Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

24. Về Vải Dơ Quăng Bỏ

17/03/201408:33(Xem: 24341)
24. Về Vải Dơ Quăng Bỏ
blank

Về Vải Dơ Quăng Bỏ


Thấy ở tại tịnh xá Trúc Lâm vậy là vừa đủ, hôm kia đức Phật tuyên bố: “Nửa tháng nữa, Như Lai lại đi vân du về hướng Bắc, qua sông Gaṇgā; sẽ ghé thăm Vesāli, Videha, Moriya, Malla sau đó lên Koliya...”

Tin được truyền đi, đại chúng tỳ-khưu ai cũng chuẩn bị vá y, giặt y, đốt bát, coi lại những vật dụng tùy thân để lên đường cùng đức Phật. Chư vị trưởng lão cũng tự thân lo việc cho riêng mình.

Tôn giả Mahā Kassapa từ rừng về, ghé thăm và đảnh lễ đức Phật.

Nhìn thấy đôi chân đất lấm bụi đường xa, tấm y đắp đã cũ mòn, tấm y ngoại cũng đã tơi tả của ngài, đức Phật nói:

- Trông ông phong trần quá! Hãy tắm giặt, nghỉ ngơi và nên vá víu tấm y ngoại lại kìa!

- Thưa vâng, bạch đức Tôn Sư.

- Thọ trì những 13 pháp đầu-đà bậc thượng thì khó khăn lắm, trong lúc ông cũng đã lớn tuổi, quá kham khổ, thiếu thốn, thế có tiện không?

- Không sao, đệ tử thấy mình còn mạnh khỏe. Lại nữa, làm vậy mới giáo huấn đệ tử tỳ-khưu được.

- Ừ, thôi ông cứ tùy nghi.

Thế rồi, từ hương phòng đức Phật đi ra, tôn giả Mahā Kassapa tìm một con suối vắng để tắm giặt, choàng tạm tấm y hai lớp rồi ngồi nghỉ ngơi trên một tảng đá đợi tấm y ngoại và y nội khô.

Trong lúc ấy thì một nhóm tỳ-khưu thấp thoáng trong rừng cây đang bàn bạc việc vá y, đốt bát chuẩn bị tháp tùng đức Phật trên chuyến du hành về phương Bắc.

Họ bàn chuyện:

- Chúng ta tắm giặt thường không có y thay nên lúc nào cũng phải kiếm rừng vắng, thật bất tiện...

- Thì hãy vào phòng tắm hơi...

- Chỗ ấy thì nên để dành cho chư vị trưởng lão...

- Ai mở miệng xin đức Phật hoặc chư vị trưởng lão chế định cho chư tỳ-khưu nên có một tấm y tắm nữa.

- Thôi mà! Tôn giả Mahā Kassapa và đệ tử của ngài thọ trì luôn 13 pháp đầu-đà mà có ai than phiền gì đâu! Ai biết đủ thì nó đủ. Ai thấy thiếu thì tự nhiên nó thiếu thôi!

Thấy câu chuyện bàn bạc ấy, tôn giả ghi nhận trong lòng. Tự nghĩ: “Khá khen cho mấy ông sư trẻ mà tư duy đã chững chạc. Nhu cầu về chiếc y tắm là đúng, là cần thiết. Lúc nào thuận tiện mình sẽ thưa chuyện với đức Đạo Sư! Chính mình cũng thấy là bất tiện huống hồ gì những ông sư thanh niên!” Mỉm cười về ý nghĩ ấy, xong, ngài lấy bát ra nhen lửa đốt sét hen rỉ bên trong rồi lượm một nắm cỏ khô chùi bát cho thật sạch. Sau đó ngài ngồi cặm cụi vá y. Chiếc y ngoại của tôn giả đã mùn rách, nên ngài trăn qua trở lại mấy tấm vải vụn nhặt được nơi nghĩa địa, tìm cách vá bện lên trên y cũ một lớp nữa.

Trong lúc ấy thì tôn giả Anuruddha chống gậy lần dò đường đang bước qua. Sở dĩ tôn giả phải lấy gậy dò đường như vậy là vì ngài bị mù mắt do hành thiền quá độ, sau nhờ đắc thiên nhãn thông nên đi đâu cũng vô ngại; tuy nhiên lúc nào về các tịnh xá, ngài lại dùng gậy để đi tới đi lui. Hiện lúc này bệnh mù mắt đã bớt, ngài có thể thấy lờ mờ...

Thấy vậy, tôn giả Mahā Kassapa hỏi:

- Hiền giả đi đâu đó? Tôi là Mahā Kassapa đây!

- Nghe nói tôn huynh từ rừng mới về nên tôi tìm cách đi viếng thăm đây!

- Viếng thăm làm gì mà vất vả vậy!

- Không sao! Nghe giọng nói của tôn huynh thì tôi đã mát mẻ rồi.

Rồi tôn giả ngồi xuống, lấy tay sờ tấm y, sờ mấy mảnh vải rồi nói tiếp:

- Tôn huynh đang vá y à? Thế năm trăm tỳ-khưu đệ tử của tôn huynh đâu cả rồi mà ở đây không có một người đỡ đần tay chân như vậy?

Tôn giả Mahā Kassapa nói:

- Chuyện của mình, mình làm được mà!

Chợt tôn giả Anuruddha nói:

- Tấm y này nó hư mục cả rồi! Vá víu làm sao được nữa?

- Không sao! Vậy tôi mới vá đùm,vá đụp chồng lên trên đây này!

- Cũng được, nhưng nó sẽ dày và nặng quá, đi đường xa, bụi tấp vào, mồ hôi lấm vào thì thành cái “cục nợ” đấy!

Tôn giả Mahā Kassapa mỉm cười nói:

- Không sao! Tâm mình không “nợ” thì chiếc y làm sao lại “cục nợ” cho mình được?

- Đúng vậy! Thật là tuyệt vời! Tôn giả mỉm cười rồi nói tiếp - Còn tôi, thọ trì đầu-đà bậc hạ mà tấm y sang trọng quá như thế này, xem chừng là nợ thật đấy!

- Cũng không nợ!

- Tại sao?

- Vì về các loại vải phấn tảo, đức Phật chỉ mới chế định đó là vải dơ, vải người ta quăng bỏ chứ chưa đi sâu và rộng về các chi tiết; nên tấm y kia dẫu sang trọng nhưng vẫn đúng pháp và luật.

- Cảm ơn tôn huynh! Sự thật là vậy. Sự thật là tôi không biết. Sự thật là đức Tôn Sư có đến xâu chỉ giúp nhưng ngài cũng không bảo đấy là có lỗi.

Chuyện tôn giả Anuruddha lang thang đi tìm vải dơ, vải người ta quăng bỏ thì có người chỉ cho một khúc vải lấm lem bụi đất nơi đống rác, ngài lượm về giặt sạch thì ai cũng biết. Nhưng khúc vải quý giá như thế nào thì ngài không biết. Các bậc có thắng trí còn biết thêm, tôn giả có một vị thiên nữ tên là Jālinī ở cung trời Đao Lợi, vốn là người vợ cũ từ kiếp trước đã có nhã ý cúng dường khúc vải ấy; sợ dâng tận tay thì tôn giả không nhận nên thiên nữ lại quăng nơi đống rác trên con đường mà ngài sắp đi qua. Lại còn sợ ngài không thấy nên cô phải nhờ người mách bảo giúp nữa. Còn nữa, ai cũng biết tôn giả bị mù không thể may y, nên chư trưởng lão Sāriputta, Moggallāna, Ānanda đều đến giúp một tay. Đặc biệt, đức Phật đi ngang, thấy vậy, ngài cũng bước vào, lấy kim xâu chỉ giúp.

Tôn giả Mahā Kassapa ân cần nắm tay người bạn mù:

- Đúng vậy! Đức Phật chưa chế định ngăn cấm nhặt khúc vải đẹp tốt, vậy hiền giả không có lỗi.

- Cảm ơn tôn huynh!

- Cảm ơn làm gì! Sự thật là vậy mà!

Chuyện đến tai đức Phật, ngài cho tụ họp đại chúng rồi giảng giải như sau:

- Về chuyện y phấn tảo(1), rộng rãi hơn, bắt đầu từ nay, những vị tỳ-khưu theo hạnh đầu-đà được phép sử dụng những thứ vải sau đây:

Vải quăng bỏ nơi mồ mả, nghĩa địa, đống rác, bến nước, trên đường đi...

Vải quăng vất lang thang nơi các quán hàng, chợ búa...

Vải chùi mình dơ rồi bỏ
Vải dơ mà người bịnh mặc rồi bỏ
Vải bó tử thi
Vải đã bị cháy một, hai chỗ
Vải đã bị xé rách
Vải bị mối ăn, chuột cắn
Vải rách bìa, rách biên
Vải đã làm cờ và phướng
Vải rịt ghẻ rồi bỏ
Vải mà sa-môn bỏ
Vải dùng trong việc tôn vương rồi bỏ
Vải bị gió thổi bay, chủ bỏ
Vải bị sóng biển đánh tấp vào bờ...

Vải chư thiên hoặc cận sự nam nữ đem bố thí nhưng không dâng cúng tận tay lại đem bỏ một nơi nào đó.

Tất cả các loại vải ấy lượm về giặt sạch, may y là đúng pháp. Tuy nhiên, cần lưu ý là:

Người thọ trì bậc thượng thì chỉ được phép nhận vải bó tử thi, vải quăng bỏ nơi mồ mã, nghĩa địa.

Người thọ trì bậc trung thì chỉ được phép lượm vải quăng bỏ trên đường, trên đống rác, nơi bến nước...

Người thọ trì bậc hạ thì được phép nhặt vải bất kỳ đâu, cho chí thí chủ là loài người hay chư thiên quăng bên chân, trước mặt chứ không phải cúng dường tận tay, vẫn đúng pháp như thường.

Này các thầy tỳ-khưu! Sở dĩ Như Lai chế định rộng rãi như vậy là vì Như Lai biết nhân duyên và quả, vì biết quá khứ, hiện tại vị lai. Tại sao vậy? Vì Như Lai biết rõ rằng, thời gian về lâu về dài, đầu-đà bậc thượng, bậc trung đệ tử của Như Lai sẽ không còn ai kham nhẫn được nữa thì ít ra cũng còn đầu-đà bậc hạ! Và như vậy thì khi thí chủ là loài người hoặc chư thiên tìm đến những khu rừng đầu-đà quăng vải tốt trên đường, treo nơi gốc cây, trên tảng đá thì các vị tỳ-khưu thọ trì đầu-đà bậc hạ cũng thọ nhận được. Nhờ vậy, hạnh đầu-đà sẽ còn duy trì trên thế gian vài ba ngàn năm sau.

Nghĩ hơi một chút, đưa mắt quan tâm nhìn đại chúng, đức Tôn Sư nói tiếp:

- Người thọ trì đầu-đà có vô số lợi ích, đấy là:

Biết hổ thẹn tội lỗi

Biết ghê sợ tội lỗi

Biết đủ

Ít ham muốn

Dễ nuôi

Sống đời không tích lũy

Biết xả ly

Đi trên con đường vắng lặng

Làm sáng hạnh của sa-môn

Dễ thấy điều xấu ác

Xa rời nơi nhiệt não

Xa rời tâm nhiễm ô

Dễ độc cư thiền tịnh

Dễ phát triển thiền minh sát

Được nhân loại, chư thiên ái kính

Là phước điền của trời, người...

Tuy nhiên, giáo pháp của Như Lai là giáo pháp toàn diện. Vì giáo pháp toàn diện nên công hạnh toàn diện, khế lý, khế cơ toàn diện mà tướng dụng cũng toàn diện; vậy nên ai thọ trì đầu-đà là tốt mà ai không thọ trì đầu-đà cũng không phải xấu. Ở rừng, ở nghĩa địa, ở núi sâu, ở nhà trống hay ở chỗ có mái che, cốc liêu, tịnh xá, tu viện tại thành phố, thị trấn, làng mạc cũng không sao. Hình thức bên ngoài là thọ trì đầu-đà mà tâm còn nhiễm ô, không chịu tu tập thì đâu có tốt gì? Mặc y lành tốt từ tay thí chủ cúng dường nhưng tinh cần tu tập để rời xa tham sân phiền não thì lại càng đáng khen ngợi. Quan trọng là có tu tập và tu tập tốt hay không; có đi theo lộ trình giới, định, tuệ, bát chánh đạo, tứ niệm xứ hay không! Thọ nhận tứ sự từ hai hàng cận sự nam nữ cúng dường hay không thọ nhận đều được tùy nghi lựa chọn sở tri, sở hành cho mình.

Giáo pháp của Như Lai cũng là lộ trình của trung đạo, hãy nhớ rõ như vậy.


(1)- Là y được may từ những tấm vải lượm nơi này và nơi khác.

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
26/01/2016(Xem: 13943)
Niết Bàn, tiếng Sanscrit là Nirvãna, phiên âm thành Niết-bàn-na. Cũng gọi là Nê-hoàn, Nê-bạn. Đó là cảnh trí của nhà tu hành dứt sạch các phiền não và tự biết rằng mình chẳng còn luyến ái. Niết (Nir): là ra khỏi, thoát ra, giải thoát. Bàn hay Bàn-na (vana): Rừng. Tức là ra khỏi cảnh rừng mê tối, rừng phiền não.
24/06/2015(Xem: 31316)
Lời vàng của Thầy tôi, một Hướng dẫn vào các sự Chuẩn bị cho Tâm-yếu của Phạm Vi Bao La từ Đại Viên Mãn, trình bày các con đường của bốn trường phái chính của Phật Giáo Tây Tạng mà không có bất kỳ mâu thuẫn nào giữa chúng.
15/06/2015(Xem: 23788)
Yếu chỉ tu tập & hành đạo. Tác giả Thích Thái Hòa
15/05/2015(Xem: 26318)
Thể theo lời yêu cầu của các bạn Đạo, tôi chọn một số bài nói chuyện về Phật pháp của tôi tại Tổ Đình Từ Quang ở Montréal và một vài nghi thức tụng niệm để in thành cuốn sách này, với hy vọng phổ biến Phật pháp. Cuốn sách được hình thành trong dịp Tết Canh Thìn, nhưng phải đợi đến Tết Dương Lịch 2001 mới đánh máy xong. Trong thời gian chờ đợi này, tôi đã cẩn thận kiểm điểm lại nội dung từng bài, nhưng chắc chắn không tránh khỏi thiếu sót, những mong các bậc cao minh từ bi chỉ điểm cho. Montréal, Tết Dương lịch 2001 Hiển Mật, Đỗ Hữu Trạch
12/05/2015(Xem: 22548)
Video: Những Hiểu Lầm về Đạo Phật
01/05/2015(Xem: 30677)
Một tập sách với tựa đề như trên, trong xã hội hiện nay, không có gì đặc biệt; so với Kito giáo tại Việt Nam, cũng là việc làm bình thường, vì hàng năm, một số giáo xứ thường xuyên tổ chức các lớp hướng dẫn giáo lý và hôn nhân cho thế hệ trẻ từ tuổi 18 trở lên; nhưng đặc biệt của tập sách nầy nằm trong hai lĩnh vực: 1/ Phật giáo chưa từng xuất hiện sách hoặc lớp hướng dẫn về hạnh phúc gia đình, mặc dù có những kinh điển nói qua vấn đề nầy, quá tổng quát, chưa thích ứng với từng cảnh trạng của từng xã hội biến thái khác nhau hiện nay. 2/ Sách không trực tiếp dạy giáo lý như các lớp “giáo lý và hôn nhân” của các giáo xứ, nhất là giòng Tên; nhưng sách hướng dẫn tháo gỡ nhiều vấn đề mắc mứu liên quan đến tâm lý xã hội và đạo đức nhà Phật.
05/01/2015(Xem: 21541)
Các soạn và dịch phẩm của cư sĩ Hạnh Cơ - Tịnh Kiên - Mười Vị Đệ Tử Lớn Của Phật (dịch từ tác phẩm Thập Đại Đệ Tử Truyện, nguyên tác Hoa văn của Tinh Vân pháp sư, nhà xuất bản Phật Quang, Đài-bắc, ấn hành năm 1984) Chùa Khánh Anh (Paris) in lần 1, năm 1994 Tu viện Trúc Lâm (Edmonton) in lần 2, năm 1999 (có thêm phần “Phụ Lục” do dịch giả biên soạn) Ban Phiên Dịch Pháp Tạng Phật Giáo Việt Nam (Nha-trang) in lần 3, năm 2004 Chùa Liên Hoa và Hội Cư Sĩ Phật Giáo Orange County (California) in lần 4, năm 2005 - Lược Giải Những Pháp Số Căn Bản Làng Cây Phong (Montreal) in lần 1, năm 1996 Ban Bảo Trợ Phiên Dịch Pháp Tạng Việt Nam (California) in lần 2 (có bổ túc và sửa chữa), 2008 - Giấc Mộng Đình Mai của Nguyễn Huy Hổ (tiểu luận) Làng Cây Phong (Montreal) in lần 1, năm 2001 - Bộ Giáo Khoa Phật Học (dịch từ bộ Phật Học Giáo Bản – sơ cấp, trung cấp, cao cấp – nguyên tác Hoa văn của Phương Luân cư sĩ, Linh Sơn Xuất Bản Xã, Đài-bắc, ấn hành năm 1996) * Giáo Khoa Phật Học
05/01/2015(Xem: 19047)
Các soạn và dịch phẩm của cư sĩ Hạnh Cơ - Tịnh Kiên - Mười Vị Đệ Tử Lớn Của Phật (dịch từ tác phẩm Thập Đại Đệ Tử Truyện, nguyên tác Hoa văn của Tinh Vân pháp sư, nhà xuất bản Phật Quang, Đài-bắc, ấn hành năm 1984) Chùa Khánh Anh (Paris) in lần 1, năm 1994 Tu viện Trúc Lâm (Edmonton) in lần 2, năm 1999 (có thêm phần “Phụ Lục” do dịch giả biên soạn) Ban Phiên Dịch Pháp Tạng Phật Giáo Việt Nam (Nha-trang) in lần 3, năm 2004 Chùa Liên Hoa và Hội Cư Sĩ Phật Giáo Orange County (California) in lần 4, năm 2005 - Lược Giải Những Pháp Số Căn Bản Làng Cây Phong (Montreal) in lần 1, năm 1996 Ban Bảo Trợ Phiên Dịch Pháp Tạng Việt Nam (California) in lần 2 (có bổ túc và sửa chữa), 2008 - Giấc Mộng Đình Mai của Nguyễn Huy Hổ (tiểu luận) Làng Cây Phong (Montreal) in lần 1, năm 2001 - Bộ Giáo Khoa Phật Học (dịch từ bộ Phật Học Giáo Bản – sơ cấp, trung cấp, cao cấp – nguyên tác Hoa văn của Phương Luân cư sĩ, Linh Sơn Xuất Bản Xã, Đài-bắc, ấn hành năm 1996) * Giáo Khoa Phật Học
22/11/2014(Xem: 28731)
Có người khách mang đến cho tôi một gói quà. Bên trong là hai quyển sách: Đất nước Cực lạc, Ánh sáng và bóng tối. Tác giả: Liên Hoa Bảo Tịnh. Khoảng thời gian sau này, tôi có rất ít điều kiện để đọc thêm được những sách mới, nên không ngạc nhiên nhiều lắm với tác giả lạ. Dẫu sao, trong tình cảnh ấy mà được đọc những sách lạ, nhất là được gởi từ phương trời xa lạ, thì cũng thật là thú vị. Rồi càng đọc càng thú vị. Một phần vì có những kiến giải bất ngờ của tác giả, về những điểm giáo lý mà mình rất quen thuộc. Quen thuộc từ khi còn là một tiểu sa-di. Nhưng phần khác, thú vị hơn, khi biết rằng Liên Hoa Bảo Tịnh cũng là Đức Hạnh – đó là chú XUÂN KÝ, một thời ở Già-lam cùng với chú Sỹ.
15/11/2014(Xem: 20752)
Nên lưu ý đến một cách phân biệt tinh tế về thứ tự xuất hiện của hai kiến giải sai lầm trên. Đầu tiên là kiến giải chấp vào tự ngã của các nhóm thân tâm, và từ cơ sở này lại xuất phát kiến giải chấp vào tự ngã của cá nhân. Trong trường hợp nhận thức được Tính không thì người ta sẽ nhận ra Tính không của nhân ngã trước; bởi vì nó dễ được nhận ra hơn. Sau đó thì Tính không của pháp ngã được xác định.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]