Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. quangduc@quangduc.com* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Ni giới Việt Nam ngày nay.

09/04/201311:42(Xem: 4817)
Ni giới Việt Nam ngày nay.

 

ni gioi ngay nay

NI GIỚI VIỆT NAM NGÀY NAY[1]

Thích nữ Hương Nhũ

Tóm tắt

Trong bài viết này, dựa vào kinh nghiệm cá nhân, tôi sẽ trình bày khái quát về hiện thực Phật giáo Việt Nam và vai trò của ni giới Việt Nam ngày nay. Phần thứ nhất là giới thiệu về Phật giáo Việt Nam. Hiện nay, Phật giáo Việt Nam có 3 truyền thống lớn: Bắc tông (Mahayàna), Nam tông (Theravada), và Khất sĩ. Tuy hình thức sinh hoạt khác nhau, nhưng cả 3 truyền thống này đều có tăng ni tham gia vào Giáo hội Phật giáo Việt Nam; và vai trò của Ni giới Việt Nam đã được thể hiện cụ thể trên nền tảng của tổ chức Phật giáo duy nhất này.

Phần thứ hai là giới thiệu một vài gương sáng danh ni tiêu biểu Việt Nam đã được ghi chép trong lịch sử Phật giáo Việt Nam từ xưa đến nay. Những tấm gương danh ni ấy là ni sư Diệu Nhân, ni trưởng Như Thanh, ni trưởng Giác Nhẫn, ni trưởng Trí Hải …vv. Qua những gương sáng danh ni Việt Nam tiêu biểu này, người viết muốn nhìn lại và suy nghĩ về những thành quả tu tập cũng như những đóng góp cho sự nghiệp hoằng Pháp của chư vị danh ni ấy. Từ đó, người viết tự rút ra bài học kinh nghiệm quý báu và nguồn cảm hứng cho bản thân và cho tha nhân noi theo.

Phần thứ ba là phân tích chính về một số vai trò ni giới Việt Nam trong sự nghiệp tu hành và hoằng pháp phổ độ chúng sinh. Theo quan sát của người viết, ni giới Việt Nam ngày nay đã chứng tỏ khả năng của mình trên tất cả mọi lĩnh vực từ tu tập, xây dựng chùa chiền, cho đến giáo dục, từ thiện xã hội …vv. Bên cạnh những đóng góp tích cực ấy, người viết cũng nêu ra một số hạn chế và thách thức mà ni giới Việt Nam ngày nay đang phải đối diện.

Phần kết luận, thông qua chủ đề vai trò của ni giới Việt Nam trong xã hội hiện nay, người viết rút ra 3 bài học kinh nghiệm để nữ Phật tử trên thế giới lưu tâm tham khảo thêm. Ba bài học ấy là: 1/ sự cần thiết của nghệ thuật tổ chức để thành công hơn nữa trong hoạt động phật sự , 2/ sự cần thiết trong việc nghiêm trì giới luật, 3/ tầm quan trọng của mốitương tác giữa văn hóa dân tộc và Phật giáo Việt Nam.

*******

Tham luận chính

Chúng tôi xin tỏ lòng biết ơn đến ban tổ chức đã ưu ái dành cho chúng tôi một cơ hội hy hữu để chia sẻ một vài quan điểm với tất cả nữ phật tử đã câu hội về Mông Cổ từ các quốc gia trên thế giới. Đây là một niềm vinh dự đối với một quốc giacó mật độ dân cư thưa thớt, thảo nguyênbao la, đồi núi bạt ngàn, sa mạcmênh mông… Dù cho mùa đông Mông Cổ giá rét thế nào đi nữa, nhưng tại nơi đây, trong hội trường này thật đầm ấmvà thân thiệnbiết bao để chúng ta có thể cùng nhau trao đổi những ý kiến xây dựng trong tinh thần hòa hợp, học hỏi và tiến bộ. Tất cả chúng ta đều tri ân đức Phật, tri ân nhà nước Mông Cổ đã tạo những điều kiện tốt đẹp nhất cho ngày hội của những người con gái của đức Phật (Sakyadhita) này.

I. Phật giáo Việt Nam ngày nay

Phật giáo Việt Nam hiện nay có ba truyền thống tông phái lớn, bao gồm: Bắc Tông (Mahayana), Nam Tông (Theravada) và Khất Sĩ (Mendicant). Ba truyền thống tông phái này không những phát triển mạnh mà còn ảnh hưởng sâu sắc đến quần chúng phật tử Việt Nam. Trong đó, truyền thống Phật giáo Bắc tông có số lượng ni giới chiếm ưu thế, thứ đến là Khất Sĩ. Riêng truyền thống Nam Tông thì số lượng chư ni còn rất hạn chế do một số quy định của nội bộ tông phái này.

Tuy nhiên, Giáo hội Phật giáo Việt Nam được thành lập năm 1981 là tổ chức Phật giáo duy nhất thống nhất quản lý cả ba truyền thống Phật giáo ấy từ trung ương đến các cơ sở tự viện, tịnh xá … trong tinh thần đoàn kết, hòa hợp. Cơ cấu nhân sự lãnh đạo trong tổ chức giáo hội này có cả chư tăng và chư ni. Và vai trò của ni giới Việt Nam đã thực sự thể hiện đầy đủ trên nền tảng của Giáo hội Phật giáo này.

II. Vài gương sáng danh ni tiêu biểu Việt Nam

Chúng tôi rất tự hào bởi chiều dài lịch sử của ni giới Việt Nam. Từ đầu thế kỷ thứ nhất, ở miền Bắc Việt Nam,rất nhiều nữ tướng của triều đại Hai Bà Trưng (40 – 43) như: Công chúa Bát Nàn, Thiều Hoa, Vĩnh Huy, Phương Dung…[2],sau khi tham gia vào công cuộc đấu tranh giành độc lập cho nước nhà, họ đã “xem công danh như đôi dép bỏtrở về chùa tiếp tục nếp sống tu hành cao quý. Vào thời Lý Thánh Tông, có ni sư Diệu Nhân (1042-1113) được đánh giá như là một tấm gươngmẫu mực nhất của hàng ni chúng thời bấy giờ. Thế danh của ni sư là Ngọc Kiều, xuất thân từ hoàng gia, xuất gia học đạovới thiền sư Chân Không, và thuộc thế hệ thứ 17 của dòng thiền Tỳ Ni Đa Lưu Chi[3]. Sau khi đắc pháp, ni sư đã được thiền sư Chân Không bổ nhiệm giữ chức vụ viện chủ ni viện Hương Hải. Tại đây, trước khi viên tịch, ni sư đã gọi các đệ tử đến đọc bài kệ thị tịch. Qua tư tưởng bài kệ này đã chứng tỏ ni sư Diệu Nhân là một bậc tu hành chứng đạo.

Ở miền Nam, đến đầu thế kỷ XX,nhiều ni sư đãcó nhiều công lao đóng góp cho sự hưng khởi phong trào tu tập của ni giới như ni sư Diệu Ngọc (1885-1952), ni sư Diệu Tịnh (1910-1942). Các bậc trưởng lão của ni giới Việt Nam dotu hànhcẩn trọng, trì giới nghiêm mật, nên xứng đáng là những người con gái gương mẫu của Đức Phậtmà điển hình trong số ấy có thể kể đến là ni trưởng Như Thanh (1911-1999). Sau một đời hành Bồ tát đạo, xây dựng ni giới Việt nam, trong những giây phút cuối đời, ni trưởng Như Thanh đã khẳng định: “ Tôi sẽ trở lại cõi Ta Bà để tiếp tục công việc còn lạibởi vì tôi thương Ni giới nhiều lắm. Họ cần có người dạy bảo trong đời sống tu tập của họ”. Hay ni trưởng Giác Nhẫn (1919 – 2003), sau khi viên tịch cũng đã lưu xá lợi cho đời như một bằng chứng sống độngcủamột đời phạm hạnhthanh tịnh và công đức viên mãn. Trong hệ phái Khất sĩ cũng có những vị ni nổi danh trong công tác độ sinh cũng như trong sự nghiệp giải phóng dân tộc, thống nhất tổ quốc nhưni trưởng Huỳnh Liên, ni trưởng Bạch Liên[4]...vv.Trong công tác giáo dục, nổi bật là ni trưởng Trí Hải (1938 - 2003), người đã trước tác, dịch thuật nhiều tác phẩm có giá trị, được giới trí thức phật tử đánh giá cao và tôn trọng. Hiện nay, trong lĩnh vực từ thiện, ni sư Huệ Từ (chùa Giác Tâm - TPHCM) là người nổi tiếngtrong công cuộc vận động ni giới Việt Namtích cực tham gia các hoạt độngnhư: ủng hộ tài vật cho nạn nhân các vùng bị thiên tai, xây dựng nhà tình thương, giúp đỡ nạn nhân chất độc màu da cam, và nuôi dạy trẻ mồ côi…vv. Trong công tác quản lý tự viện, ni sư Như Đức (thiền viện Viên Chiếu – Long Thành), và ni sư Như Như (Tu Viện Đại Tòng Lâm – Bà Rịa Vũng Tàu) đã hướng dẫnhàng trăm nữ thiền sinh tu học có hiệu quả. Một trong số nhữngngười tiên phong bảo vệ môi trường sinh thái là ni trưởng Huệ Giác (Quan Âm Tu Viện – Biên Hòa)- người đã trồng và chăm sóc trên 400 ha rừng. Ngoài ra, còn nhiềuvị tỳ kheo ni ẩn mình nơi am thanh, cùng cốc nên hành trạng của họ chưa được ghi nhận trong các trang sử Phật giáo Việt Nam.

III.. Vai trò của Ni giới Việt Nam trong đời sống ngày nay

Vào đầu thế kỷ 21, số lượng chư Ni ở Việt Nam vẫn tiếp tục phát triểnlên đến hàng vạn người, chiếm tỉ lệ 54% trên tổng số 50.000 tăng ni trong cả nước. Trong số đó,có nhiều vị tốt nghiệp học vị cử nhân, thạc sĩ, tiến sĩ.[5]Nhưng vấn đề không phải là số lượng chư ni phát triển nhiều hay ít, học vị cao hay thấp, mà vấn đề then chốt ở đây chính là, tùy theo năng lực và nỗ lực cá nhân, ni giới Việt Nam đóng vai trò như thế nào trong sự nghiệp tu hành và hoằng pháp độ sinh trước những thay đổi và thách thức của thời đại mới? Chúng tôi xin đơn cử một số vai trò căn bản mà ni giới Việt Nam đã và đang đảm nhiệm.

1. Nếu “Hội nghị Phật giáo Quốc tế về Vai trò Nữ giới trong Tăng đoàn” tại đại học Hamburg, Đức quốc tháng 7 năm 2007, các đại biểu đã kiến nghị tạo điều kiện cho nữ phậttử theo truyền thống Phật giáo Theravada và Phật giáo Tây Tạng được thọ Cụ túc giới, thì chư ni Việt Nam vốn có đầy đủ thẩm quyền xuất gia, thọ giới Sa Di Ni, Thức Xoa Ma Na, Tỳ Kheo Ni và Bồ Tát giới. Những đặc quyền này gắn liền với lịch sử phát triển ni giới Việt Nam cả ngàn năm nay.

2. Hiến Chương Giáo hội Phật giáo Việt Nam hoàn toàn công nhận giáo phẩm của chư ni tương đương với giáo phẩm của chư tăng.

3.Dựa vào năng lực và giới đức cá nhân của chư ni, Giáo hội Phật giáo Việt Nam có thể mời hay công cử vị ni ấy đảm nhiệm các chức vụ trong các ban nghành khác nhau của giáo hội, hoặc bổ nhiệm vị ni ấy làm viện chủ, trụ trì trong các thiền viện, tự viện, tịnh xá vốn là đơn vị cơ sở quan trọng của giáo hội. Và phần lớn những ngôi chùa, tự viện, thiền viện của chư ni Việt Nam hiện nay đều do các Ni trưởng, Ni sư phạm hạnh quản lývà hướng dẫn ni chúng, phật tử tu học.

4. Ni giới Việt Nam ngày nay luôndấn thân trong mọi lĩnh vực của cuộc sống từ việc xây dựng,trùng tu chùa chiềncho đếncác hoạt động từ thiện xã hội, hay công tác xóa đói, giảm nghèodo nhà nước chủ trương. Hội Chữ Thập Đỏ Việt Nam hầu như luôn xem các chùa chiền, tịnh xá của chư ni là hạt nhân quan trọng trong các hoạt độngtừ thiện xã hội. Kết quả, ni giới Việt Nam thật sựđã xoa dịu phần nào nỗi khổ đau, đem lại lợi ích thiết thực cho mọi người.

5. Một phần lớn số lượng chư ni du học Ấn Độ, Trung quốc, Đài Loan, Miến Điện …vv, sau khi tốt nghiệp, trở về Việt Nam, bằng thực lực,họ đang cố gắng phát huy năng lực của chính mình trong lĩnh vực thông tin báo chí, giáo dục, hoằng pháp, phúc lợi xã hội … vv để đáp ứngphần nào nhu cầu tâm linh của các thế hệphật tử hôm nay và mai sau.

6. Tại Học viện Phật giáo Việt Nam tại thành phố HCM, ni giới có một vị trí xứng đáng trong công tác giáo dục. Ni giới có thể giảng dạy tất cả các môn học cho cả tăng và ni,và được khuyến khích đăng đàn thuyết pháp trong các hội chúng phật tử, hay thuyết trình trong các hội thảo ở trong cũng như ngoài nước.

Từ dẫn chứng cụ thể trên đây, rõ ràng là ni giới Việt Nam đã chứng tỏ năng lực của họ trong đời sống tu hành và trong mọi lĩnh vực của cuộc sống hiện nay. Tuy nhiên, bên cạnh các mặt tích cực ấy, không phải chư ni Việt Nam không có những điểm còn hạn chế. Chẳng hạn như:

1. Hiện nay, ni giới Việt Nam mạnh về số lượng nhưng chất lượngtu học vẫn còn hạn chế, nhất là trong số các ni trẻ. Do bản lĩnh tu tập chưa vững, ý thức học tập chưa cao nên họ dễ bị ngoại cảnh tác động, chi phối - một vấn đề đáng quan tâm trong đời sống hiện nay.

2. Là nữ Thíchtử, chúng ta vững tin rằng, nam nữ đều có Phật tánh.Nhưng vì xã hội ChâuÁ chịu ảnh hưởng bởi truyền thống Nho giáo, nên một số chư Ni Việt Nam vẫn còn thiếu tự tin và tự ti về khả năng tu tập của chính mình.

3. Đâyđó vẫn tồn tại ít nhiều tư tưởng cục bộ hệ phái và địa phương tính trong một số nhỏ chư Ni Việt Nam đã phần nào hạn chế khả năng tập trung nhân lực và trí tuệ tập thể trong các phật sự có tính quy mô rộng lớn.

IV.Kết luận

Thông qua sự trình bày về ‘vai trò của Ni giới Việt Nam ngày nay’,chúng ta có thể rút ra một số bài học kinh nghiệm quý báu sau đây:

Thứ nhất, Phật giáo Việt Nam đã khéo vận dụng và ứng dụng giáo lý vô ngã của đức Phật vào ngay trong sự tổ chức của Giáo hội Phật giáo Việt Nam để quản lý thống nhất hài hòa tất cả các truyền thống Phật giáo, bao gồm cả tăng và ni trong tinh thần Lục Hòa. Kết quả, công tác phật sự có thể được tổ chức một cách nhanh chóng và có hiệu quả, mà bằng chứng là gần đây đã tổ chức thành công Đại lễ Phật đảnLiên Hợp Quốc 2008 tại thủ đô Hà Nội.

Thứ hai, nhìn lại và suy nghĩ về một vài gương sáng danh ni Việt Nam tiêu biểu trong lịch sử quá khứ và gần đây, thì hầu hết chư vị danh ni ấy đều là những người luôn sống thúc liễm thân tâm, trau dồi giới đức, và nghiêm trì giới luật, nhất là Bát Kính Pháp mà đức Phật đã phương tiện chế ra để dành trang sức cho ni giới. Kết quả, tăng ni Việt Nam có thể cùng nhau hợp tác một cách hiệu quả trong công tác phật sự và trong sự nghiệp hoằng pháp phổ độ chúng sinh.

Thứ ba, sở dĩ ni giới Việt Nam có thể tự do tu tập và đạt được nhiều thành tích trong mọi lĩnh vực của cuộc sống bất chấp những thay đổi và thách thức của thời đại mới là vì chiều dài lịch sử tôn trọng nữ giới trong suốt lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc Việt Nam. Chính bề dày lịch sử tôn trọng nữ giới vốn thấm nhuần trong tâm thức của nam giới Việt Nam này, mà một cách rất tự nhiên, vai trò của ni giới đã được xác lập trong lịch sử Phật giáo Việt Nam từ xưa đến nay.

VIETNAMESE BUDDHIST NUNS IN CONTEMPORARY LIFE

Thich Nu Huong Nhu

In this paper, I would like to discuss the realities of Vietnam Buddhism in general and the roles of Vietnamese Buddhist nuns in contemporary life, based on my personal experience. The first part of the paper introduces Buddhism in Vietnam. Today, there are three major traditions in Vietnam Buddhism: Mahayana, Theravada, and the local Mendicant sect. Although their activities differ, all three sects have monks and nuns who participate in the Vietnam Buddhist Sangha. Vietnamese nuns are full participants in this organization.

The second part of the paper introduces exemplary Buddhist nuns in Vietnam. The lives of famous nuns are documented in Vietnamese Buddhist history from ancient times until the present day. Examples include Bhiksuni Diệu Nhân, NhưThanh, Giác Nhẫn, Trí Hải, and others. Based on these well-known examples, I would like to discuss the religious achievements of Vietnamese nuns and the contributions to the spread of Dharma. From these exemplary nuns’ achievements, we can draw valuable lessons and inspiration for Buddhist women today.

The third part of the paper is a critical analysis of the roles of Vietnamese nuns in religious life and the spread of Buddhism for the liberation of human beings. As I have observed, Vietnamese nuns today have demonstrated their capabilities in all fields, ranging from religious practice, temple construction, education, charity work, and so forth. In addition to these positive contributions, they also face certain constraints and challenges that need to be addressed.

In the final part of the paper, I look specifically at the topic of Vietnamese Buddhist nuns’ roles in contemporary society, drawing from three case studies. These studies may be relevant to the experiences of Buddhist women around the world. Three specific lessons learned are: 1) the need for organizational skills to successfully further Buddhist activities; (2) the need for serious compliance with religious rules; and (3) the importance of interaction between national culture and Vietnamese Buddhism.

*********

I am very grateful for this special opportunity to share ideas with Buddhists from so many parts of the world here in Mongolia. It is an honor to be in this sparsely populated country with infinite grasslands, ranges of hills and mountains, and immense deserts. Despite the cold Mongolian winters, here we enjoy a warm, friendly conference atmosphere, where we can exchange constructive ideas in a spirit of harmony, learning, and progress. We are all grateful to the Buddha and to the kind Mongolian government in providing these favorable conditions for Sakyadhita, the Daughters of the Buddha.

Contemporary Vietnamese Buddhism

At present in Vietnam, the three major Buddhist traditions – Mahayana, Theravada, and Mendicant – are only developing strongly, but also having a deep impact on the Vietnamese Buddhist people. The Mahayana tradition has the largest number of Buddhist nuns, the Mendicant next, and the Theravada nuns fewest, due to internal regulations. However, the Vietnam Buddhist Congregation, established in 1981, has uniquely managed to organize the temples and monasteries of these three Buddhist traditions in a spirit of solidarity and harmony. The leadership structure of this Buddhist organization includes both monks and nuns. The roles of Vietnamese Buddhist nuns are being manifested fully within this organization.

Exemplary Vietnamese Buddhist Nuns

Vietnamese Buddhist women are proud of their long history. Since the beginning of the first century CE, many woman generals, queens, and princesses, such as Bát Nàn, Thiệu Hoa, Vĩnh Huy, and Phuong Dung, who lived during the Hai Bà Trưng Dynasty in northern Vietnam, have participated in the struggle for independen. They considered “fame just as torn sandals” and returned to their temples afterwards to continue an outstanding monastic life. During the reign of King Lý Thánh Tông, the most prominent Vietnamese Buddhist nun was Dieu Nhan (1042-1113), a member of the royal family who was originally named Ngoc. After she left home, she became a nun with Zen Master Chân Không and belonged to the 17thgeneration of Tỳ-ni-đa-lưu-chi (Vinìtaruci) Zen sect.2. After achieving the path, she was appointed as the head of Hương Hải Nunnery by Zen Master Chân Không. Before her death, she summoned her disciples and spoke a last verse that revealed her attainment of enlightenment.

In southern Vietnam, into the 20thcentury, many nuns contributed to a renaissance of monastic life and Buddhist practice, such as BhiksuniDiêu Ngọc (1885-1952) and Bhiksuni Diệu Tánh (1910-1942). Another senior Vietnamese Buddhist nun who was an exemplary daughter of the Buddha was Bhiksuni NhưThanh (1911-1999). After a life of bodhisattvaactivities, such as establishing the Vietnamese Buddhist Nuns Assembly, her last words were: “I will return to this world to complete my unfinished work, because I love Buddhist nuns very much. They need leaders for their religious lives.” Another example is Bhiksuni Giác Nhan (1919-2003), who left many relics as evidence of the refined monastery life she led and the virtues she had perfected. In the Mendicant tradition, well-known nuns included Bhiksunis Huỳnh Liên (1923- 1987) and Bạch Liên (1024- 1996), who devoted their entire lives for peace and the welfare of human beings, as well as national liberation and unification. In the educational domain, Bhiksuni Trí Hai (1938-2003) bequeathed to future generations many valued translations and written works that are highly appreciated by Buddhists in Vietnam and abroad. At present, in the charitable domain, Bhiksuni Huệ Từ(Giác Tâm Pagoda – HCM city) is a famousnun for campaignsof all Vietnamese nuns to participatein activities of supporting finances to areasof calamity,building habitats for poors, helping for patients affected by Dioxin (Orange Agent), and bringing orphans up…ect. In the managing domain, Bhiksuni Như Đức(Viên Chiếu Zen Monastery – Long Thành), and Bhiksuni Như Như (Đại Tòng Lâm Monastery – Bà Rịa Vũng Tàu) have effectively guided hundreds of Zen nuns in religious practice. One of pioneers preserving the environment is Bhiksuni Huệ Giác (Quan Âm Monastery – Biên Hòa) who has cultivated more than400 ha of forest. In addition to these exemplary nuns, there are many Buddhist nuns who practiced the Buddha’s teachings quietly in hermitages, whose biographies have not been recorded in the pages of Buddhist history.

Vietnamese Buddhist Nuns’ Roles in Contemporary Life

In the early 21stcentury, in pace with Buddhist development, the number of Vietnamese Buddhist nuns has increased markedly. It is estimated that currently 54% of the 50,000 monks and nuns in the country are nuns, many of whom hold higher degrees. The quality of Vietnamese Buddhist nuns is not evaluated so much by their numbers or their educational achievements, but by their individual competence and efforts in religious life, through spreading the Dhamma and relieving human suffering, despite the many challenges of contemporary life. Here I cite a few examples of the roles that Vietnamese nuns are taking:

1. At the International Congress on Buddhist Women’s Role in the Sangha: Bhikshuni Vinaya and Ordination Lineages, held at Hamburg University, Germany, in July 2007, presenters note that full ordination was a prerequisite for favorable conditions for Buddhist nuns. In this regard, it should be noted that Vietnamese Buddhist nuns observe the precepts of a novice nun (sràmanerika), probationary nun (siksamànana), and a fully ordained nun (bhiksuni). In addition, the observer the bodhisattvaprecepts. By assuming their rights to ordination, Vietnamese Buddhist nuns have created favorable conditions to play a prominent role in the historical development of Vietnamese Buddhist history for more than a thousand years.

2. The Charter of the Vietnamese Buddhist Congregation fully acknowledges that religious status of nuns is equivalent to that of monks.

3. Depending on personal competence and moral virtue, the Vietnam Buddhist Congregation may invite or appoint nuns to undertake positions in various organizations or to head Zen monasteries, pagodas, and temples affiliated with the Congregation. Most temples, Zen monasteries, and nunneries of nuns are currently directed by senior nuns.

4. Vietnamese Buddhist nuns are engaged in all aspects of life, including the construction and restoration of temples, social and charitable activities, famine relief, and government projects for poverty alleviation. The Red Cross Association of Vietnam considers nuns’ temples at the core of social and charitable activities. As a result, Vietnamese Buddhist Nuns have been instrumental in relieving the sufferings of living beings and bringing practical benefits to people.

5. The majority of nuns who study abroad in India, China, Taiwan, and Myanmar return to Vietnam after graduation to share their practical competence in the fields of communications, education, Buddhist activities, and social welfare in response to the spiritual needs of Buddhists now and for future generations.

6. At the Buddhist University of Ho Chi Minh City, nuns have earned well-deserved positions in the field of education. Nuns may teach all subjects to both monks and nuns and are encouraged to give lectures at conferences.

From these examples, it is clear that Vietnamese nuns have demonstrated their abilities in all aspects of religious life and all fields of human endeavor. Nevertheless, there is still room for improvement:

1. At present, Vietnamese nuns are numerous, but the quality of spiritual cultivation, especially among young nuns, is still limited. The quality of their studies is impaired by distraction in their surroundings – a common concern in contemporary life.

2. As daughters of the Buddha (Sakyadhita), we have a firm belief that all men and women have the Buddha-nature, but because Asian societies are influenced by the Confucian tradition, some Vietnamese nuns are still lack self-confidence and underestimate their abilities in monastic practice.

3. Factionalism and localism persists in some Vietnamese nuns’ communities and acts as a constraint in organizing large-scale Buddhist activities.

Conclusion

Through this discussion about the roles Vietnamese Buddhist nuns can play in contemporary life, we may draw some valuable lessons.

First, Vietnam Buddhists have applied the Buddha’s teaching on no-self in the organization of the Vietnam Buddhist Congregation, which manages to harmoniously unite all Buddhist traditions, including both monks and nuns, in a spirit of harmony. As a result, Buddhist activities can be quickly and successfully organized, as evident at the recent 5thUnited Nations Vesak Day Celebration in Hanoi.

Second, recalling and reflecting on lives of exemplary Buddhist nuns in the past and recent Vietnamese history, it is clear that they practiced virtue and respected the precepts, including the Eight Special Rules given by the Buddha to Mahaprajapati. As a result, Vietnamese monks and nuns cooperate effectively in religious activities and spread the Buddhist teachings for the liberation of human beings.

Third, Vietnamese nuns are free to practice and achieve success in all fields and aspects of life, despite the changes and challenges of the modern age, because of a long history of respect for women over a long period of establishing and defending the nation. Thanks to a history of respect for women, which has penetrated deeply in the consciousness of Vietnamese men, the roles of nuns in Vietnamese Buddhist history were naturally established, from ancient time until the present.



[1]Tham luậnHội Nghị Nữ Phật tử Thế Giới lần thứ 10tại Mông Cổ từ ngày 1-5/7/2008

[2]HT Thích Trí Quảng, Vai trò của nữ tu Phật giáo trong thời Bắc thuộc, www.quangduc@quangduc.com

[3]Thiền uyển tập anh, trang 66b8-67b3 và Đại Việt sử ký toàn thư, trang 16a7-8-9.

[4]Nguyễn Gia Quốc, Ni giới Nam bộ nửa đầu thế kỷ XX, www.chuyenphapluan.com

[5]Nguyễn Kha, Một số suy nghĩ đàng sau vài con số của Vesak 2008, Văn Hoá PhậtGiáosố 58, 1/6/2008

-- o0o --

Trình bày: Nhị Tường

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
07/02/2024(Xem: 1930)
Từ 1983 đến 1985 khi đang ở Singapore, bận bịu với chương trình nghiên cứu Phật giáo tại Viện Phát triển Giáo Trình, tôi được Tu viện Phật giáo Srilankaramaya và một số đạo hữu mời giảng bốn loạt bài pháp nói về một vài tông phái chính của Phật giáo. Các bài giảng được ưa thích, và nhờ các cố gắng của Ô. Yeo Eng Chen và một số bạn khác, chúng đã được ghi âm, chép tay và in ấn để phát miễn phí cho các học viên. Kể từ đó, các bài pháp khởi đi từ hình thức của các tập rời được ngưỡng mộ và cũng được tái bản. Sau đó, tôi nhận thấy có vẻ hay hơn nếu in ấn bốn phần ấy thành một quyển hợp nhất, và với vài lần nhuận sắc, xuất bản chúng để cho công chúng dùng chung.
19/12/2023(Xem: 4334)
Cách đây chừng 30 năm, Tổ Đình Viên Giác tại Hannover Đức Quốc chúng tôi có nhận được bộ Đại Chánh Tân Tu Đại Tạng Kinh (Taisho Shinshu Daizokyou) bằng Hán Văn gồm 100 tập do cố Hòa Thượng Thích Tịnh Hạnh từ Đài Loan giới thiệu để được tặng. Bộ Đại Tạng Kinh giá trị này do Phật Đà Giáo Dục Cơ Kim Hội xuất bản và gửi tặng đến các nơi có duyên. Phật Đà Giáo Dục Cơ Kim Hội dưới sự chứng minh và lãnh đạo tinh thần của cố Hòa Thượng Thích Tịnh Không đã làm được không biết bao nhiêu công đức truyền tải giáo lý Phật Đà qua việc xuất bản kinh điển và sách vở về Phật Giáo, với hình thức ấn tống bằng nhiều ngôn ngữ khác nhau như: Hoa Ngữ, Anh Ngữ, Pháp Ngữ, Đức Ngữ, Việt Ngữ. Nhờ đó tôi có cơ hội để tham cứu Kinh điển rất thuận tiện.
13/12/2023(Xem: 10443)
Hành Thiền, một nếp sống lành mạnh trong sáng, một phương pháp giáo dục hướng thượng (Sách pdf của HT Thích Minh Châu)
13/12/2023(Xem: 9796)
Đức Phật của Chúng Ta (Sách pdf của HT Thích Minh Châu)
03/05/2023(Xem: 7466)
Khi Phật giáo (PG) du nhập vào Trung Hoa (TH) lần đầu tiên từ Ấn-độ và Trung Á thì những TH theo PG có khuynh hướng coi tôn giáo này là một phần hay một phái của Đạo Giáo Hoàng Lão, một hình thức Đạo Giáo bắt nguồn từ kinh sách và pháp thực hành được coi là của Hoàng Đế và Lão Tử. Những người khác chấp nhận ít hơn tôn giáo “ngoại lai” xâm nhập từ các xứ Tây Phương “man rợ” này PG là xa lạ và là một sự thách thức nguy hiểm cho trật tự xã hội và đạo đức TH, Trong mấy thế kỷ, hai thái độ này tạo thành cái nôi mà ở trong đó sự hiểu biết PG của người TH thành kính, trong khi các nhà
21/04/2023(Xem: 8544)
Thượng Tọa Thích Trí Siêu từ Pháp Quốc sẽ giảng pháp tại Úc Châu vào tháng 4 năm 2023 -- Thượng Tọa Thích Trí Siêu sinh năm 1962 tại Sài Gòn. Theo cha mẹ tỵ nạn qua Pháp năm 1975. Năm 1985 nhập chúng tu học tại Tự Viện Linh-Sơn, tỉnh Joinville-le-Pont, Paris. Năm 1987 thọ cụ túc giới với Hòa Thượng Thích Huyền-Vi. Tuy xuất thân từ Đại Thừa, nhưng Thầy đã không ngần ngại du phương tham vấn và tu học với nhiều truyền thống khác như : Nguyên Thủy, Đại Thừa, Kim Cang Thừa Tây Tạng.
20/04/2023(Xem: 9589)
Học đạo quý vô tâm Làm, nghĩ, nói không lầm Sáng trong và lặng lẽ Giản dị mới uyên thâm
18/03/2023(Xem: 6176)
Tây phương Kinh tế học có thể bị chỉ trích bởi dựa trên sự hợp lý hóa hành vi cạnh tranh, tối đa hóa lợi nhuận vì lợi ích của một nhóm nhỏ, phụ thuộc vào sự cạn kiệt tài nguyên thiên nhiên và sự suy thoái môi trường chung của chúng ta. Trong khi đó, Kinh tế học Phật giáo được hình thành dựa trên sự tương tác phụ thuộc lẫn nhau của con người và môi trường, do đó mang lại sự an lạc hạnh phúc dựa trên từ bi tâm đối với tất cả chúng sinh. Mục tiêu của nó là duy sự phát triển bền vững gắn liền bảo vệ môi trường và thích ứng với biến đổi khí hậu hiện nay, đồng thời khẳng định sự thịnh vượng chung và mang đến sự an lạc thịnh đạt cho người lao động, khách hàng, cổ đông và xã hội.
03/02/2023(Xem: 5423)
Đã có rất nhiều tài liệu đề cập về Thiền bao gồm Thiền Định, Thiền Chỉ, Thiền Quán, Thiền Tọa, Thiền Hành, Thiền Phàm Phu, Thiền Ngoại Đạo, Thiền Tiểu Thừa, Thiền Trung Thừa, Thiền Đại Thừa, Thiền Tối Thượng Thừa...Tất cả đều là những sắc thái, tướng trạng, hiện tượng và tác động từ tâm thức chúng ta trong ý hướng tu tập trên đường giải thoát, giác ngộ Phật đạo. Sự giác ngộ giải thoát nơi Phật Đạo, tuy nhiên, lại quá phong phú, đa diện với sắc thái tâm thức rất sâu xa vi tế nên dù Phật tánh
31/01/2023(Xem: 6143)
Kinh Châu Báu, thuộc kinh điển Nam Truyền, Tiểu Bộ Kinh, là một bài kinh Hộ Trì hay Cầu An, do Đức Phật Thích Ca nói ra khi Ngài được thỉnh đến thành Vesali, dân chúng đang chịu ba thứ nạn, nạn dịch bệch, nạn đói và nạn Phi Nhân. Dân chúng ở đây cầu mong nhờ ân đức cao trọng của Đức Phật, nhờ Phật Lực mà các hoạn nạn được tiêu trừ.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Senior Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com ; http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
quangduc@quangduc.com , tvquangduc@bigpond.com
KHÁCH VIẾNG THĂM
110,220,567