Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. quangduc@quangduc.com* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Vài nét về Ni giới PG Hàn Quốc.

08/04/201319:52(Xem: 3266)
Vài nét về Ni giới PG Hàn Quốc.


VÀI NÉT VỀ NI GIỚI PHẬT GIÁO HÀN QUỐC 

TN.Giới Hương

---o0o---

Phật giáo được du nhập vào Hàn Quốc đến nay hơn 1.600 năm, nhưng lịch sử của Phật giáo Hàn Quốc lại không có nhiều ghi nhận về hoạt động của Ni giới.

Thật ra ở Hàn Quốc, Ni giới đã có công lớn trong việc truyền bá Phật pháp ở những giai đoạn đầu của lịch sử. Qua các thời đại Tam kinh (37 trước Tây lịch - 668 sau Tây lịch), Silla Thống nhất (668-935), Goryeo (còn gọi Goh Ryur hoặc Koryo, 918-1392), Joreon (còn gọi Joh Surn hoặc Choson 1392-1910) và thời hiện đại ngày nay, Phật giáo tiếp tục được duy trì và phát triển. Tùy địa phương khác nhau mà vị trí, vai trò và sự biểu hiện của Ni giới trong Phật giáo cũng đa dạng tùy duyên.

NI GIỚI TRONG THỜI TAM KINH (Goguryeo, Baekje và Silla)

Lịch sử Phật giáo Hàn Quốc ghi nhận Sunim Sa Morye là vị Tỳ kheo ni đầu tiên (Sunim có nghĩa là Đại đức hoặc Ni sư trong tiếng Hàn Quốc) đã hỗ trợ đắc lực cho Hòa thượng Ado mang Phật giáo truyền vào kinh đô Silla. Tám năm sau khi Phật giáo được chính thức chấp nhận ở đây, do ngưỡng mộ đức hạnh Sunim Sa Morye, hoàng hậu của vua Beopheung đã xây chùa Youngheong cúng dường, sau đó xuất gia trở thành Sunim Myobop và là vị Tỳ kheo ni đầu tiên của Giáo hội Ni ở Silla.

Trong sử Tam kinh (Samguk-sagi) có ghi rằng vua Jinheung quy y Tam bảo và được đặt pháp danh là Beop Un. Hoàng hậu của vua Jinheung xuất gia làm Tỳ kheo ni Bopun và tu học ở chùa Young-heung. Sau đó, có nhiều nữ Phật tử nữa cũng xuất gia theo Sunim. Ngoài ra, còn có phu nhân Jiso của Tể tướng Kim Yu-si cũng xuất gia trở thành Tỳ kheo ni sau khi chồng bà qua đời.

Vào triều đại Jin Pyong (681-692), Hòa thượng Won Gwang là một danh tăng Trung Quốc (đời nhà Tùy) đến Hàn Quốc tổ chức lễ Juhm-chal. Nhân đó, có một Tỳ kheo ni đã cúng nhiều đất đai cho Hòa thượng thực hiện Phật sự này. Tỳ kheo Ni Ji Hye ở chùa Anhung cũng thường tổ chức lễ này mỗi năm. Sử Tam kinh cũng có đề cập trường hợp của một Tỳ kheo ni lương y đã chữa lành bịnh cho Quốc sư Gyeong Heung Dae Deok trong triều đại vua Sin Mun (681-692).

Vào năm thứ 12 triều vua Jinheung, vua đã sắc ban cho pháp sư Hyeryang ở kinh đô Goguryeo làm Quốc sư và Tỳ kheo ni Ani làm Ni trưởng của Giáo hội Ni. Đây là một sự kiện quan trọng chứng tỏ Ni giới cũng được chú trọng.

Sử của kinh đô Baekje cũng đề cập vai trò tích cực của Tỳ kheo ni. Chẳng hạn vào năm 577, vua Widuck đã phái một Tỳ kheo ni sang Nhật Bản để giảng dạy Phật pháp. Bên cạnh đó, biên niên sử Nihonshoki (Nhật Bản) chép rằng vào năm 588, có 3 Tỳ kheo ni Hàn Quốc đầu tiên thọ giới ở Nhật Bản do Hòa thượng Hye Pyeon (kinh đô Gogureyo) truyền giới và sau đó họ trở về lại Baekje để học luật 3 năm. Năm 655 vào triều vua Uija, có Tỳ kheo ni lương y Beop Myeong sang Nhật Bản trị bịnh bằng phương pháp trì kinh Duy Ma. Tất cả những tường thuật này đã minh chứng vai trò tích cực của các Tỳ kheo ni trong sứ mệnh hoằng pháp độ sanh.

Sử Nihonshoki còn nói rằng vào năm 687 có một đoàn gồm 22 Tỳ kheo, Tỳ kheo ni và Phật tử của kinh đô Silla đến trú tại Musasinokuni (nay là Tokyo). Lần đầu tiên vào năm 757 ở quận Silla thuộc Musasino, các Tỳ kheo và Tỳ kheo ni đã tích cực phổ biến Phật pháp (theo sử Phật giáo Nhật Bản Genkoushakusho). Đặc biệt trong tuyển tập thơ Manyosu Nhật Bản có đề cập đến danh ni Hyeon Won.

Tóm lại, lịch sử Hàn Quốc ghi nhận Ni giới đạt vị trí cao nhất trong thời đại Tam kinh. Trong thời này không chỉ thứ dân mà đến cả hoàng hậu, quý tộc cũng xuất gia thọ giới và đóng góp trong sự nghiệp hoằng pháp.

NI GIỚI TRONG TRIỀU ĐẠI GORYEO

Kế thừa thời Tam kinh, triều đại Goryeo cũng có nhiều hoàng gia quy y Tam bảo và thọ giới như hoàng hậu Yeon xuất gia sau khi vua Gong Min băng hà. Các Tỳ kheo ni: Seong Hyo (còn gọi là Jin Hye) (1255-1324), Jong Min, Cheong Won, Yo Yeon và Hui Won đã nhập hạ 3 tháng tại chùa Su Seon và được Quốc sư Hye Sim cấp chứng điệp an cư kiết hạ. Các chứng điệp này thể hiện phong cách nghệ thuật viết chữ đẹp Eom Gok, Mu Hak. Vào năm thứ bảy của vua Woo trị vì (tháng 5, năm 1381) trong Ni giới xuất hiện một Tỳ kheo ni đức hạnh và có tài năng đặc biệt, vị Ni này đã cảm hóa rất nhiều người theo đạo Phật. Tỳ kheo ni Manbuhoi đã cùng với chư Tăng hoằng pháp và khuyên Phật tử niệm Phật tụng kinh sẽ giúp cho Phật tử khi chết không cảm thấy đau đớn hay sợ sệt. Ni chúng và Phật tử mỗi buổi sáng tối thường tụng kinh Kim Cang, Hoa Nghiêm, Di Đà, kinh Ngàn mắt Ngàn tay… Những kinh này nhấn mạnh lòng từ bi và bao dung đối với người khác và những giáo lý căn bản để người tu tập có thể sống một đời sống an lạc.

Trong thời hậu Goryeo, pháp hiệu của các Tỳ kheo ni như Ji Gong, Na Ong và Bo U cũng được viết trong văn bia của các bậc thầy tổ. Cùng với danh tánh các vị Tỳ kheo, rất nhiều tên các Tỳ kheo ni cũng được khắc trong văn mộ chí. 

Cuối thời Goryeo, Tỳ kheo ni Myo Deok đã phát tâm ấn tống sách "The Analects of Baekunhwasang" khắc trên gỗ do nghệ nhân Kyunghan (bút hiệu Baekun) thực hiện. Điều này cũng đánh dấu thời điểm phát triển nghệ thuật in ấn.

Đối với Ni giới, Phật giáo là đời sống hàng ngày hơn là một tôn giáo cao thượng. Suốt trong triều đại Goryeo, Ni giới đã không gia nhập vào chính trị, thay vào đó, họ thường tu hạnh bố thí, cúng dường hoặc xuất gia. Những người nghèo thường hay cho con vào chùa hay những người giàu cúng những người nô lệ vào chùa làm công quả. Đây là một cách cúng dường sức lao động. Nữ giới thường đưa con cái đến chùa quy y Tam bảo. Có những bà mẹ trở thành Tỳ kheo ni, sau khi đã cho con mình xuất gia hoặc chồng chết. Và cũng có nhiều mệnh phụ quý tộc xuất gia ở chùa Ni Jongop-won xây tại thủ đô vào năm thứ 38 vua Gojong trị vì.

Lịch sử cũng ghi nhận rằng vào năm thứ 14 vua Chungrgul trị vì, công chúa của triều đại Yuan làm hoàng hậu của vua Chungryul, thường mời chư Ni vào cung để tham vấn giáo lý.

NI GIỚI TRONG TRIỀU ĐẠI JOSEON

Khác với những thời đại trước, triều đại Joseon lấy Khổng giáo làm hệ tư tưởng chỉ đạo cai trị thần dân, Phật giáo mất dần ảnh hưởng về mặt xã hội, chính trị và thậm chí bị kỳ thị đàn áp. Vào năm thứ 11 trị vì của vua Sejong, nữ giới cấm không được tới chùa và quý thầy không được tới nhà các quả phụ. Mặc dù thế, nữ giới vẫn thích Phật giáo, tìm sự an lạc trong kinh điển và tìm cầu phước báo trong hoạt động Phật sự khiến cho vua Taejong đã phải than thở: "Ta đã cấm các nữ quý tộc không được hành lễ Phật giáo nhưng họ vẫn tiếp tục tụng kinh, trì giới … cầu nguyện cho gia đình được sống lâu và bình an, không có gì có thể dừng họ lại được…".

Đây là một bằng chứng cho thấy Phật giáo vẫn là một tôn giáo thịnh hành trong nữ giới thời Joseon. Nữ giới Hàn Quốc đã theo bước chân của các nữ quý tộc để ủng hộ Phật pháp, đến chùa lạy Phật, dù không đủ phương tiện như các mệnh phụ quý tộc nhưng họ có thể cúng dường tịnh tài và thực phẩm trong khả năng cho phép. Do áp lực triều chính chống lại Phật giáo thời bấy giờ, giới hạn việc cúng dường và cấm chư Tăng không được lai vãng vào các thành phố.

Sử kể rằng suốt thời gian hoàng hậu Mun Jeong (1545-1553) nhiếp chính, đã có 5.000 Tỳ kheo ni và đặc biệt vài danh ni đã tu học ở những Ni viện Jasu Won và Insu Won. Nhưng do chánh sách đàn áp, hai Ni viện Jasu Won và Insu Won cuối cùng cũng bị phá hủy và các Tỳ kheo Ni bị trục xuất khỏi thủ đô. Tuy vậy, các Tỳ kheo ni cũng nỗ lực duy trì đạo Phật như Sư cô Gim Suyeong sống ở chùa Naewon, đã cúng dường tiền để xây chùa. Sư cô Hong Sanggeun cúng nhiều gạo cho chùa Yu Joen tổ chức lễ. Một số thành viên trong hoàng gia yêu cầu triều đình trả lại quyền lợi cho chùa và các Tỳ kheo ni đóng vai trò như người trung gian giữa chùa và hoàng gia, khuyến khích họ tu tập và ủng hộ Phật pháp. Các Tỳ kheo ni như chất xúc tác cho sự sống còn và phát triển Phật giáo giữa chính sách thiên về Khổng giáo và đàn áp Phật giáo của triều đại Joseon.

NI GIỚI TRONG THỜI HIỆN ĐẠI

Ni giới là nguồn sống và sức mạnh trong lịch sử Phật giáo Hàn Quốc và sức mạnh này liên quan mật thiết với Phật giáo Hàn Quốc. Ni giới chiếm đa số từ 70% đến 80% tổng số giới xuất gia toàn quốc. Hiện nay, hơn một nửa Tỳ kheo ni thuộc Giáo hội Tăng già Jogye lãnh đạo Phật giáo ở Hàn Quốc và 16.000 vị thọ Cụ túc trong Giáo hội Tăng già Jogye thì một nửa số này là Tỳ kheo ni. Đặc biệt trong mùa Hạ năm 2003, có 940 Tỳ kheo ni trong số 2.159 vị từ 91 chùa của toàn bán đảo Hàn Quốc đến nhập hạ.

Ni giới ngày nay đóng vai trò quan trọng trong xã hội và Tăng già. Những hoạt động của Ni giới được mở rộng trong việc thuyết giảng Phật pháp. Họ học cả giáo dục trong đạo và ngoài đời và nhiều vị với văn bằng tiến sĩ, thạc sĩ đã có thể dạy các Tỳ kheo ni trong các trường cao đẳng Phật giáo. Hiện nay có 80 Tỳ kheo và Tỳ kheo ni đang là pháp sư và có khoảng 60 Tỳ kheo và Tỳ kheo ni đang là giảng sư các ở trường Phật giáo và Đại học Dongkuk. Sự thay đổi đáng khích lệ này là kết quả của những nỗ lực và sự tự tu tập của họ. Hơn 100 Tỳ kheo ni đã tốt nghiệp khóa hoằng pháp ở chùa Namjang, tại Sangju. Đây là một sinh khí mới cho Giáo hội Ni tại Hàn Quốc. Thật là vinh hạnh và vĩ đại cho Giáo hội Ni là vừa qua được giới thiệu 3 Ni trưởng đạo cao đức trọng là quý sư bà: Geumryong, Hyeoak và Sueak vào sử Phật giáo hiện đại của Hàn Quốc.

Hơn 30 trung tâm thiền trên toàn bán đảo Hàn Quốc của Tỳ kheo ni được trùng tu như trung tâm thiền của tu viện Gyunsung, Naewon, Daesung, Daesung, Daewon, Boduck… Những giảng đường thuyết pháp, trường sơ cấp, cao cấp và đại học Phật giáo được thành lập với số lượng đông đảo chư Ni tham học. Ni giới trở thành Bồ tát (Bosal) của lòng từ, mang những lời dạy giải thoát của Đức Phật hòa nhập vào thực tế cuộc đời trong nhiều lãnh vực như văn hóa, từ thiện xã hội, giáo dục… Sự thành lập Học viện Phát triển Nữ giới (Buddhist Women'Sakyadhita Development Institute) là biểu tượng kiên cố của nữ giới Hàn Quốc và phản ảnh sự nỗ lực của họ cống hiến cho Phật giáo và xã hội. Hiện nay, một số lớn nữ Phật tử gia nhập vào nhiều hoạt động từ công quả tay chân đến nghiên cứu kinh điển, phiên dịch ấn tống, thiền định, tụng kinh trì chú, hoạt động xã hội và văn hóa Phật giáo. Đây là khuynh hướng rất đáng khích lệ.

Hội Tỳ kheo ni Hàn Quốc Giáo hội Jogye đã thành lập Phật học Ni viện Beob Ryong Sa vào năm 2003 để tạo điều kiện cho Ni giới nghiên cứu Phật pháp, đem Phật pháp đi vào cuộc đời và xây dựng một xã hội từ bi.

Tóm lại, 1.700 năm lịch sử Phật giáo Hàn Quốc đã cho thấy Phật giáo Hàn Quốc đã có đóng góp lớn lao để xây dựng nền văn hóa giàu có và phong phú cho bán đảo Hàn Quốc với tinh thần và truyền thống lâu dài 'cứu nước và phục vụ chúng sanh'. Phật giáo Hàn Quốc hồi phục sau 500 năm bị đàn áp dưới triều Joseon. Tại đây, Ni giới là những nhân tố tích cực đóng góp đằng sau những thành đạt lịch sử ấy. Ni giới đóng vai trò quan trọng cùng với chư Tăng xây dựng một xã hội tốt đẹp, trong đó Ni giới đã có điều kiện trình bày khả năng của họ như là những người nỗ lực tu tập, những sứ giả thừa kế Chánh pháp và là những biểu tượng sống động của lòng từ bi. Bằng cách này, họ đã xây dựng một chỗ đứng của họ trong lòng xã hội Hàn Quốc.

SÁCH THAM KHẢO

1. Discipline and Practice of Buddhist Women: Past and Present, Kwangwu Sunim, 8th Sakyadhita International Conference on Buddhist Women, Korea, 2004, trang 5-9.

2. Activities of Korean Buddhist Nuns: An Historical Review, Gyehwan Sunim; Như trên, trang 29-35.

3. A Panorama of 5000 Years: Korean History, Andrew C. Nahm, Hollym Corporation, USA, 1989.



-- o0o --

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
30/04/2024(Xem: 256)
Con người thường hay thắc mắc tại sao mình có mặt ở cõi giới Ta Bà này để chịu khổ triền miên. Câu trả lời thường được nghe là: Để trả nghiệp. Nhưng nghiệp là gì? Và làm sao để thoát khỏi? Then chốt cho câu trả lời được gói ghém trong 2 câu: “Ái bất trọng, bất sanh Ta Bà Niệm bất nhất, bất sanh Tịnh Độ” Có nghĩa là: “Nghiệp ái luyến không nặng, sẽ không tái sanh ở cõi Ta Bà Niệm Phật không nhất tâm, sẽ không vãng sanh về Tịnh Độ”
07/02/2024(Xem: 2598)
Từ 1983 đến 1985 khi đang ở Singapore, bận bịu với chương trình nghiên cứu Phật giáo tại Viện Phát triển Giáo Trình, tôi được Tu viện Phật giáo Srilankaramaya và một số đạo hữu mời giảng bốn loạt bài pháp nói về một vài tông phái chính của Phật giáo. Các bài giảng được ưa thích, và nhờ các cố gắng của Ô. Yeo Eng Chen và một số bạn khác, chúng đã được ghi âm, chép tay và in ấn để phát miễn phí cho các học viên. Kể từ đó, các bài pháp khởi đi từ hình thức của các tập rời được ngưỡng mộ và cũng được tái bản. Sau đó, tôi nhận thấy có vẻ hay hơn nếu in ấn bốn phần ấy thành một quyển hợp nhất, và với vài lần nhuận sắc, xuất bản chúng để cho công chúng dùng chung.
19/12/2023(Xem: 5009)
Cách đây chừng 30 năm, Tổ Đình Viên Giác tại Hannover Đức Quốc chúng tôi có nhận được bộ Đại Chánh Tân Tu Đại Tạng Kinh (Taisho Shinshu Daizokyou) bằng Hán Văn gồm 100 tập do cố Hòa Thượng Thích Tịnh Hạnh từ Đài Loan giới thiệu để được tặng. Bộ Đại Tạng Kinh giá trị này do Phật Đà Giáo Dục Cơ Kim Hội xuất bản và gửi tặng đến các nơi có duyên. Phật Đà Giáo Dục Cơ Kim Hội dưới sự chứng minh và lãnh đạo tinh thần của cố Hòa Thượng Thích Tịnh Không đã làm được không biết bao nhiêu công đức truyền tải giáo lý Phật Đà qua việc xuất bản kinh điển và sách vở về Phật Giáo, với hình thức ấn tống bằng nhiều ngôn ngữ khác nhau như: Hoa Ngữ, Anh Ngữ, Pháp Ngữ, Đức Ngữ, Việt Ngữ. Nhờ đó tôi có cơ hội để tham cứu Kinh điển rất thuận tiện.
13/12/2023(Xem: 11121)
Hành Thiền, một nếp sống lành mạnh trong sáng, một phương pháp giáo dục hướng thượng (Sách pdf của HT Thích Minh Châu)
13/12/2023(Xem: 10394)
Đức Phật của Chúng Ta (Sách pdf của HT Thích Minh Châu)
03/05/2023(Xem: 7859)
Khi Phật giáo (PG) du nhập vào Trung Hoa (TH) lần đầu tiên từ Ấn-độ và Trung Á thì những TH theo PG có khuynh hướng coi tôn giáo này là một phần hay một phái của Đạo Giáo Hoàng Lão, một hình thức Đạo Giáo bắt nguồn từ kinh sách và pháp thực hành được coi là của Hoàng Đế và Lão Tử. Những người khác chấp nhận ít hơn tôn giáo “ngoại lai” xâm nhập từ các xứ Tây Phương “man rợ” này PG là xa lạ và là một sự thách thức nguy hiểm cho trật tự xã hội và đạo đức TH, Trong mấy thế kỷ, hai thái độ này tạo thành cái nôi mà ở trong đó sự hiểu biết PG của người TH thành kính, trong khi các nhà
21/04/2023(Xem: 8946)
Thượng Tọa Thích Trí Siêu từ Pháp Quốc sẽ giảng pháp tại Úc Châu vào tháng 4 năm 2023 -- Thượng Tọa Thích Trí Siêu sinh năm 1962 tại Sài Gòn. Theo cha mẹ tỵ nạn qua Pháp năm 1975. Năm 1985 nhập chúng tu học tại Tự Viện Linh-Sơn, tỉnh Joinville-le-Pont, Paris. Năm 1987 thọ cụ túc giới với Hòa Thượng Thích Huyền-Vi. Tuy xuất thân từ Đại Thừa, nhưng Thầy đã không ngần ngại du phương tham vấn và tu học với nhiều truyền thống khác như : Nguyên Thủy, Đại Thừa, Kim Cang Thừa Tây Tạng.
20/04/2023(Xem: 10113)
Học đạo quý vô tâm Làm, nghĩ, nói không lầm Sáng trong và lặng lẽ Giản dị mới uyên thâm
18/03/2023(Xem: 6590)
Tây phương Kinh tế học có thể bị chỉ trích bởi dựa trên sự hợp lý hóa hành vi cạnh tranh, tối đa hóa lợi nhuận vì lợi ích của một nhóm nhỏ, phụ thuộc vào sự cạn kiệt tài nguyên thiên nhiên và sự suy thoái môi trường chung của chúng ta. Trong khi đó, Kinh tế học Phật giáo được hình thành dựa trên sự tương tác phụ thuộc lẫn nhau của con người và môi trường, do đó mang lại sự an lạc hạnh phúc dựa trên từ bi tâm đối với tất cả chúng sinh. Mục tiêu của nó là duy sự phát triển bền vững gắn liền bảo vệ môi trường và thích ứng với biến đổi khí hậu hiện nay, đồng thời khẳng định sự thịnh vượng chung và mang đến sự an lạc thịnh đạt cho người lao động, khách hàng, cổ đông và xã hội.
03/02/2023(Xem: 5804)
Đã có rất nhiều tài liệu đề cập về Thiền bao gồm Thiền Định, Thiền Chỉ, Thiền Quán, Thiền Tọa, Thiền Hành, Thiền Phàm Phu, Thiền Ngoại Đạo, Thiền Tiểu Thừa, Thiền Trung Thừa, Thiền Đại Thừa, Thiền Tối Thượng Thừa...Tất cả đều là những sắc thái, tướng trạng, hiện tượng và tác động từ tâm thức chúng ta trong ý hướng tu tập trên đường giải thoát, giác ngộ Phật đạo. Sự giác ngộ giải thoát nơi Phật Đạo, tuy nhiên, lại quá phong phú, đa diện với sắc thái tâm thức rất sâu xa vi tế nên dù Phật tánh
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Senior Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com ; http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
quangduc@quangduc.com , tvquangduc@bigpond.com
KHÁCH VIẾNG THĂM
110,220,567