, càng phát hiện những chân lý ấy gần gũi và thích hợp với khoa học một cách không ngờ. Trong bài viết này, chúng tôi chỉ giới thiệu tổng quát vài nét cương yếu để đọc giả suy ngẫm.
26/10/2013(Xem: 53393)
Cuộc đời đức Phật là nguồn cảm hứng bất tận cho nhiều sử gia, triết gia, học giả, nhà văn, nhà thơ, nhà khảo cổ, nhạc sĩ, họa sĩ, những nhà điêu khắc, nhà viết kịch, phim ảnh, sân khấu… Và hàng ngàn năm nay đã có vô số tác phẩm về cuộc đời đức Phật, hoặc mang tính lịch sử, khoa học hoặc phát xuất từ cảm hứng nghệ thuật, hoặc từ sự tôn kính thuần tín ngưỡng tôn giáo, đủ thể loại, nhiều tầm cỡ, đã có ảnh hưởng sâu xa trong tâm khảm biết bao độc giả, khán giả, khách hành hương chiêm bái và những người yêu thích thưởng ngoạn nghệ thuật.
17/10/2013(Xem: 36014)
Tôi đọc kinh sách, nghe giảng và học hỏi, đồng thời rút kinh nghiệm trong những năm qua cùng các pháp hữu nghiên cứu và hoằng truyền chánh pháp, đặc biệt với đạo hữu Nguyên Phước. Thấy cần, rút ra một số nét cơ bản để chia xẻ cùng quý Phật tử thật dễ đọc, dễ hiểu, dễ thực hành trong niềm tin Phật pháp.
08/08/2013(Xem: 29738)
Năm 2010, tại Sài Gòn diễn ra đại hội “Con gái đức Phật” quy tụ hội chúng tỳ-khưu-ni và cận sự nữ Nam Bắc tông trên khắp thế giới về tham dự.Tôi không biết gì về nội dung cũng như hình thức đại hội ấy, nhưng cụm từ “Con gái đức Phật” tôi nghe sao nó dễ thương, bình dị và rất gần gũi với ngôn ngữ đời thường. Từ đó, tôi khởi tâm biên soạn một cuốn sách để giới thiệu về những vị Thánh Ni và những cận sự nữ có hành trạng đặc biệt và thù thắng thời đức Phật và đặt tên đầu sách là “Con gái đức Phật”.
09/04/2013(Xem: 5559)
Một trong những vai trò phục hưng xã hội và cách mạng văn hóa của Đức Phật, điều mà đôi khi bị các sử gia lãng quên, đó là giải phóng phụ nữ. Đức Phật phát huy một cuộc cách mạng trong tư tưởng và trong lối cảm xúc của đại chúng bằng cách công khai và can đảm tuyên bố rằng người nữ có thể đạt đến mức tiến bộ tuyệt đỉnh, thành tựu trí tuệ thâm sâu dẫn tới Niết bàn.
09/04/2013(Xem: 5614)
Hai truyền thống của Nam và Bắc truyền đều thừa nhận rằng, vào thời hoàng kim Phật giáo, mười ba năm đầu trong Tăng đoàn không có giới luật, nhưng sau đó sự lớn mạnh của Tăng đoàn, sự khác biệt về nhận thức nên đức Phật đã chế ra giới luật để “phòng hộ các căn” nhằm giúp cho mỗi thành viên trong Tăng đoàn được thanh tịnh và giả thoát. Thiết nghĩ, Bát kỉnh pháp cũng không ngoài những thiện ý đó!
09/04/2013(Xem: 3789)
Sinh ra trong cõi trần ai, mỗi một chủng tử đã là một nghiệp dĩ, căn phần thọ nghiệp. Bình đẳng trong đau khổ, trong phúc lạc, trong vòng xoay thập nhị nhân duyên. Cái cõi mà Nguyễn Công trứ đã phải tự vấn:
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Senior Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com ; http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
quangduc@quangduc.com , tvquangduc@bigpond.com
KHÁCH VIẾNG THĂM
110,220,567