Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. quangduc@quangduc.com* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Hòa đồng Tôn giáo hay Tam giáo đồng nguyên.

09/04/201312:21(Xem: 3950)
Hòa đồng Tôn giáo hay Tam giáo đồng nguyên.



HÒA ĐỒNG TÔN GIÁO và
TAM GIÁO ĐỒNG NGUYÊN

Minh Liên

---o0o---

Đạo của trời đất thì không hai, nhưng Đạo của thế gian thì có thể nói là quá nhiều! Chính vì Đạo do con người sáng lập ra thì quá nhiều cho nên chúng ta vẫn thường nghe một lời kêu gọi của ai đó về một sự "Hòa đồng tôn giáo" hay "hòa hợp tôn giáo". Theo thiển nghĩ đó chẳng qua là hình thức của một sự kêu gọi đoàn kết tôn giáo mà thôi, chớ hòa đồng không có nghĩa là người theo Đạo Phật lại thờ Chúa và người theo Đạo Thiên Chúa lại mang thêm hình ảnh Ông Phật trong lòng!?

Cái TÂM con người nguyên thủy vốn là một khối CHÂN KHÔNG nhưng vì vô minh đã tích lũy trong đó từ năm này qua tháng nọ, từ kiếp này sang kiếp kia - mà thành tố của vô minh chính là PHÀM THỨC, là những nhận thức của con người, những nhận thức về vuông tròn, trắng đen, giàu nghèo, sang hèn, về thiện về ác, đã che mờ cái khối chân không đó. Tu là để thấy được cái TÂM và tái tạo cái TÂM bằng cách gột rửa vô minh để đưa cái TÂM trở về tình trạng nguyên thủy của nó là vắng lặng và trong suốt:"Một chữ không cũng không có, chỗ cho Phật cũng không". (Lời Lục Tổ Huệ Năng) 

Cái chuyện gột rửa vô minh đã tích lũy từ ngàn đời là một chuyện khó cho nên người ta người ta chọn cách gột rửa từ từ chỉ giữ lấy Một, cái Một đó là hình ảnh của Ông Phật hay là hình ảnh của cõi Cực lạc hoặc cũng có thể là hình ảnh của Đức Giáo chủ đã giác ngộ, rồi khi cơ duyên đưa tới người ta loại bỏ luôn cái Một đó nữa là thành công, nhưng đó không phải là chuyện dễ, có thể làm trong một kiếp mà được? Đã thế mà lại còn đưa thêm hình ảnh khác vào và giữ chặc trong đó thì biết tới chừng nào...?

Còn chuyện hòa đồng hay hòa hợp thực sự giữa các tôn giáo thì tôi nghĩ rằng chuyện đó khó mà thực hiện về cả bề mặt lẫn bề sâu (?) (Tuy tới cùng đích nhưng đi khác đường thì không thể dùng chung hành trang được). Trừ khi nào sự hòa hợp đó tự nó có sẵn trong đáy sâu tâm tưởng của mỗi người và nếu nói theo lý luận của nhà Phật thì.... Hòa hợp mà không hòa hợp thì mới thật sự là hòa hợp.

Xin đừng vội cho đó là chuyện không tưởng vì có thể nói sự hòa hợp thần kỳ đó đã nằm sẵn trong lòng mỗi người dân Việt của chúng ta mà chúng ta không nhận biết đó thôi!? Tôi muốn nói đến "sự hòa hợp sẵn" của TAM GIÁO của dân tộc Việt Nam. Thưa phải, TAM GIÁO của dân tộc Việt Nam là một sự hòa hợp thần kỳ của ba tôn giáo: Phật giáo - Khổng giáo và Lão giáo. Sự hòa hợp đó đã tự nó phát sinh trong lòng của mọi người dân Việt bất kể sang hèn, nghèo giàu, kẻ có chức quyền hay người cùn đinh mà không cần một sự kêu gọi, một sự thúc đẩy của bất cứ một thế lực ngoại lai nào. Triết lý Tam giáo đã thắm vào chiều sâu của mỗi người dân Việt một cách tự nhiên như hơi thở, không cần phải quyến rủ, không cần phải mời mọc, không cần đem danh lợi ra để khuyến dụ... 

Trong khi tìm hiểu về Đạo tôi có gặp một vị sư người Anh, Ông cũng đồng ý với tôi rằng trong toàn vùng Đông Nam Á, mà cũng có thể nói là trên toàn thế giới, nói chung, chỉ có Việt Nam là nước duy nhứt chịu ảnh hưởng cùng lúc của ba tôn giáo lớn trong vùng là Phật Giáo, Khổng Giáo và Lão Giáo. Hơn nữa khi ba giòng tư tưởng của ba tôn giáo đó vào tới Việt Nam thì đã tạo nên một sự tổng hợp tự nhiên, tuy ba mà một, tuy một mà ba... Vị sư đó đã nói với tôi: "Nước Việt Nam của anh là một nước may mắn nhứt thế giới." 

Sau đây xin mời quý vị cùng tôi suy nghiệm về một vài sự kiện thật tầm thường trong đời sống hàng ngày: (Vì đây chỉ là quan niệm của cá nhân người viết nên xin được vô lễ mà dùng chữ "Tôi" để tránh mọi ngộ nhận, xin vui lòng đừng chấp.)

1-Có lẽ trong cuộc đời của chúng ta, bất cứ ai, dù theo đạo nào, không ai mà không từng nghe, không từng nói hai tiếng "tội nghiệp"!

Khi thấy một người nào lâm vào cảnh thương tâm người ta buộc miệng:"Tội nghiệp quá!".Riết rồi quen tai quen miệng và cùng hiểu rằng hai tiếng đó dùng để bộc lộ một nỗi xót thương cho người trong cảnh khổ đau hay trái lòng. Nhưng nếu căn cứ vào kinh Phật thì hai tiếng đó chứa đựng rất nhiều ý nghĩa chớ không chỉ đơn thuần như vậy. 

Tôi thì không học rộng, không hiểu nhiều, không biết Đạo Phật đến với Việt Nam từ hồi nào và có ảnh hưởng đến nền văn hóa Việt Nam bắt đầu từ giai đọan nào của lịch sử mấy ngàn năm lập quốc, tôi chỉ biết rằng trong kho tàng ngôn ngữ của dân tộc ta chứa đựng rất nhiều từ ngữ mà ý và nghĩa xuất phát từ kinh Phật (?) và hai tiếng "Tội nghiệp" là một thí dụ. Ngoài ra còn những từ ngữ khác nữa mà ai cũng nói được, ai cũng hiểu được chớ không cần phải học cao hiểu rộng mới hiểu, chẳng hạng như chữ "Lương tâm" mà ý nghĩa đại khái thì ai cũng có thể hiểu được là:

Khi người ta tự ý không làm một việc gì đó vì xét thấy việc đó có hại cho người khác thì người ta nói: "Tôi không làm được việc đó vì lương tâm tôi không cho phép...."

Hoặc khi thống trách một người nào đó người ta cũng nói "...thật là vô lương tâm...!" Hay là hững lời trách móc nặng nề hơn một chút "...con người đó tâm địa thật độc ác.!" mà chữ "tâm địa" tôi nghĩ là do chữ "Tâm điền"trong kinh Phật mà ra. 

Ở đây chỉ ghi lại vài thí dụ điển hình, ngoài ra còn nhiều, rất nhiều những từ ngữ mà ý và nghĩa của những từ ngữ đó cũng xuất phát từ kinh Phật, điều đó cho phép tôi nghĩ rằng giáo lý Đức Phật đã nằm trong lòng mọi người dân Việt của chúng ta mà chúng ta không nhận biết đó thôi!? Bởi vì một khi chúng ta thốt lên hai tiếng "Tội nghiệp" tức là chúng ta đã mượn giáo lý Phật (một cách vô tình hay cố ý) để lý giải một trạng huống thương tâm mà trong nhất thời không có một thứ lý luận nào của thế gian có thể biện giải được hoặc là khi chúng ta thốt lên mấy tiếng "...thật là vô lương tâm.." tức là chúng ta đã vinh vào giáo lý Phật để phán xét một hành động nào đó của con người hay là khi chúng ta nói "Tôi không làm được việc đó vì lương tâm tôi không cho phép" tức là chúng ta đã vô tình (hay cố ý) mượn giáo lý Phật để làm kim chỉ nam cho mọi sinh hoạt của chúng ta rồi vậy. 

2-Đứng về chiều sâu của tâm lý mà nói thì mọi người dân Việt của chúng ta không ai mà không lấy hai chữ "ĐẠO" và "ĐỨC" làm trọng. Có thể nói "ĐẠO-ĐỨC" là căn bản của cuộc sống nội tâm của mọi người, người ta đã mặc nhiên dùng hai tiếng "ĐẠO-ĐỨC" để làm thước để đo hành vi (hay đánh giá về mặt tâm linh) của con người có hợp với lẽ đạo hay không, có trái đạo lý hay không. Như vậy tức là người ta đã có... một Ông Lão Tử... trong lòng rồi chớ còn gì nữa? Bằng chứng là người ta đã sống theo lời chỉ dạy của Đức Lão Tử. Nói tới ĐẠO-ĐỨC tức là nói tới Đức Lão Tử. ĐẠO lấy tự nhiên làm chủ, cái gì trái với tự nhiên là trái đạo lý. Có ai mà không từng nghe những câu như:..."Đừng làm chuyện thất đức..." hoặc là "Ăn ở phải để đức cho con"... vân vân và vân vân ...

3-Lại nữa, người Việt chúng ta có ai mà không biết mấy chữ: "NHÂN-NGHĨA-LỄ- TRÍ-TÍN". Sống trong đời không ai là không lấy những chữ đó để tự răn mình, phán xét việc đời và dạy dỗ con cái? Người ta đã sống trong vòng (rào) Nho Giáo của Đức Khổng Tử một cách tự nguyện mà người ta không biết đó thôi! 

Bởi vậy khi nghe có người than rằng "Đạo đức con người ở Việt Nam bây giờ bị phá sản...!" thì tôi nghĩ rằng muốn cứu vãn tình trạng này thì chỉ có cách là toàn khối dân tộc Việt chúng ta, bất kể là trong nước hay ở hải ngoại hãy quay trở về với TAM GIÁO, trở về với TAM GIÁO tức là chúng ta trở về với truyền thống văn hóa dân tộc và ở đó đã có sẵn mổt sự hòa hợp keo sơn trên căn bản ĐẠO và ĐỨC từ ngàn đời rồi vậy. 

Hơn nữa, theo thiển nghĩ, nếu mọi người đều thành tâm muốn thực hiện sự trở về, muốn vãn hồi sự phá sản đó thì chúng ta đừng quên một phương sách chiến lược là củng cố và phát triển những cơ sở tôn giáo (bất kể là tôn giáo nào) vì tôi nghĩ rằng các cơ sở tôn giáo nói chung, đặc biệt là chùa chiền và đình thờ sẽ là những trung tâm tái tạo đạo đức con người trong mai hậu. Việc đó chúng ta có thể làm được và làm được ngay từ bây giờ, nhứt là những người Việt ở hải ngoại nếu đồng tâm góp sức thì việc làm đó không có gì là khó. 

Sở dĩ tôi nói "bất kể tôn giáo nào" là vì như đã nói trên: "TAM GIÁO" đã nằm sẵn trong huyết thống của mọi người, bất kể là họ đang theo Đạo nào, chỉ chờ có cơ hội là "nó" sẽ tự phát triển, không thể kềm hãm được và khi "nó" đã phát triển thì tự nhiên sẽ có sự hòa hợp trong tinh thần dân tộc và hơn nữa, hận thù sẽ không tìm được chỗ đứng trong lòng mọi người.

Tóm lại, theo thiển nghĩ, TAM GIÁO: Phật - Lão - Nho đã làm cho con người Việt Nam trưởng thành về mặt tâm linh, đánh mất TAM GIÁO không khác nào đánh mất chỗ dựa về mặt tinh thần. Mà những gì thuộc về tâm linh thì thường còn, còn những gì thuộc về vật chất thì sẽ mất, sẽ tiêu hoại theo thời gian. Vậy chúng ta nên sống cho cái thường còn, tức là cái thật hay là sống cho cái sẽ mất tức là cái giả? Tùy chúng ta lựa chọn, ít nhứt là cho riêng mình. 

Minh Liên 
(1991)


--- o0o ---

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
30/04/2011(Xem: 7901)
"Văn hóa Tịnh độ" được thiết lập theo các quy chuẩn, giá trị vật chất và tinh thần nhất định. Thứ nhất, đây là cảnh giới không có khổ đau, chỉ có hạnh phúc...
24/03/2011(Xem: 8446)
Đức Phật thuyết Pháp, chư tăng gìn giữ pháp Phật để vĩnh viễn lưu truyền làm đạo lý tế độ quần sanh. Vì thế, Phật, Pháp và Tăng là ba món báu của chúng sanh...
11/02/2011(Xem: 30545)
Danh từ Ðạo Phật (Buddhism) xuất phát từ chữ "Budhi" nghĩa là "tỉnh thức" và như vậy Ðạo Phật là triết học của sự tỉnh thức. Nền triết học này khởi nguyên từ một kinh nghiệm thực chứng...
09/02/2011(Xem: 2940)
Cuộc sống giản đơn sẽ tháo bỏ cho chúng ta những gông cùm trách nhiệm do chính chúng ta tự đeo vào cổ, giúp chung ta có nhiều thời gian hơn để sống với những người thân yêu...
03/02/2011(Xem: 2853)
Khi nào con người trở về với chính mình thì khi đó cái đẹp "tính nhân bản" hội tụ. Và cũng chính nơi mình, "tính nhân bản" tỏa sáng muôn đời.
01/02/2011(Xem: 3417)
"Đêm Trước Một Cành Mai" là một bài thơ thường được nhắc nhở tới mỗi khi người ta nói đến dòng văn học Thiền. Đó là một bài thơ có vẻ như dễ hiểu và có tính chỉ thẳng (trực chỉ)...
22/01/2011(Xem: 2541)
Kobayashi Yatarõ được tôn sùng khắp hoàn cầu với cái tên Issa, có nghĩa là Một Tách Trà. Issa sanh năm 1763 làng Kashiwabara trong nông trại quận Nagano trung tâm Nhật Bản bây giờ.
22/01/2011(Xem: 2652)
Nhà thiền có danh từ “Tọa Xuân Phong” để diễn tả hạnh phúc khi thầy trò, đồng môn, được ngồi yên với nhau, không cần làm gì, nói gì mà như đang cho nhau rất đầy, rất đẹp.
20/01/2011(Xem: 2788)
Từ lâu, hình ảnh con trâu cứ thế mà đi vào tâm thức mọi người, không chỉ có giá trị trong đời sống lao động thực tiễn mà còn nghiễm nhiên đi vào văn học nghệ thuật Việt Nam.
05/01/2011(Xem: 32050)
Từ ngày 6 đến ngày 16 tháng 6 năm 2007 này, Đức Đạt Lai Lạt Ma sẽ viếng thăm Úc Châu, đây là chuyến thăm Úc lần thứ năm của Ngài để giảng dạy Phật Pháp. Mọi người đang trông đợi sự xuất hiện của ngài. Bốn lần viếng thăm Úc trước đây đã diễn ra vào các năm 1982, 1992, 1996, 2002, đặc biệt trong lần viếng thăm và hoằng pháp lần thứ tư năm 2002, đã có trên 110. 000 người trên khắp các thủ phủ như Melbourne, Geelong, Sydney, và Canberra đến lắng nghe ngài thuyết giảng để thay đổi và thăng hoa đời sống tâm linh của mình.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Senior Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com ; http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
quangduc@quangduc.com , tvquangduc@bigpond.com
KHÁCH VIẾNG THĂM
110,220,567