Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. quangduc@quangduc.com* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Sự phát triển của Tỳ kheo ni tăng đòan.

08/04/201320:00(Xem: 4072)
Sự phát triển của Tỳ kheo ni tăng đòan.


SỰ PHÁT TRIỂN CỦA TỲ KHEO NI TĂNG ÐOÀN

Như Nguyệt dịch

I- Nữ tính trào lưu của thế giới

Tất cả những vật hữu tình trong thế gian, có loài thì hiền lành, hung dữ, trí tuệ, ngu muội, nghèo hèn, sang trọng khác nhau, từ những biệt tính khác nhau mà hình thành có nam nữ, trong đó nữ tính với mỗi con người có một quan hệ mật thiết, mỗi người không luận là nam hay nữ, đều từ trong bụng mẹ mà sinh ra và lớn lên, không có người mẹ thì không có mạng sống được sinh ra , thế nên đức tính của người mẹ là suối nguồn của sự sinh sản.

Nói đến nữ tính, Trung Quốc và Tây Phương có cái nhìn không giống nhau, mỗi người có một kiến giải khác nhau. Người Tây phương xem người Nữ như là thần linh của sự thanh khiết và thánh thiện, là một vị thần, người nữ là tượng trưng cho cái đẹp, là một sự dung nạp, là đại diện cho tình thương, là thiên thần Angel, là thiên sứ của hoà bình. Ngược lại trong cái nhìn của người Trung Quốc thì cho rằng tính độc ác của người nữ như rắn độc, yêu mị như hồ ly tinh, độc ác như cọp, thậm chí còn cho rằng người nữ như là thủy tai mang lại tai hoạ cho đất nước, là độc khí làm tổn hại sự việc. Nói chung, ở Trung Quốc còn mang nặng tư tưởng “Nam tôn nữ tiện, trọng nam khinh nữ ”của xã hội Phong kiến, người nữ bị xem như là một vật không rõ ràng, trong xã hội và gia đình không có một chút địa vị.

Tuy nhiên, bất luận phương diện năng lực hay trí huệ từ xưa đến nay đã không ít người nữ, không những không phải bậc anh hùng mà là vượt hơn những người nam xứng đáng là bậc nữ hào kiệt, đó là một sự thật không thể tranh cải, như trong thời Tam Quốc có Triệu Thái hậu là người hiền thục, đời Ðường có Vũ Tắc Thiên một vị vua là người nữ đầu tiên trong lịch sữ Trung Quốc lên nắm thiên hạ, đời Tây Hán có Ban Siêu tiếp tục sự nghiệp cha anh hoàn thành bộ sử ký, đời Tống có Lương Hồng Ngọc cùng chồng xuất binh..v..v…đều là những người nữ một thời oanh liệt kiệt xuất, ngoài ra phương tây còn có nữ hoàng Elizabeth nước Anh, phu nhân của tể tướng Anh quốcMargaret Thatcher, phu nhân của thủ tướng Israel là Golda Meir, phu nhân tể tướng Sri Lanka làSirimavo Bandaranaike,Tổng thống Panama là Mireya Moscoso,tng thống Iceland là Vigdis Finnbogadottir, Tổng thống của Indonesia là Megawati Sukarnoputri, hia nữ Nguyên thủ của Philippines là Cory Aquino and Gloria Macapagal-Arroyo, Tổng thống của Phần Lan là Tarja Halonen họ đều là những người nữ lãnh đạo kiệt xuất.

Trong bảy chúng đệ tử đức Phật, cũng có chư Tỳ kheo ni, Sa di ni, Ưu bà di, chiếm một vị trí vị quan trọng trong Phật giáo. Trung Quốc đời nhà Thanh dân gian tôn giáo đều có người nữ tham gia, họ xưng hô với nhau như là anh chị em trong gia đình, trong tôn giáo cùng một giáo phái địa vị rất là bình đẳng, trong các tôn giáo thì Hồi giáo người nữ không có chút địa vị nào cả; Phật giáo sơ kỳ tại Ấn Ðộ bị ảnh hưởng Hồi giáo nên trong xã hội người nữ có một địa vị rất thấp, nhưng nay thì Phật giáo có mặt khắp nơi trên thế giới, chúng ta không nên dùng Hồi giáo làm tiêu chuẩn để đối xử với phụ nữ. Ðức Phật dạy: “Tất cả chúng sinh đều có Phật tính, chúng sinh và Phật bình đẳng nhau về mặt này, nam nữ có chỗ nào là không bình đẳng ?”

Thế nên trên phương diện tinh thần “ Tất cả chúng sinh đều có Phật tính” thì người nữ cũng là một chúng sinh, Phật tính cùng với mọi người đâu sai khác. Trí tuệ và năng lực của người nữ đâu thua kém gì nam giới, cũng tham gia chính trị, xã hội và những công tác công vụ khác, tích cực mở rộng cơ hội phục vụ về nhiều mặt; sự nhiệt tâm, lòng từ bi và sự thành tâm của người nữ giới, xem lại đôi lúc hơn cả nam giới, nam giới cũng nên phát triển những đức tính từ hoà, mềm mõng, cẩn thận và cần cù…..như hạnh của ngài Quán Thế Âm, dùng từ bi và vẽ đẹp để trang nghiêm thế gian.Thế gian này có thể nói một nữa là của người nam và một nữa là của người nữ, trong một xã hội văn minh, nam giới có đạo đức phải tôn trọng nữ quyền, đề xướng nam nữ bình quyền, vì bản năng của nữ giới thì luôn luôn cự tuyệt lại những nghề nghiệp làm tổn thương đối với sự tôn nghiêm của nữ giới, như là nghề làm kỷ nữ, hay những nghề thuộc sắc tình, nên người nữ đôi lúc có một thái độ cứng rắn.

Nói tóm lại Phật giáo luôn chủ trương :1-Nữ giới phải có được quyền bình đẳng. 2- Nữ giới nên được tham gia chính sự và quyền lực. 3-Nữ giới nên có quyền tự chủ. 4- Nữ giới nên có được quyền tôn nghiêm,cái nhìn của Phật giáo đối với nữ quyền vốn phù hợp với trào lưu xã hội, mọi người không nên áp dụng chủ trương của Tiểu thừa Phật giáo để hạn chế bản năng của người nữ, hy vọng Phật giáo quay trở lại với tinh thần của thuở ban đầu là “ Tinh thần bình đẳng”, chính là thực hiện bản hoài của chư Phật, không những thế mà còn phù hợp với trào lưu xã hội ngày nay.

II- Phật giáo là giáo đoàn lưỡng tính hoà hợpvới nhau

Sau khi đức Phật thành đạo 05 năm, vua Tịnh Phạn băng hà, Ðại Ái Ðạo hướng dẫn 500 người nữ trong dòng họ Thích đến nơi đức Phật thỉnh cầu được xuất gia, Phật giáo đoàn bắt đầu có Tỳ kheo ni[1].

Giáo đoàn Tỳ kheo ni từ 2.600 năm trước chính đức Phật cho phép thành lập, truyền thừa mãi đến hôm nay, pháp mạch truyền đi khắp nơi trên thế giới, và xuất hiện nhiều Ni tài kiệt xuất, có những vị thì im lặng độ sinh, có vị thì gánh vác công việc hoằng pháp thật nặng nhọc không thua kém chư tăng, mỗi ngưới có một sở trường khác nhau, cho nên Tỳ kheo và Tỳ kheo ni giáo đoàn được xem như là con chim có hai cánh, cũng như con người có hai chân, không thể thiếu đi một.

Hơn hai nghìn năm nay trong giáo đoàn thường tranh luận nhau về vấn đề “ Bát kính pháp”, một số chư Tăng cho rằng đức Phật chế “ Bát kính pháp” là để yêu cầu Tỳ kheo ni phải “cung kính và đảnh lễ” Tỳ kheo tăng, và Tỳ kheo ni “không được nói lỗi lầm của Tỳ kheo tăng”….Một bộ phận khác thì cho rằng “ Bát kính pháp” không phù hợp với nguyên tắc“Tuỳ khai tuỳ giá”mà đức Phật chế định giới luật, nên sinh hoài nghi “ Bát kính pháp” không phải do đức Phật chế.

Kỳ thực, tôi tạm không bàn đến vấn đề “Bát kính pháp” có phải do đức Phật chế hay không? Trước tôi chỉ bàn đến vấn đề là“Tỳ kheo ni không được nói lỗi lầm của Tỳ kheo tăng”, căn cứ “Tứ Phần Luật”ghi lại: “ Một lần Ðại Ái Ðạo Tỳ kheo ni hướng về đức Phật thưa chuyện của Lục quần Tỳ kheo, đức Thế Tôn không những không ngăn cản mà còn quở nhóm Lục quần Tỳ kheo. Chỗ khác trong kinh “Trung A Hàm” lại nói: “Ðại Ái Ðạo Tỳ kheo ni hướng về đức Phật xin Phật huỷ bỏ điều “Tỳ kheo ni nên cung kính đảnh lễ tỳ kheo tăng”, mà đổi lại rằng: “ Tỳ kheo Tăng- Ni nên y theo thứ tự tuổi hạ, Tỳ kheo trẻ tuổi nên “Cung kính, đảnh lễ và hành các sự đối với tỳ kheo Ni”, lúc ấy tuy đức Phật không đáp rõ ràng, nhưng ý của Ngài là tất cả đều thuận theo nhân duyên, thế nên đức Phật kể lại câu chuyện Tỳ kheo ni Ưu Bà Tiên Na quán không nhập định, đồng thời tán thán sự tu hành của Tỳ kheo ni, nhân đây cũng tán thán Ðại Ái Ðạo Tỳ kheo ni là một vị Ni đã trừ đi tập khí của người nữ, là vị phu nhân có đức hạnh, đáng làm gương mẫu cho hàng Ni chúng.

Ngoài ra, căn cứ luật Nam truyền (Luật Ðồng Ðiệp) ghi lại câu chuyệnsau: Có một lần nhóm Lục quần tỳ kheo cố ý dùng bùn vẽ hình Tỳ kheo ni, sau khi đức Phật biết chuyện này, liền chỉ thị cho Tỳ kheo ni rằng từ đây về sau không nên cung kính Lục quần Tỳ kheo. Thậm chí trong “Tứ Phần luật” cũng kể lại câu chuyện một vị Tỳ kheo thối thất đạo tâm, nảy sinh ý định thối chí, Ðại Ái Ðạo Tỳ kheo ni nghe được chuyện này, không dám trách móc vị ấy, vì ngại vi phạm một trong Tám pháp Bát kính là “Tỳ kheo ni không được quở rầy Tỳ kheo”, sau đó đức Phật biết được việc này nên mới chế định điều: “ Tỳ kheo ni không được hủy báng Tỳ kheo”, nhưng nếu vì dạy dỗ nhắc nhỡ Tỳ kheo hộ trì Tăng thượng giới để tu hành thì có thể quở rầy Tỳ kheo.

Kỳ thực, Phật pháp vốn là “ Y pháp bất y nhơn” , trong Phật pháp mọi sự vốn bình đẳng, không có cao thấp. Tổng hợp những ý trên mà nói, nguyên nhân đức Phật chế định “ Bát kỉnh pháp” là vì muốn hàng nữ xuất gia bấy giờ có thể bảo hộ những pháp quyền của xã hội Ấn Độ đương thời mà Ngài từng tiếp xúc,vì lúc đó Tăng đoàn thành lập trước, từ chỗ hàng nữ lưu đương thời không muốn buông bỏ địa vị ưu quyền và lợi ích của chính mình mà Ngài chế định “ Bát kính pháp”, mặt khác cũng dùng pháp này để giảm làn sóng phản đối của chư Tỳ kheo khi cho nữ chúng gia nhập Tăng đoàn.

Hơn nữa, 500 vị theo Ðại Ái Ðạo xuất gia, đa số đều xuất thân là công chúa, vương phi mỹ nữ, dòng dõi quý tộc, đức Phật nghĩ rằng những vị đó xuất thân từ hoàng thân quốc thích sợ họ xem thường những Tỳ kheo không phải là quý tộc, nên mới chế ra Tám pháp như thế. Mặt khác, do vì Ni đoàn mới thành lập nên cần phải được nâng đỡ và bảo vệ, vì vậy giao cho chư Tỳ kheo phải có trách nhiệm với chư Tỳ kheo ni, đồng thời thân phận nữ giới khi đi du hành, khất thực phương xa e ngại gặp nhiều nguy hiểm, nên đức Phật mới chế định Tỳ kheo ni không được ở nơi không có Tỳ kheo.

Thậm chí còn có nhiều thuyết nó rằng người nữ không được thành Phật, nhưng trong các kinh Ðại thừa thì đức Phật ghi lại những câu chuyện thọ ký cho những vị nữ thành Phật rất nhiều, như trong kinh Tạp A Hàm đức Phật thọ ký cho 500 người nữ chứng Sơ quả; kinh Hải Long Vương đức Phật thọ ký cho Bảo Cẩm Nữ thành phật; trong kinh Phật Thuyết Bồ Tát Xứ Thai đức Phật nó về người nữ không xả thân, thọ thân, hiện thân đều được thành Phật.

Ngoài ra trong kinh Ðại Bảo Tích, Vô Uý Đức Nữ vì muốn xả mối hoài nghi của Xá lợi Phất cho là người nữ không thể chuyển thân thành nam tử, nên lập tức phát thệ: “ Nếu tất cả pháp phi nam phi nữ, thì làm cho tôi hiện tại được thân tướng trượng phu”, nói xong tức thời thành thân nam, sau đó hiện làm thân Tỳ kheo, Phật vì đó mà thọ ký, sau đó hiện trở lại thân nữ, để chứng minh rằng chư pháp là vô định tướng.Cũng trong kinh này kể lại câu chuyện Vô Cấu Bồ tát thưa với tôn giả Mục Kiền Liên rằng: “ Không vì nữ thân mà đắc A nậu đa la tam miệu tam bồ đề, cũng không vì thân nam mà đắc A nậu đa la tam miệu tam bồ đề.Vì sao? vì Bồ đề vốn vô sanh, thì dùng cái gì mà không chứng đắc được”.

Thậm chí trong kinh Pháp Hoa, ngài Xá lợi phất hoài nghi nữ thân là cấu uế, không thể trở thànhpháp khí, Long Nữ tức thời ở trong cõi Vô Cấu phương Nam chuyển nữ thành nam thân và thành Phật. Điều này cho thấy trong mỗi chúng sinh vốn đầy đủ trí tuệ đức tướng thanh tịnh, tất cả đều được thành Phật, nên trong Phật giáo giới chúng ta không nên dùng thân Nam - Nữ để phân biệt đạo đức cao thấp, cũng không thể dùng tuổi tác lớn nhỏ để đo lường trí tuệ có hay không, những hình tướng bên ngoài của tất cả pháp thế gian đều là giả tướng do phân biêt chấp trước mà có, điểm này trong kinh Kim Cang nói rất rõ: “ Phàm chấp vào hình tướng thì đều là hư vọng, nếu thấy các tướng chẳng phải là tướng, tức là thấy được Như Lai”. Có thể thấy ngoại tướng không nhất định là quan trọng, nên mối quan hệ giữa nam và nữ nhất định phải tôn trọng lẫn nhau, giúp đỡ nhau, được như thế thì xã hội mới trở nên dung hợp, dễ mến thương hơn.

III-Những cống hiến của Ni giới trong lịch sử Phật giáo

Trong những người sáng lập tôn giáo trên thế giới, Phật Đà là người đầu tiên thiết lập Ni đoàn, Tỳ kheo ni giáo đoàn được thành lập là vì Phật Đà muốn xác nhận rõ ràng về tinh thần bình đẳng “ Bốn chúng xuất gia, đều là con dòng họ Thích”.Do đó vấn đề này không những chỉ mang ý nghĩa đặc thù trong lịch sử Phật giáo mà còn ảnh hưởng đến lịch sử tôn giáo thế giới và văn minh của nhân loại, mang một giá trị thật phi phàm.

Trong kinh Tạp A Hàm, Tăng Nhất A Hàm và những bộ Luật đều nói rõ Phật Đà đối với Tỳ kheo ni chúng thật là nhiệt tình và tán thán tinh thần hoằng pháp của chư Tỳ kheo ni có một phong cách thật trác tuyệt.Trong kinh Phật Thuyết A La Hán Cụ Đức ghi lại câu chuyện 15 vị đại Thinh văn Tỳ kheo ni; trong Trưởng lão kệ của Nam truyền ghi lại những bài thi kệ của 73 vị A la hán Ni chứng quả cũng như những câu chuyện thường nhật của chư vị, trong đó có 24 vị xuất thân là hoàng hậu, công chúa của dòng Sát đế lợi, điều này cho chúng ta thấy rõ Phật Đà với tâm đại bi dùng phương tiện quyền xảo, giáo hoá không phân biệt và hạnh nguyện lợi tha trên con đường hoằng pháp của Ngài.

Sau đó, thời đại vua A Dục, thì A Dục vương được xem là vị vua dùng nhân từ hoá độ thế gian, hoằng truyền chánh pháp đến các nước, trong hoàng tộc nhiều người xuất gia, nhưcông chúa Tăng Già Mật Đa là một trong những vị trong hoàng tộc xuất gia, sau đó vương hậu A Nổ La cũng muốn phát tâm xuất gia, sứ thần A Lật Tra đến Hoa Thị Thành cầu thỉnh vua A Dục phái Thượng Toạ Ni đến giúp đỡ công việc hoằng pháp, Tăng Già Mật Đa hướng dẫn 11 vị Thượng Toạ ni, trước đó cũng được vua A Dục mang một cây bồ đề con của cây bồ đề gốc nơi Phật thành đạo đến đây cúng dường, A Nổ La vương hậu dẫn 500 vị tuỳ tùng xuất gia thọ giới làm Tỳ kheo ni , vua vì đó ma xây dựng chùa chiền tạo Phật tượng, Tỳ kheo ni chúng ở nước Lăng già được xem là điểm xuất phát, đối với những giáo đoàn khác có một ảnh hưởng rất lớn, đối với công việc hoằng pháp lập nên những công trạng lớn, mang lại niềm tín ngưỡng cho con người tại bản xứ.

Giáo đoàn Tỳ kheo ni Trung quốc thành lập vào đời Ðông tấn, vị Tỳ kheo ni đầu tiên là Tịnh Kiểm, y chỉ với ngài Trí Sơn và cầu thọ Sa di giới, khoảng 40 năm sau, Ðàm Ma Kiệt Ða kiến lập giới đàn Ni, ngoài ra còn có 23 vị khác cũng thọ cụ túc giới trong lần này, ngài Tịnh Kiểm được xem là người lãnh đạo ni chúng Trung Quốc, năm đó chư ni an cư nơi thành Lạc Dương, tại chùa Trúc Lâm, được đồ chúng cúng dường, tiết hạnh thanh nhã, thuyết pháp giáo hoá người nghe đông như lễ hội,được người đời kính trọng, làm cho Phật giáo đời Tấn ngày càng lan rộng được luu truyền.

Kỳ thật lịch đại danh Ni, từ Lưỡng Tấn đến đời Ðường­-Tống-Nguyên-Minh-Thanh cho đến ngay nay, có nhiều hậu phi, công chúa quý tộc hay trong tầng lớp con nhà thư gia xuất gia. Do vậy phật giáo truyền đến Ðông thổ và là nguyên nhân được cung đình vương gia chú trọng.

Khoảng Lưỡng Tấn (năm thứ 70) Ni chúng giáo đoàn vừa mới thành lập, có những vị trứ danh như: Ðàm Bị, Trí Hiền, Huệ Trạm, Chi Diệu Âm, được những vị vua đương thời ủng hộ, sùng kính. Nam Bắc triều thứ 06, khoảng 150 năm Tỳ kheo Ni giáo đoàn phát triển rất nhanh, có nhiều tịnh thất, giảng đường, tinh xá… số Ni chúng hàng trăm vị, có khi lên đến cả nghìn, có nhiều đạo tràng được vua chúa, quan lại hộ trì, có nhiều danh Ni xuất chúng. Từ Tuỳ Ðường trở về sau Phật pháp từ từ phổ biến trong mọi giai tầng xã hội, có nhiều Tỳ kheo Ni kiến thức và tri thức rât uyên thâm, kinh điển tinh thông phẩm hạnh cao quý, như đời Ðông Tấn có ngài An Linh là vị lãnh chúng đệ nhất; Lục triều có ngài Pháp Tuyên hoằng pháp lẫy lừng ở Triết Đông; Tuỳ Ðường có ngài Giác Tiên cảm hoá được Tùy Văn đế tín ngưỡng và hộ trì Phật giáo; đời Ðường có ngài Trí Thủ đông độ người Nhật hoằng truyền Kinh Luật, ngài Pháp Chứng dịch kinh; Vô Tận tạng dự đoán sẽ có ngài Huệ Năng là bậc long tượng của đương thời; ngài Như Nguyện là Thiền Luật đời Nguyên; đời Tống có Pháp Trân không ngừng quyên góp để khắc Ðại tạng kinh, đời Nguyên có ngài Chân Tịnh làm thầy của Ðế hậu; đời Thanh có Vô Vi Túc Sơn ni trị bệnh nổi tiếng ……chư vị hoàn toàn có truyền trau gươm tuệ sáng lập Niêm Hoa Xã làm tòng lâm cho ni chúng thiền tông thiền chúng, hướng dẫn nhiều Giang Nam Tỳ kheo ni tham học tập thiền.

Cuối đời Thanh, do thời chiến loạn lạc, Phật pháp truyền thừa gần như bị mai một, mai có mộ số cao tăng đại đức đến Ðài Loan, Phật giáo Ðài Loan bắt đầu triển khai, cho đến thời cận đại Tỳ kheo ni giáo đoàn của Ðài Loan được xem là đứng nhất nhì trong các giáo đoàn Ni, chúng tỳ kheo Ni hoằng hoá khắp nơi trên thế giới, mở ra một thế kỷ mới, vượt qua những triều đại trong lịch sử.Tháng 15-23/02/1998 tại Bồ đề Ðạo tràng Ấn Ðộ Phật Quang Sơn cử hành Quốc Tế Tam Đàn đại giới, có hơn 100 vị giới tử Ni đến từ các quốc gia khác nhau cầu thọ giới Tỳ kheo ni.Trong đó có 40 vị Ni trẻ đến từ Sri Lanka cầu thọ giới Tỳ kheo ni, đây là lần đầu tiên Phật giáo giáo đoàn trong tinh thần đàon kết hoà hợp cùng nhau họp mặt tại nơi đức Phật thành đạo trước kia, cùng nhau bước sang một thế kỷ mới trong niềm vinh quang.

Tại Trung Quốc, hiện đại Tỳ kheo ni có rất nhiều vị trứ danh, như pháp sư Thông Nguyện sau khi tốt nghiệp trường đại học Bắc kinh liền xuất gia, trở thành vị trì Luật danh tiếng, một đời tu hành Ðầu đà, sau khi viên tịch xá lợi thu được viên to hơn hạt Oliv; tại ÐàiLoan có Tỳ kheo ni Diệu Nhiên, Viên Dung, trong giới đàn từng la Giáo thọ sư, xây dựng chùa chiền; Tỳ kheo ni Như Học xây dựng phật học viện, pháp sư Từ Trang vì Trung Quốc Phật giáo khai mở con đường quốc tế, trên quốc tế xây dựng nhiêu chùa chiền và Phật học viện, vai gánh nặng trách nhiệm giáo dục, văn hoá; pháp sư Từ Huệ là người sáng lập Phật Quang Sơn,chùa Nam Hoa, chùaTây Lai, chùa Nam Thiên, sáng lập 4 trường đại học, hoằng pháp khắp nơi ; pháp sư Từ Dung nhiệt tâm trong công tác từ thiện xã hội, tổ chức các hoạt động, chịu trách nhiệm công tác Phật Quang quốc tế uỷ viên hội, trên thế giới hiện nay có hơn 100 Phật Quang hiệp hội; Pháp sư Từ Di chủ biên Phật Quang Ðại Từ Ðiển; Pháp sư Hiểu Vân sáng lập trường đại học Hoa Phạm; ngoài ra còn có một số vị Tiến sĩ trường đại học Yale( Hoa kỳ); pháp sư Hằng Thanh giáo thọ trường đại học Ðài Loan, pháp sư Huệ Nghiêm giáo thọ trương đại học Trung Hưng (Ðài Loan); Tiến sĩ Ðạt Hoà trường đại học Câu Trạch (Nhật bản); tiến sĩ Y Không Trường đại học Sư phạm Ðài Loan, tiến sĩ Y Dục trường đại học Ái Tri(Nhật bản); tiến sĩ Vĩnh Hữu trường đại học Oxford( Anh), pháp sư Ngộ Nhân sáng lập Hương Quang Ni chúng ni đoàn(Ðài Loan), Pháp sư Chứng Nghiêm sáng lập Bệnh viện Từ Tế và Từ Tế Công Ðức Hội có văn phòng đại diện khắp thế giới; Pháp sư Chiếu Huệ hộ pháp vệ giáo nhiệt tâm, những vị Tỳ kheo ni kể trên đều có học vị Thạc sĩ trở lên.

Ngoài ra, trên thế giới còn có những vị Ni kiệt xuất như pháp sư Ða Kiết – Tây Tạng, địa vị không thua kém ngài Ban Thiền Tây Tạng; tu nBạch y Ðảm Khổng Na Ung khai sáng chùa Pháp thân- Thái Lan, nhà giáo dục kiệt xuất Thang Mã Xai c ũng tại chùa Pháp Thân; Tô Ðạt Ma Ca Lợi được xem là ánh sáng của Nữ Tính tại Sri Lanka, năm 1017 Phật giáo tại đây bị giáo nạn và bị tiêu diêt, từ đó về sau vì sự phân biệt của Thượng Toạ bộ đàn áp nên giáo đoàn Tỳ kheo ni không thể khôi phục được, do sự nổ lực của cô mà sau đó Ni giới được khôi phục nhưng chỉ được thọ giới Sa di ni, nay thì từ từ khôi phục, nguyên nhân chính là do có Tỳ kheo ni ngoại quốc đến tu học, nên ảnh hưởng phần nào. Tại Singapore có Phật học Viện Quảng Bình. Ni chúng Philippine xây dựng phòng khám miễn phí cho dân chúng. Ni chúng Hàn Quốc có Quang Vũ là bộ trưởng giáo dục của Ni chúng. Hoa Kỳ có Ven. Karma Lekshe Tsomo người sáng lập Hội Phụ nữ Phật giáo Quốc Tế. Ven.Thubten Chodronhoằng pháp ở Mỹ và Canada . Tại Ðức có Ayakema dạy thiền ở Âu Châu. T ại Nhật có Tỳ kheo ni Ð ại Thạch Thuận Giáo, đặc biệt là bị mất hai tay, có một tín tâm rất mạnh và thiền định kiên cố, không điều gì làm thay đổi được ý chí của cô, cô dùng cái cổ của chính mình mà vi ết xong bộ Tâm Kinh, nên người Nhật gọi cô là “Tâm kinh Vô Thủ”, bộ kinh đó nay được xem là quốc bảo, được mọi người tôn kính.

Nói tóm lại, Từ khi có giáo đoàn T ỳ kheo ni, bất luận cổ kim trong ngoài nư ớc, trong giáo đoàn xuất hiện nhiều vị Tỳ kheo ni trứ danh, mỗi người mang lại cho giáo đoàn một khía cạnh khác nhau, có vị thì giảng kinh, có vị thì viết lách, có vị thì kiến tạo chùa chiền, có vị thì làm công tác giáo dục, có vị làm công tác từ thi ện…….Tất cả những việc làm đó làm cho ngôi nhà Ni giới ngày được hoàn mỹ hơn, s ự nghiệp hoằng pháp lợi sinh ngày rực rỡ.

IV- Phương hướng của giáo đoànTỳ kheo ni trong tương lai

Từ khi đức Phật thiết lập Tỳ kheo ni giáo đoàn, đối với giáo đoàn Tỳ kheo và Tỳ kheo ni có những vấn đề đúng hay không đúng, cho đến nay vẫn chưa định định luận được, tại Phật Quang Sơn giáo đoàn thành lập đến nay đã hơn 30 năm tôi cố gắng tránh Khai phương tiện một số vấn đề trong giới luật, thật hành chế độ tòng lâm, nên hai bộ đại chúng không phát sinh vấn đề gì cả, mà sống với nhau rất hoà hợp, còn hổ tương nhau trong công việc hoằng pháp. Trung quốc đời Đường có ngài Bách Trượng Hoài Hải, Ngài không thay đổi những lời Phật dạy, Ngài căn cứ theo phong tục tập quán của dân bản xứ mà chế định thêm một Thanh Quy ( Bách Trượng Thanh Quy) cho chế độ tòng lâm, bởi vì sự thay đổi giới luật hay vấn đề Khai và không khai mở là hai con đường mới hoàn toàn khác nhau, chính điều này làm cho Phật giáo Trung Quốc ngày một phát triển hơn.

Nói đến vấn đề Bát Kính Pháp, kỳ thực nếu đức Phật chế giới luật chẳng phải là cứng nhắc không thay đổi, thế nên gọi: “ Những giới nhỏ nhít có thể xả”, ngày nay Hán truyền Phật giáo, những vấn đề liên quan đến ăn uống, y phục, cất giữ tiền bạc, sau giờ ngọ không ăn…trải qua nhiều nguyên nhân không giống nhau mà Ngài chế định, thế nên Bát Kính Pháp cũng không cần hết lòng phế bỏ, trải qua thời gian rất dài nếu điều ấy không phù hợp thì tự nhiên từ từ bị tiêu thất.

Nếu thật có người cứng nhắc cho rằng Bát Kính Pháp là đức Phật chế nên không được thay đổi, dùng đó tự mãn cảm giác ưu việt về Tỳ kheo, kỳ thật điều đó có kết quả đi ngược lại, mà còn rõ ràng Tỳ kheo tự mình không thể trì giới một cách thiếu sót. Bởi vì một vị Tỳ kheo phải học hỏi cách tu dưỡng, đạo đức, tu trì thì sẽ được mọi người cung kính, chứ không phải dùng Bát Kính Pháp để bắt buộc người khác cung kính mình.

Do vậy, phương hướng trong tương lai Tỳ kheo ni phải nổ lực, nay tôi đưa ra 04 điều được xem là ý kiến của tôi:

1- Lưỡng tính bình đẳng hoá: Hy vọng trong tương lai Tỳ kheo ni được sự kính trọng của mọi người, nên tự bản thân mỗi người nâng cao nhân cách đạo đức của mình. Ví dụ: xả bỏ những hư vinh, ngã mạn, có đức học, có thể đảm nhiệm công việc, có thể giảng thuyết, đầy đủ lòng từ bi, phát đại nguyện, có khả năng thực hành. Đầy đủ những điểm trên đây tự nhiên lưỡng tính sẽ được bình đẳng.

2- Phát triển sự nghiệp hoá: Trong quá khứ nữ chúng thường đem tâm trí, sức lực trong công tác xây chùa, cúng dường, hiện tại Tỳ kheo ni cần phải vượt ra khỏi những điều này, cần phải giống như chư Tỳ kheo, đi theo con đường hoằng pháp, giảng dạy, vì Phật giáo phải sáng lập các hình thức về sự nghiệp hoằng pháp,ví dụ: giáo dục, văn hoá, từ thiện…….gọi là “ Phát triển sự nghiệp hoá” , có sự nghiệp của chính mình, tự nhiên được mọi người cung kính. Quý vị thấy “. Từ Tế Công Đức Hội” của ni sư Chứng Nghiêm, sự nghiệp Từ Tế cả thế giới đều biết đến và rất tôn kính, ngưỡng mộ, tại sao Tỳ kheo chúng ta không nhìn tấm gương này để bỏ qua những tư tưởng đàn áp giới hạn khả năng chư Ni.

3- Giáo đoàn tổ chức hoá: Hai chúng trong giáo đoàn Phật giáo có thể tôn trọng và giúp đỡ lẫn nhau, thì tổ chức được vững mạnh hơn, khi đã có tổ chức thì tự nhiên có lực lượng. Giáo đoàn của Phật Quang chúng tôi, mỗi năm đều phải tuân theo học nghiệp, sự nghiệp và đạo nghiệp mà học tập tình hình tiến bộ, theo thứ tự mà đánh giá các đẳng cấp, từ Tịnh độ, học sĩ, tu sĩ, khai sĩ mà thăng tiến, mỗi đẳng cấp đều có tiêu chuẩn và trình tự nhất định, thế nên trình tự của hai chúng có chế độ này, có tổ chức của một lãnh đạo, tự nhiên được hoà hợp.

4- Giáo dục phổ cập hoá: Nữ chúng tương đối tỉ mỉ, từ bi, do có những đức tính này nên dễ thành công, lòng dạ, tư tưởng, trí tuệ của người nữ khiêm tốn hơn người nam, phải có phổ cậpgiáo dục làm cho mỗi người nữ đều được nhận sự giáo dục, điều này làm cho mỗi vị ni có thể làm được côn tác giáo dục như giảng dạy, trước tác, không phải dựa vào một số nho nhỏ bên ngoài cứng nhắc.Do vậy “ Giáo dục phổ hoá” là vấn quan trọng trong tương lai Ni chúng cần phải nổ lực.

Tóm lại: Hôm nay chúng ta đối diện với thế kỷ 21, Phật giáo hướng đến nhân gian mà đi, chính là lúc Phật giáo động viên đoàn kết, không những các nước Phật giáo trên thế giới sớm hợp tác về mặt này một bước, sớm lập ra Tỳ kheo và Tỳ kheo ni thế giới tính, đồng thời giáo đoàn của hai chúng trên thế giới cũng cần ra sức cầu toàn viên mãn, tứ chúng ra sức hợp tác, đồng đi đến chỗ làm cho thế giới được hoà bình, toàn nhân loại đồng triêm lợi lạc, cùng tạo ra một đời sống an lạc hạnh phúc, để mang lại hoà bình cho thế giới.

(Pháp sư Từ Dung phát biểu tại Hội Nghị Quốc Tế Phật Quang Sơn do Hoà Thượng Tinh Vân chỉ đạo)



[1]Kinh Hiền Ngu, quyển 03.


-- o0o --

Nguồn: nigioingaynay.com

Trình bày: Nhị Tường

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
08/04/2013(Xem: 3673)
Vào lúc hoàng hôn, vầng thái dương dần dần đắm chìm xuống chân trời ở Phương Tây. Ánh sáng của mặt trăng rằm từ từ ló dạng ở Phương Đông. Ngày đã chấm dứt, và màn đêm bắt đầu phủ xuống. Vào lúc bấy giờ vị đạo sĩ ẩn dật tên Upagupta, đệ tử của Đức Phật, rời xa liêu cốc của mình, an nghỉ bên cạnh một con đường đầy cát bụi, dưới vòm trời mịt mờ u tịch, gần vách thành của thị trấn Mathura, Ấn Độ
08/04/2013(Xem: 3510)
Ngày nay, người phụ nữ chiếm tỷ lệ khá cao trong dân số nước ta, cũng như trên thế giới. Chẳng những đông về số lượng, người phụ nữ còn giữ nhiều vai trò quan trọng trong cộng đồng quốc gia hoặc quốc tế. Có thể nói song song với nhịp tiến hóa của nhân loại, người phụ nữ ngày nay đã thăng hoa tri thức và tài năng trong nhiều lãnh vực khác nhau.
08/04/2013(Xem: 3243)
Phật giáo được du nhập vào Hàn Quốc đến nay hơn 1.600 năm, nhưng lịch sử của Phật giáo Hàn Quốc lại không có nhiều ghi nhận về hoạt động của Ni giới. Thật ra ở Hàn Quốc, Ni giới đã có công lớn trong việc truyền bá Phật pháp ở những giai đoạn đầu của lịch sử. Qua các thời đại Tam kinh (37 trước Tây lịch - 668 sau Tây lịch), Silla Thống nhất (668-935), Goryeo (còn gọi Goh Ryur hoặc Koryo, 918-1392), Joreon (còn gọi Joh Surn hoặc Choson 1392-1910) và thời hiện đại ngày nay, Phật giáo tiếp tục được duy trì và phát triển. Tùy địa phương khác nhau mà vị trí, vai trò và sự biểu hiện của Ni giới trong Phật giáo cũng đa dạng tùy duyên.
08/04/2013(Xem: 3358)
Giới học giả đã bỏ ra không ít thời gian và giấy mực để bàn về chuyện bình đẳng hay không bình đẳng giữa Tăng và Ni với những giới luật chênh lệch từ thời đức Phật. Nhận thấy đây là vấn đề hay nên tôi cũng thường lưu tâm khi có những ý kiến mới ...
08/04/2013(Xem: 3776)
Khi Đức Phật Siddhattha Gotarna (Sĩ Đạt Ta Cồ Đàm) thị hiện ở Ấn Độ cách nay hơn 2,500 năm về trước, người phụ nữ có một địa vị rất thấp kém và đê hèn trong xã hội Ấn Độ. Vào thời bấy giờ, trong phần còn lại của thế giới văn minh, trải dài từ Trung Hoa đến Hy Lạp, vị trí của người phụ nữ vẫn khiêm nhường và hạ cấp. Ngày nay, cùng khắp nơi ai ai cũng nhìn nhận rằng Đức Phật là người đã sáng lập một tôn giáo được truyền bá sâu rộng trên thế gian, phổ cập đến những hang cùng hóc hẻm của quả địa cầu, đã ban truyền một triết lý huy hoàng và vĩ đại nhất trong lịch sử tư tưởng loài người.
08/04/2013(Xem: 4815)
Ngôi tự viện nằm phía Đông thành Savatthi là do bà Visakha, vị nữ thí chủ nhiệt thành của Đức Phật, dâng cúng. Bà được Đức Phật ngợi khen là đứng hàng đầu các bà tín nữ. Nhưng hơn nữa, câu chuyện sau đây của bà Visakha và những lời dạy bảo của ông cha bà cho thấy rằng vào thời bấy giờ người ta đối xử rất nghiêm khắc đối với hàng phụ nữ. Mặc dầu thái độ gắt gao đối với nữ giới và mặc dầu cuộc sống của người phụ nữ có rất nhiều giới hạn, nhờ đức tin dũng mãnh nơi Giáo Huấn của Đức Phật, bà Visakha đã có khả năng vượt lên trên những giới hạn ấy.
08/04/2013(Xem: 7327)
Khi đất trời vạn vật được hình thành và con người được xuất hiện trên quả đất nầy, thì giới tính đã được phân chia rõ ràng: Đó là người nam hay người nữ. Từ những thuở xa xưa vai trò và vị trí của người nữ đã sánh vai cùng nam giới trong mọi lãnh vực của cuộc sống và từ đó cộng đồng xã hội đã được hình thành, trật tự xã hội được ổn định và con người càng ngày càng tiến xa hơn ở những lãnh vực khác nhau như văn hóa, chánh trị, giáo dục, v.v…
08/04/2013(Xem: 15557)
Trong cuộc sống, có người quan niệm tâm lý là sự hiểu biết về ý muốn, nhu cầu, thị hiếu của người khác, là sự cư xử lý tình huống của một người. Đôi khi người ta còn dùng từ tâm lý như khả năng “chinh phục đối tượng”.
01/04/2013(Xem: 6279)
“ Đức Phật dạy chư tỳ kheo có bổn phận suy xét hằng ngày 4 điều: Ân đức Phật, rãi tâm từ, niệm sự chết và quán bất tịnh!”. Hành giả cần phải: Hành 14 giờ chính thức mỗi ngày bằng thiền, trong tư thế ngồi và đi ...
02/08/2012(Xem: 13893)
Phước thiện thuộc về danh pháp (nāmadhamma) hay thuộc về thiện tâm, không phải vật chất, nên khó thấy, khó biết, chỉ có bậc có trí tuệ, có thần thông mới có thể biết người nào có phước thiện.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Senior Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com ; http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
quangduc@quangduc.com , tvquangduc@bigpond.com
KHÁCH VIẾNG THĂM
110,220,567