Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Chương 02: Tiểu Sử của Đức Đạt Lai Lạt Ma

20/06/201201:09(Xem: 20814)
Chương 02: Tiểu Sử của Đức Đạt Lai Lạt Ma
NẾP SỐNG TỈNH THỨC
CỦA ĐỨC ĐẠT LAI LẠT MA

Tập 1
Thích Nữ Giới Hương


Chương 2

Tiểu Sử của Đức Đạt Lai Lạt Ma


Tenzin Gyatso, nói đủ là Jetsun Jamphel Ngawang Lobsang Yeshe Tenzin Gyatso, là pháp hiệu của Đức Đạt Lai Lạt Ma thứ 14 là vị đạo sư lãnh đạo tinh thần của người dân Tây Tạng và nhiều đạo tràng Phật Giáo trên thế giới. Đức Đạt Lai Lạt Ma là tước hiệu của vua Mông Cổ Altan Khan ban cho Lạt ma Sonam Gyatso vào năm 1578. Từ đó, “Đức Đạt Lai Lạt Ma” trở thành danh xưng cho vị Lạt ma cao nhất trong truyền thống Phật giáo Gelug (Mũ Vàng). Đạt Lai Lạt Ma (Dalai Lama) nghĩa là "Người bảo vệ đức tin" (Defender of the Faith), "Biển lớn của trí tuệ" (Ocean of Wisdom), "Vua của Chánh Pháp" (King of Dharma), “Viên bảo châu như ý” (Wishfulfilling Gem), “Hoa sen trắng” (White lotus) và Hóa thân Quan Âm (Kuan Yin Boddhisattva).

Người Tây Tạng tin rằng Lạt Ma là một vị giác ngộ, ngài đã chọn tái sinh nơi cõi đời này để mang lại lợi lạc cho tất cả quần sinh. Đức Đạt Lai Lạt Ma sinh vào ngày 06 tháng 07 năm 1935 trong một gia đình nông dân nghèo tại một ngôi làng nhỏ vùng Takster thuộc miền Đông Nam, tỉnh Amdo, Tây Tạng. Lhamo Dhondup nghĩa là Hoàn thành ý nguyện của Nữ Thần (Wish-Fulfilling Goddess) là tên thời thơ ấu của ngài. Lúc lên 2 tuổi, ngài được công nhận là hoá thân của Thubten Gyatso, Đức Đạt Lai Lạt Ma thứ 13 và ngài được đưa về thủ đô Lhasa để chính thức làm lễ tấn phong là Đức Đạt Lai Lạt Ma thứ 14

NepSongTinhThucDaLaiLama1-201

Ngôi nhà nơi Đức Đạt Lai Lạt Ma thứ 14 ra đời[1]

GIA ĐÌNH CỦA ĐỨC ĐẠT LAI LẠT MA

Ngôi làng Takster thuộc tỉnh Amdo là nơi gia đình của Đức Đạt Lai Lạt Ma thứ 14 cùng khoảng hai mươi mái nhà lá nữa cư ngụ tại đây. Song thân của Đức Đạt Lai Lạt Ma là nông dân, chủ yếu sống bằng nghề trồng trọt khoai tây, lúa kiều mạch và chăn nuôi cừu. Phụ thân của ngài tên là Choekyong Tsering, phụ mẫu của ngài là Diki Tsering. Ngài có 16 anh em, nhưng chết hết bảy người, chỉ còn hai người chị và bốn người em trai. Tsering Dolma là chị cả lớn hơn Đức Đạt Lai Lạt Ma 18 tuổi. Khi Đức Đạt Lai Lạt Ma mới sanh ra, chị đã giúp mẹ ngài để chăm sóc ngài như một vú nuôi. Trong nhật ký “Đạt Lai Lạt Ma, Con Trai tôi: Nhật ký của Thân Mẫu” (Dalai Lama, My Son: A Mother’s Story) do Diki Tsering, thân mẫu ngài kể rằng khi Đức Đạt Lai Lạt Ma mới sanh, chị ngài thấy một con mắt của ngài không mở to, chị lấy ngón tay cái của mình kéo mí mắt của ngài lên và may mắn, ngài mở mắt bình thường được và không bị nhiễm khuẩn gì nơi mắt cả.

Người em kế của Đức Đạt Lai Lạt Ma là Thupten Jigme Norbu, cũng được công nhận là hóa thân của ngài Lama Taktser Rinpoche, Gyalo Thondup và Lobsang Samten. Em nhỏ nhất của Đức Đạt Lai Lạt Ma là Tenzin Cheogyal cũng là hóa thân của ngài Ngari Rinpoche. Dĩ nhiên, cũng không ai nghĩ ngài là một đứa trẻ đặc biệt hay gia đình lại có hơn một người là hóa thân (tuku/reincarnation) của các Lama. Khi Đức Đạt Lai Lạt Ma sinh ra thì cũng có điềm lành là phụ thân của ngài bỗng qua khỏi cơn bịnh nặng và có hai con quạ đến đậu trên nóc nhà. Chúng đến vào mỗi buổi sáng, đậu ở đó một lúc rồi bay đi. Điều này rất đáng chú ý, vì đã có những hiện tượng tương tự cũng xảy ra trong thời gian mới chào đời của các vị Đạt Lai Lạt Ma thứ nhất, thứ bảy, thứ tám và thứ mười hai. Sau khi các Lạt Ma đó ra đời, có hai con quạ bay đến đậu ở trước nhà như Đức Đạt Lai Lạt Ma thứ nhất được sinh ra trong chuồng bò, nơi mà gia đình họ đang ẩn náu ở đó để tránh khỏi sự tấn công của bọn thổ phỉ. Cả gia đình đều bỏ trốn, để lại hài nhi được giấu sau những tảng đá và quấn trong tấm chăn ấm áp. Sáng hôm sau quay trở lại, họ vô cùng kinh ngạc khi thấy hài nhi được bình yên vô sự và một con quạ thật to đang canh gác cho cậu bé khỏi sự đe dọa của những bầy quạ, kên kên và những con chó hoang dã khác. Về sau, khi Đức Đạt Lai Lạt Ma thứ nhất lớn lên và tu tập có kết quả, trong lúc thiền quán, ngài tiếp xúc trực tiếp với các vị thần hộ pháp Đại Hắc Thiên (Mahakala). Lúc đó, ngài Đại Hắc Thiên đã nói rằng “Một vị như Lạt Ma đây đang hoằng dương Phật pháp, cần phải có một vị bảo hộ như tôi. Ngay trong ngày ngài ra đời, tôi là vị hộ pháp đã bảo hộ ngài” (somebody like you who is upholding the Buddhist teaching needs a protector like me. Right on the day of your birth, I helped you).

Như vậy chúng ta thấy rõ ràng có sự liên quan giữa thần Mahakala, những con quạ và các vị Ðạt Lai Lạt Ma. Trong trýờng hợp của cậu bé Tsering Dolma cũng thế, lúc đầu không có ai để ý, nhưng mới đây, thân mẫu Diki Tsering đã nhớ lại chuyện bà đã nhìn thấy hai con quạ bay tới đậu trước nhà vào mỗi sáng sớm và một lúc lâu chúng lại bay đi. Một chuyện nữa xảy ra mà thân mẫu Diki Tsering nhớ rất rõ là ngay sau khi cậu bé Tsering Dolma đến Lhasa, cậu liền nói rằng răng của cậu ở trong một chiếc hộp ở trong tòa nhà nào đó ở cung điện mùa hè Norbulingka. Khi họ mở chiếc hộp đó ra, bộ răng của vị Đạt Lai Lạt Ma thứ 13 đang nằm ở đó. Cậu bé Tsering Dolma đã chỉ vào cái hộp và nói rằng răng của ta đấy (It’s mine).

NepSongTinhThucDaLaiLama1-202Lhamo Dhondup (Đức Đạt Lai Lạt Ma phía cực trái) cùng với gia đình

Thuở nhỏ như những đứa trẻ khác, cậu bé Tsering Dolma cũng vô tư vui đùa cùng chúng bạn và thích gia nhập vào nhóm yếu hơn. Ngài cũng thích ngồi gần ổ gà là giả bộ kêu tiếng “cục cục” như con gà. Ngài cũng có sở thích hay xếp đồ vào túi như chuẩn bị sắp đi xa và ngài tuyên bố “Con sẽ đi đến thủ đô Lhasa. Con sẽ đi đến Thủ độ Lhasa và con sẽ đem cả phụ mẫu và gia đình cùng đi”[2]. Hay đến giờ ăn, ngài cũng thường dành ngồi vào ghế đầu bàn, chỗ của các vị lớn mặc dù mới có 2 tuổi. Đây là những điềm cho thấy sau này ngài sẽ là một vị lãnh đạo lớn.

TÌM THẤY ĐƯỢC ĐỨC ĐẠT LAI LAT MA THỨ XIV

Trong cuốn phim Kundu (1997) do Martin Scorsesesản xuất, chiếu về cuộc đời của Đức Đạt Lai Lạt Ma thứ 14 từ lúc tuổi thơ ấu đến trưởng thành trong hoàn cảnh đặc biệt giữa Tây Tạng và Trung Quốc. Đặc biệt chiếu về cảnh cậu bé Lhamo Dhondup được tăng đoàn và chánh quyền Tây Tạng nhận ra là hóa thân của Thupten Gyatso, Đức Lat Ma thứ 13. Vị Lạt Ma thứ 13 đã nhập Niết bàn vào năm 1933, hưởng thọ 57 tuổi. Bộ phim rất được tán thưởng và trình chiếu khắp nơi trên thế giới. Năm 1935, vị quan nhiếp chính (Regent) là một trưởng lão Lama, đi đến hồ thiêng Lhamo, phía nam Tây Tạng, cách thủ đô Lhasa khoảng 90 dặm. Đây là hồ thiêng mà người dân Tây Tạng tin rằng nhìn vào có thể đoán được tương lai. Quả vậy, trên mặt nước hồ thiêng yên tĩnh, ngài thấy hiện lên ba mẫu chữ Tây Tạng “Ah, Ka và Ma” và một ngôi chùa ba tầng với mái ngói ngọc bích và có con đường dẫn lên một ngọn đồi có một căn nhà nhỏ có máng xối rất kỳ lạ. Ngài quả quyết rằng chữ “Ah” là tỉnh Amdo, phía đông bắc, vì thế phái đoàn Tây Tạng hướng về Amdo để tìm vị Lạt Ma kế vị. Chữ “Ka” tức ám chỉ ngôi chùa ba tầng ở Kumbum gần nhà của chú bé. Chữ “Ma” là ám chỉ cho ngôi tu viện Karma Rolpai Dorje ở trên ngọn núi của ngôi làng gần bên và bây giờ Ban thiền Lạt Ma chỉ có hướng lên đỉnh đồi để đi tìm căn nhà. Khi Ban thiền Lạt ma tìm thấy căn nhà với chiếc máng xối kỳ lạ của cha mẹ cậu bé Lhamo Dhondup, phái đoàn nghĩ rằng ngài Đạt Lai Lạt Ma sẽ không ở xa nơi đây vì quang cảnh nơi này giống y như hình ảnh hiện trên mặt nước hồ thiêng.[3]

Buổi tối hôm đó, tăng đoàn Tây Tạng xin nghỉ lại nhà cậu bé Lhamo Dhondup để quán sát. Kewtsang Rinpoche, tu viện trưởng Tu viện Sera, là trưởng phái đoàn, giả bộ làm thị giả và chơi với cậu bé. Bé Lhamo Dhondup đã nhận ra ngài và gọi “Sera Lama, Sera Lama” (Xin chào Viện trưởng Tu Viện Sera! Xin chào Viện trưởng Tu Viện Sera!). Đây cũng là một bằng chứng cho thấy cậu bé Lhamo Dhondup là hóa thân của vị Lat Ma thứ 13 cho nên dù mới 3 tuổi mà đã biết đến một vị viện trưởng như vậy. Để xác chứng thêm, Lạt ma Kewtsang đưa ra một xâu chuỗi niệm Phật của Đức Đạt Lai Lạt Ma thứ 13 và cậu bé Lhamo Dhondup đã nhận ra là của mình. Lạt Ma Kewtsang hỏi tiếp ngài là ai, Lhamo Dhondup liền trả lời ngay bằng một loại tiếng lóng của địa phương là "Sera aga'', nghĩa là ''Lạt ma ở tu viện Sera". Tăng đoàn đã để lẫn các vật dụng của ngài Thupten Gyatso giữa những vật dụng của người khác, nhưng cậu bé Lhamo Dhondup chỉ nhặt đúng ngay những đồ dùng thường ngày của Đức Đạt Lai Lạt Ma thứ 13 như hàm răng giả, cây gậy, chiếc lắc linh, cuốn kinh và nhiều pháp cụ khác là của mình. Cậu bé thốt lên: “Của tôi”, “Của tôi” (It’s mine. It’s mine). Tăng đoàn vô cùng mừng rỡ xác nhận chính đây là vị Lạt Ma thứ 14 là hậu thân của Đức Đạt Lai Lạt Ma thứ 13 và sẽ tiếp nối truyền thống Đức Đạt Lai Lạt Ma của trường phái Cách lỗ (Gelugpa). Sau đó, cậu bé Lhamo Dhondup được đưa về tu viện Kumbum. Vị Lạt Ma thứ 14 tí hon này lúc đầu cũng rất buồn và nhớ song thân, anh chị em và bạn bè của mình, nhưng cũng may là có sư huynh của ngài là Lobsang Samten đã ở tu viện Kumbum trước đó, giúp đỡ ngài và thầy giáo thọ của ngài là một vị thầy già chuyên dạy học cho các chú sadi hình đồng cũng rất tốt và vui tính. Cuối cùng, vị Lạt Ma thứ 14 cùng với gia đình và tăng đoàn về đến thủ đô Lhasa. NepSongTinhThucDaLaiLama1-204(Hình bên: Đức Đạt Lai Lạt Ma lúc 3 tuổi)

Sau đó 18 tháng, Ma Bufeng, vị thủ lãnh của Hồi Giáo địa phương đã từ chối chấp nhận Vị Lạt Ma thứ 14 mà không có đóng tiền lo lót. Cho đến mùa hè 1939, phái đoàn của ngài Lạt Ma thứ 14 gồm ngài Lat Ma, song thân, sư huynh Lobsang Samten, thành viên trong tăng đoàn tìm ra ngài và nhiều chư Tăng Phật tử khác phải du hành khoảng ba tháng mới đến Lhasa. Trên đường đến Lhasa, Vị Lạt Ma thứ 14 được an vị trong chiếc kiệu nhỏ, cậu bé rất thích thú ngắm nhìn phong cảnh hai bên, những đàn bò, đàn lừa trên triền đồi cát Tây Tạng, những chú nai liếng thoáng chạy nhảy trong rừng và vô số những đàn chim bay theo nhiều kiểu hình dáng đặc kỳ ngộ nghĩnh. Còn khoảng hai dặm là đến thủ đô, một nhóm quan chức chánh quyền Tây Tạng đến tiếp đón và hộ tống phái đoàn đến Doeguthang. Mùa đông ngày 22 tháng 2 năm 1940 tại Lhasa, thủ đô của Tây Tạng, Đức Đạt Lai Lạt Ma được chính thức tấn phong tước vị là nhà lãnh đạo tôn giáo cho sáu triệu người Tây Tạng và năm 1940, tại cung điện Potala tổ chức buổi lễ trang trọng chính thức công nhận Vị Lạt Ma thứ 14 là vị thầy lãnh đạo tinh thần của toàn nhân dân Tây Tạng.

TU HỌC CẢ NỘI VÀ NGOẠI ĐIỂN

Đức Đạt Lai Lạt bắt đầu sự nghiệp tu học của mình vào lúc 6 tuổi. Ngài được đưa vào các tu viện chuyên đào tạo các vị Lạt Ma tại thủ đô Lhasa. Ngài nhập chúng ở tu viện Jokhang để thế phát xuất gia, đắp y như một chú điệu và bắt đầu hành sự tu tập với pháp danh là Jamphel Ngawang Lobsang Yeshe Tenzin Gyatso, nói gọn là Tenzin Gyatso. NepSongTinhThucDaLaiLama1-205Hình bên: Đức Đạt Lai Mạt Ma Tenzin Gyatso lúc trưởng thành

Năm 24 tuổi, Ngài đã tham dự kỳ thi đầu tiên tại các đại học Phật giáo Drepung, Sera và Ganden. Tháng 03 năm 1959, lúc ngài được 25 tuổi, kỳ thi cuối cùng được tổ chức tại Jokhang, thủ đô Lhasa, trước mặt khoảng 20.000 học giả, Đức Đạt Lai Lạt Ma đã đậu kỳ thi cuối cùng để được phong chức Geshe (Tiến sĩ Triết học Phật giáo). Các môn học mà ngài phải thông suốt như Luận lý học (Logic), Văn hóa và Nghệ thuật Tây Tạng (Culture & Tibetan Art), Phạn ngữ (Sanskrit), Y học (Medicine), Triết học Phật giáo (Buddhist philosophy). Riêng môn Triết học này gồm có làm năm phần là Bát nhã (Prajnaparamita), Trung quán luận (Madhyamika), Giới luật (Vinaya), Luận A Tỳ Đạt Ma (Abidharma) và Nhân minh luận (Pramana) và các môn học phụ khác là: Biện luận (dialetics), Thơ ca (poetry), Âm nhạc (music), Kịch nghệ (drama), Thiên văn (astrology), Văn phạm (metre and phraseing ), vv… tức là vị tiến sĩ phải học qua các học thuật và giáo lý của cả nội và ngoại điển.

TÂY TẠNG TẠI DHARAMSALA, ẤN ĐỘ

Sau đó, do hoàn cảnh đất nước không thuận lợi, ngày 17 tháng 03 năm 1959, Ngài sang tỵ nạn tại thành phố cao nguyên Dharamsala, một ngọn đồi phía Bắc Ấn Độ, thuộc bang Himachal Pradesh. Ngài thành lập chánh quyền lưu vong Tây Tạng với hơn 30,000 dân Tây Tạng đang lưu lạc cùng về đây sinh sống lập nghiệp.

Các lĩnh vực nông nghiệp, kinh tế, văn hóa, an ninh xã hội, y tế, giáo dục, vv… đã dần dần được tái hoạt động tại Ấn Độ. Các trẻ em Tây Tạng được đi học và một Trường đại học Tây Tạng được thành lập tại Ấn Độ. Có hơn 20,000 chư tăng ni và 200 tu viện Tây Tạng được xây dựng để duy trì và bảo vệ truyền thống văn hóa và tôn giáo Tây Tạng. Từ đó Dharamsala, cao nguyên sương mù thầm lặng đã trở thành một đất nước Tây Tạng thu nhỏ, một “Tiểu Lhasa” nhộn nhịp.

THẾ GIỚI CÔNG NHẬN

Sau khi Đức Đạt Lai Lạt Ma và dân Tây Tạng ổn định, ngài đã đem hết sức mình để giảng pháp, hoằng dương chánh pháp. Không giống các vị Lạt ma tiền nhiệm của mình, Đức Đạt Lai Lạt Ma thứ 14 đã đi hơn 62 nước trên sáu lục địa. Ngài đã tiếp kiến được nhiều Tổng thống, Thủ tướng và các nhân vật cao cấp trong nhiều đất nước. Ngài đã trao đổi với các nhà khoa học và các vị lãnh đạo tôn giáo cũng như xã hội ở Tây Úc, Bắc Mỹ, Liên Xô và Á Châu. Trong những chuyến du hành ở các nước ngoài, ngài đã mạnh mẽ vận động sự hiểu biết và tôn trọng lẫn nhau giữa các tôn giáo. Ngài đã tham dự vô số những buổi hội nghị liên tôn, chia sẻ thông điệp về bổn phận toàn cầu, tình yêu và lòng từ bi. Vào ngày 5 tháng 10 năm 1989, ngài được trao tặng giải thưởng Nobel hoà bình.

NHỮNG GIẢI THƯỞNG VÀ VĂN BẰNG

Từ năm 1959 đến nay, Đức Đạt Lai Lạt Ma thứ 14 đã là tác giả của 72 cuốn sách. Ngài đã nhận được 137 giải thưởng và văn bằng Tiến Sĩ Danh Dự. Danh thơm của ngài như một vị Phật sống, một sứ giả của hòa bình, một bậc thầy tâm linh vĩ đại đã vang xa khắp thế giới. Tuy nhiên, bao giờ ngài cũng bày tỏ sự khiêm cung, thân thiện, giản dị của một vị tăng Phật giáo. Ngài thường nói: “Tôi chỉ là một vị thầy tu” (I am only a simple Buddhist monk).

NepSongTinhThucDaLaiLama1-206

Đức Đạt Lai Mạt Ma lãnh Văn bằng Tiến Sĩ tại trường Đại Học Benaras Hindu, India

NĂM 1957 - 1999

Stt

Thời gian

Văn Bằng Danh Dự

Địa điểm

1

1957

Tiến Sĩ Văn Chương

Trường Đại Học Benaras Hindu, India

2

31/8/1959

Ramon Magaysay

Cộng đồng Ramon Magaysay, Philippines

3

16/9/1959

Admiral Richard E. Byrd Memorial

International Rescue Committee, USA

4

23/1/1963

Huy Chương Lincoln

Research Institute of America, USA

5

1969

Huy Chương Lakett

Norwegian Refugee Council, Norway

6

17/6/1979

Huy Chương đặc biệt (Special Medal)

Asian Buddhist Council for Peace, Mongolia

7

17/9/1979

Tiến Sĩ Thần Học

Carol College, Waukesh, USA

8

27/9/1979

Tiến Sĩ Triết Học Phật Giáo

University of Oriental Studies, USA

9

4/10/1979

Tiến Sĩ Nhân Văn Học (Humanities)

Seattle University, USA

10

19/10/1979

Ánh Sáng Tự Do (Liberty Torch)

Gilbert Di Luchia Friends of Tibet, USA

11

16/1/1984

Tiến Sĩ Danh Dự

University of Paris, France

12

28/9/1987

Huy Chương Albert Schweitzer Humanitarian

Human Behavior Foundation, USA

13

16/6/1988

Huy Chương Leopold Lucas

University of Tuebingen, W. Germany

14

21/6/1989

Huy Chương Nhân Quyền Raoul Wallenberg Congressional Human Rights

Human Rights Foundation, USA

15

23/9/1989

Huy Chương Recognition of Perseverance of Times of Adversity

World Management Council, USA

16

4/12/1989

Huy Chương Prix de la Memoire

Foundation Danielle Mitterrand, Paris, France

17

10/12/1989

Giải Nobel Hòa Bình (The Nobel Peace Prize)

Norwegian Nobel Committee, Norway

18

14/1/1990

Tiến Sĩ Thần Học

Central Institute for Higher Tibetan Studies, Sarnath, India

19

30/5/1990

Tiến Sĩ Danh Dự

University of Bologna, Bologna, Italy

20

6/6/1991

Tiến Sĩ Danh Dự

Karnataka University, India

21

8/12/1990

Huy chương Distinguished Peace Leadership Award 91

Nuclear Age Peace Foundation, USA

22

25/3/1991

Huy Chương Shiromani Award 1991

Shiromani Institute, India

23

17/4/1991

Huy chương Advancing Human Liberty

Freedom House, New York, USA

24

23/8/1991

Huy Chương Hòa Bình và Thống Nhất (Peace and Unity Award)

National Peace Conference, Delhi, India

25

10/10/1991

Huy Chương Cùng Hợp Nhất (United Earth Prize)

Klaus Nobel United Earth, USA

26

10/10/1991

Huy Chương Chuyển Bánh Xe Pháp (Wheel of Life Award)

Temple of Understanding, New York, USA

27

16/2/1992

Tiến Sĩ Triết Học

Lafayette University, Aurora, USA

28

5/5/1992

Tiến Sĩ Luật Học

University of Melbourne, Australia

29

6/6/1992

Tiến Sĩ Danh Dự

University of Rio de Janeiro, Brazil

30

11/9/1992

Giáo Sư Danh Dự

Kalmyak State University, Kalmyk

31

17/9/1992

Giáo Sư Danh Dự

Novosibirsk State University, Buriat

32

26/11/1992

Tiến Sĩ Danh Dự

Jain Vishva Bharati University, Ladnun, India

33

14/3/1993

Huy chương International Valiant for Freedom Award

The Freedom Coalition, Melbourne, Australia

34

20/3/1994

Huy chương Fellow of University

Hebrew University, Jerusalem, Israel

35

21/4/1994

Huy chương The Wallenberg

University of Michigan, Detroit, USA

36

25/4/1994

Tiến Sĩ Văn Khoa

Berea College, Berea, USA

37

26/4/1994

Tiến Sĩ Nghệ Thuật và Nhân Văn

Columbia University, USA

38

27/4/1994

Huy Chương World Security Annual Peace

New York Lawyer's Alliance, USA

39

4/6/1994

Huy Chương Franklin D. Roosevelt, Freedom

Franklin & Eleanor Roosevelt Institute, USA

40

2/1/1995

Tiến Sĩ Văn Chương

Nagpur University, India

41

5/4/1995

Tiến Sĩ Triết học

Rissho University, Tokyo, Japan

42

26/7/1996

Huy Chương The President's Medal for Excellence

Indiana University, Bloomington, USA

43

23/3/1997

Tiến Sĩ Danh Dự

Chungshan University, Kaohsiung, Taiwan

44

31/3/1997

Tiến Sĩ Danh Dự

University of Colorado, Boulder, USA

45

1/6/1997

Tiến Sĩ Danh Dự

Regis university, Denver, USA

46

11/9/1997

Tiến Sĩ Khoa Học Quốc Tế (Doctor of International Diplomatic Science)

University of Trieste, Trieste, Italy

47

25/11/1997

Huy Chương Paulos Mar Gregorious

Paulos Mar Gregorious Committee, India

48

8/5/1998

Huy Chương Juliet Hollister

Juliet Hollister Foundation, New York, USA

49

8/5/1998

Tiến Sĩ về Nhân Văn Học

Brandeis University, Boston, USA

50

11/5/1998

Tiến Sĩ Thần Học

Emory University, Atlanta, USA

51

15/5/1998

Tiến Sĩ Luật Học

University of Wisconsin, Madison, USA

52

11/11/1998

Tiến Sĩ Danh Dự

Seton Hill College, Greensburg, USA

53

7/4/1999

Tiến Sĩ Danh Dự

University of Brasilla, Brazil

54

9/4/1999

Tiến Sĩ Danh Dự

University of Buenos Aires, Argentina

55

16/4/1999

Tiến Sĩ Thần học

Florida International University, USA

56

12/10/1999

Huy Chương Bồ Đề (Boddhi Award)

American Buddhist Congress, USA

57

24/11/1999

Huy Chương Life Time Achievement

Hadassah Women's Zionist, Israel

58

12/12/1999

Huy Chương Diwaliben Mohanlal Mehta Award for International Peace & Harmony

Diwaliben Mohanlal Mehta Charitable Trust, India

NĂM 2000 – 2011


Stt

Thời gian

Văn Bằng Danh Dự

Địa điểm

1

19/4/2000

Tiến Sĩ Danh Dự

Saitama Medical School, Saitama, Japan

2

16/10/2000

Tiến Sĩ Danh Dự

Cộng đồng Ramon Magaysay, Slovakia

3

10/6/2001

Huy Chương Ecce homo Order

Kancelaria Kapituly Orderu, Poland

4

26/11/2001

Tiến Sĩ Danh Dự

University of Lusiada Porto, Portugal

5

5/12/2001

Tiến Sĩ Danh Dự

University of Tromso, Norway

6

21/5/2002

Huy Chương Peace Award 2000

UN Association of Australia, Australia

7

6/6/2002

Huy Chương Man of the Year

Croatian Academic Society, Croatia

8

14/10/2002

Huy Chương về Nhân Quyền (Human Rights Prize)

University of Graz, Autria

9

7/11/2002

Tiến Sĩ Danh Dự

National University of Mongolia, Mongolia

10

7/11/2002

Tiến Sĩ Danh Dự

Mongolian University of Science & Technology, Mongolia

11

5/12/2002

Huy Chương Basavashree

Basavakendra, Sri Murugha Math, Chitradurga, India

12

3/6/2003

Huy Chương Manfred Bjorkquist

Sigtuna Foundation, Stockholm, Sweden

13

5/9/2003

Tiến Sĩ Danh Dự

University of San Francisco, USA

14

19/9/2003

Huy Chương về Nhân Quyền (Human Right Award)

International League for Human Rights, New York, USA

15

9/10/2003

Huy Chương về Promotion of Human Rights

Foundation Jaime Brunet, Madrid, Spain

16

16/4/2004

Huy Chương 2nd Citizens Peace Building

University of California, Irvine, USA

17

19/4/2004

Tiến Sĩ Danh Dự

Univerisity Of British Columbia, Vancouver, Canada

18

20/4/2004

Tiến Sĩ Danh Dự

Simon Fraser University, Vancouver, Canada

19

27/4/2004

Tiến Sĩ Danh Dự

University of Toronto, Canada

20

27/4/2004

Huy Chương International Acharya Sushil Kumar Peace

University of Toronto, Canada

21

28/5/2004

Humphreys Memorial Award for Services to Buddhism

Buddhist Society of U.K, UK

22

18/9/2004

Tiến Sĩ Danh Dự

Nova Southeastern University, Miami, USA

23

23/9/2004

Tiến Sĩ Danh Dự

University of Miami, USA

24

24/9/2004

Tiến Sĩ Danh Dự

University of Puerto Rico, San Juan, Puerto Rico
(U.S.A.)

25

27/4/2004

Tiến Sĩ Danh Dự

University of Costa Rica, San Jose, Costa Rica

26

5/10/2004

The Gold Medal

National University of Mexico (UNAM), Mexico City, Mexico

27

7/10/2004

Tiến Sĩ Danh Dự

Universidad Iberoamericana, Mexico City , Mexico

28

27/7/2005

Huy Chương Hessian Peace

Parliament of Hesse, Wiesbaden, Germany

29

12/8/2005

Huy Chương Manhae Peace

Manhae Foundation, South Korea

30

25/9/2005

Tiến Sĩ Danh Dự

Rutgers University, New Jersy, USA

31

6/11/2005

Huy Chương Inspiration & Compassion

American Himalayan Foundation, San Francisco, USA

32

16/2/2006

Huy Chương Ben Gurion Negev

Ben Gurion University, Be'er Sheva, Israel

33

4/5/2006

Tiến Sĩ Danh Dự

University of Santiago, Santiago, Chile

34

9/9/2006

Huy Chương Công Dân Danh Dự (Honorary Citizenship)

Canada

35

19/9/2006

Tiến Sĩ Danh Dự

University of Buffalo, New York, USA

36

14/10/2006

Tiến Sĩ Danh Dự

University of Rome 3, Rome , Italy

37

10/12/2006

Huy Chương Order of the White Lotus

Kalmykia

38

9/5/2007

Tiến Sĩ Danh Dự

Smith College, Northampton, USA

39

12/7/2007

Huy Chương Bild

Bild Magazine, Germany

40

8/6/2007

Tiến Sĩ Danh Dự

Southern Cross University, Melbourne, Australia

41

20/9/2007

Tiến Sĩ Danh Dự

University of Muenster, Muenster, Germany

42

8/10/2007

Huy Chương Vô Hại (Ahimsa Award)

Institute of Jainology, London, UK

43

17/10/2007

Huy Chương Quốc Hội Mỹ (U.S. Congressional Gold Medal)

U.S. Congress, Washington, USA

44

22/10/2007

Huy Chương Presidential Distinguished Professor

Emory University, Atlanta, USA

45

14/4/2008

Tiến Sĩ Danh Dự

University of Washington, Seattle, USA

46

13/7/2008

Tiến Sĩ Danh Dự

Lehigh University, Bethlehem, USA

47

25/7/2008

Huy Chương Lãnh Đạo Toàn Cầu (Global Leadership)

Aspen Institute, Aspen, USA

48

8/12/2008

Tiến Sĩ Danh Dự

Jagiellonian University, Krakow, Poland

49

9/2/2009

Huy Chương Công dân Danh Dự

City of Rome, Rome, Italy

50

10/2/2009

Huy Chương Công Dân Danh Dự

City of Venice, Venice, Italy

51

10/2/2009

Huy Chương German Media

Editors of Germany, Baden Baden, Germany

52

7/6/2009

Huy Chương Công Dân Danh Dự

City of Paris, Paris, France

53

28/9/2009

Huy Chương University Medal

University of Warsaw, Warsaw, Poland

54

29/7/2009

Huy Chương Công Dân Danh Dự

City of Warsaw, Warsaw, Poland

55

3/8/2009

Tiến Sĩ Danh Dự

University of Marburg, Marburg, Germany

56

23/9/2009

Huy Chương International Freedom

National Civil Rights Museum, Memphis, USA

57

27/9/2009

Huy Chương Prize for Love and Forgiveness

Fetzer Institute, Vancouver, USA

58

30/9/2009

Tiến Sĩ Danh Dự

University of Calgary, Calgary, Canada

59

6/10/2009

Huy Chương The Lantos Human Rights

Lantos Foundation for Human Rights and Justice, Washington, USA

60

19/2/2010

Huy Chương Democracy Service

National Endowment for Democracy, Washington, USA

61

23/2/2010

Baccalaureate Honoris Causa

Broward College, Davie, USA

62

18/3/2010

Nirmala Deshpande Memorial Award for Peace and Global Harmony

Gandhi Ashram Reconstruction Trust, India

63

18/5/2010

Tiến Sĩ Danh Dự

University of Northern Iowa, Cedar Falls, USA

64

23/5/ 2010

Huy Chương President's Medal

Hunter College, New York, USA

65

18/9/2010

Huy Chương Công Dân Danh Dự

City of Budapest, Budapest, Hungary

66

21/9/ 2010

Huy chương Menschen in Europa

Menschen in Europa, Passau, Germany

67

20/10/2010

Huy Chương International Freedom

National Underground Railroad Freedom Center, Cincinnati, USA

68

21/10/2010

Tiến Sĩ Danh Dự

Miami University, Oxford, USA

69

21/10/2010

Huy Chương Harry T. Wilkes Leadership

Harry T. Wilks Foundation, Oxford, USA

70

18/11/2010

Huy Chương Mother Teresa Memorial International Award

Harmony Foundation, Delhi, India

71

23/11/2010

Tiến Sĩ Danh Dự

Jamia Millia Islamia University, New Delhi, India

72

4/5/2011

Huy chương Shine A Light Award

Amnesty International USA, Los Angeles, USA

73

8/5/2011

Tiến Sĩ Danh Dự

University of Minnesota, Minneapolis, USA

74

9/5/2011

Tiến Sĩ Danh Dự

Southern Methodist University, Dallas, USA

75

11/5/2011

Tiến Sĩ Danh Dự

University of Arkansas, Fayetteville, USA

76

13/7/2011

Huy Chương Lifetime Achievement

Caring Institute, Washington, USA

77

18/8/2011

Tiến Sĩ Danh Dự

University of Tartu, Tartu, Estonia

78

5/9/2011

Tiến Sĩ Danh Dự

Indira Gandhi National Open University, New Delhi, India

79

9/10/2011

Huy Chương Mahatma Gandhi International Award for Reconciliation and Peace

The Gandhi Development Trust, Durban, South Africa

NepSongTinhThucDaLaiLama1-203

Cựu Tổng Thống Geogre W. Bush trao Huy Chương Quốc Hội Hoa Kỳ (Congressinal Gold Medal) lên Đức Đạt Lai Mạt Ma vào ngày 17 tháng 10 năm 2007 (bên trái là Bà Nancy Pelosi, Ông Nghị viện Robert Byrdand Tổng thống Mỹ George W. Bush)

Tóm lại, Tenzin Gyatso, Đức Đạt Lai Lạt Ma thứ 14 là một hóa thân Bồ tát, một người đã suốt đời hy sinh thân mạng mình để mang lại an lạc và hạnh phúc cho con người. Ngài đã xuất hiện như một định mệnh để thừa kế dòng tái sanh huyền bí của trường phái Cách lỗ (Gelugpa) Mũ Vàng. Ngài đã giữ tước vị Đức Đạt Lai Lạt Ma, Nguyên thủ quốc gia Tây Tạng, trong một giai đoạn bấp bênh nhất trong lịch sử Tây Tạng. Hiện nay, vẫn trong thân phận người tị nạn lưu vong, tuy nhiên, ngài rất lạc quan và hạnh phúc trong sứ mạng đem ánh sáng Phật pháp, đem tự do, công bằng và hạnh phúc cho con người và thế giới. Những cống hiến của ngài chẳng những cho riêng Tây Tạng mà cho cả thế giới và ngày càng có nhiều nơi khắp năm châu bốn biển biết đến ngài. Do đó, chúng ta thấy ngài là một trong những người được kính tặng nhiều huy chương và văn bằng danh dự nhất (137 tấm từ năm 1957 đến năm 2011 và còn tiếp nữa). Văn bằng như là những biểu tượng của những thành quả hoa trái mà ngài đã cống hiến trong việc xây dựng con người và xã hội. Nhìn vào những thành quả mà ngài đạt được, chúng ta rất kính nễ và vui mừng. Đây là niềm hãnh diện vô cùng cho tăng sĩ Phật giáo Tây Tạng nói riêng và Phật giáo trên thế giới nói chung.

Vâng! Thật là hạnh phúc thay! Có một Bồ tát Quan Âm hóa sanh tại trái đất này.

* *



[1] http://images.search.yahoo.com/images/view/dharamsala.

[2] http://en.wikipedia.org/wiki/14th_Dalai_Lama.

[3] Dalai Lama, My Son: A Mother’s Story, Diki Tsering, New York: Viking Erkana, 2000, 89.

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
11/12/2013(Xem: 23721)
Đi tu không có nghĩa là phải vào chùa, cạo bỏ râu tóc mà phải được hiểu rộng rãi hơn nhiều! Đi tu là một quá trình khám phá tâm linh. Chúng ta học ứng dụng những lời Phật dạy trong đời sống hàng ngày của mình. Tu là chuyển hóa bản thân, từ vô minh đến trí tuệ, là tìm kiếm, khám phá con đường đưa đến hạnh phúc và an lạc.
11/12/2013(Xem: 35298)
Thiền sư Vĩnh Gia Huyền Giác là con nhà họ Đới ở Châu Ôn . Thuở nhỏ học tập kinh, luận và chuyên ròng về phép Chỉ quán của phái Thiên Thai. Kế, do xem kinh Duy Ma mà tâm địa phát sáng. Tình cờ có học trò của sư Huệ Năng là thầy Huyền Sách hỏi thăm tìm đến. Hai người trò chuyện hăng say.
10/12/2013(Xem: 24530)
Hầu hết chúng ta đều quen thuộc với câu chuyện đời của Đức Phật. Chúng ta biết rằng thái tử Siddhattha đã rời bỏ cung điện lộng lẫy của vua cha, để bắt đầu cuộc sống không nhà của người lữ hành lang thang đi tìm con đường tâm linh, và sau nhiều năm tu hành tinh tấn, Ngài đã đạt được giác ngộ khi đang nhập định dưới gốc cây bồ đề. Sau khi xả thiền, Đức Phật đã đi đến thành phố Benares, giờ được gọi là Varanasi. Ở đó, trong Vườn Nai, lần đầu tiên Ngài thuyết pháp về những gì Ngài đã khám phá về con đường đi đến hạnh phúc toàn vẹn. Lời dạy của Đức Phật rất đơn giản nhưng sâu sắc.
08/12/2013(Xem: 32440)
Khi thực tập thiền Lạy, ta nhìn sâu vào thân ta để thấy rằng thân này không đích thực là ta, không phải là vật sở hữu của ta. Trong thân này không có cái gì gọi là cái ta riêng biệt để bám víu. Tuy nhiên, thân thể ta là một hợp thể rất mầu nhiệm, nó chứa đựng cả tinh hà vũ trụ bao la. Ta thấy được tất cả các thế hệ tổ tiên, con cháu của ta đều có mặt trong thân ta. Ta cảm nhận sự có mặt của họ trong từng tế bào của cơ thể. Họ luôn có mặt trong ta và chung quanh ta. Họ cũng như các yếu tố khác đã kết hợp lại để làm nên sự sống của ta. Ta có thể tiếp xúc với những yếu tố như đất, nước, lửa và không khí - bốn đại trong ta và ngoài ta. Ta thấy ta như một con sóng trên mặt đại dương. Con sóng này được hình thành bởi các con sóng khác.
03/12/2013(Xem: 58661)
Người ta thường nói :"Ăn cơm có canh, tu hành có bạn". Đối với tôi, câu nói này thật là quá đúng. Ngày nhỏ chưa biết gì nhưng từ khi làm Huynh Trưởng Gia Đình Phật Tử tôi đã thấy ích lợi của một Tăng thân. Chúng tôi thường tập trung thành từng nhóm 5,7 người để cùng nhau tu học. Giai đoạn khó khăn nhất là sau 75 ở quê nhà. Vào khoảng 1985, 86 các anh lớn của chúng tôi muốn đưa ra một chương trình tu học cho các Huynh Trưởng trong Ban Hướng Dẫn Tỉnh và những Htr có cấp nên đã tạo ra một lớp học Phật pháp cho các Htr ở Sàigòn và các tỉnh miền Nam. Nói là "lớp học" nhưng các Chúng tự học với nhau, có gì không hiểu thì hỏi quý Thầy, các Anh và kinh sách cũng tự đi tìm lấy mà học. Theo qui định của các Anh, Sàigòn có 1 Chúng và mỗi tỉnh có 1 Chúng. Chúng tu học của chúng tôi (Sàigòn) có tên là Chúng Cổ Pháp và phải thanh toán xong các bộ kinh sau đây trong thời gian tối đa là 3 năm:
29/11/2013(Xem: 23960)
Chúng tôi chọn viết đề tài dừng tâm sanh diệt là nhân có một Phật tử than: Trong đời tu hành của con có một chướng ngại mà con không vượt qua được, đó là những niệm tưởng lăng xăng. Nó quấy rầy luôn, cả những lúc nghỉ ngơi cũng không yên.
25/11/2013(Xem: 19535)
Nhìn vào tín ngưỡng Phật giáo nhiều người thường thắc mắc tại sao lại có nhiều "thứ" đến thế! Thật vậy Phật giáo có rất nhiều học phái, tông phái, chi phái..., một số đã mai một, thế nhưng một số vẫn còn đang phát triển và đồng thời cũng có nhiều chuyển hướng mới đang được hình thành. Đối với một người tu tập Phật giáo thì sự kiện ấy thật hết sức tự nhiên: tất cả mọi hiện tượng trong thế giới đều chuyển động, sinh sôi nẩy nở và biến đổi không ngừng. Nếu nhìn vào các tín ngưỡng khác thì ta cũng sẽ thấy cùng một hiện tượng như thế.
30/10/2013(Xem: 39971)
Phật (Buddha) là một từ ngữ để chỉ người giác ngộ viên mãn. Ðức Thích Ca Mâu Ni (Sàkyãmuni) là người đã giác ngộ, nên chúng ta gọi Ngài là Phật. Giác ngộ là thấy biết mọi chân lý về vũ trụ và nhân sinh. Từ chỗ giác ngộ này, đức Phật chỉ dạy các môn đồ còn ghi chép lại thành Tạng kinh. Trong tạng kinh chứa đầy dẫy những chân lý, dù trải qua hơn 25 thế kỷ vẫn còn giá trị nguyên vẹn, không do thời gian làm suy giảm. Ngày nay chúng ta nghiên cứu Tạng kinh thật chín chắn, càng phát hiện những chân lý ấy gần gũi và thích hợp với khoa học một cách không ngờ. Trong bài viết này, chúng tôi chỉ giới thiệu tổng quát vài nét cương yếu để đọc giả suy ngẫm.
26/10/2013(Xem: 63771)
Cuộc đời đức Phật là nguồn cảm hứng bất tận cho nhiều sử gia, triết gia, học giả, nhà văn, nhà thơ, nhà khảo cổ, nhạc sĩ, họa sĩ, những nhà điêu khắc, nhà viết kịch, phim ảnh, sân khấu… Và hàng ngàn năm nay đã có vô số tác phẩm về cuộc đời đức Phật, hoặc mang tính lịch sử, khoa học hoặc phát xuất từ cảm hứng nghệ thuật, hoặc từ sự tôn kính thuần tín ngưỡng tôn giáo, đủ thể loại, nhiều tầm cỡ, đã có ảnh hưởng sâu xa trong tâm khảm biết bao độc giả, khán giả, khách hành hương chiêm bái và những người yêu thích thưởng ngoạn nghệ thuật.
19/10/2013(Xem: 12784)
Làm người biết thương yêu và bảo vệ hành tinh sống của chúng ta thì mớ thật sự làm người, mới xứng đáng làm người. Có làm người như vậy mới xứng đáng là người có đạo đức hiếu sinh. Còn ngược lại là phá hoại sự sống của nhau, làm đau khổ cho nhau. Phải không hỡi các bạn? Đạo Đức Hiếu Sinh! Có bốn chữ rất đơn giản, nhưng hành động của nó cao thượng và đẹp đẽ tuyệt vời.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]