Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Góp ý về tổ chức văn nghệ trong mùa Vu lan.

09/04/201312:22(Xem: 3946)
Góp ý về tổ chức văn nghệ trong mùa Vu lan.


MẤY VẤN ÐỀ TRAO ÐỔI VỚI BAN TỔ CHỨC

“HỘI THI VĂN NGHỆ PHẬT GIÁO MÙA VU LAN – BÁO HIẾU 2542”.

Giác Đạo Dương Kinh Thành
---o0o---

RẰNG VUI CHUNG HƯỞNG KẺO LÀ

Chúng tôi thặt thú vị khi nhận được tin lần đầu tiên Phật giáo có một Hội thi lớn lao như thế, được tổ chức sau bao nhiêm năm tự định hình và phát triển trong gian khó nhằm hướng đến xây dựng nền nghệ thuật Phật giáo tương lai. Từ những ý nghĩa đó, đã thôi thúc chúng tôi bằng mọi cách để có được những thông tin liên quan hầu củng cố thêm cho sự rạo rực đó. Ðôi lúc phải vượt qua cố gắng cá nhân, kể cả dùng đến những thủ pháp mang tính chất nghiệp vụ để đạt đến kết quả mong muốn. Tuy rằng những kết quả đạt được chưa như mong muốn và chỉ mới một phần ba thành viên ban giám khảo được dò hỏi, để cuối cùng ngay 24.9.98, nhân lúc ghé Tòa soạn Báo Giác Ngộ được cô T. Hà tặng số báo 129 ra ngày 19.8.98, trong đó có hai bài viết liên quan đến Hội Thi của hai nhà báo Phật giáo kỳ cựu Lê Việt Nhân và Nhật Viên, nơi trang 6 và 7, đủ để thỏa mãn những điều sau cùng chúng tôi đang mong đợi, và bài viết này được hoàn thành từ những cố gắng và điều kiện đó.

Rất đáng tiếc, những điều chúng tôi mong mõi tốt đẹp cho Hội thi đã thành sự hụt hẫng khiến chúng tôi chùn chân. Lòng háo hức, thú vị ban đầu lại trở thành điều thất vọng, chua chát thay vào hoán đổi. Sau một đêm thức trắng, chúng tôi viết lên những dòng này, xin được phép trao đổi thẳng thắn với Ban tổ chức về những điều băn khoăn, thất vọng đó – với tư cách là một trong những người đã từng nhiều năm, thậm chí một thời trai trẻ của mình, lăn lộn, đấu tranh cho một nền nghệ thuật Phật giáo chân chính, nhất là giai đoạn từ năm 1975 đến nay - với hy vọng gợi mở và định hướng một cách đúng đắn khoa học cho tiền đồ gia sản văn hóa nghệ thuật Phật giáo mai sau từ “cú đột phá” và “ban đầu” bào chữa cho sự vụng về, thiếu khoa học trong việc tổ chức Hội thi. Hay như vịn vào các lời khen, kể cả khen theo kiểu “ngoại giao”, hoặc của những người cảm thấy choáng ngợp vì lần đầu tiên biết Phật giáo cũng có một nền Âm nhạc – Nghệ thuật riêng, nhất là đối với thế hệ lớn lên lên từ sau năm 1975 đến nay – với hy vọng gợi mở và định hướng một cách đúng đắn khoa học cho tiền đồ gia sản văn hóa nghệ thuật Phật giáo mai sau từ cú đột phá này, tức Hội Thi. Dẫu biết rằng rồi đây sẽ có ý kiến dựa vào “cú đột phá” và “ban đầu” bào chữa cho sự vụng về, thiếu khoa học trong việc tổ chức Hội thi. Hay vịn vào các lời khen, kể cả khen theo kiểu “ngoại giao”, hoặc của những người cảm thấy choáng ngợp vì lần đầu tiên biết Phật giáo cũng có một nền Âm nhạc - nghệ thuật riêng, nhất là đối với thế hệ lớn lên từ sau 1975. Và kể cả tận dụng loa nhà, cố gắng gán đặt “thành công mỹ mãn”, đoạn kết của một hoạt cảnh “con hát cha khen” và “con khen cha hát”. Vì vậy, rất thật lòng, chúng tôi đưa ra các ý kiến bằng những đề mục dưới đây để cùng nhau thấy được những thiếu sót có bóng dáng của mối liên hệ kỳ quặc thường xảy ra ở những thời kỳ Phật giáo hanh thông.

I. ÐỊNH NGHĨA NGHỆ THUẬT SÂN KHẤU PHẬT GIÁO (NTSKPG):

Trong phạm trù lớn lao của Nghệ thuật, ở đây chỉ xin bàn đến khía cạnh NTSKPG. Lãnh vực này như chúng ta đã biết, trong lịch sử phát triển Phật giáo thời cận đại đến nay, tức từ giai đoạn chấn hưng Phật giáo, NTSKPG hoàn toàn chưa xác định được sự có mặt của mình qua quản lý, tổ chức hoặc thấp nhất là hướng dẫn. Có chăng chỉ là xu thế cảm tính và tự phát từ phía xã hội dành cho Phật giáo. Vì là cảm tính tự phát, nên không thể tránh khỏi những vấp váp, sai sót, góp phần làm chệch hướng công hạnh Phật giáo và làm méo mó hình ảnh các vị tăng lữ. Do đó, nó từng là điều dị ứng đến đã kích từ phía các vị tu hành đạo cao đức trọng, vô hình trung trở nên bức tường thành kiên cố ngăn cản sự phát triển của NTSKPG và những ai có tâm huyết thiết tha muốn xây dựng cho Phật giáo khía cạnh này để từng bước hoán đổi nó thành một phương pháp hoằng hóa chúng sanh là nỗ lực rất lớn, vô vàn khó khăn

Ðó là nhận xét tổng quan về NTSKPG trên bình diện vĩ mô, và xin nhẫn mạnh một lần nữa: đó là NTSK và NTSKPG. Ở đây, Văn nghệ chỉ là một khía cạnh nhỏ trong phạm trù vĩ mô đó. Văn nghệ tương xứng với khái niệm “nhẹ” và “nhỏ”. Hai từ “văn nghệ” trong thời gian qua đã trở thành phổ thông hóa trong mọi tầng lớp xã hội: biến đổi không xung đột từ Chỉ định từ sang Trạng từ rất thú vị, để chỉ những việc “nho nhỏ” “sương sương” như : “Ăn với tôi bửa cơm văn nghệ”, “Ðừng lo, tánh tao chơi văn nghệ mà!”, “Chẳng có gì đâu, văn nghệ mà!... vv và vv... Và như vậy, nếu nhận xét của chúng tôi không nhầm thì có lẽ BTC Hội thi cũng đã định nghĩa ddc phạm trù Văn nghệ như thế, nên đã chọn danh xưng “Hội thi văn nghệ, thay vì “Hội diễn nghệ thuật”, “Hội thi nghệ thuật”... vì đã tự lường được thực lực tham gia cũng như mục đích tổ chức, thì đó là điều rất đáng ca ngợi duy nhất trong vô vàn sai sót của BTC. Tuy vậy, nội dung Hội thi gồm có Ca – Vũ – Nhạc (không có Kịch hay các loại hình nghệ thuật khác, mặc dù nhìn vào các thành viên Ban Giám Khảo, tưởng chừng như BTC muốn nói lên sự đa dạng của Hội Thi, thậm chí qua đó sẽ có cả một giải thưởng dành cho thiết kế mỹ thuật sân khấu!) và các màn hoạt cảnh... đã vẫn phải có yếu tố NTSK ở cấp độ nhất định. Vì vậy, không thể tránh né được tham vọng một hình thức có ảnh hưởng và liên kết với NTSK cho dù BTC đã khéo chọn danh xưng “Văn nghệ”, để rồi từ đó sẽ là động tác bọc lót cho thực chất Hội thi là “Không chuyên nghiệp”. Bởi vì hơn ai hết, BTC cũng thừa khả năng nhận định giữa “Văn nghệ” và “Không chuyên” gần như chẳng có khoảng cách, đó là liên kết từ tương ứng mà các cuộc Hội thi, Hội diễn lâu nay chúng ta thường được nghe đến. Như vậy sẽ thêm được một điều ca ngợi nữa cho BTC ếu chọn danh xưng cho Hội thi này là “Hội thi (Hội Diễn càng hay) Văn Nghệ Quần Chúng Phật Giáo, hoàn toàn lô gic và phù hợp thực chất của Hội thi. Nhờ vậy sẽ quy tụ được nhiều thành phần quần chúng Phật tử tham gia hơn để ý ngiax vang rộng của một tôn giáo lớn như chúng ta luôn là điều thực tế. Có những Phật tử có tài năng, kể cả có nghệ thật, nhưng họ không là của ngôi chùa nào, nhờ thế cũng sẽ có dịp tham gia, đem hết tài năng góp phần làm cho vườn hoa nghệ thuật Phật giáo thêm hương sắc. Qua thành phần này có lẽ Ban Giám Khảo sẽ dễ dàng chấm điểm có nghệ thuật và vô tư hơn.

2. NHÂN SỰ VÀ THỜI ÐIỂM TỔ CHỨC:

Ðây là vấn đề tế nhị có liên quan đến hệ thống tổ chức nhân sự của Giáo hội hiện nay. Tuy nhiên, ở mức độ cho phép, chúng tôi xin được phát biểu theo chiều hướng chung nhất để tránh hiểu lầm thiện ý đóng góp trong bài viết này, và để bài viết được tròn đầy ý nghĩa, bởi nhân sự, tức BTC Hội thi, sẽ nêu lên ý nghĩa thành công hay thất bại ở Hội thi.

Trong điều kiện hiện nay đang từng bước củng cố nội bộ, nhất là đối với Tiểu ban Văn hóa Thành hội Phật giáo, đang rất cần tạo ra sức sống mới, thu nạp nhân sự và đặc biệt củng cố uy tín trong lãnh vực chuyên môn để lãnh đạo và điều hành, thiết nghĩ quá vội tổ chức một Hội thi như thế, dễ lâm vào tình trạng chắp vá nhân sự, kéo theo cảm tính để rồi vô tình biến Hội thi mang một ý nghĩa to tát trở nên một cuộc dương oai diệu võ không đáng có. Chúng tôi nói kên điều đó khi nhìn qua nhân sự BTC, BGK Hội thi: đâu rồi những con người bấy lâu nay thực sự có công khơi dậy lãnh vực này, từng lăn lộn xả thân dốc cả uy tín lẫn tài vật để mảnh đất vườn hoa văn hóa văn nghệ Phật giáo ngày nay có vị trí, có tiếng vang? Thành quả của họ hiện vãn còn hiện diện đường hoàng trong thành tích hoạt động của Tiểu ban Văn hóa Thành hội Phật giáo. Thiếu người có chút am tường NTSKPG(chúng tôi nhấn mạnh) đã là bài học Nhân - Quả cho BTC Hội thi, nay lại thiếu cả những người có công lao như thế liệu rồi tính chất đạo đức Phật giáo – đang là lý tưởng của chúng ta – đã để trôi dạt nơi đâu?

Vì là đang củng cố, có lẽ chiến thuật dùng người, “chiêu hiền đãi sĩ” chưa được thực sự quan tâm chăng? Chúng tôi không muốn nghĩ đến điều đó, vì tổ chức được một Hội thi như thế tức là đã tự khẳng định nội tại đã đầy sức sung mãn, và như vậy liệu rồi có tránh né được những lời ta thán bạc bẽo qua cách khẳng định bằng Hội thi ấy không? Chỉ riêng về thời gian tổ chức Hội thi thôi cũng đủ nói lên sự lúng túng và nói lên cả vấn đề dụng ý của việc tổ chức Hội thi. Trên bình diện nổi, dẫu biết rằng chọn thời điểm Vu Lan – Báo hiếu hoặc các ngày lễ Phật giáo nào khác dễ dung nạp cho có ý nghĩa. Nhưng ở đây, BTC đã để lộ sự gượng ép, cố tình áp đặt để thỏa mãn cho dụng ý tổ chức, bởi lẽ đơn giản nhất, và dù cho có biện bạch thế nào cũng khó dập tắt hay khỏa lấp được sự gượng gạo đó, ấy là danh xưng Hội thi Văn Nghệ Vu Lan – Báo hiếu 2542, ngày chung kết là 13 tháng 9, nhằm ngày 23 tháng 7 Âm lịch, có còn là ý nghĩa “chào mừng” hay “nhân ngày” được chăng? Một lần nữa, rất tội nghiệp cho danh xứng Phật giáo.

3. HỘI THI VĂN NGHỆ PHẬT GIÁO HAY HỘI THI VĂN NGHỆ GIA ÐÌNH PHẬT TỬ.

Vâng, danh xưng! Danh xưng nói lên được tài ba lãnh đạo của người tổ chức. Ðó là biểu hiện văn hóa đặc trưng không thể thiếu! Chúng tôi xin đưa ra thí dụ nhỏ dưới đây để khẳng định điều đó, điều tưởng chừng nhỏ nhưng lại có tính tế nhị và rất khoa học cho những nhà tổ chức như sau: khi chúng tôi được biệt phái qua Học sinh Phật tử Vụ (một trong 6 Vụ của Tổng vụ Thanh Niên) để giúp phát triển Ðoàn thể này, và được họp bàn, đã quyết định chọn danh xưng Ðại Hội Thanh Niên Phật Giáo thay vì Ðại Hội Thanh Niên Phật Tử (TNPT). Vì lẽ TNPT là danh xưng của một Vụ trong Tổng Vụ, mà tầm vóc và mục đích của ÐạHooijrr là cho cả nước. Thậm chí huy hiệu của Ðại hội là hình lục giác và một góc nhỏ trong ấy là phân nửa hình hoa sen và phân nửa là bánh xe Pháp luân, để tránh huy hiệu (GÐPT). Vì lẽ TNPT là danh xưng của một Vụ trong Tổng Vụ, mà tầm vóc và mục đích của Ðại Hội là do cả nước. Thậm chí huy hiệu của Ðại hội lầ hình lục giác và một góc nhỏ trong ấy là phân nửa hình hoa sen và phân nửa là bánh xe Pháp Luân, để tránh huy hiệu của GÐPT và TNPT! (những vị có mặt trong cuộc họp ấy hiện còn sống là Ð.H Võ Ðình Cường, Ð.H. Nguyễn Huỳnh, Vụ trưởng Vụ TNPT hiện sinh hoạt GÐPT Xá Lợi, bên cạnh Ð.H. Việt, giáo sư Huỳnh Bá Huệ Dương, Vụ trưởng Học sinh Phật tử Vụ, T.T Thích Minh Tâm, đặc ủy Thanh Niên giáo hội tỉnh Phan Thiết, Ð.H. Nhạc sĩ Vũ Ðức Sao Biển, người sáng tác HSPT Hành khúc, bài ca chính thức của HSPT Vụ, hiện đang công tác tại Báo Pháp luật, KTNN TPHCM).

Từ câu chuyện hồi ức trên, chúng tôi muốn nói đến việc BTC tuy cố gắng mong muốn đạt đến mục đích phát hiện tài năng Phật giáo (chúng tôi nhấn mạnh), nhưng đã vấp phải sự lúng túng để rồi trở nên quyết định chọn danh xưng cho Hội thi hết sức bất cập nếu không muốn nói là phi lý, thiếu khoa học. Danh xưng ở trường hợp này là giữa Phật Giáo và GDDPT. BTC có nhằm lẫn ai nằm trong ai, ai là đại thể ai là một tế bào trong đại thể đó? Tuy vậy, chúng tôi không khó hiểu lắm, vì như ở đề mục 2 trên đây chúng tôi có thể nói: một khi nhân sự và cái thế hậu thuẫn chưa được xác lập thì trước mắt việc tận dụng sự hậu thuẫn, nhân sự đang có trong tay mình là điều tất yếu không tránh khỏi. Trong 22 tiết mục được chấm giải, từ “giải đặc biệt” đến “khuyến khích”, danh xưng GÐPT đã chiếm trọn phân nửa trong số đó, chưa kể những tiết mục cũng do đoàn sinh tổ chức này (đơn ca, độc tấu...)được giới thiệu bằng tên Chùa hoặc tên cá nhân riêng. Riêng các tiết mục đứng tên Chùa cũng là điều đang lưu ý. Bài viết này không dám lạm bàn vì các phần đề mục trên đã được hé mở “đáp án”. Trong hai bài báo GN đã dẫn, các vị như Ð.H Võ Ðình Cường, Tâm Duệ... cũng đã phát biểu chung quanh tính chất này rất rõ nét, rất GÐPT. Thậm chí còn lấy làm tiếc tại sao không mặc đồng phục GÐPT hết, và ngay cả mặc đồng phục có thắt cà – vạt là ... sai luật GÐPT!

Thế thì câu hỏi phải được đặt ra lúc này là: Tiểu Ban Văn Hóa Thành Hội đứng ra tổ chức cuộc thi này là cho GÐPT hay cho Phật giáo? Nếu là một Hội thi Văn Nghệ Quần Chúng Phật giáo màGÐPT là một đơn vị tham gia thì các mặt liên quan không thành vấn đề bàn cãi. Và như vậy, khi đã là một Hội Thi mang tính quần chúng rộng rãi thì tính chất không chuyên nghiệp vẫn chấp nhận được. Còn ở đây, từ chổ lạm dụng danh xưng quá lơn trong khi thực chất chỉ là không chuyên quần chúng thì là điều quá đáng. Do đó, buộc lòng người xem phải đòi hỏi có chất nghệ thuật chuyên nghiệp. Dù chỉ ở một tỉ lệ nhất định, nhưng phải có ở một Hội thi lơn lao như thế. Ðòi hỏi đó tưởng cũng chẳng có gì là áp đặt hay oan ức cho BTC.

Tuy nhiên, nếu chấp nhận ngay cả ý nghĩa là một Hội thi Quần Chúng Phật giáo, GÐPT là thành viên tham gia, thỉ cũng không ổn. GÐPT là một tổ chức có hệ thống riêng, mang tích chất sinh hoạt và giáo dục thanh thiếu niên Phật giáo. Sau năm 1975, tuy có chút thay đổi về hệ thống tổ chức nhưng vẫn duy trì truyền thống xưa nay và đã có mặt trong Hiến Chương Hiáo hội hiện hành dưới danh xưng trực thuộc Ban Hướng dẫn Nam Nữ Cư Sĩ Phật Tử. GÐPT có quyền tổ chức một cuộc Hội diễn riêng, chuyên ngành như đã từng tổ chức các khóa huấn luyện, các trại sinh hoạt của mình. Sự hiện hữu của GÐPT càng thêm vững chắc và phát triển nhanh bắt đaauf từ Thông bạch số 455 và Quy định 570 của Ban Trị sự TW. Giáo Hội làm nền tảng pháp lý, đặc biệt, trong khi Nghị quyết Ban thường trực HÐTS ngày 7/9/1996, ở điều 7,8 và 9 có nhắc lại vấn đề và quyết định cấp thẻ sinh hoạt cho huynh trưởng GÐPT

Ðó là một thế mảnh rất đáng mừng, rất đáng được quan tâm và giúp đỡ về mọi mặt đễ GÐPT tiếp tục phát huy vai trò đặc biệt của minh. Nhưng điều đó không có nghĩa là phải đổi lấy tất cả, hoặc xem đó là nhân tố quyết định. Xưa, bên cạnh GÐPT còn có 5 tổ chức Thanh niên Phật giáo khác, góp phần tạo ra bộ mặt sinh động của tuổi trẻ Phật giáo. Ngày nay, bên cạnh tổ chức này còn rất nhiều dạng tu học khác, chưa kể đến những thành phần Phật tử “KT3” (Kinh tế 3 – vãng lai) không thuộc vào Chùa hay Ðạo Tràn, Hội nào... cho nên thiết tha hổ trợ cho GÐPT là điều tốt, nhưng chớ choáng ngợp và nhầm lẫn vai trò của GÐPT để rồi biee4ns thành cảm tính bên mình, như bóng với hình mang theo, trà trộn vào sự nghiệp phát triển Văn hóa- Nghệ thuật Phật giáo, vô tình bịt lối ngăn ngõ. Ngay với GÐPT, đó cũng điều tối kỵ, có thể giết chết sự sống của chính GÐPT.

Có hai lập luận cho rằng kết quả Hội thi là vậy (tức có nhiều danh xưng GÐPT trúng giải) là bởi các đơn vị, cá nhân khác do nhiều yếu tố nên không đoạt giải, và có mời nhiều nhưng lỗi tại các cá nhân, đơn vị đó không tham gia!

Ở ý kiến thứ nhất, chúng tôi không lại trừ khả năng đó. Nhưng nếu xét ý nghĩa Hội thi này, hay bất cứ một hội thi nào cũng vậy, nên nhắm vào giai đoạn sư kết để đánh giá hay là nhìn vào kết quả chung kết để khẳng định? Vẫn có những cuộc thi mà giải nhất không có kia mà! Ðiều đó nói lên ý nghĩa gì? Hay là kết quả hội thi đó không đạt điều mà BTC mong muốn? Ðó là quyết định đúng đăn để đảm bảo mục đích ý nghĩa của một cuộc thi. Vã lại, nếu cho rằng các đơn vị, cá nhân khác “do nhiều yếu tố không đạt” thì nên nghi ngờ BGK trước, vì điều này các phần trên chúng tôi đã nói.

Lập luận thứ hai: nếu “có mời mà không tham gia”, thì đến phần chúng ta nhận xét BTC đây, và phải đặt ra nhiều – càng nhiều càng tốt – các câu hỏi, để rồi tự nó cũng bật ra được “mật mã”. Ðồng thời, “có mời BTC có kinh nghiêm, tổ chức có khoa học ... thì việc đầu tiên nên quyết định là đình chỉ cuộc thi. Bởi lẽ, ngay cả một cuộc thi không có gaiir nhất – như đã thí dụ – thì điều đó đã là tương đồng với ý nghĩa thất bại, hơn là có giải pháp ngập kín quỹ khen thưởng mà sự thất bại không thành văn sẽ luôn là điều ta thán.

Cũng thời điễm này năm ngoái ( thượng tuần tháng 10/97), Thành Hội Phụ Nữ TPHCM có tổ chức Hội diễn Văn Nghệ Quần Chúng các Vị Nữ Tu Thành Phố, mà phát biểu trong ngày chung kết, BTC tuy không thẳng thắn nói ra, nhưng qua lời các Báo cáo tổng kết, đã nhìn nhận cuộc thi chưa như ý do nhiều lý do. Ðó là công tâm và còn là việc làm nên có đối với những nhà tổ chức có bản lĩnh. Ngay cả Ðài Phát Thanh TP khi tường thuật (ngày 18/10/97) cũng nói lên điều đó, khiến các khán thính giả dự nghe đều tỏ ra thông cảm và rất trân trọng. Theo chúng tôi, lý do ở đây lại thuộc về các đơn vị, cá nhân tham gia. Các tiết mục danh xưng các Dòng Mến Thánh Giá của các vị nữ tu Thiên Chúa Giáo nhiều nhất, và dĩ nhiên xuất sắc nhất, bởi âm nhạc của họ ngay từ khi đi tu đã là không thể thiếu trong các buổi thánh lễ. Còn nữ tu Phật giáo thì không nhiều, lại hát ca dưới mức không chuyên, có chăng chỉ nổi cộm nư tu Nguyễn Thị Lợi ở Chùa Bửu Quang quận 8 (nguyên văn lời giới thiệu hội diễn) với bài “Bông hồng cài áo” là tương đối. Như vậy tại các nữ tu Phật giáo nhiều hơn. BTC vf BGK hoàn toàn chẳng có lỗi chi cả. Thế mà người ta vẫn thẳng thắn nhìn nhân, và tôi nghĩ những vị tổ chức có tinh thần như thế chắc chắn sẽ đạt được nhiều thành công tiếp theo. Vấn đề này đã nẩy ra hai sauy tư để Phật giáo tự nhìn lại chính mình (như ở để mục 1 chúng tôi đã nói) và với cả BTC Hội thi này, thiết tưởng không vô ích.

4. THIẾU HẲN BẢN SẮC VĂN HÓA DÂN TỘC.

Ðây là vấn đề thiếu sót nghiêm trọng do không được quan tâm ngay từ đầu. Nhìn vào các tiết mục đoạt giải, sẽ dễ dàng nhận ra điều đó. Có chăng chỉ là những điễm xuyết lạc lỏng và đơn điệu, đó là sự chú ý owr cả hai bài ca cổ, và một tiết mục múa dựa trên nền nhạc của bài hát dân ca Lý Bằng Răng (“Em yêu làn điệu Dân ca”). Sự có mặt của ba tiết mục này cũng chưa đủ sực biện hộ cho BTC, bởi tự nó cũng chưa thể là bản sắc Văn hóa Dân tộc. Nó chỉ có thể là dạng thể hiện một chút tính dân tộc mà thôi, nhưng vẫn bị nhạt nhòa trôi dạt trong dòng xoáy hung hãn của Ca Múa Nhạc và Hoạt cảnh. Và nếu không làm theo tên người ca là danh xưng đơn vị, chưa chắc ba tiết mục hiếm hoi này đã có mặt và đoạt giải.

Cảm tính, như thế một lần nữa có sức mạnh cuốn phăng ý nghĩa quan trọng này: một ý nghĩa mà ngoài Phật giáo ra chưa một tôn giáo nào hiện diện ở Việt Nam có được, tiếc rằng BTC không nhạy bén nắm bắt được tính đặc thù đó để tận dụng và khuyến khích trước Hội thi. Chưa nói đến gaias trị nội dung 3 bài đó khi xét tặng thưởng, BTC không nhạy bén nắm bắt được tính đặc thù đó để tận dụng và khuyến khích trước Hội thi. Chưa nói đến giá trị nội dung 3 bài đó khi xét tặng thưởng, BTC có lưu ý? Ðơn cử một chi tiết: bài “Mục Liên tìm mẹ” của tác giả V.C. do đơn vị Ðạo Tràng Pháp Hoa biểu diễn, ngay từ 4 câu nói lối đầu của bài vọng cổ này cũng đã thắc mắc rất nhiều sai phạm. Thí dụ:

Cõi Thiên Trúc, miền Tây Phương Cực Lạc

Chùa Lôi Âm vang vọng mấy hồi chuông,

Một nhà sư trong lớp áo nâu sồng,

Ðang kính cẩn quì dưới chân Phật Tổ...

... nói chi đến toàn bài. Do thực chất bài viết, chúng tôi xin được không đi sâu phân tích, chỉ mở vài chi tiết nơi đây để từ đó những ai quan tâm xét thấy các sai phạm đó: Ai cũng biết những dòng đầu đó là tả về Ðức Mục Kiền Liên, một vị Thánh chúng. Nếu những dòng đó tả về một vị tăng nhân nào đó thì không là chuyện đáng nói. Do đó, ngay cả trên phương diện lịch sử, phải biết đó là thời kỳ nào. Phật tại thế hay thời Trung Quốc phát triển, và giữa Phật giáo nguyên thủy với Phật giáo Ðại thừa Bắc tông khác nhau ra sao...v.v...

Nhìn vào các tiết mục đoạt giải, chúng ta thấy ngoài một hai bài hát của các tác giả như Trần Long Ẩn (Mừng Tuổi Mẹ) và Phạm Thế Mỹ (Bông Hồng Cài Áo, thơ Nhất Hạnh), còn lại, hầu hết là những bài được sáng tác từ trước năm 1975, trong đó có những bài nằm trong nhạc sinh hoạt của GÐPT. Ở đây xin được lưu ý rằng chúng tôi nói kên điều này không có ý cho rằng xưa cũ, mà quan trọng là điều từ Tiểu Ban Văn Hóa Thành Hội đến BTC qua Hội thi này mà vẫn không vượt qua được hàng rào định kiến để tạo ra tính liên tục kế thừa, để chứng tỏ với lịch sử rằng Phật giáo không nghèo nàn về âm nhạc và nxh nhân lực sung mãn trong lĩnh vực này. Ðể rồi chúng ta thấy gì? Một điều hết sức đau lòng: tất cả như muốn làm lại từ đầu! Uổng phí và chà đạp các thành quả rất cần cho một cuộc chạy tiếp sức. Và như thế Phật giáo làm sao có thể tiến mạnh, hòa nhập vào cộng đồng xã hội kịp thời? Về mặt này, chính Tiểu ban Văn hóa đã tự mình khước từ những thành quả mà từ giữa cuối thập niên 80 đã thực hiện được. Nhiều công trình đáng kể, trong đó có cải lương và tuồng cải lương. Nếu so sánh từ đầu thập niên 50 đến giữa năm 75, gia tài văn hóa nghệ thuật Phật giáo chưa có gì ngoài một số bản tân nhạc (kể cả sinh hoạt GÐPT), thì ngần ấy thời gian sau 75 là một nỗ lực rất lớn. Ðáng trân trọng hơn là sự có mặt của ca cổ và tuồng cải lương Phật giáo. Với 3 chương trình Video cải lương Phật giáo, 6 chương trình Audio ca cổ Phật giáo tương đương 100 bài ca vọng cổ Phật giáo. Tân nhạc ngoài 6 chương trình Audio chủ đề “Dòng Sông Trăng” còn có “Hoa sen 1,2,3” và các chương trình của nhạc sĩ Nguyễn Hiệp... đủ sức cung ứng cho lãnh vực biểu diễn Phật giáo rất phong phú và đa dạng. Nên nhớ rằng trong các Hội thi, người ta có quyền đưa biểu diễn Phật giáo rất phong phú và đa dạng. Nên nhớ rằng trong các hội thi người ta cso quyền đưa ra các “bài dự thi bắt buộc” sau khi các bài tự chọn đã được duyệt qua. Với Phật giáo, điều đó càng trở nên cần thiết. Với một ai có tâm huyết và thiết tha với nền Văn Nghệ Phật giáo chân chính, không thể không nhận ra điều đó. Vì hơn bất cứ bao giờ, các cố gắng nhằm hạn chế tối đa các sai phạm méo mó vể Phật giáo từ phía các tác phẩm không phải của Phật giáo. Ðó là vấn đề quan trọng cần phải có mặt, hơn là sự có mặt của một cuộc Hội thi nhuốm đầy toan tính, không phải vì có tâm huyết thực sự về Văn hóa – Nghệ thuật Phật giáo.

Trở lại vấn đề mục đang bàn, phạm trù Bản sắc Văn hóa Dân tộc rất lớn rộng, nhưng ở mức độ cần thiết, nhất là lãnh vực nghệ thuật, thì điều đó tất yếu, dù là qua hình thức chí ít tối thiểu một dung lượng để đảm bảo cái “có” của mình. Ngay ở trong lãnh vực sinh hoạt trước đây, trước khi được biệt phái qua HSPT Vụ, chúng tôi cũng đã là Ðoàn sinh rồi lên Huynh trưởng, và các mặt hoạt động Văn nghệ ở hai đoàn thể này cũng là chuyên nghiệp. Các cuộc văn nghệ của đoàn thể thời ấy luôn đóng vai trò chủ đạo cho các chùa hoặc biểu diễn giao lưu, khác với hiện nay, lãnh vực này trở nên đa dạng hóa, vượt qua các đoàn thể Phật giáo, và dù không có lằn ranh, nhưng giữa chuyên và không chuyên đã được xác lập, đòi hỏi người kế tục hôm nay phải nhìn thấy ngay điều đó, nhất là về mặt tổ chức. Chỉ riêng mặt hoạt động Văn nghệ của GÐPT, HSPT thời gian trước, ngoài Ca,vuxr ra còn có cả Kịch thơ (Thoát Ngục Vàng, Ðôi Mắt Ngọc...) chứng tỏ tính dân tộc đã có mặt, dù cùng thời điểm đó, “ca cổ” và “cải lương” hoàn toàn xa lạ. Tuy vậy GÐPT miền Trung, nhất là ở Huế, càng đậm hơn khi đã sớm có mặt trong các buổi biểu diễn Văn nghệ của mình những điệu Lý, Hò, Vè mà nổi bật nhất là điệu múa cung đình biến thể “Ðăng Ðàn Cung” (còn gọi là “Múa Lục Cúng”). Thời trai trẻ của chúng tôi đã không được hưởng may mắn về những điều đó so với GÐPT miền Trung. Ðây là vấn đề mà các vị Huynh trưởng GÐPT hiện nay nên cố gắng khắc phục nhằm phát huy tính đa năng của các em, và Tiểu ban Văn hóa chứ không phải ai khác phải hỗ trợ GÐPT về mặt này, hơn và biến các em thành vai trò hậu thuẩn cho Hội thi này, Hội thi đã quá nghèo nàn về bản sắc văn hóa dân tộc thật hết sức tội nghiệp cho các em!

Ðã vậy, điều tắc trách nhất là Hội thi hôm nay được mở ra đúng vào giai đoạn cả nước đang hòa mình vào công cuộc “Về nguồn”, đặc biệt lại đang ở vào thời điểm kỷ niệm Sài Gòn 300 năm đợt III. Những khúc Dân ca, Hò, Vè, Hát Ru mà vô số đều có nhắc đến Phật, Hoa Sen, Chùa... thế mà BTC đã không vận dụng được để phải hụt hẫng, thì có ai đó nghi ngờ về khả năng lãnh đạo Văn hóa Phật giáo có là quá đáng?

5.NHỮNG BĂN KHOĂN CÒN LẠI SAU HỘI THI:

Với những phân tích trên, tưởng cũng đủ nói kên những điều cần nói để giúp BTC sớm nhận ra những vẫn đề liên quan đến Hội thi lần này, để rút kinh nghiệm và định nghĩa đúng đắn vai trò Văn hóa Nghệ thuật Phật giáo (trong đó có văn nghệ). Do đó, chúng tôi không muốn nêu bật thêm cái “nhất” của kết quả Hội thi, để bổ sung cho hai nhà báo Phật giáo kỳ cựu Lê Việt Nhân và Nhật Viên trong số báo GN đã dẫn, là Hội thi có GÐPT tham gia nhiều nhất, một Hội thi có nhiều cảm tính nhất”, vì như vậy chẳng qua bài viết này bắt chước các nhà báo thể thao tổng kết Tiger Cup vừa rồi. Có nên hay chăng là sau cùng chúng tôi xin mạn phép hai nhà báo Phật giáo kỳ cựu trên, tạm mượn tựa đề bài viết ấy rằng: MỘT BẢN SẮC VĂN HÓA PHẬT GIÁO CẦN ÐƯỢC ÐẦU TƯ VÀ PHẤT HUY. Mà văn hóa Phật giáo đó là cái gì và đầu tư cho ai, hay phát huy dựa vào điểm nào trong Hội thi này, mà từ cách trình bày cánh thiệp mời cho đến hình thức, nội dung của nó hoàn toàn xa lạ với Phật giáo.

Hoặc là BTC qua Hội thi này muốn hâm nóng lại “bài học ngàn vàng” hơn là nhằm phục vụ Văn hóa Nghệ thuật Phật giáo chân chính? Vâng! Bài học ngàn vàng mà xưa kia TT.A Xà Thế đối với thế lực u minh được mượn qua nghiệp thân Ðề Bà Ðạt Ða giúp và cho là một cuộc lật đổ ngoạn mục. Tất cả những lô gic thuận đều bị chà đạp như tình cha con, ngôi vua tất yếu cũng sẽ về mình... Nếu A Xà Thế không thức tỉnh dẫu đã quá muộn màng và phải đánh đổi biết bao nhiêu điều to lớn để trở nên một người Hộ lphaps tuyệt vời. Nhưng lịch sử muôn đời vẫn không quên tội ác A Xà Thế để còn đó là một tượng đài không hoàn chỉnh mà đoạn đầu là một bản phác thảo có vết tỳ nhơ.

Như vậy, rồi đây Văn hóa Phật giáo sẽ được lợi lộc gì sau kết quả Hội thi này? Hay đó chỉ là những nữa cơm thân mật cả BTC để nhắc nhở vơi người ngaoijf cuộc bằng lời cụ Tiên Ðiền Nguyễn Du, rằng: “VUI THÌ VUI HƯỞNG KẺO LÀ, AI TRI ÂM ÐÓ MẶN MÀ VỚI AI”

Ðêm 24 tháng 9 năm 1998

--- o0o ---

Vi tính: Nguyên Trang

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
18/03/2023(Xem: 9602)
Tây phương Kinh tế học có thể bị chỉ trích bởi dựa trên sự hợp lý hóa hành vi cạnh tranh, tối đa hóa lợi nhuận vì lợi ích của một nhóm nhỏ, phụ thuộc vào sự cạn kiệt tài nguyên thiên nhiên và sự suy thoái môi trường chung của chúng ta. Trong khi đó, Kinh tế học Phật giáo được hình thành dựa trên sự tương tác phụ thuộc lẫn nhau của con người và môi trường, do đó mang lại sự an lạc hạnh phúc dựa trên từ bi tâm đối với tất cả chúng sinh. Mục tiêu của nó là duy sự phát triển bền vững gắn liền bảo vệ môi trường và thích ứng với biến đổi khí hậu hiện nay, đồng thời khẳng định sự thịnh vượng chung và mang đến sự an lạc thịnh đạt cho người lao động, khách hàng, cổ đông và xã hội.
03/02/2023(Xem: 8630)
Đã có rất nhiều tài liệu đề cập về Thiền bao gồm Thiền Định, Thiền Chỉ, Thiền Quán, Thiền Tọa, Thiền Hành, Thiền Phàm Phu, Thiền Ngoại Đạo, Thiền Tiểu Thừa, Thiền Trung Thừa, Thiền Đại Thừa, Thiền Tối Thượng Thừa...Tất cả đều là những sắc thái, tướng trạng, hiện tượng và tác động từ tâm thức chúng ta trong ý hướng tu tập trên đường giải thoát, giác ngộ Phật đạo. Sự giác ngộ giải thoát nơi Phật Đạo, tuy nhiên, lại quá phong phú, đa diện với sắc thái tâm thức rất sâu xa vi tế nên dù Phật tánh
31/01/2023(Xem: 9849)
Kinh Châu Báu, thuộc kinh điển Nam Truyền, Tiểu Bộ Kinh, là một bài kinh Hộ Trì hay Cầu An, do Đức Phật Thích Ca nói ra khi Ngài được thỉnh đến thành Vesali, dân chúng đang chịu ba thứ nạn, nạn dịch bệch, nạn đói và nạn Phi Nhân. Dân chúng ở đây cầu mong nhờ ân đức cao trọng của Đức Phật, nhờ Phật Lực mà các hoạn nạn được tiêu trừ.
07/01/2023(Xem: 8155)
Phương pháp phát triển cá nhân mà nhà sư Sangharakshita nói đến trong bài này là phép thiền định của Phật giáo, một phép luyện tập nhằm biến cải một con người bình dị trở thành một con người đạo đức, sáng suốt và cao quý hơn, và ở một cấp bậc sâu xa hơn nữa còn có thể giúp con người đạo đức, sáng suốt và cao quý ấy thoát ra khỏi thế giới hiện tượng luôn trong tình trạng chuyển động và khổ đau này.
23/12/2022(Xem: 22340)
Các video sau được sưu tập và biên tập sao cho mỗi video đều có mục lục chi tiết (ngoại trừ các bài giảng lẻ), kèm theo thời điểm lúc giảng các mục để người xem có thể dễ dàng theo dõi. Ngoài ra nếu vô tình nghe một đoạn bất kỳ cũng có thể biết được Sư bà đang giảng tới mục nào vì tên mục đó có ghi phía dưới màn hình.
02/11/2022(Xem: 22904)
Đức Phật thuyết giảng giáo nghĩa Đại thừa vì tám lý do, được nêu lên ở trong bài kệ của Đại thừa trang nghiêm kinh luận: "Bất ký diệc đồng hành Bất hành diệc thành tựu Thể, phi thể, năng trị Văn dị bát nhân thành". Bài kệ này nêu lên tám lý do, tám bằng chứng kinh điển Đại thừa là do đức Phật nói chứ không phải là ai khác. Hàng Thanh văn không đủ khả năng để nói đến kinh điển Đại thừa. Hàng Duyên giác không có khả năng để nói đến kinh điển Đại thừa. Bồ tát cũng chưa đủ sự toàn giác để nói kinh điển Đại thừa. Còn đối với ngoại đạo thì đương nhiên không thể nói được một từ nào ở trong kinh điển Đại thừa. Có nhiều vị cố chấp, thiên kiến nói rằng kinh điển Đại thừa do ngoại đạo tuyên thuyết; nói như vậy là hồ đồ, không có luận cứ. Tu tập đến cỡ như hàng Thanh văn, hàng Duyên giác mà còn không nói được kinh điển Đại thừa thì làm gì cái đám ngoại đạo chấp ngã, chấp trước, chấp danh, chấp lợi mà nói được kinh điển Đại thừa. Cho nên nói kinh điển Đại thừa do ngoại đạo nói, đó
02/11/2022(Xem: 19675)
Bấy giờ, tôi khoảng chín tuổi, một hôm đi xem đưa đám tang ông Võ Hờ trong xóm, thấy mọi người đi sau đám tang đều khóc nức nở và tức tối. Thấy họ khóc, tôi cũng khóc, nhưng bấy giờ tôi không biết tại sao tôi lại khóc như vậy.
31/10/2022(Xem: 15903)
SOTAPATTI, quả vị Dự lưu, là cấp bậc đầu tiên trong bốn cấp bậc giác ngộ được đề cập trong Phật giáo Sơ kỳ. Tên gọi của quả vị nầy là từ ý nghĩa của một hành giả nhập vào dòng chảy không thối chuyển (sotāpanna, thánh Dự lưu) đưa đến giải thoát hoàn toàn. Dòng chảy nầy chính là đường thánh tám chi (Bát chi Thánh đạo, SN 55:5, kinh Sāriputta), là dòng sông hướng đến Niết-bàn cũng giống như sông Hằng chảy ra biển cả (SN 45:91, kinh Phương đông). Thời gian cần thiết để dòng sông nầy tiến đến mục tiêu tối hậu là tối đa bảy kiếp sống, không kiếp nào tái sinh trong cõi giới thấp hơn cõi người (SN 55:8, kinh Giảng đường bằng gạch).
29/10/2022(Xem: 10020)
Nhận tin nhắn trễ trên Viber sau khi đã ra khỏi nhà, và mãi đến trưa con mới trở về nên con chỉ nghe lại bài phỏng vấn này do TT Thích Nguyên Tạng có nhã ý cho chúng đệ tử học hỏi thêm giáo lý Phật Pháp trước khi Ngài trở về trú xứ Hoa Kỳ sau 3 tuần tham dự Lễ Hiệp Kỵ Lịch Đại Tổ Sư và Lễ Mừng 32 năm Khai Sơn Tu Viện Quảng Đức, vào trước giờ có pháp thoại của Tổng Vụ Hoằng Pháp và Giáo Dục của Giáo Hội Úc Châu cùng ngày. Tuy nhiên với sự ngưỡng mộ của con đối với bậc cao tăng trí tuệ viên minh, diệu huyền thông đạt như Ngài, mà những lời Ngài trình bày qua những kinh nghiệm tu chứng hành trì, hạnh giải tương ưng thu thập được trong suốt hơn 46 năm qua đã khiến con phấn chấn tu tập hơn, hầu đạt được mục đích tối cao mà Đức Phật đã truyền trao nên con đã nghe lại đôi lần vào hôm nay để có thể uống được cam lồ qua những lời đáp trao đổi Phật Pháp. Thành kính tri ân TT Thích Nguyên Tạng và HT Thích Đồng Trí và kính xin phép cho con chia sẻ lại những gì con đã học được.
13/07/2022(Xem: 11580)
Phải nói là khi nhận được tin TT Giảng Sư Thích Nguyên Tạng sẽ có bài pháp thoại giảng tại Thiền Lâm Pháp Bảo hôm nay (12/7/2022) lại vừa nghe tin tức mưa lớn và lụt tràn về Sydney mấy ngày qua, thế mà khi nhìn vào màn ảnh livestream lại thấy khuôn viên thiền môn trang nghiêm thanh tịnh quá, dường như thời tiết khí hậu chẳng hề lay động đến nơi chốn này, nơi đang tập trung những người con cầu tiến muốn hướng về một mục đích mà Đức Phật hằng mong chúng ta đạt đến : Vô Sanh để thoát khỏi vòng sinh tử .
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]