Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. quangduc@quangduc.com* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Thay Hình Đổi Dạng

08/04/201319:55(Xem: 3050)
Thay Hình Đổi Dạng


Một Trường Hợp Thay Hình Đổi Dạng 
Mẹ của Hai và Cha của Hai

Tác giả: Piyadassi Mahathera
Dịch giả: Phạm Kim Khánh

--- o0o ---

‘Điều tốt đẹp mà người mẹ, người cha, hay bất luận thân bằng quyến thuộc nào có thể làm, một cái tâm hướng thiện có thể, và nâng ta lên đến mức cao quý (2).

Lời dạy này được Đức Phật ban truyền trong khi Ngài ngự tại Tịnh Xá Jetavana (Kỳ Viên), trong thành Savatthi, chuyện liên quan đến một ông quan giữ kho. Câu chuyện bắt đầu tại thị trấn Soreyya và kết thúc tại Savatthi.

Trong khi cùng với một người bạn trên đường đi tắm trên một chiếc xe, Soreyya, quan giữ kho, nhìn thấy màu da vàng sáng ngời của Đại Đức Maha Kaccana, một vị Trưởng Lão A La Hán, khi Ngài sửa soạn đắp y vào thành trì bình.

Soreyya lấy làm say mê cái màu vàng sáng chói của nhục thân nhà sư, bỗng dưng nghĩ thầm: ‘-, phải chi vị sư này có thể là vợ ta, hay màu da của vợ ta có thể vàng chói như vị sư này.’ Vừa nghĩ như vậy thì thân người của Soreyya tức khắc biến thành đàn bà (3). Ông hoàn toàn kinh ngạc, vội vã xuống xe và bỏ chạy, trong khi người bạn ngẩn ngơ, nói một cách lúng túng, ‘Điều gì lạ kỳ vậy?’

Khi ông bạn về đến nhà, cha mẹ của quan giữ kho Soreyya hỏi thăm về người con thì ông không biết sao, vì tưởng tượng rằng Soreyya đã chạy về nhà rồi sau khi tắm. Cha mẹ Soreyya cho người đi tìm khắp nơi mà không gặp. Hai ông bà rất buồn, than khóc thảm thương, vô chùa làm phước trai tăng và dâng cùng lễ vật đến Tam Bảo và cũng xin các buổi lễ cầu an cho con.

Về phần Soreyya, giờ đây là một phụ nữ, theo một đoàn thương buôn đi Takkasila (người Hy Lạp gọi là Taxila). Những người trong đoàn nhìn thấy thiếu phụ xinh đẹp thì nghĩ rằng: ‘Quan giữ kho của thành Takkasila chúng ta chưa lập gia đình và đang cần tìm vợ. Ta sẽ mách với ông về sắc đẹp tuyệt trần của người đàn bà này và như vậy ông sẽ ban thưởng chúng ta.’ 

Khi về đến nơi họ giới thiệu người đẹp cho quan giữ kho, một món quà quý giá. Ông ta vô cùng thoả thích trước duyên dáng và sắc đẹp mỹ miều của người đàn bà, đem lòng thương và cưới làm vợ. Bà có hai con với quan giữ kho của thành Takkasila. Trước kia, lúc ở thành Soreyya ông Soreyya là cha của hai con, giờ đây là mẹ của hai con nữa.

Vào lúc bấy giờ, người bạn trước kia cùng đi tắm với Soreyya trên một xe, cũng rời thành Soreyya đi tìm bạn và vào thành Takkasila. Ngày kia thiếu phụ Soreyya từ trên lầu cao nhìn xuống đường thấy người bạn cũ của bà lúc ở thành Soreyya. Lập tức, bà cho gia đinh mời vào và giòn giã chuyện trò.

Ông khách không biết vì lẽ gì mà bà chủ nhà tiếp đón mình nồng hậu khác thường như vậy, hỏi tại sao bà có thái độ quá tự do đối với một người lạ như vậy. Bà chủ nhà trả lời, ‘Tôi biết ông nhiều lắm, có phải ông cư ngụ trong thành Soreyya hay không?’ ‘Đúng vậy, tôi từ Soreyya đến đây.’ Rồi bà hỏi thăm tin tức sức khoẻ của cha mẹ. và bà vợ và hai đứa con. Ông khách hỏi, ‘Bà có biết mấy người đó sao?’ ‘Dạ có, thưa ông, tôi biết rất nhiều. Ông bà ấy cũng có một người con trai. Người ấy hiện giờ ở đâu?’ ‘Kính thưa bà, tôi xin bà chớ nên nói về ông con ấy nữa,’ và ông ta tường thuật đầy đủ diễn biến lạ lùng đã xảy ra.

Trước sự kinh ngạc của khách, bà chủ nhà nói: ‘Chính tôi là người con ấy.’ ‘Bà nói gì lạ vậy? Người ấy là bạn thân với tôi, trẻ đẹp như thần tiên, và là một người nam.’ ‘Không có gì quan trọng đâu, chính tôi và người ấy là một.’

Rồi bà thuật lại lúc ấy bà - là người đàn ông - nhìn thấy vị Đại Trưởng Lão Kaccana và có những ý nghĩ như thế nào. Bà thổ lộ hết những bí ẩn mà từ lâu được gìn giữ sâu kín trong tâm. 

Khi nghe hết câu chuyện, ông bạn vô cùng xúc động và lưu ý rằng hành vi của bà quả thật đáng bị khiển trách, ông khuyên nên đến sám hối với Đức Kaccana. Bà đồng ý.

Ông bạn tìm đến gặp Ngài, lúc bấy giờ cũng cư ngụ gần thành Takkasila và xin dâng cúng trai tăng (dana) ngày hôm sau. Vị Trưởng Lão chấp thuận, và trưa hôm sau ông bạn cùng đến với bà (Soreyya), hướng dẫn bà đảnh lễ sư, và xin sám hối. Đức Kaccana muốn biết lý do. Ông bạn giải thích vì sao bà, từ là một người nam đã chuyển biến thành người nữ.

Rồi Sư chú nguyện: ‘Tốt lắm, hãy đứng dậy, Sư đã tha lỗi cho con.’ Lời chú nguyện vừa dứt, bà liền chuyển biến, từ người nữ trở thành nam. Như thế ấy, Soreyya đã chịu thay hình đổi dạng hai lần trong một kiếp. 

Giờ đây, ông không còn muốn sống đời tại gia cư sĩ nữa. Quan giữ kho của thành phố Takkasila - trước đó là chồng - nói với ông: ‘Này bạn chớ nên buồn phiền. Bạn là mẹ của hai đứa con và tôi là cha, chúng nó thật sự là con của chúng ta. Hãy tiếp tục sống ở đây.’ Soreyya trả lời: ‘Này bạn, trong chính kiếp sống này tôi đã chịu biến dạng hai lần. Trước tiên tôi là đàn ông, kế đó là đàn bà, và giờ đây tôi thành đàn ông trở lại. Trước, tôi là cha của hai đứa con, và sau đó là mẹ của hai đứa. Xin bạn đụng nghĩ rằng sau hai lần chuyển biến, từ nam ra nữ rồi từ nữ thành nam, tôi còn có thể sống đời tại gia cư sĩ nữa. Tôi sẽ gia nhập và Giáo Hội dưới sự hướng dẫn của vị Thầy cao quý của tôi, Ngài Maha Kaccana. Bạn có nhiệm vụ chăm sóc hai con. Xin chớ nên hờ hững bỏ lơ.’ Soreyya nói như vậy rồi ôm hai con vào lòng hôn và trao lại cho cha chúng. Ông từ bỏ đời sống trần tục và trở thành Soreyya Thera, Đại Đức Soreyya.

Khi hay biết câu chuyện, dân chúng tò mò đến gặp Đại Đức và hỏi: ‘Bạch Ngài, trong hai cặp con, Ngài thương cặp nào hơn?’ ‘Cái cặp mà tôi là mẹ’, nhà sư trả lời.

Về sau sư tìm nơi thanh vắng, chuyên cần hành thiền, và đắc Quả A La Hán, tuyệt đỉnh trong sạch, cùng với những oai lực thần thông.

Sau đó dân chúng đến viếng Ngài, nêu lên cũng câu hỏi trên và vị Trưởng Lão trả lời: ‘Không còn luyến ái với gia đình hay bất luận gì thì Sư còn gì bận bịu?’

Chư tăng nghe vậy không tin, đem vấn đề ra bạch với Đức Thế Tôn. Nhân đó Đức Bổn Sư dạy:

‘Này chư tỳ khưu, con của Như Lai không hề nói dối. Từ ngày trở thành thánh tăng, vị sư ấy không còn luyến ái bất luận gì. Điều mà không người mẹ hay người cha nào có thể cung cấp là một cái tâm hướng thiện ban rải đến chúng sanh.’

Chú thích:

(1). Dhammapada Attahakatha, Chú Giải Kinh Pháp Cú, Quyển I trang 325.

(2). Dhammapada, Kinh Pháp Cú, câu 43.

(3). Tình trạng thay đổi từ nam trở thành nữ, hay từ nữ trở thành nam thỉnh thoảng đã có được tường trình trong bao chí ngày nay. Trong Tạng Luật của Tam Tạng Kinh Điển Phật Giáo cũng có đoạn đề cập đến vấn đề này. Xem bài ‘Change of Sex in Buddhist Literature’ của P.V. Bapat.

Trích theo quyển ‘Phật Giáo, Nhìn Toàn Diện’, do Phạm Kim Khánh dịch, Sài Gòn, Việt Nam, 1996. (Nguyên tác: ‘The Spectrum of Buddhism’ của tác giả Piyadassi Mahathera).


-- o0o --


Vi tính : Diệu Anh Quỳnh Trâm

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
08/04/2013(Xem: 3424)
Ni trưởng thế danh Hồ Thị Hạnh, húy thượng Trùng Hạ Hảo, hiệu là Nhất Điểm Thanh, sinh năm 1905, là con gái út của cụ Hồ Đắc Trung và bà Châu Thị Lương, người làng An Truyền, huyện Phú Vang tỉnh Thừa Thiên. Cụ Hồ Đắc Trung là một vị đại thần trong triều đình Huế thời bấy giờ.
08/04/2013(Xem: 7232)
Tôi may mắn được diện kiến Người một lần duy nhất, vào năm 1990, tại Chùa Huê Lâm, Thành phố Hồ Chí Minh. Lúc ấy, tôi làm trợ lý cho thầy Thích Phước Cẩn trong việc vận động phiên dịch và ấn hành Phật Quang Đại Từ Điển. Tôi được Người ân cần khích lệ và truyền trao những kinh nghiệm quý báu về cuộc đời tu học và làm việc Phật sự của Người, trong hơn năm mươi năm qua. Lúc ấy, Người đã tròn 80 tuổi. Sức khỏe của Người còn khá tốt. Tinh thần của Người sáng suốt khác thường. Giọng nói của Người thật từ tốn, nhẹ nhàng.
08/04/2013(Xem: 10272)
Tập sách này in lại những bài viết về Trung Quán Luận, đã đăng trong Nguyệt San Phật Học. Ngài Long Thọ, tác giả Trung Quán Luận và những kinh sách khác, được chư thiền đức xưng tán là Đệ nhị Thích Ca, đã vạch ra thời kỳ chuyển pháp lần thứ hai. Trong những tác phẩm của người, Trung Quán Luận trình bày tánh Không, phần tinh túy của giáo lý đạo Phật.
08/04/2013(Xem: 2716)
Người phụ nữ cũng đóng một vai trò phát triển PG tại Úc. Một trong những người phải được kể đến là bà Marie Byles, một nữ luật sư đầu tiên ở quốc gia này và bà được nhiều người biết đến lúc đó như là một người hòa giải, đối thoại và là người tranh đấu quyền bình đẳng cho phụ nữ. Bà đã viết nhiều sách và báo về PG trong những năm bốn mươi và năm mươi.
08/04/2013(Xem: 4173)
Đức Phật, khi sinh tiền, có hai Đại đệ tử tại gia, hộ trì Tăng Già nòng cốt nhất, là thiện nam Anàthapindika (Tu Đà Cấp Cô Độc) và tín nữ Visàkhà (Nguyệt Trang Đài). Câu chuyện ông bá hộ Cấp Cô Độc đã được soạn giả dịch xong, ấn tống vào mùa Vu Lan 1993. Bây giờ đến lượt sự tích bà Visàkhà, để hoàn tất công tác dịch soạn ra Việt ngữ cuộc đời đôi nam nữ đại ân nhân của đạo Phật.
08/04/2013(Xem: 4073)
Tất cả những vật hữu tình trong thế gian, có loài thì hiền lành, hung dữ, trí tuệ, ngu muội, nghèo hèn, sang trọng khác nhau, từ những biệt tính khác nhau mà hình thành có nam nữ, trong đó nữ tính với mỗi con người có một quan hệ mật thiết, mỗi người không luận là nam hay nữ, đều từ trong bụng mẹ mà sinh ra và lớn lên, không có người mẹ thì không có mạng sống được sinh ra , thế nên đức tính của người mẹ là suối nguồn của sự sinh sản.
08/04/2013(Xem: 3202)
Trong hai ngày Hội thảo quốc tế với chủ đề: “Phật giáo trong thời đại mới: Cơ hội và thách thức,” chắc chắn có rất nhiều vấn đề được thảo luận, phân tích và chia sẻ. Trong bài viết này, chúng tôi xin trình bày hai thiển ý liên hệ đến vấn đề tiềm năng đóng góp của Ni giới.
08/04/2013(Xem: 4644)
Bát Kính Pháp đã từng là đề tài cho nhiều nhà nghiên cứu Phật học Đông Tây quan tâm. Không phải một mình Sư Cô Thích Chiếu Huệ ở Đài Loan đề nghị bỏ Bát Kính Pháp mà từ trước và cho đến nay nhiều nhà nghiên cứu đã phân tích, đánh giá và soi sáng vấn đề dưới nhiều khía cạnh khác nhau, trong đó ngầm ý kêu gọi nên xoá bỏ Bát Kính Pháp.
08/04/2013(Xem: 3299)
Ở nước ta, khi còn là đất Giao Chỉ thuộc nhà Hán, nhà Ngô, thế kỷ thứ 2 Tây lịch, đã có các Tăng người Ấn Độ sang ở thành Luy Lâu (huyện Siêu Loại, phủ Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh), các Sa-môn này lập am thờ Phật ở chung, đấy là các Tăng đầu tiên của Phật Giáo nước ta. Số Tăng chắc đã khá đông khi Mâu Tử viết sách Tri hoặc Luận tại Luy Lâi vào cuối thế kỷ thứ 2. Còn đến bao giờ mới có nữ giới tu đạo Phật, thành Sa-di-ni, Tỷ-khưu-ni, ta không biết được vì không có sách chép.
08/04/2013(Xem: 3737)
Đã tạo được nhiều phước báu trong quá khứ, vào thời của Đức Phật Siddhattha Gotama, Bậc Tôn Sư Toàn Giác Tối Thượng, nàng Subha tái sanh vào gia đình của một vị bà la môn khả kính tại Rajagaha (Vương Xá, ngày nay là Rajgir, Ấn Độ). Nàng có sắc đẹp tuyệt trần, trong toàn thể thân nàng chỗ nào cũng dễ mến, vì lẽ ấy có tên là Subha. Khi Đức Bổn Sư ngự tại Rajagaha cô đặt niềm tin (saddha) vững chắc nơi Ngài và trở thành một nữ thiện tín.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Senior Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com ; http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
quangduc@quangduc.com , tvquangduc@bigpond.com
KHÁCH VIẾNG THĂM
110,220,567