Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. quangduc@quangduc.com* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

15. Ý Nghĩa Và Giá Trị Cuộc Sống

26/10/201309:19(Xem: 22161)
15. Ý Nghĩa Và Giá Trị Cuộc Sống



Mot_Cuoc_Doi_01
15. Ý Nghĩa

Và Giá Trị

Cuộc Sống





Thấy thái tử lúc nào cũng chìm ngập vào những suy tư không lối thoát, Yasodharā cùng với lệnh bà Gotamī đến xin phép đức vua hãy để cho thái tử dạo chơi ngoài thành cho khuây khỏa.

Đức Suddhodana nhíu mày:

- Ta chỉ sợ thái tử sinh ra động tâm...

Bà Gotamī mỉm cười:

- Nhiều năm nay tuy ngồi một chỗ mà dường như không chuyện gì ngoài thế gian mà thái tử không hiểu, không biết! Sự lo ngại của đại vương không có cơ sở nữa rồi!

Yasodharā còn thuyết minh thêm:

- Nhìn mái tóc của phụ vương, mỗi năm lấm tấm thêm nhiều sợi bạc; nhìn đuôi mắt của phụ vương, mỗi năm lại xuất hiện thêm vài nếp nhăn; rồi từng bước đi của phụ vương không còn nhanh nhẹn như hồi thanh xuân nữa, chẳng lẽ nào thái tử lại không hiểu là rồi mình cũng sẽ nhuốm màu thời gian như thế? Chẳng lẽ nào thái tử ngây thơ đến độ không thấy sứ giả già ở khắp mọi nơi?

- Con nói có lý! Đức vua gật đầu, mỉm cười rộng lượng.

- Còn bệnh? Ai mà không bệnh? Ngay chính con trong mười mấy năm nay đã từng có vài lần bị bệnh thống phong hành hạ; vài lần như vậy, con bị những cơn đau đớn không chịu đựng nổi, phải quằn quại, phải rên la trước mặt thái tử. Vậy thưa vương phụ, sứ giả bệnh cũng không còn là cái gì làm cho thái tử động tâm nữa rồi, vì thái tử cũng đã biết rồi!

Đức vua lại một lần nữa mỉm cười rồi chậm rãi nói:

- Hay lắm, con thuyết phục hay lắm đấy! Còn sứ giả chết thì sao? Có lẽ con sẽ nói với ta rằng, thái tử là người am tường các tư tưởng triết học Vệ-đà và tiền Vệ-đà, chắc thái tử không ngây thơ đến nỗi, tưởng mình sẽ sống hoài không chết? Nếu sống hoài không chết sao lại có thần Sáng Tạo Brāhmā, thần Bảo Tồn Viṣṇu và thần Hủy Diệt Śiva? Còn nữa, khi nghiên cứu một chính sách toàn diện để cải cách đất nước, lẽ nào thái tử không nắm tình hình dân số, lẽ nào không biết đến số sinh và số tử mỗi năm? Vậy, tất cả chúng ta rồi ai cũng phải chết, đó là điều bình thường; lẽ nào một bậc trí tuệ như thái tử lại không hiểu một điều bình thường giản dị như thế?

Lệnh bà Gotamī và công nương Yasodharā mới nghe tưởng mình đã thuyết phục được đức vua, nào ngờ, ngài thở dài nói tiếp:

- Có cái gì đó dường như vô hình, bí mật mà nó không chịu lộ diện. Biết bao nhiêu năm qua ta đã từng tư duy, trăn trở về sự có mặt của bốn vị sứ giả này. Ta đã ngăn chặn đủ mọi cách. Cái già, sẽ có đấy, cái già nào đó, với hình thái thế nào đó mà ai nhìn thấy cũng phải bàng hoàng, lo lắng, ấy mới thật là sứ giả! Cái bệnh, sẽ có đấy, cái bệnh thế nào đó, với hình thù gớm ghiếc thế nào đó mà ai nhìn thấy cũng phải rùng mình, sợ hãi - ấy mới thật là sứ giả! Cái chết cũng tương tợ vậy, phải là cái chết kinh khiếp, vật vã, quằn quại, thống khổ cùng cực... mới xứng đáng gọi tên là sứ giả! Còn về sứ giả sa-môn phạm hạnh thanh tịnh, biết đâu một lúc nào đó sẽ xuất hiện trước mắt thái tử? Ai bảo đảm điều ấy là không? Cho nên, hai người là người ta yêu mến; dẫu trái tim ta gật đầu, nhưng khối óc ta vẫn từ chối như thường. Thái tử chưa được phép ta thì chưa thể dạo chơi đâu hết, kể cả bên ngoài các cổng thành.

Cuộc thuyết phục thất bại, thái tử biết được, nói với Yasodharā rằng:

- Phụ hoàng chỉ muốn chúng ta có con để nối dõi dòng tộc, ấy là việc thứ nhất. Muốn ta đăng quang lên ngôi vua để cai trị quốc độ, chăm lo cho bá tánh, ấy là việc thứ hai. Bao giờ ta làm được hai yêu cầu đó, phụ hoàng mới an tâm, còn bây giờ, nói gì cũng vô ích. Người kiên định lắm!

- Vậy ý thái tử thế nào?

- Bây giờ chưa phải lúc. Hiện tại ta muốn gặp gỡ các ông hoàng để nghe ý kiến của họ.

Yasodharā ngạc nhiên:

-Việc gì thế, thái tử?

-Về cuộc đời thôi mà, Gopā!

Bây giờ họ đang ở cung điện mùa xuân, trời đang còn se lạnh. Thái tử đã có chủ ý, định lưu giữ các ông hoàng ở lại vui chơi nhiều ngày nên đã bàn với Yasodharā và lệnh bà Gotamī là phải tổ chức tiệc tùng chu đáo để cho họ được thanh thản vui chơi... Để tạo niềm vui mới, Yasodharā chịu khó cho người lặn lội đến tận nước Māgadha để mời cho bằng được một gánh hát nổi danh gồm những nhạc công, ca nhi, vũ nữ đang là ngôi sao tại kinh đô Rājagaha hoa lệ ấy.

Đến ngày, các ông hoàng tề tựu đủ cả, không sót một ai. Devadatta, Anudāma, Viruḷhāka từ Koliya nghe tin cũng xe ngựa tìm sang... Lâu quá, họ mới được gặp gỡ nhau đông đủ như thế nầy, kể từ độ thiếu niên với ước mơ cháy bỏng cải cách đất nước. Cũng vì đang băn khoăn trước ý nghĩa của cuộc sống nên chưa ai lập gia đình. Họ đã thất bại trước kế hoạch này sang kế hoạch khác. Một số bị cha mẹ ràng buộc, chỉ cho vui chơi trong điền trang của mình hoặc làm một tiểu chủ để kiểm tra, đôn đốc các công việc. Một số phụ tá với cha tập sự vai trò, chức năng của một quan đại thần hay quan tổng trấn...

Devadatta hăng say trình bày sự thất bại trước công cuộc cải cách do đụng phải một lực cản vô hình tương tợ Sākya vậy. Ai cũng hiểu lực cản vô hình ấy là những tham vọng, địa vị, danh lợi và quyền lực. Devadatta có tham dự một số phiên tòa như trại chủ đánh chết nông nô; các ông chủ ngân hàng xiết nợ, bắt luôn cả vợ con người ta mà đánh đập, hãm hiếp rồi cho sống đời nô lệ... Đấy là những tội lỗi đặc trưng của bất công xã hội cần phải trừng trị nghiêm khắc. Tuy nhiên, cán cân của công lý không phải lúc nào cũng trung chính, nghiêm minh vì đằng sau bao giờ cũng có nhiều bóng tối khuất lấp, che phủ! Tất cả các ông hoàng dường như ai cũng đã nếm trải ít nhiều kinh nghiệm đắng cay về điều ấy!

Các cuộc tiệc tùng, ca nhạc vũ... dù mới mẻ, hấp dẫn... nhưng ai cũng giữ niềm vui chừng mực, vì thật ra, các ông hoàng đâu có thiếu thốn món dục lạc nào. Giờ đây, tâm trí của họ đang hướng đến cái gì khác, cái gì khác đó làm cho mục đích cuộc sống này có ý nghĩa hơn, có giá trị hơn!

Thái tử Siddhattha rất vui mừng khi thấy các bạn đã chững chạc, đã trưởng thành trong nhận thức, bèn thân thiết nói:

- Đấy cũng là trăn trở của ta đấy, các bạn! Muốn tìm cho ra ý nghĩa cuộc sống, giá trị cuộc sống - thì đó có thể là chủ đề để cho chúng ta cùng thảo luận hôm nay, được chăng?

Mọi người vỗ tay tán đồng. Devadatta chợt đưa mắt nhìn mọi người rồi dừng lại nơi thái tử, chậm rãi nói:

- Khi thấy mình bất lực trong việc cải cách đất nước, bất lực khi tham dự việc xử án ở pháp đình... hoàng huynh có biết đệ đã làm việc gì sau đó không?

Thái tử mỉm cười lắc đầu, Devadatta nói tiếp:

- Đệ đã cùng với thân hữu tìm niềm vui trong việc xây dựng các trại tế bần, các trạm xá công cộng, làm đường sá, cầu cống, trồng cây xanh và khuyến khích mọi người chôn lấp xác súc vật, rác rưởi ô uế, nạo vét các mương cống tù đọng... Khi làm các công việc ấy, chúng đệ bị hoàng gia, quý tộc la rầy, trách mắng thậm tệ; họ bảo đấy là công việc của bọn thủ-đà-la và chiên-đà-la. Nhưng chúng đệ bất cần. Thấy nhân dân vui vẻ, sung sướng, chúng đệ cảm thấy việc làm của mình dù sao cũng có chút ý nghĩa, cũng có chút giá trị!

- Hay lắm! Lệnh bà Gotamī và Yasodharā khi làm các công việc tương tế, chẩn bần, lúc trở về cũng có chung một ý nghĩa như vương đệ vậy.

Ānanda chợt nói:

- Vậy ý nghĩa và giá trị cuộc sống là hãy làm cho mọi người được vui vẻ, được sung sướng?

- Chưa chắc đâu, hoàng đệ! Devadatta nói - những việc làm ấy giống như đi vá lại những tấm áo đã rách nát; rồi người ta lại sử dụng một cách cẩu thả, một vài ngày sau đã rách nát, hư mục... mà thôi!

- Đúng thế! Anudāma nói tiếp - Bên Koliya, thật ít người hưởng ứng việc làm có ý nghĩa ấy, họ dè bỉu, ỉ ôi; người trí thức thì họ nói một câu đáng cho ta suy gẫm hơn: Lại muốn dùng bàn tay không mà múc cạn nước sông Gaṅgā!

Viruḷhāka thở dài:

- Nói tóm lại, những việc làm ấy rất là tốt, các bạn, nhưng nó là cái tạm thời, rất tạm thời...

Mahānāma cất giọng dõng dạc:

- Cả hai nước chúng ta đều trì trệ, bảo thủ, tình trạng dân trí lại thấp; đa phần mọi người sống đời cầu an, tiêu cực; việc làm dẫu tốt, đúng, có ý nghĩa, có giá trị, nhưng nếu không có một cuộc chuyển hóa từ trong lòng của mọi người - một cuộc chuyển hóa lương thiện và tích cực - thì tất cả sẽ trở nên vô nghĩa, vô ích. Là dã tràng xe cát biển Đông mà thôi!

Kāḷudāyi bỗng thở dài rồi nói:

- Chúng ta lại trở lại với vấn đề giáo dục, vấn đề con người... đã thất bại hơn mười năm rồi, các bạn!

Bhaddiya xin được phát biểu:

- Tất cả những ý kiến của các bạn đều rất quý báu, nhưng chưa đi sít sao với chủ đề nên sinh ra tản mạn, càng lúc càng đi xa, sẽ rơi vào mông lung. Trọng tâm thảo luận của chúng ta hôm nay xoay quanh cụm từ: Ý nghĩa cuộc sống, giá trị cuộc sống! Thế nhưng, chúng ta chưa định danh thế nào là ý nghĩa? Thế nào là giá trị? Thế nào là cuộc sống? Mượn ngôn ngữ pháp đình, muốn xử tội, xử án, trước tiên phải nêu ra tội danh, tội chứng trước đã. Nếu chúng ta chưa đồng quan điểm, ý nghĩa là ý nghĩa gì? Giá trị là giá trị gì, vật chất hay tinh thần? Cuộc sống là gì, cuộc sống của ai, của tôi, của anh, của giai cấp nào hay của tất thảy mọi người? Phải đả thông, phải định danh tiền đề trước đã, các bạn!

Đúng là khẩu khí của một vị chánh án pháp đình tương lai nên phát biểu của Bhaddiya rất có trọng lượng, đã điểm đúng huyệt đạo của vấn đề. Và tầm vóc của vấn đề chợt trở nên rõ ràng nhưng cũng lớn lao hơn nhiều. Mọi người yên lặng khá lâu.

Devadatta chậm rãi nói:

- Đúng! Hoàn toàn đúng! Và nếu vậy, chúng ta đụng đến lãnh vực triết học rồi!

- Cả tôn giáo nữa! Kimbila xen lời - Rồi nào là ý nghĩa, giá trị của cuộc sống phù du này hay là ý nghĩa, giá trị linh thiêng, vĩnh cửu?

Thái tử thở dài, cất giọng buồn buồn:

- Đã hết đâu, Kimbila! Vấn đề của chúng ta bây giờ đã trở nên mênh mông như biển cả! Đã từ khởi thủy, khi có con người trên trái đất, người ta đã đi tìm rồi. Các bộ tộc thời còn săn bắt hái lượm, qua các thời đại lấy đá, lửa, sắt; họ đã tìm cách phục vụ cho nhu cầu đời sống. Và bây giờ, các bộ lạc có tộc trưởng, các nước cộng hòa có luật pháp, có hội đồng nguyên lão... tất thảy đều hướng đến phục vụ nhân sinh, đều đáp ứng ý nghĩa và giá trị cuộc sống. Song song với mục đích tại thế ấy, đã nhiều ngàn năm nay, tôn giáo, triết học đều đã đi tìm ý nghĩa, giá trị thiêng liêng hơn; họ đã để lại biết bao kinh văn cổ thư đã ám khói, mà ngôn ngữ ấy bây giờ không còn ai đọc được. Tuy nhiên, từ thời tiền Vệ-đà đến Vệ-đà, hiện giờ người ta vẫn còn đi tìm đấy thôi! Họ đi tìm qua các cuộc tế lễ, cầu nguyện, bùa chú, nước thánh, trầm tư, khất sĩ lang thang, tu khổ hạnh ép xác... Như vậy, vấn đề của chúng ta đặt ra cũng không mới mẻ gì!

Cuộc thảo luận chợt rơi vào hố thẳm.

Devadatta lâu lắm mới thốt lên:

- Rồi mỗi người mỗi ý nghĩa, mỗi giá trị! Rồi mỗi gia đình mỗi ý nghĩa, mỗi giá trị! Rồi mỗi tập cấp mỗi ý nghĩa, mỗi giá trị. Rồi mỗi bộ tộc mỗi ý nghĩa, mỗi giá trị! Rồi mỗi tôn giáo mỗi ý nghĩa, mỗi giá trị! Có ai đồng ý với ai? Rồi chuyện gì sẽ xẩy ra, hoàng huynh?

- Chuyện đã xẩy ra rồi, vương đệ! Đó là giật giành, tranh chấp, xung đột, chiến tranh; ở tất cả mọi nơi, ở bên trong lòng người, ở trên tất cả mọi sinh hoạt xã hội, ở trong lịch sử ngàn năm trước đến ngàn năm sau... cho đến vô tận!

Nhìn sự im lặng của mọi người, thái tử kết luận:

- Toàn bộ ý kiến, ý tưởng của các bạn, nó như ngọn gió lạnh đã đi qua, đã thổi buốt qua tâm não ta bao năm, bao tháng, bao ngày... mà ta không thể giải đáp. Ta như đang đối diện với bóng đêm trùng trùng. Có lẽ lời giải đáp tối hậu, rốt ráo, tận căn của vấn đề... nó chưa thật sự có mặt trên cuộc đời này. Vậy chúng ta có nên đi tìm không, các bạn?

Ai cũng đáp là “nên lắm”, nhưng nhìn trên sắc mặt của mọi người, dường như lại nổi bật lên câu hỏi khác: “Đi tìm ở đâu bây giờ, nếu nó không có mặt trên cuộc đời?” Bế tắc!


Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
03/03/2018(Xem: 23393)
CHÁNH PHÁP Số 76, tháng 03.2018 Hình bìa của Google Images NỘI DUNG SỐ NÀY: ¨ THƯ TÒA SOẠN, trang 2 ¨ TIN TỨC PHẬT GIÁO THẾ GIỚI (Diệu Âm lược dịch), trang 3 ¨ VU VƠ, CAFÉ PALOMA (thơ Nguyễn Bá Trạc), trang 8 ¨ NỘI DUNG KINH DIỆU PHÁP LIÊN HOA, t.t. (HT. Thích Thắng Hoan), trang 9 ¨ ĐIỂM HẸN, MƯỢN TỪ ĐÂU (thơ NT Khánh Minh), trang 12 ¨ CŨNG LẠI LÀ TIM SEN (ĐNT Tín Nghĩa), trang 13 ¨ XUÂN ĐẠO, HƯƠNG XUÂN (thơ Chúc Hiền), trang 15 ¨ THƯ MỜI THAM DỰ LỄ HÚY NHẬT ĐLHT. THÍCH TRÍ CHƠN (TT. Thích Hải Chánh), trang 16 ¨ TÂM THƯ VẬN ĐỘNG MUA CƠ SỞ MỚI LÀM CHÙA BÁT NHà (HT. Thích Nguyên Trí) 17 ¨ ĐỨC ĐẠT LAI LẠT MA NÓI VỀ PHẬT GIÁO ỨNG DỤNG (Tuệ Uyển dịch), trang 18 ¨ MÙA XUÂN & CỎ HOA (thơ Mặc Phương Tử), trang 21 ¨ Ở ĐỜI VUI ĐẠO (Nguyễn Thế Đăng), trang 22 ¨ ĐÊM NGHE CHUÔNG VỌNG (thơ Huệ Trân), trang 23 ¨ MÙA XUÂN, THI CA VÀ THIỀN ĐẠO (Sakya Minh Quang), trang 24 ¨ TA ÚP MẶT (thơ Quách Thoại), trang 27 ¨ FRANCIS STORY (1910 – 1971) (H
07/01/2018(Xem: 5817)
Hôm nay là ngày 28 tháng 11 năm 2017 tại chùa Bình Quang, xã Phước Sơn, huyện Tuy Phước, tỉnh Bình Định, chúng tôi thay mặt cho Phái đoàn Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất Âu Châu, xin trân trọng cảm ơn HT Viện chủ Tự Viện Bình Quang; cảm ơn quý vị đại diện Chính quyền sở tại; cảm ơn tất cả các Anh Chị Em BHDGĐPT Bình Định cũng như Bà con trong Xã nhà của chúng ta đã có mặt hôm nay, trong buổi lễ tặng quà bị thiệt hại do cơn bão số 12 đã gây ra cho Bà con chúng ta, và nhân nơi đây chúng tôi cũng xin chia sẻ đến Bà con một vài điều trước khi Bà con nhận món quà, bằng tất cả tấm lòng của Phái đoàn chúng tôi
15/12/2017(Xem: 77157)
Trải hơn 25 thế kỷ, Chánh Pháp của Phật vẫn được tuyên dương và lưu truyền bởi hàng đệ tử xuất gia lẫn tại gia, đem lại giải thoát và giác ngộ cho những ai học hỏi và thực hành đúng đắn. Chánh Pháp ấy là thuốc hay, nhưng bệnh mà không uống thì chẳng phải là lỗi của thuốc. Trong kinh Di Giáo, đức Phật cũng ân cần huấn thị lần chót bằng những lời cảm động như sau: “Thể hiện lòng đại bi, Như Lai đã nói Chánh Pháp ích lợi một cách cứu cánh. Các thầy chỉ còn nỗ lực mà thực hành… Hãy tự cố gắng một cách thường trực, tinh tiến mà tu tập, đừng để đời mình trôi qua một cách vô ích, và sau này sẽ phải lo sợ hối hận.” Báo Chánh Pháp có mặt để góp phần giới thiệu đạo Phật đến với mọi người. Ước mong giáo pháp của Phật sẽ được lưu chuyển qua những trang báo nhỏ này, mỗi người sẽ tùy theo căn tánh và nhân duyên mà tiếp nhận hương vị.
15/12/2017(Xem: 121648)
Văn Hóa Phật Giáo, số 242, ngày 01-02-2016 (Xuân Bính Thân) Văn Hóa Phật Giáo, số 244, ngày 01-03-2016 Văn Hóa Phật Giáo, số 245, ngày 15-03-2016 Văn Hóa Phật Giáo, số 246, ngày 01-04-2016 Văn Hóa Phật Giáo, số 247, ngày 15-04-2016 Văn Hóa Phật Giáo, số 248, ngày 01-05-2016 Văn Hóa Phật Giáo, số 249, ngày 15-05-2016 (Phật Đản PL 2560) Văn Hóa Phật Giáo, số 250, ngày 01-06-2016 Văn Hóa Phật Giáo, số 251, ngày 15-06-2016 Văn Hóa Phật Giáo, số 252, ngày 01-07-2016 Văn Hóa Phật Giáo, số 253, ngày 15-07-2016 Văn Hóa Phật Giáo, số 254, ngày 01-08-2016 Văn Hóa Phật Giáo, số 255, ngày 15-08-2016 Văn Hóa Phật Giáo, số 256, ngày 01-09-2016 Văn Hóa Phật Giáo, số 257, ngày 15-09-2016 Văn Hóa Phật Giáo, số 258, ngày 01-10-2016 Văn Hóa Phật Giáo, số 259, ngày 15-10-2016 Văn Hóa Phật Giáo, số 260, ngày 01-11-2016 Văn Hóa Phật Giáo, số 261, ngày 15-11-2016 Văn Hóa Phật Giáo, số 262, ngày 01-12-2016 Văn Hóa Phật Giáo, số 263, ngày 15-12-2016
22/12/2016(Xem: 24540)
Tất cả chúng ta đều biết rằng lời Phật dạy trong 45 năm, sau khi Ngài đắc đạo dưới cội cây Bồ Đề tại Gaya ở Ấn Độ, đã để lại cho chúng ta một gia tài tâm linh đồ sộ qua khẩu truyền cũng như bằng văn tự. Kể từ đó đến nay, con Người vĩ đại ấy và giáo lý thậm thâm vi diệu của Ngài đã vượt ra khỏi không gian của xứ Ấn và thời gian trải dài suốt 26 thế kỷ từ Á sang Âu, từ Âu sang Mỹ, từ Mỹ sang Úc, Phi Châu v.v… Như vậy đủ để cho chúng ta thấy rằng giáo lý ấy đã khế hợp với căn cơ của mọi người, dầu tu theo truyền thống Nam truyền hay Bắc truyền và ngay cả Kim Cang Thừa đi nữa cũng là những cổ xe đang chuyên chở mọi người đi đến con đường giải thoát của sanh tử luân hồi.
24/04/2016(Xem: 31675)
Qua mạng Amazon.com, tôi đặt mua cuốn sách tiếng Anh “In The Buddha’s Words” của Bhikkhu Bodhi ngay sau khi xuất bản năm 2005. Đọc sơ qua phần đầu rồi để đó. Mỗi lần đi đâu, tôi mang theo để đọc từ từ vài trang, trong lúc chờ đợi, trước khi đi ngủ. Cứ thế dần dần qua năm tháng. Rồi cũng không thẩm thấu được bao nhiêu.
04/03/2016(Xem: 15101)
Trong thời gian làm việc tại Thư viện Thành hội Phật giáo đặt tại chùa Vĩnh Nghiêm, quận 3, tôi gặp được cuốn Tôn Giáo Học So Sánh của Pháp sư Thánh Nghiêm biên soạn. Do muốn tìm hiểu về các tôn giáo trên thế giới đã lâu mà vẫn chưa tìm ra tài liệu, nay gặp được cuốn sách này tôi rất toại ý.
04/03/2016(Xem: 11583)
Đọc sách là niềm vui của tôi từ thời còn đi học cho đến nay, chưa bao giờ ngơi nghỉ. Nếu sách hay, tôi chỉ cần đọc trong một hay hai ngày là xong một quyển sách 500 đến 600 trang. Nếu sách khó, cần phải nhiều thời gian hơn thì mỗi lần tôi đọc một ít. Còn thế nào là sách dở? xin trả lời ngắn gọn là: Sách ấy không hợp với năng khiếu của mình. Dĩ nhiên khi một người viết sách, họ phải đem cái hay nhất, cái đặc biệt nhất của mình để giới thiệu đến các độc giả khắp nơi, cho nên không thể nói là dở được. Cuối cùng thì dở hay hay tùy theo đối tượng cho cả người viết lẫn người đọc, là tác giả muốn gì và độc giả muốn học hỏi được gì nơi tác phẩm ấy. Tôi đọc Đại Tạng Kinh có ngày đến 200 trang nhưng vẫn không thấy chán, mặc dầu chỉ có chữ và chữ, chứ không có một hình ảnh nào phụ họa đi kèm theo cả. Nhiều khi nhìn thấy trời tối mà lo cho những trang Kinh còn lỡ dở chưa đọc xong, phải vội gấp Kinh lại, đúng là một điều đáng tiếc. Vì biết đâu ngày mai đọc tiếp sẽ không còn những đoạn văn hay tiếp
26/01/2016(Xem: 12288)
Niết Bàn, tiếng Sanscrit là Nirvãna, phiên âm thành Niết-bàn-na. Cũng gọi là Nê-hoàn, Nê-bạn. Đó là cảnh trí của nhà tu hành dứt sạch các phiền não và tự biết rằng mình chẳng còn luyến ái. Niết (Nir): là ra khỏi, thoát ra, giải thoát. Bàn hay Bàn-na (vana): Rừng. Tức là ra khỏi cảnh rừng mê tối, rừng phiền não.
24/06/2015(Xem: 26870)
Lời vàng của Thầy tôi, một Hướng dẫn vào các sự Chuẩn bị cho Tâm-yếu của Phạm Vi Bao La từ Đại Viên Mãn, trình bày các con đường của bốn trường phái chính của Phật Giáo Tây Tạng mà không có bất kỳ mâu thuẫn nào giữa chúng.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Senior Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com ; http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
quangduc@quangduc.com , tvquangduc@bigpond.com
KHÁCH VIẾNG THĂM
110,220,567