Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Thay Hình Đổi Dạng

08/04/201319:55(Xem: 3304)
Thay Hình Đổi Dạng


Một Trường Hợp Thay Hình Đổi Dạng 
Mẹ của Hai và Cha của Hai

Tác giả: Piyadassi Mahathera
Dịch giả: Phạm Kim Khánh

--- o0o ---

‘Điều tốt đẹp mà người mẹ, người cha, hay bất luận thân bằng quyến thuộc nào có thể làm, một cái tâm hướng thiện có thể, và nâng ta lên đến mức cao quý (2).

Lời dạy này được Đức Phật ban truyền trong khi Ngài ngự tại Tịnh Xá Jetavana (Kỳ Viên), trong thành Savatthi, chuyện liên quan đến một ông quan giữ kho. Câu chuyện bắt đầu tại thị trấn Soreyya và kết thúc tại Savatthi.

Trong khi cùng với một người bạn trên đường đi tắm trên một chiếc xe, Soreyya, quan giữ kho, nhìn thấy màu da vàng sáng ngời của Đại Đức Maha Kaccana, một vị Trưởng Lão A La Hán, khi Ngài sửa soạn đắp y vào thành trì bình.

Soreyya lấy làm say mê cái màu vàng sáng chói của nhục thân nhà sư, bỗng dưng nghĩ thầm: ‘-, phải chi vị sư này có thể là vợ ta, hay màu da của vợ ta có thể vàng chói như vị sư này.’ Vừa nghĩ như vậy thì thân người của Soreyya tức khắc biến thành đàn bà (3). Ông hoàn toàn kinh ngạc, vội vã xuống xe và bỏ chạy, trong khi người bạn ngẩn ngơ, nói một cách lúng túng, ‘Điều gì lạ kỳ vậy?’

Khi ông bạn về đến nhà, cha mẹ của quan giữ kho Soreyya hỏi thăm về người con thì ông không biết sao, vì tưởng tượng rằng Soreyya đã chạy về nhà rồi sau khi tắm. Cha mẹ Soreyya cho người đi tìm khắp nơi mà không gặp. Hai ông bà rất buồn, than khóc thảm thương, vô chùa làm phước trai tăng và dâng cùng lễ vật đến Tam Bảo và cũng xin các buổi lễ cầu an cho con.

Về phần Soreyya, giờ đây là một phụ nữ, theo một đoàn thương buôn đi Takkasila (người Hy Lạp gọi là Taxila). Những người trong đoàn nhìn thấy thiếu phụ xinh đẹp thì nghĩ rằng: ‘Quan giữ kho của thành Takkasila chúng ta chưa lập gia đình và đang cần tìm vợ. Ta sẽ mách với ông về sắc đẹp tuyệt trần của người đàn bà này và như vậy ông sẽ ban thưởng chúng ta.’ 

Khi về đến nơi họ giới thiệu người đẹp cho quan giữ kho, một món quà quý giá. Ông ta vô cùng thoả thích trước duyên dáng và sắc đẹp mỹ miều của người đàn bà, đem lòng thương và cưới làm vợ. Bà có hai con với quan giữ kho của thành Takkasila. Trước kia, lúc ở thành Soreyya ông Soreyya là cha của hai con, giờ đây là mẹ của hai con nữa.

Vào lúc bấy giờ, người bạn trước kia cùng đi tắm với Soreyya trên một xe, cũng rời thành Soreyya đi tìm bạn và vào thành Takkasila. Ngày kia thiếu phụ Soreyya từ trên lầu cao nhìn xuống đường thấy người bạn cũ của bà lúc ở thành Soreyya. Lập tức, bà cho gia đinh mời vào và giòn giã chuyện trò.

Ông khách không biết vì lẽ gì mà bà chủ nhà tiếp đón mình nồng hậu khác thường như vậy, hỏi tại sao bà có thái độ quá tự do đối với một người lạ như vậy. Bà chủ nhà trả lời, ‘Tôi biết ông nhiều lắm, có phải ông cư ngụ trong thành Soreyya hay không?’ ‘Đúng vậy, tôi từ Soreyya đến đây.’ Rồi bà hỏi thăm tin tức sức khoẻ của cha mẹ. và bà vợ và hai đứa con. Ông khách hỏi, ‘Bà có biết mấy người đó sao?’ ‘Dạ có, thưa ông, tôi biết rất nhiều. Ông bà ấy cũng có một người con trai. Người ấy hiện giờ ở đâu?’ ‘Kính thưa bà, tôi xin bà chớ nên nói về ông con ấy nữa,’ và ông ta tường thuật đầy đủ diễn biến lạ lùng đã xảy ra.

Trước sự kinh ngạc của khách, bà chủ nhà nói: ‘Chính tôi là người con ấy.’ ‘Bà nói gì lạ vậy? Người ấy là bạn thân với tôi, trẻ đẹp như thần tiên, và là một người nam.’ ‘Không có gì quan trọng đâu, chính tôi và người ấy là một.’

Rồi bà thuật lại lúc ấy bà - là người đàn ông - nhìn thấy vị Đại Trưởng Lão Kaccana và có những ý nghĩ như thế nào. Bà thổ lộ hết những bí ẩn mà từ lâu được gìn giữ sâu kín trong tâm. 

Khi nghe hết câu chuyện, ông bạn vô cùng xúc động và lưu ý rằng hành vi của bà quả thật đáng bị khiển trách, ông khuyên nên đến sám hối với Đức Kaccana. Bà đồng ý.

Ông bạn tìm đến gặp Ngài, lúc bấy giờ cũng cư ngụ gần thành Takkasila và xin dâng cúng trai tăng (dana) ngày hôm sau. Vị Trưởng Lão chấp thuận, và trưa hôm sau ông bạn cùng đến với bà (Soreyya), hướng dẫn bà đảnh lễ sư, và xin sám hối. Đức Kaccana muốn biết lý do. Ông bạn giải thích vì sao bà, từ là một người nam đã chuyển biến thành người nữ.

Rồi Sư chú nguyện: ‘Tốt lắm, hãy đứng dậy, Sư đã tha lỗi cho con.’ Lời chú nguyện vừa dứt, bà liền chuyển biến, từ người nữ trở thành nam. Như thế ấy, Soreyya đã chịu thay hình đổi dạng hai lần trong một kiếp. 

Giờ đây, ông không còn muốn sống đời tại gia cư sĩ nữa. Quan giữ kho của thành phố Takkasila - trước đó là chồng - nói với ông: ‘Này bạn chớ nên buồn phiền. Bạn là mẹ của hai đứa con và tôi là cha, chúng nó thật sự là con của chúng ta. Hãy tiếp tục sống ở đây.’ Soreyya trả lời: ‘Này bạn, trong chính kiếp sống này tôi đã chịu biến dạng hai lần. Trước tiên tôi là đàn ông, kế đó là đàn bà, và giờ đây tôi thành đàn ông trở lại. Trước, tôi là cha của hai đứa con, và sau đó là mẹ của hai đứa. Xin bạn đụng nghĩ rằng sau hai lần chuyển biến, từ nam ra nữ rồi từ nữ thành nam, tôi còn có thể sống đời tại gia cư sĩ nữa. Tôi sẽ gia nhập và Giáo Hội dưới sự hướng dẫn của vị Thầy cao quý của tôi, Ngài Maha Kaccana. Bạn có nhiệm vụ chăm sóc hai con. Xin chớ nên hờ hững bỏ lơ.’ Soreyya nói như vậy rồi ôm hai con vào lòng hôn và trao lại cho cha chúng. Ông từ bỏ đời sống trần tục và trở thành Soreyya Thera, Đại Đức Soreyya.

Khi hay biết câu chuyện, dân chúng tò mò đến gặp Đại Đức và hỏi: ‘Bạch Ngài, trong hai cặp con, Ngài thương cặp nào hơn?’ ‘Cái cặp mà tôi là mẹ’, nhà sư trả lời.

Về sau sư tìm nơi thanh vắng, chuyên cần hành thiền, và đắc Quả A La Hán, tuyệt đỉnh trong sạch, cùng với những oai lực thần thông.

Sau đó dân chúng đến viếng Ngài, nêu lên cũng câu hỏi trên và vị Trưởng Lão trả lời: ‘Không còn luyến ái với gia đình hay bất luận gì thì Sư còn gì bận bịu?’

Chư tăng nghe vậy không tin, đem vấn đề ra bạch với Đức Thế Tôn. Nhân đó Đức Bổn Sư dạy:

‘Này chư tỳ khưu, con của Như Lai không hề nói dối. Từ ngày trở thành thánh tăng, vị sư ấy không còn luyến ái bất luận gì. Điều mà không người mẹ hay người cha nào có thể cung cấp là một cái tâm hướng thiện ban rải đến chúng sanh.’

Chú thích:

(1). Dhammapada Attahakatha, Chú Giải Kinh Pháp Cú, Quyển I trang 325.

(2). Dhammapada, Kinh Pháp Cú, câu 43.

(3). Tình trạng thay đổi từ nam trở thành nữ, hay từ nữ trở thành nam thỉnh thoảng đã có được tường trình trong bao chí ngày nay. Trong Tạng Luật của Tam Tạng Kinh Điển Phật Giáo cũng có đoạn đề cập đến vấn đề này. Xem bài ‘Change of Sex in Buddhist Literature’ của P.V. Bapat.

Trích theo quyển ‘Phật Giáo, Nhìn Toàn Diện’, do Phạm Kim Khánh dịch, Sài Gòn, Việt Nam, 1996. (Nguyên tác: ‘The Spectrum of Buddhism’ của tác giả Piyadassi Mahathera).


-- o0o --


Vi tính : Diệu Anh Quỳnh Trâm

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
09/04/2013(Xem: 5860)
Một trong những vai trò phục hưng xã hội và cách mạng văn hóa của Đức Phật, điều mà đôi khi bị các sử gia lãng quên, đó là giải phóng phụ nữ. Đức Phật phát huy một cuộc cách mạng trong tư tưởng và trong lối cảm xúc của đại chúng bằng cách công khai và can đảm tuyên bố rằng người nữ có thể đạt đến mức tiến bộ tuyệt đỉnh, thành tựu trí tuệ thâm sâu dẫn tới Niết bàn.
09/04/2013(Xem: 6023)
Hai truyền thống của Nam và Bắc truyền đều thừa nhận rằng, vào thời hoàng kim Phật giáo, mười ba năm đầu trong Tăng đoàn không có giới luật, nhưng sau đó sự lớn mạnh của Tăng đoàn, sự khác biệt về nhận thức nên đức Phật đã chế ra giới luật để “phòng hộ các căn” nhằm giúp cho mỗi thành viên trong Tăng đoàn được thanh tịnh và giả thoát. Thiết nghĩ, Bát kỉnh pháp cũng không ngoài những thiện ý đó!
09/04/2013(Xem: 4032)
Sinh ra trong cõi trần ai, mỗi một chủng tử đã là một nghiệp dĩ, căn phần thọ nghiệp. Bình đẳng trong đau khổ, trong phúc lạc, trong vòng xoay thập nhị nhân duyên. Cái cõi mà Nguyễn Công trứ đã phải tự vấn:
09/04/2013(Xem: 5280)
Thuở còn thơ ấu, qua những bước chân sáo hồn nhiên, ngây thơ đến chùa lễ Phật, hình ảnh đầu tiên được ghi vào tâm khảm tôi là chân dung một vị Sư cô hiền hòa đôn hậu. Từng được quý sư cô cho phép sa vào lòng, được vuốt đầu khen ngoan và được nghe những âm thanh hiền từ đó truyền cho tôi gương hiếu hạnh của Đức Phật và Tôn Giả Mục Kiền Liên.
09/04/2013(Xem: 8144)
Cuộc sống là một chuỗi dài bất tận của những vấn đề trong tương quan đối lập: đen trắng, tốt xấu, thiện ác, nam nữ, .... tất cả luôn đối nghịch nhau. Ở một góc độ nào đó, nếu khách quan mà nhìn chúng ta chắc chắn sẽ tìm được một sự công bằng, bình đẳng nào đó. Nhưng thực tế, khi đã nói ?chúng ta nhìn? tức đã nhuốm màu ngã tính với cái nhìn đây của ta, là của ta, là tự ngã của ta. Và đó cũng chính là nguyên nhân của biết bao sự bất bình đẳng, sự kỳ thị màu da chủng tộc, đặc biệt là sự phân biệt nam nữ.
09/04/2013(Xem: 3708)
Trích Những Hạt Ngọc Trí Tuệ Phật Giáo (Gems of Budhist Wisdom Budhist Missionary Society, Malaysia, 1983, 1996 do Thích Tâm Quang, dịch, Chùa Tam Bảo, California, Hoa Kỳ, 2000
09/04/2013(Xem: 3526)
Năm 1976 Diane Perry, tức ni sư Tenzin Palmo đã ẩn tu trong một hang động hẻo lánh ở độ cao 13.000 bộ trên rặng núi Hy Mã lạp Sơn, cách biệt với thế giới bên ngoài bởi những rặng núi tuyết phủ. Ni sư đã vào động vào lúc 33 tuổi và rời khỏi nơi đây lúc 45 tuổi; ở đó ni sư đã phải chiến đấu với cái lạnh không thể nào tưởng tượng được, với những thú hoang dã, với sự khan hiếm thực phẩm và tuyết lở.
09/04/2013(Xem: 4291)
Cảm nghĩ: Đọc xong những câu chuyện của các phụ nữ ở Hoa Kỳ và kinh nghiệm của các vị đối với đạo Phật, chúng tôi đã rất hoan hỷ và xúc động trước những nhận thức sâu xa của họ về cuộc sống, con người và môi trường chung quanh... Những lời dạy của đức Phật vừa nhiệm màu vừa thực tiễn đến làm sao! Những lời giảng dạy ấy đã chữa lành, loại bỏ những khổ đau và đem lại sự bình an, hạnh phúc đến hàng vạn con người trong nhiều thế kỷ qua.
09/04/2013(Xem: 4120)
Tích chuyện Bà Kisagotami (1) là một trong những chuyện cảm động nhất được ghi nhận trong kinh điển. Bà sanh trưởng trong một gia đình nghèo tại thành Savatthi (Xá Vệ). Bà thuộc dòng Gotama, và do đó là họ hàng với Đức Phật Gotama. Vì có thân hình mỏng manh yếu ớt nên người ta gọi bà là Kisa (có nghĩa là ốm gầy) Gotami.
09/04/2013(Xem: 4059)
Kundalakesa (Tóc Quăn) (1), cũng có tên là Bhadda, là con gái duy nhất của một thương gia giàu có tại Rajagaha (Vương Xá). Nàng xinh đẹp vô cùng, được cha mẹ hết sức tâng tiu và cẩn mật phòng ngừa không để vướng mắc trong những cuộc tình duyên bất hạnh.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]