Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. quangduc@quangduc.com* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Sư Bà Diệu Không .

08/04/201320:23(Xem: 3449)
Sư Bà Diệu Không .


Ni Trưởng Diệu Không

--- o0o ---

I. THÂN THẾ VÀ THIẾU THỜI 

Ni trưởng thế danh Hồ Thị Hạnh, húy thượng Trùng Hạ Hảo, hiệu là Nhất Điểm Thanh, sinh năm 1905, là con gái út của cụ Hồ Đắc Trung và bà Châu Thị Lương, người làng An Truyền, huyện Phú Vang tỉnh Thừa Thiên. Cụ Hồ Đắc Trung là một vị đại thần trong triều đình Huế thời bấy giờ. 

Xuất thân từ danh gia vọng tộc, gặp buổi giao thời giữa hai nền văn hóa cũ và mới, nên từ tấm bé Sư đã hấp thụ nền giáo dục dung hòa được hai truyền thống Đông Tây. Thân phụ muốn cho du học Pháp quốc nhưng Sư từ chối, tỏ rõ chí hướng khôi phục truyền thống đạo đức Á Đông và nâng cao tinh thần phụ nữ. Bản hoài cao rộng ấy rất khó thực hiện nếu không thoát ly đời sống gia đình nhỏ hẹp, bởi thế Sư đã nhiều lần xin cha mẹ xuất gia. Nhưng vào thập niên 1920 ở Huế chưa có chùa Ni, chỉ có các bà lớn tuổi mới được vào chùa Tăng làm di vải nấu bếp, Sư lại là con gái út của một vị đại thần đương thời, được nâng niu như cành vàng lá ngọc, cha mẹ không bao giờ cho phép. Trước trở ngại lớn lao đó, Sư đành ở nhà cho trọn hiếu, chờ dịp thuận tiện. Song thân mong Người yên bề gia thất, cứ khuyến khích tham dự các tiệc tùng, dạ hội, nhưng Người một mực chí xuất trần. Thế rồi năm 23 tuổi (1928) vì cảm từ tâm của song thân Người phát bi nguyện độ sanh, bằng lòng thành duyên với cụ Cao Xuân Xang để nuôi đàn con dại bơ vơ vừa mất mẹ. Thời gian không lâu ông qua đời. Từ đây duyên trần nhẹ gánh, Người vừa nuôi đàn con côi, vừa làm Phật sự đắc lực. 

II. XUẤT GIA

Năm 1932 (27 tuổi) Sư được Hòa Thượng Giác Tiên trụ trì Tổ Dình Trúc Lâm truyền thập gìới làm Sa Di Ni với pháp tự Diệu Không, nhưng vẫn để tóc để làm phật sự. Lúc bấy giờ, Sư thường xuyên giao dịch với người Pháp trong chính quyền Bảo hộ với tư cách đại diện An Nam Phật Học mà Sư là một sáng lập viên. Sau khi thọ thập giới 12 năm, vào mùa thu năm giáp thân (1944) Sư được thọ tam đàn cụ túc tại đại giới đàn Thuyền Tôn do Hòa Thượng Giác Nhiên đệ nhị tăng thống Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam làm đầu tiên. 

III. CÔNG HẠNH 

Sau khi thọ giới Sa Di Ni, Sư bán tư trang và vay mượn thêm để xây cất ni viện đầu tiên cho nữ giới có chổ tu học, đó là ni viện Diệu Đức. Có khi nợ đòi quá gắt, Sư phải nhập thất để tránh. Sư còn sáng lập các chùa ni khác như Diệu Viên, Khải Ân, Hòng Ân Huế, Bảo Thắng Hội An, Bảo Quang Đà Nẵng, Tịnh Nghiêm Quảng Ngãi, ni viện Diệu Quảng Nha Trang. Tại miền Nam, Sư là người sáng lập ni trường đầu tiên ở Sa Đéc, ni viện Từ Nghiêm, Dược Sư, Diệu Giác, Diệu Tràng tại Sài Gòn. Sư còn góp công rất nhiều trong việc xây dựng viện Đại Học Phật Giáo đầu tiên của Việt Nam là Đại Học Vạn Hạnh, cùng với Hòa Thượng Trí Thủ, Hòa Thượng Minh Châu, Nhất Hạnh và cư sĩ Ngô Trọng Anh.....là những vị khai sáng đầu tiên. Ngoài ra, cơ sở Kiều Đàm tại đường Công Lý (ngày nay là Nam Kỳ Khởi Nghĩa) cũng do Sư cổ động xây cất. 

Ngoài các cơ sở văn hóa và chùa, Sư còn góp công đắc lực khai sáng các cô nhi viện, ký nhi viện trên khắp thành thị thôn quê miền Trung từ 1964 về sau, kể từ lúc cô nhi viện Tây Lộc Huế được thành lập. Sư góp phần đắc lực trong việc sáng lập nhà in Liên Hoa để in kinh sách Phật Giáo và nguyệt san Liên Hoa, sáng lập năm 1952 do Hòa Thượng Đôn Hậu làm chủ nhiệm, Hòa Thượng Đức Tâm làm chủ bút, Sư làm quản lý và biên tập viên, là tờ báo Phật giáo sống lâu nhất tại miền Trung.

Ngoài công tác hộ trì chánh pháp và nhiều tạp chí Phật giáo như Viên Âm, Giác Ngộ, Từ Quang, Liên Hoa... Các bộ kinh luận quan trọng do Sư dịch gồm có :

- Thành duy thức luận
- Du già sư địa luận,
- Lăng già tâm ấn,
- Di lặc hạ sanh kinh,
- Đại trí độ luận,
- Trung quán luận lược giải (Long thụ Bồ Tát),
- Hiển thật luận (Thái hư đại sư) vv...

Ngoài ra, Sư còn sáng tác rất nhiều văn thi khuyến tu và giáo dục phụ nữ. 

Mặc dù Phật sự đa đoan, Sư luôn luôn học hỏi, tham cứu kinh sách đại tiểu thừa, và thường nhập thất tham thiền tại chùa núi Châu Ê. Tuy mang thân nữ, Sư gần như không có tánh nhi nữ thường tình mà Phật thường thống trách. Nguyện của Sư là đời đời làm người nữ để độ cho nữ giới và không cầu sinh Tịnh độ: ‘Nguyện Phật chứng minh muôn vạn kiếp, con xin lăn lóc cõi Ta Bà’. Do hạnh nguyện ấy mà đến đâu Sư cũng được phụ nữ doanh vây, già trẻ lớn bé đều yêu mến. Có lẽ đó là nhờ Sư am hiểu nhân tình, tùy cơ giáo hóa, có biện tài vô ngại, nhưng trên tất cả, chính nhờ ở một tấm lòng bao dung quảng đại, bình đẳng đối với người thân cũng như sơ, xa cũng như gần. Câu thơ của Sư làm: ‘Lưới trời bao phủ một tình thương’ đã nói lên chính xác tâm hồn Sư vậy.

Mặc dù là vị hộ trì đắc lực cho chư tăng tu học, mặc dù được đặc cách học chung với chư tăng trong các lớp giảng đầu tiên tại Huế, Sư không vì vậy mà xao lãng Bát kính pháp. Ngược lại, đói với chư tăng, Sư luôn luôn kính nể, dù là một tỷ kheo tân thọ giới hay chỉ một chú tiểu, Sư cũng đối xử lễ độ và hết lòng nâng đỡ. Đối với ni chúng, Sư là bạn của tất cả mọi người, ai gần Sư cũng kính mến như bậc Thầy do bởi bản tánh bình dị, uy nghi khả kính. Tính bình dị của Sư quả là một tấm gương cho ni giới: Xuất thân từ nơi phú quý, mà khi vào chùa, Sư đã sống một cuộc đời hoàn toàn buông xả, đối với bốn vật cần dùng là ẩm thực, y phục, sàng tòa và dược phẩm Sư không chú trọng, có gì tốt đẹp đều đem cúng dường bố thí. Trước khi ngọa bệnh, nơi thường trú của Sư tại chùa Hồng Ân chỉ là một gian nhà thấp u tối, nhưng Sư không hề quan tâm sửa chữa, vì tâm hồn Sư luôn luôn để vào những chương trình rộng lớn hộ trì Tam Bảo, phục vụ chúng sinh đương thời và mai hậu. 

IV. NHỮNG NGÀY CUỐI CÙNG 

Năm 1978 sau một cơn bạo bệnh Sư trút hơi thở cuối cùng, được chư tăng vây quanh tiếp dẫn, nhưng khi thời kinh hộ niệm chấm dứt, Sư cô Bảo Châu đau đớn khóc thét lên, Sư bèn giật mình tỉnh dậy vì bi nguyện độ sanh. Kể từ đấy, Sư thường dạy: Khi đã thấy cảnh tịnh độ rồi thì tôi xem đời này toàn là giả. Có lẽ nhờ thấy giả mà Sư kham nhẫn được mọi sự. Gần 5 năm ngọa bệnh vì già yếu, Sư luôn luôn hoan hỷ với mọi người, đón nhận sự săn sóc chu đáo của đệ tử dưới sự cố vấn của các y bác sĩ tận tình như bác sĩ Lê Văn Bách... Mặc dù già bệnh, tinh thần Sư vẫn minh mẫn cho đến giây phút cuối, mỗi khi ai có việc quan trọng đến thỉnh ý, Sư đều dạy những lời khuyên sáng suốt. Gần đây Sư còn cúng dường cơ sở Hồng Đức cho giáo hội để sử dụng trong việc đào tạo tăng tài. 

Như một trái cây chín mùi, như đi cuộc hành trình đã đến đích, Sư an nhiên thâu thần thị tịch vào lúc 2 giờ khuya 22 tháng 8 Đinh Sửu, tức là 23 tháng 9 năm 1997, hưởng thọ 93 tuổi đời với 53 hạ lạp. 

V. KẾT 

Ở trong phú quý mà không vướng vinh hoa, học nhiều mà không sở tri chướng, thuyết pháp mà không là pháp sư, tọa thiền mà không là thiền sư, trước tác dịch thuật mà không là học giả, giúp đời mà không là chuyên gia xã hội, giữ giới mà không câu nệ, độ người mà không vướng mắc đệ tử, ở cảnh động không mất thiền, cảnh tịnh không bỏ rơi chúng sanh: cuộc đời hành đạo của Sư thật đa dạng mà không lưu dấu vết, vì cõi lòng Sư như hư không. Sự nghiệp vật chất Sư lưu lại đã nhiều, nhưng cái đáng nói hơn, cái đáng nói nhất, cái thâu tóm cả cuộc đời Sư là tấm lòng vì pháp và thương tưởng hậu lai - thì lại càng khó tả hơn. Cho nên, dù nói bao nhiêu về Sư, chúng con vẫn thấy thiếu và có lỗi với Sư, bởi vì cái đáng nói nhất đã không có ngôn từ diễn đạt. Có lẽ 2 chữ tôn hiệu của Sư, thượng Diệu hạ Không đã biểu trưng quá đủ cuộc đời Sư. Hay nếu dài lời hơn thì chỉ một câu này: Thật tế lý địa bất thọ nhất trần, Phật sự mông trung bất xả nhất pháp. 


-- o0o --


Vi tính : Ngọc Dung

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
31/01/2023(Xem: 6525)
Kinh Châu Báu, thuộc kinh điển Nam Truyền, Tiểu Bộ Kinh, là một bài kinh Hộ Trì hay Cầu An, do Đức Phật Thích Ca nói ra khi Ngài được thỉnh đến thành Vesali, dân chúng đang chịu ba thứ nạn, nạn dịch bệch, nạn đói và nạn Phi Nhân. Dân chúng ở đây cầu mong nhờ ân đức cao trọng của Đức Phật, nhờ Phật Lực mà các hoạn nạn được tiêu trừ.
07/01/2023(Xem: 5513)
Phương pháp phát triển cá nhân mà nhà sư Sangharakshita nói đến trong bài này là phép thiền định của Phật giáo, một phép luyện tập nhằm biến cải một con người bình dị trở thành một con người đạo đức, sáng suốt và cao quý hơn, và ở một cấp bậc sâu xa hơn nữa còn có thể giúp con người đạo đức, sáng suốt và cao quý ấy thoát ra khỏi thế giới hiện tượng luôn trong tình trạng chuyển động và khổ đau này.
23/12/2022(Xem: 14232)
Các video sau được sưu tập và biên tập sao cho mỗi video đều có mục lục chi tiết (ngoại trừ các bài giảng lẻ), kèm theo thời điểm lúc giảng các mục để người xem có thể dễ dàng theo dõi. Ngoài ra nếu vô tình nghe một đoạn bất kỳ cũng có thể biết được Sư bà đang giảng tới mục nào vì tên mục đó có ghi phía dưới màn hình.
02/11/2022(Xem: 18619)
Đức Phật thuyết giảng giáo nghĩa Đại thừa vì tám lý do, được nêu lên ở trong bài kệ của Đại thừa trang nghiêm kinh luận: "Bất ký diệc đồng hành Bất hành diệc thành tựu Thể, phi thể, năng trị Văn dị bát nhân thành". Bài kệ này nêu lên tám lý do, tám bằng chứng kinh điển Đại thừa là do đức Phật nói chứ không phải là ai khác. Hàng Thanh văn không đủ khả năng để nói đến kinh điển Đại thừa. Hàng Duyên giác không có khả năng để nói đến kinh điển Đại thừa. Bồ tát cũng chưa đủ sự toàn giác để nói kinh điển Đại thừa. Còn đối với ngoại đạo thì đương nhiên không thể nói được một từ nào ở trong kinh điển Đại thừa. Có nhiều vị cố chấp, thiên kiến nói rằng kinh điển Đại thừa do ngoại đạo tuyên thuyết; nói như vậy là hồ đồ, không có luận cứ. Tu tập đến cỡ như hàng Thanh văn, hàng Duyên giác mà còn không nói được kinh điển Đại thừa thì làm gì cái đám ngoại đạo chấp ngã, chấp trước, chấp danh, chấp lợi mà nói được kinh điển Đại thừa. Cho nên nói kinh điển Đại thừa do ngoại đạo nói, đó
02/11/2022(Xem: 14206)
Bấy giờ, tôi khoảng chín tuổi, một hôm đi xem đưa đám tang ông Võ Hờ trong xóm, thấy mọi người đi sau đám tang đều khóc nức nở và tức tối. Thấy họ khóc, tôi cũng khóc, nhưng bấy giờ tôi không biết tại sao tôi lại khóc như vậy.
31/10/2022(Xem: 12500)
SOTAPATTI, quả vị Dự lưu, là cấp bậc đầu tiên trong bốn cấp bậc giác ngộ được đề cập trong Phật giáo Sơ kỳ. Tên gọi của quả vị nầy là từ ý nghĩa của một hành giả nhập vào dòng chảy không thối chuyển (sotāpanna, thánh Dự lưu) đưa đến giải thoát hoàn toàn. Dòng chảy nầy chính là đường thánh tám chi (Bát chi Thánh đạo, SN 55:5, kinh Sāriputta), là dòng sông hướng đến Niết-bàn cũng giống như sông Hằng chảy ra biển cả (SN 45:91, kinh Phương đông). Thời gian cần thiết để dòng sông nầy tiến đến mục tiêu tối hậu là tối đa bảy kiếp sống, không kiếp nào tái sinh trong cõi giới thấp hơn cõi người (SN 55:8, kinh Giảng đường bằng gạch).
29/10/2022(Xem: 6678)
Nhận tin nhắn trễ trên Viber sau khi đã ra khỏi nhà, và mãi đến trưa con mới trở về nên con chỉ nghe lại bài phỏng vấn này do TT Thích Nguyên Tạng có nhã ý cho chúng đệ tử học hỏi thêm giáo lý Phật Pháp trước khi Ngài trở về trú xứ Hoa Kỳ sau 3 tuần tham dự Lễ Hiệp Kỵ Lịch Đại Tổ Sư và Lễ Mừng 32 năm Khai Sơn Tu Viện Quảng Đức, vào trước giờ có pháp thoại của Tổng Vụ Hoằng Pháp và Giáo Dục của Giáo Hội Úc Châu cùng ngày. Tuy nhiên với sự ngưỡng mộ của con đối với bậc cao tăng trí tuệ viên minh, diệu huyền thông đạt như Ngài, mà những lời Ngài trình bày qua những kinh nghiệm tu chứng hành trì, hạnh giải tương ưng thu thập được trong suốt hơn 46 năm qua đã khiến con phấn chấn tu tập hơn, hầu đạt được mục đích tối cao mà Đức Phật đã truyền trao nên con đã nghe lại đôi lần vào hôm nay để có thể uống được cam lồ qua những lời đáp trao đổi Phật Pháp. Thành kính tri ân TT Thích Nguyên Tạng và HT Thích Đồng Trí và kính xin phép cho con chia sẻ lại những gì con đã học được.
13/07/2022(Xem: 8802)
Phải nói là khi nhận được tin TT Giảng Sư Thích Nguyên Tạng sẽ có bài pháp thoại giảng tại Thiền Lâm Pháp Bảo hôm nay (12/7/2022) lại vừa nghe tin tức mưa lớn và lụt tràn về Sydney mấy ngày qua, thế mà khi nhìn vào màn ảnh livestream lại thấy khuôn viên thiền môn trang nghiêm thanh tịnh quá, dường như thời tiết khí hậu chẳng hề lay động đến nơi chốn này, nơi đang tập trung những người con cầu tiến muốn hướng về một mục đích mà Đức Phật hằng mong chúng ta đạt đến : Vô Sanh để thoát khỏi vòng sinh tử .
15/06/2022(Xem: 7825)
Tôi thật chưa tìm ra cuốn nào như cuốn này, tác giả viết từ những năm 50s, hữu duyên được dịch ra tiếng Việt vào những năm 80s… Tìm lại được bản thảo sau khoảng 33 năm (2021). Tốn thêm một năm hiệu đính trên đường ta bà, gọt dũa lại.
01/02/2022(Xem: 5904)
Với sự xuất hiện của virus SARS-CoV2 ở Vũ Hán - Trung quốc cuối năm 2019, và tiếp theo sau là sự lây lan rộng khắp thành một đại dịch toàn cầu, các tổ chức Phật giáo đã ra tay hành động khắp nơi trên thế giới. Đáp ứng của Phật giáo rất đa dạng, phản ảnh sự khác biệt giữa các tông phái và các nền văn hóa, tuy nhiên họ đã hội tụ quanh những chủ đề chung theo những tiền lệ đã được ghi sâu trong lịch sử. Một ví dụ về sáng kiến gần đây là dự án “ Làm Phẳng Đường Cong” do Hội Từ Tế ( Tzu Chi Foundation ) Chi Nhánh Hoa Kỳ công bố - đây là một Tổ chức nhân đạo Phật giáo khổng lồ đặt trụ sở trung ương tại Đài-loan, có trên 10 triệu hội viên và 45 chi nhánh khắp thế giới. Trong một thông cáo báo chí vào đầu tháng 4 , Hội Từ Tế Hoa Kỳ tuyên bố rằng họ sẽ phân phối hằng triệu khẩu trang và dụng cụ y tế cho các nhân viên y tế làm việc ở tuyến đầu, và khởi động một chương trình hỗ trợ cho những người chịu tác động của đại dịch về mặt kinh tế xã hội. Những sáng kiến ấy ở Hoa kỳ bổ sung cho
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Senior Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com ; http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
quangduc@quangduc.com , tvquangduc@bigpond.com
KHÁCH VIẾNG THĂM
110,220,567