Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Tổ Mã Minh thứ 12 (bài giảng của TT Nguyên Tạng, do Phật tử Quảng Tịnh Tâm ghi chép)

14/09/202011:51(Xem: 14130)
Tổ Mã Minh thứ 12 (bài giảng của TT Nguyên Tạng, do Phật tử Quảng Tịnh Tâm ghi chép)



84_TT Thich Nguyen Tang_To Ma Minh



Nam mô A Di Đà Phật

Kính bạch Sư Phụ

Bạch Sư Phụ, hôm nay SP giảng về: Ngài Đệ thập nhị  Tổ Mã Minh

Ngài Mã Minh rất làu thông kinh Vệ Đà,    Ngài nghe nói có vị thánh tăng đến thành phố Ba La Nại ( gần vườn Lộc Uyển nơi Đức Thế Tôn chuyển bánh xe pháp luân,độ năm đệ tử đầu tiên xuất gia ).   Ngài Mã Minh muốn đến gặp để chất vấn ngài thánh tăng này (tổ thứ 11, Phú Na Dạ Xa):


Ngài Mã Minh hỏi: Làm sao biết Phật?
Tổ 11 đáp: Không biết là biết Phật.
Ngài Mã Minh: Không biết làm sao biết là Phật?
Tổ đáp: Không biết làm sao biết không phải là Phật.

Ngài Mã Minh:Nghĩa của Tổ là nghĩa cưa.
Tổ 11 nói: Nghĩa của đệ tử là nghĩa cây.
Tổ hỏi tiếp: Thế nào, đệ tử nói nghĩa của tôi là nghĩa cưa?
Ngài Mã Minh đáp: Vì Tổ nói qua nói lại như cưa vậy.
Ngài hỏi tiếp: Thế nào Tổ nói nghĩa của tôi là nghĩa cây.
Tổ 11 đáp: Vì cây bị cưa vậy. Thế nghĩa của con bị tôi phá rồi.

Ngài Mã Minh ngộ đạo, sụp lạy Sư Phụ và cầu xin xuất gia tu học, Tổ hoan hỷ tiếp nhận, về sau Tổ đã truyền tâm ấn chứng cho Ngài Mã Minh trở thành vị Tổ thứ 12.

Tổ Mã Minh (Asva-ghosha ), ra đời ở thành Ba La Nại cuối thế kỷ thứ 2 sau Tây lịch (khoảng 600 năm Phật vào Niết bàn), Ngài là nhà thơ, nhà văn và là 1 luận sư lừng danh của PG Đại thừa .

Ngài là một trong bốn vị luận sư Đại thừa nổi tiếng của Ấn độ (3 vị kia là Ngài Long Thọ, Ngài Vô Trước, Ngài Thế Thân).

Ngài để lại 10 tác phẩm cho đời, trong đó nổi tiếng là "Đại thừa khởi tín luận" tác phẩm phá tà hiển chánh, mở màn cho PG Đại Thừa và tập Trường Thi "Phật Sở Hành Tán" 1 tập thơ với 9000 câu viết về cuộc đời của Đức Thế Tôn, đây là tác phẩm văn học tiếng Phạn đầu tiên của PG.

Sau khi được truyền pháp, Ngài đến Hoa Thị thành để giáo hoá.

Một hôm , đang lúc giảng pháp, có ngoại đạo đến phá khiến trời sấm sét, Ngài dùng thần thông, chỉ tay lên trời thì có một con rồng vàng xuất hiện , sau đó bầu trời yên tịnh.

Tuần sau, Ngài nói pháp có một con sâu dưới chỗ ngồi, Ngài bắt con sâu ra và con sâu hiện nguyên hình, một người tướng mạo rất đẹp. Vị này khai là người ngoại đạo, có ngũ thần thông, hóa thành con sâu để đến nghe trộm pháp, ông có thể biến ra đại dương bao la.

Tổ bảo ông hoá ra tánh biển, vị này không làm được . Tổ khai thị rằng "Tánh biển là núi sông đất đá, đều y cứ nơi đó mà sanh ra, tam muội lục thông cũng từ nơi ấy mà phát hiện ".

Sp giải thích "tánh biển" là "Tỳ Lô Tánh Hải", ví cho Phật tánh, chơn tâm, Như lai tạng... mọi thứ từ nơi đó mà lưu xuất.

Vị Ngoại đạo nghe pháp ấy, liền khởi lòng tin mạnh mẽ, cùng ba ngàn đệ tử đến xin Tổ xuất gia.

Tổ Mã Minh cung thỉnh 500 vị A La Hán đến truyền giới cho chúng đệ tử ngoại đạo này.

Tổ khai thị cho giới tử : 
Thân tâm phải buông bỏ tất cả tà kiến trước đây để nhận giới pháp,
1- giới đàn trang nghiêm
2- giới sư: 500 vị A La Hán
3- giới tử phải chí thành tha thiết cầu đạo để đắc giới thể .


Vị đệ tử ngoại đạo tên là Ca Tý Ma La chí thành tha thiết thọ giới pháp và lập tức được đắc giới thể. Trong giới đàn, tự thân ông có hào quang phát ra và hương thơm của giới lan tỏa ngào ngạt khắp giới đàn.


Ngay lúc đó , Tổ Mã Minh truyền pháp ấn chứng cho ngài Ca Tỳ Ma La làm Tổ thứ 13 với bài kệ:
"Ẩn hiện vốn pháp này,
Sáng tối nguyên không hai,
Nay truyền pháp liễu ngộ,
Không lấy cũng chẳng bỏ".

Truyền pháp xong, Tổ Mã Minh nhập định và viên tịch và lưu lại kim cang thân để chúng đệ tử tôn thờ.

Tổ để lại câu kệ rất sâu đậm nhưng rất đơn sơ với thông điệp "Không lấy cũng chẳng bỏ " (Phi thủ diệc phi khí). Nghĩa là: muốn giải thoát phải vượt lên trên nhị biên, chấp ngã, chấp pháp, chấp có, chấp không, chấp thường, chấp đoạn. "Không lấy" sau khi giác ngộ nên để lại chiếc bè bên bờ sông, chứ không cố giữ bên mình; "không bỏ" là danh cho đệ tử chưa giác ngộ, phải bám lấy giới pháp để mà tu mà chứng đắc.

Con kính tri ơn Sư Phụ ban cho mỗi ngày ban pháp, kể về hành trạng của một vị tổ kỳ đặc siêu tuyệt , truyền ấn pháp diễn đạt Tâm Phật trong sáng thanh tịnh hằng luôn có trong tất cả chúng sanh và con đường tu trở về nguồn tâm vô giá trong tự thân, để thoát ra khỏi biển khổ sanh tử luân hồi.


Cung kính
Đệ tử Quảng Tịnh Tâm
(Montreal, Canada)





Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
26/01/2016(Xem: 13805)
Niết Bàn, tiếng Sanscrit là Nirvãna, phiên âm thành Niết-bàn-na. Cũng gọi là Nê-hoàn, Nê-bạn. Đó là cảnh trí của nhà tu hành dứt sạch các phiền não và tự biết rằng mình chẳng còn luyến ái. Niết (Nir): là ra khỏi, thoát ra, giải thoát. Bàn hay Bàn-na (vana): Rừng. Tức là ra khỏi cảnh rừng mê tối, rừng phiền não.
24/06/2015(Xem: 30559)
Lời vàng của Thầy tôi, một Hướng dẫn vào các sự Chuẩn bị cho Tâm-yếu của Phạm Vi Bao La từ Đại Viên Mãn, trình bày các con đường của bốn trường phái chính của Phật Giáo Tây Tạng mà không có bất kỳ mâu thuẫn nào giữa chúng.
15/06/2015(Xem: 23327)
Yếu chỉ tu tập & hành đạo. Tác giả Thích Thái Hòa
15/05/2015(Xem: 25926)
Thể theo lời yêu cầu của các bạn Đạo, tôi chọn một số bài nói chuyện về Phật pháp của tôi tại Tổ Đình Từ Quang ở Montréal và một vài nghi thức tụng niệm để in thành cuốn sách này, với hy vọng phổ biến Phật pháp. Cuốn sách được hình thành trong dịp Tết Canh Thìn, nhưng phải đợi đến Tết Dương Lịch 2001 mới đánh máy xong. Trong thời gian chờ đợi này, tôi đã cẩn thận kiểm điểm lại nội dung từng bài, nhưng chắc chắn không tránh khỏi thiếu sót, những mong các bậc cao minh từ bi chỉ điểm cho. Montréal, Tết Dương lịch 2001 Hiển Mật, Đỗ Hữu Trạch
12/05/2015(Xem: 22169)
Video: Những Hiểu Lầm về Đạo Phật
01/05/2015(Xem: 30100)
Một tập sách với tựa đề như trên, trong xã hội hiện nay, không có gì đặc biệt; so với Kito giáo tại Việt Nam, cũng là việc làm bình thường, vì hàng năm, một số giáo xứ thường xuyên tổ chức các lớp hướng dẫn giáo lý và hôn nhân cho thế hệ trẻ từ tuổi 18 trở lên; nhưng đặc biệt của tập sách nầy nằm trong hai lĩnh vực: 1/ Phật giáo chưa từng xuất hiện sách hoặc lớp hướng dẫn về hạnh phúc gia đình, mặc dù có những kinh điển nói qua vấn đề nầy, quá tổng quát, chưa thích ứng với từng cảnh trạng của từng xã hội biến thái khác nhau hiện nay. 2/ Sách không trực tiếp dạy giáo lý như các lớp “giáo lý và hôn nhân” của các giáo xứ, nhất là giòng Tên; nhưng sách hướng dẫn tháo gỡ nhiều vấn đề mắc mứu liên quan đến tâm lý xã hội và đạo đức nhà Phật.
05/01/2015(Xem: 21308)
Các soạn và dịch phẩm của cư sĩ Hạnh Cơ - Tịnh Kiên - Mười Vị Đệ Tử Lớn Của Phật (dịch từ tác phẩm Thập Đại Đệ Tử Truyện, nguyên tác Hoa văn của Tinh Vân pháp sư, nhà xuất bản Phật Quang, Đài-bắc, ấn hành năm 1984) Chùa Khánh Anh (Paris) in lần 1, năm 1994 Tu viện Trúc Lâm (Edmonton) in lần 2, năm 1999 (có thêm phần “Phụ Lục” do dịch giả biên soạn) Ban Phiên Dịch Pháp Tạng Phật Giáo Việt Nam (Nha-trang) in lần 3, năm 2004 Chùa Liên Hoa và Hội Cư Sĩ Phật Giáo Orange County (California) in lần 4, năm 2005 - Lược Giải Những Pháp Số Căn Bản Làng Cây Phong (Montreal) in lần 1, năm 1996 Ban Bảo Trợ Phiên Dịch Pháp Tạng Việt Nam (California) in lần 2 (có bổ túc và sửa chữa), 2008 - Giấc Mộng Đình Mai của Nguyễn Huy Hổ (tiểu luận) Làng Cây Phong (Montreal) in lần 1, năm 2001 - Bộ Giáo Khoa Phật Học (dịch từ bộ Phật Học Giáo Bản – sơ cấp, trung cấp, cao cấp – nguyên tác Hoa văn của Phương Luân cư sĩ, Linh Sơn Xuất Bản Xã, Đài-bắc, ấn hành năm 1996) * Giáo Khoa Phật Học
05/01/2015(Xem: 18862)
Các soạn và dịch phẩm của cư sĩ Hạnh Cơ - Tịnh Kiên - Mười Vị Đệ Tử Lớn Của Phật (dịch từ tác phẩm Thập Đại Đệ Tử Truyện, nguyên tác Hoa văn của Tinh Vân pháp sư, nhà xuất bản Phật Quang, Đài-bắc, ấn hành năm 1984) Chùa Khánh Anh (Paris) in lần 1, năm 1994 Tu viện Trúc Lâm (Edmonton) in lần 2, năm 1999 (có thêm phần “Phụ Lục” do dịch giả biên soạn) Ban Phiên Dịch Pháp Tạng Phật Giáo Việt Nam (Nha-trang) in lần 3, năm 2004 Chùa Liên Hoa và Hội Cư Sĩ Phật Giáo Orange County (California) in lần 4, năm 2005 - Lược Giải Những Pháp Số Căn Bản Làng Cây Phong (Montreal) in lần 1, năm 1996 Ban Bảo Trợ Phiên Dịch Pháp Tạng Việt Nam (California) in lần 2 (có bổ túc và sửa chữa), 2008 - Giấc Mộng Đình Mai của Nguyễn Huy Hổ (tiểu luận) Làng Cây Phong (Montreal) in lần 1, năm 2001 - Bộ Giáo Khoa Phật Học (dịch từ bộ Phật Học Giáo Bản – sơ cấp, trung cấp, cao cấp – nguyên tác Hoa văn của Phương Luân cư sĩ, Linh Sơn Xuất Bản Xã, Đài-bắc, ấn hành năm 1996) * Giáo Khoa Phật Học
22/11/2014(Xem: 28060)
Có người khách mang đến cho tôi một gói quà. Bên trong là hai quyển sách: Đất nước Cực lạc, Ánh sáng và bóng tối. Tác giả: Liên Hoa Bảo Tịnh. Khoảng thời gian sau này, tôi có rất ít điều kiện để đọc thêm được những sách mới, nên không ngạc nhiên nhiều lắm với tác giả lạ. Dẫu sao, trong tình cảnh ấy mà được đọc những sách lạ, nhất là được gởi từ phương trời xa lạ, thì cũng thật là thú vị. Rồi càng đọc càng thú vị. Một phần vì có những kiến giải bất ngờ của tác giả, về những điểm giáo lý mà mình rất quen thuộc. Quen thuộc từ khi còn là một tiểu sa-di. Nhưng phần khác, thú vị hơn, khi biết rằng Liên Hoa Bảo Tịnh cũng là Đức Hạnh – đó là chú XUÂN KÝ, một thời ở Già-lam cùng với chú Sỹ.
15/11/2014(Xem: 20192)
Nên lưu ý đến một cách phân biệt tinh tế về thứ tự xuất hiện của hai kiến giải sai lầm trên. Đầu tiên là kiến giải chấp vào tự ngã của các nhóm thân tâm, và từ cơ sở này lại xuất phát kiến giải chấp vào tự ngã của cá nhân. Trong trường hợp nhận thức được Tính không thì người ta sẽ nhận ra Tính không của nhân ngã trước; bởi vì nó dễ được nhận ra hơn. Sau đó thì Tính không của pháp ngã được xác định.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]