Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. quangduc@quangduc.com* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Lễ Raksha Bandhan trong phong tục Ấn Độ.

09/04/201312:20(Xem: 4356)
Lễ Raksha Bandhan trong phong tục Ấn Độ.

LỄ RAKSHA BANDHAN
TRONG PHONG TỤC ẤN ĐỘ

Lê Bích Sơn

Hàng năm, khi người Việt khắp nơi với bao nỗi niềm và tâm trạng chào đón mùa Vu Lan Báo Hiếu, thì cũng là lúc trên khắp đất nước Ấn Độ người ta hân hoan kỷ niệm ngày Raksha Bandhan. Lễ Raksha Bandhan còn gọi là lễ Rakhi hay ngày Shravan Purnima.

Truyền thuyết ngày Raksha Bandhan được đề cập trong rất nhiều thiên sử thi và thiên hùng ca văn học Ấn Độ. Theo sử thi “Bhavishya Puran” (một trong mười tám bộ sử thi kinh điển Vệ-Đà), ngày lễ Raksha Bandhan dựa trên truyền thuyết về cuộc chiến giữa các thiên thần (gods) và quỷ dữ (demons). Trong cuộc chiến này, quỷ vương Brutra đã đánh bại đội binh thiên thần của Thiên vương Indra. Được tin các thiên thần thất trận, Thiên vương Indra tiếp kiến và xin Đạo sư Brihaspati (Guru Brihaspati) tìm cách cứu vãng tình thế. Brihaspati trao Thiên vương Indra những sợi chỉ thần đã được niệm thần chú gia trì (trì chú) vào ngày Shravan Purnima (ngày trăng tròn tháng Shravan lịch Ấn Độ), và dặn Thiên vương Indra đeo vào cổ tay trong ngày xuất trận. Rồi ngày quyết định ra quân đã đến, phu nhân Thiên vương Indra là bà Sachi (còn gọi là Indrani) cẩn thận đeo những sợi chỉ thần vào tay chồng mình. Người ta tin rằng với sự mầu nhiệm và năng lực siêu nhiên từ những sợi chỉ thần “Raksha” các thiên thần đã thắng trận.

Một truyền thuyết khác được tìm thấy trong văn học Ấn Độ, truyền thuyết như sau: Quỷ vương Bali là người vô cùng tôn sùng Thần Vishnu (thần bảo hộ thế giới); để đáp lại điều đó, Thần Vishnu có trách nhiệm phải bảo vệ vương quốc của Quỷ vương Bali. Thần Vishnu rời nơi cư ngụ của mình là Vaikunth đến vương quốc Quỷ vương Bali thực hiện trách nhiệm của mình. Nữ thần Laxmi (vợ của thần Vishnu) với ước mong chồng mình sớm trở về với gia đình, Laxmi đã tìm đến vương quốc Bali hoá thân thành một phụ nữ Bà-la-môn, ẩn náu trong vương quốc này chờ ngày chồng này hồi quy. Trong khi vương quốc Bali tổ chức đón ngày trăng tròn tháng Shravan (theo văn hoá Ấn Độ một tháng 30 ngày được chia ra làm hai tháng nhỏ gọi là: tháng có trăng và tháng không trăng), Nữ thần Laxmi đã tìm cách cột những sợi chỉ thiêng vào tay của Quốc vương Bali như bày tỏ sự chúc phúc. Xúc động trước nghĩa cử này, Quốc vương Bali liền hỏi nàng là ai và tại sao đến đó. Nhân dịp này, Laxmi trình bày nguyên nhân và nguyện vọng của nàng đến vương quốc Bali. Nghe xong, quốc vương Bali vô cùng cảm động bèn tâu trình đến Thần Vishnu hãy trở về Vaikunth để tận hưởng hạnh phúc bên nàng Laxmi, trọn đời bảo vệ nàng; và quốc vương nguyện trọn đời hiến thân cho thần Vishnu. Chính vì thế mà lễ Raksha Bandhan còn gọi là “Baleva” nghĩa là lễ Quốc vương Bali người hiến thân cho thần Vishnu. Kể từ đó đến ngày trăng tròn tháng Shravan hàng năm, người Ấn có truyền thống mời tất cả chị em trong gia đình cột những sợi chỉ thiêng vào cổ tay như sự chúc phúc từ các chị hay em gái, và người anh trai, em trai trong gia đình có trách nhiệm bảo vệ các chị gái, em gái của mình.

Một truyền thuyết khác cũng được nhắc đến trong ngày Raksha Bandhan rằng: Raksha Bandhan là một hình thức lễ nghi giữa Yama (Diêm Ma, còn gọi là Diêm-La Vương) và chị gái là Yamuna (chị em sinh đôi với Yami). Yamuna đã cột sợi chỉ thiêng “rakhi” vào cổ tay Yama và cầu chúc Yama bất tử với thời gian. Cảm động trước việc làm này, Yama tuyên bố nếu ai được cột những sợi chỉ thiêng Rakhi và hứa sẽ bảo vệ chị-em gái mình suốt đời, người ấy sẽ trở thành bất tử.

Bộ sử thi vĩ đại của Ấn Độ “Mahabharata” chép rằng: Khi thần Krishna khuyên Yudhishthir cử hành lễ thiêng để bảo vệ Yudhishthir trước sự nguy hiểm của những kẻ thù địch trong chiến trận. Bà Kunti – mẹ của thần Pandavas – đã cột những sợi chỉ thiêng Rakhi vào các cháu nội của bà là Abhimanyu và Draupadi với thần Krishna. Đây là sự lý giải tại sao lễ Raksha Bandhan được tiến hành….

Ngày nay, Raksha Bandhan là một trong những ngày lễ đặc biệt đối với hầu hết người dân vùng bắc Ấn. Đây là một trong những ngày lễ quan trọng của người Ấn Độ. Trong ngày này, các chị em gái trong nhà chuẩn bị các sợi chỉ thiêng Rakhi đeo vào cổ tay của anh em trai trong gia đình và những người thân như sự cầu chúc sự khoẻ mạnh để có thể gánh vác mọi trọng trách từ gia đình đến xã hội. Từ sáng, các chị em gái đã chuẩn bị các “thali” (mâm, khay) “đồ lễ” trong đó có các loại bánh ngọt, gạo màu, bột màu kumkum, nhang thơm, đèn diya hoặc đèn dầu mù-tạt, v.v. và dĩ nhiên là không quên các sợi chỉ thiêng rakhi. Mâm đồ lễ này trước được dâng cúng các vị thần bảo hộ gia đình và tổ tiên. Sau đó, các chị em gái tiến hành cột vào tay các anh em trai những sợi chỉ thiêng rakhi, rồi “Tilaks” (dùng bột màu kumkum trét vào trán) các anh em trai và mời bánh ngọt. Trong khi tiến hành những việc này, các chị em thường đọc: “Suraj shakhan chhodian, Mooli chhodia beej. Behen ne rakhi bandhi / Bhai tu chir jug jee” (Mặt trời toả ánh sáng, củ cải đỏ luôn lan trải giống tốt của mình, chị / em cột những sợ chỉ thiêng rakhi vào tay anh / em, cầu nguyện rằng anh / em sẽ được sống lâu trăm tuổi). Sau khi chúc thọ, tiếp đến các cô đọc: “Yena baddho Balee raajaa daanavendro mahaabalah tena twaam anubadhnaami rakshe maa chala maa chala” (Chị / em đeo những sợ chỉ thiêng rakhi vào tay anh / em mà quốc vương Bali – vua của các quỷ thần – đã từng đeo nó. Ồ, những sợi chỉ thiêng rakhi! Nguyện cầu cho anh / em không bao giờ nản lòng để bảo vệ những người đã hiến thân cho mình). Nhận được những lời chúc phúc và phó thác này, các tu mi nam tử sau đó chúc phúc và hứa sẽ trọn đời bảo vệ các chị / em gái (và cả vợ nữa) trong gia đình, sẽ cứu thoát những người phụ nữ thoát khỏi thế giới tội lỗi. Dĩ nhiên không chỉ là lời nói suông, mà các chàng phải trao một vài món quà nào đó cho các chị em gái trong gia đình (nếu đã có vợ thì tất nhiên là không quên cô ấy). Trong ngày này, các nàng tha hồ đòi hỏi quà cáp và buộc các đấng tu mi nam tử phải làm điều gì đó mình thích .

Lễ Raksha Bandhan có lai lịch và cách thức tiến hành như trên. Tuy nhiên, ngày nay xã hội Ấn Độ đã có những thay đổi, lễ Raksha Bandhan không chỉ là một ngày chúc tụng giữa các anh em ruột thịt với nhau, một ngày đoàn tụ gia đình, mà nó còn là một ngày lễ hứa hẹn bảo vệ lẫn nhau giữa những người khác nhau trong cuộc sống. Giới trẻ Ấn Độ ngày nay ví von lễ Raksha Bandhan là lễ Valentine thứ hai trong năm, ngày đó các chàng tha hồ mà hứa hẹn…

Đại học Delhi, Vu Lan &Raksha Bandhan Ất Dậu (19 Aug 2005) 

LÊ BÍCH SƠN

* Chân thành cảm ơn Nghiên cứu sinh Tiến sĩ chuyên ngành Sanskrit – Indra Deo Mishra – đã cung cấp những tài liệu và dịch nghĩa phần Hindi trong bài viết này!

---o0o---

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
04/01/2011(Xem: 42343)
QUYỂN 5 MÙA AN CƯ THỨ MƯỜI BỐN (Năm 574 trước TL) 91 CÁC LOẠI CỎ Đầu Xuân, khi trời mát mẻ, đức Phật tính chuyện lên đường trở về Sāvatthi. Thấy hội chúng quá đông, đức Phật bảo chư vị trưởng lão mỗi vị dẫn mỗi nhóm, mỗi chúng phân phối theo nhiều lộ trình, qua nhiều thôn làng để tiện việc khất thực. Hôm kia, trời chiều, cạnh một khu rừng, với đại chúng vây quanh, đức Phật ngắm nhìn một bọn trẻ đang quây quần vui chơi bên một đám bò đang ăn cỏ; và xa xa bên kia, lại có một đám trẻ khác dường như đang lựa tìm để cắt những đám cỏ xanh non hơn; ngài chợt mỉm cười cất tiếng gọi:
02/01/2011(Xem: 7502)
Người xưa nói: “Đi một ngày đàng, học một sàng khôn”. Con người có mặt trong cuộc sống, ngoài việc phải nắm bắt thời gian, giành lấy thời gian, tận dụng thời gian, làm nhiều việc mang lại lợi ích cho xã hội, ngoài mục đích kéo dài tuổi thọ về mặt thời gian ra, còn cần phải mở rộng phạm vi đời sống, mở mang không gian tâm linh, để bản thân có thể hòa nhập vào nhân quần, hướng về cộng đồng thế giới.
30/12/2010(Xem: 2989)
Có lẽ người đầu tiên đặt vấn-đề Phật-giáo trong Truyện Kiều là sử-gia Trần Trọng Kim. Viết trong tập-san Khai Trí Tiến Đức số 1 (Octobre-Décembre) năm 1940, ông đã có bài “Lý-thuyết Phật-học trong Truyện Kiều.” Dù như ta biết ông là một học-giả uyên bác, không riêng gì trong ngành sử-học mà còn cả trong văn-học - ông đã cùng Bùi Kỷ hiệu đính một bản Kiều nổi tiếng từ năm 1927, sau này được nhà Tân Việt in lại rất nhiều lần - cũng như ông đã có tay trong việc phục-hưng Phật-giáo ở nước ta trong thập niên 30-40, trong bài viết nói trên, ông chỉ nêu ra được có “thuyết nhân quả” và đi vào đề-tài “cái thuyết nhân quả diễn ra ở trong Truyện Kiều” một cách tương-đối sơ sài.
14/12/2010(Xem: 16513)
Để hiểu Đạo Phật là gì? Ta hãy gạt mọi thiên kiến chỉ cần tìm sâu vào nguồn giáo lý cao đẹp ấy, một nền giáo lý xây dựng trên sự thật để tìm hiểu sự thật, do đức giáo chủ Thích Ca Mâu Ni sáng lập.
13/12/2010(Xem: 21451)
Văn hóa như hơi thở của sự sống. Chính vì vậy mà qua bao thăng trầm nghiệt ngã của lịch sử, Đạo Phật như một sức sống văn hóa ấy vẫn còn đó, như một sinh chất nuôi dưỡng nếp sống tâm linh cho con người.
27/10/2010(Xem: 11496)
Phật vốn xem mình đồng đẳng như bao chúng sinh, do vậy ai theo Phật mà tôn người thành giáo chủ, xem như mắc tội vậy. Phật không bao giờ cho lời mình là khuôn vàng thước ngọc, mà đòi hỏi người nghe phải tự chứng những lời ấy, có vậy mới mong gỡ bỏ tham sân si mạn nghi tà kiến, mới mong minh tâm kiến tánh.
25/10/2010(Xem: 2870)
Cuộc sống con người được tính từ lúc sinh ra cho đến khi trút hơi thở cuối cùng giã từ cuộc sống. Khoảng thời gian ấy được thâu tóm qua hai từ Sinh và Tử, và hai từ ấy cũng có lẽ là hai từ quan trọng nhất trong kiếp sống nhân sinh.
01/10/2010(Xem: 5552)
Kính lạy Đức Thế Tôn, Ngài đã thị hiện vào cõi nhân gian nhiều khổ đau, phiền lụy này, bằng hạnh nguyện độ sinh, bằng trí tuệ siêu việt, để từ đó Đức Thế Tôn xây dựng một nền văn hóa người trong sáng, một nếp sống hướng thượng, tâm linh siêu thoát, bằng giáo pháp giác ngộ, bằng nếp sống văn hóa cao đẹp, lành mạnh có lợi ích cho tha nhân mà con người thời bấy giờ đã xưng dương, tán thán Đức Phật...
29/09/2010(Xem: 5285)
Ngoài việc nói pháp đúng đối tượng nghe, Thế Tôn còn nói pháp đúng thời và đúng chỗ, khiến cho tác dụng của thời pháp được tăng thêm hiệu quả.
20/09/2010(Xem: 6830)
Nghi lễ biểu hiện lòng thành kính đối với Tam Bảo: Tín đồ luôn có một niềm tin sâu sắc và thành kính đối với Tam Bảo. Niềm tin đó tạo sự chuyển hóa trong nội tâm...
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Senior Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com ; http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
quangduc@quangduc.com , tvquangduc@bigpond.com
KHÁCH VIẾNG THĂM
110,220,567