Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. quangduc@quangduc.com* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Lễ Raksha Bandhan trong phong tục Ấn Độ.

09/04/201312:20(Xem: 4341)
Lễ Raksha Bandhan trong phong tục Ấn Độ.

LỄ RAKSHA BANDHAN
TRONG PHONG TỤC ẤN ĐỘ

Lê Bích Sơn

Hàng năm, khi người Việt khắp nơi với bao nỗi niềm và tâm trạng chào đón mùa Vu Lan Báo Hiếu, thì cũng là lúc trên khắp đất nước Ấn Độ người ta hân hoan kỷ niệm ngày Raksha Bandhan. Lễ Raksha Bandhan còn gọi là lễ Rakhi hay ngày Shravan Purnima.

Truyền thuyết ngày Raksha Bandhan được đề cập trong rất nhiều thiên sử thi và thiên hùng ca văn học Ấn Độ. Theo sử thi “Bhavishya Puran” (một trong mười tám bộ sử thi kinh điển Vệ-Đà), ngày lễ Raksha Bandhan dựa trên truyền thuyết về cuộc chiến giữa các thiên thần (gods) và quỷ dữ (demons). Trong cuộc chiến này, quỷ vương Brutra đã đánh bại đội binh thiên thần của Thiên vương Indra. Được tin các thiên thần thất trận, Thiên vương Indra tiếp kiến và xin Đạo sư Brihaspati (Guru Brihaspati) tìm cách cứu vãng tình thế. Brihaspati trao Thiên vương Indra những sợi chỉ thần đã được niệm thần chú gia trì (trì chú) vào ngày Shravan Purnima (ngày trăng tròn tháng Shravan lịch Ấn Độ), và dặn Thiên vương Indra đeo vào cổ tay trong ngày xuất trận. Rồi ngày quyết định ra quân đã đến, phu nhân Thiên vương Indra là bà Sachi (còn gọi là Indrani) cẩn thận đeo những sợi chỉ thần vào tay chồng mình. Người ta tin rằng với sự mầu nhiệm và năng lực siêu nhiên từ những sợi chỉ thần “Raksha” các thiên thần đã thắng trận.

Một truyền thuyết khác được tìm thấy trong văn học Ấn Độ, truyền thuyết như sau: Quỷ vương Bali là người vô cùng tôn sùng Thần Vishnu (thần bảo hộ thế giới); để đáp lại điều đó, Thần Vishnu có trách nhiệm phải bảo vệ vương quốc của Quỷ vương Bali. Thần Vishnu rời nơi cư ngụ của mình là Vaikunth đến vương quốc Quỷ vương Bali thực hiện trách nhiệm của mình. Nữ thần Laxmi (vợ của thần Vishnu) với ước mong chồng mình sớm trở về với gia đình, Laxmi đã tìm đến vương quốc Bali hoá thân thành một phụ nữ Bà-la-môn, ẩn náu trong vương quốc này chờ ngày chồng này hồi quy. Trong khi vương quốc Bali tổ chức đón ngày trăng tròn tháng Shravan (theo văn hoá Ấn Độ một tháng 30 ngày được chia ra làm hai tháng nhỏ gọi là: tháng có trăng và tháng không trăng), Nữ thần Laxmi đã tìm cách cột những sợi chỉ thiêng vào tay của Quốc vương Bali như bày tỏ sự chúc phúc. Xúc động trước nghĩa cử này, Quốc vương Bali liền hỏi nàng là ai và tại sao đến đó. Nhân dịp này, Laxmi trình bày nguyên nhân và nguyện vọng của nàng đến vương quốc Bali. Nghe xong, quốc vương Bali vô cùng cảm động bèn tâu trình đến Thần Vishnu hãy trở về Vaikunth để tận hưởng hạnh phúc bên nàng Laxmi, trọn đời bảo vệ nàng; và quốc vương nguyện trọn đời hiến thân cho thần Vishnu. Chính vì thế mà lễ Raksha Bandhan còn gọi là “Baleva” nghĩa là lễ Quốc vương Bali người hiến thân cho thần Vishnu. Kể từ đó đến ngày trăng tròn tháng Shravan hàng năm, người Ấn có truyền thống mời tất cả chị em trong gia đình cột những sợi chỉ thiêng vào cổ tay như sự chúc phúc từ các chị hay em gái, và người anh trai, em trai trong gia đình có trách nhiệm bảo vệ các chị gái, em gái của mình.

Một truyền thuyết khác cũng được nhắc đến trong ngày Raksha Bandhan rằng: Raksha Bandhan là một hình thức lễ nghi giữa Yama (Diêm Ma, còn gọi là Diêm-La Vương) và chị gái là Yamuna (chị em sinh đôi với Yami). Yamuna đã cột sợi chỉ thiêng “rakhi” vào cổ tay Yama và cầu chúc Yama bất tử với thời gian. Cảm động trước việc làm này, Yama tuyên bố nếu ai được cột những sợi chỉ thiêng Rakhi và hứa sẽ bảo vệ chị-em gái mình suốt đời, người ấy sẽ trở thành bất tử.

Bộ sử thi vĩ đại của Ấn Độ “Mahabharata” chép rằng: Khi thần Krishna khuyên Yudhishthir cử hành lễ thiêng để bảo vệ Yudhishthir trước sự nguy hiểm của những kẻ thù địch trong chiến trận. Bà Kunti – mẹ của thần Pandavas – đã cột những sợi chỉ thiêng Rakhi vào các cháu nội của bà là Abhimanyu và Draupadi với thần Krishna. Đây là sự lý giải tại sao lễ Raksha Bandhan được tiến hành….

Ngày nay, Raksha Bandhan là một trong những ngày lễ đặc biệt đối với hầu hết người dân vùng bắc Ấn. Đây là một trong những ngày lễ quan trọng của người Ấn Độ. Trong ngày này, các chị em gái trong nhà chuẩn bị các sợi chỉ thiêng Rakhi đeo vào cổ tay của anh em trai trong gia đình và những người thân như sự cầu chúc sự khoẻ mạnh để có thể gánh vác mọi trọng trách từ gia đình đến xã hội. Từ sáng, các chị em gái đã chuẩn bị các “thali” (mâm, khay) “đồ lễ” trong đó có các loại bánh ngọt, gạo màu, bột màu kumkum, nhang thơm, đèn diya hoặc đèn dầu mù-tạt, v.v. và dĩ nhiên là không quên các sợi chỉ thiêng rakhi. Mâm đồ lễ này trước được dâng cúng các vị thần bảo hộ gia đình và tổ tiên. Sau đó, các chị em gái tiến hành cột vào tay các anh em trai những sợi chỉ thiêng rakhi, rồi “Tilaks” (dùng bột màu kumkum trét vào trán) các anh em trai và mời bánh ngọt. Trong khi tiến hành những việc này, các chị em thường đọc: “Suraj shakhan chhodian, Mooli chhodia beej. Behen ne rakhi bandhi / Bhai tu chir jug jee” (Mặt trời toả ánh sáng, củ cải đỏ luôn lan trải giống tốt của mình, chị / em cột những sợ chỉ thiêng rakhi vào tay anh / em, cầu nguyện rằng anh / em sẽ được sống lâu trăm tuổi). Sau khi chúc thọ, tiếp đến các cô đọc: “Yena baddho Balee raajaa daanavendro mahaabalah tena twaam anubadhnaami rakshe maa chala maa chala” (Chị / em đeo những sợ chỉ thiêng rakhi vào tay anh / em mà quốc vương Bali – vua của các quỷ thần – đã từng đeo nó. Ồ, những sợi chỉ thiêng rakhi! Nguyện cầu cho anh / em không bao giờ nản lòng để bảo vệ những người đã hiến thân cho mình). Nhận được những lời chúc phúc và phó thác này, các tu mi nam tử sau đó chúc phúc và hứa sẽ trọn đời bảo vệ các chị / em gái (và cả vợ nữa) trong gia đình, sẽ cứu thoát những người phụ nữ thoát khỏi thế giới tội lỗi. Dĩ nhiên không chỉ là lời nói suông, mà các chàng phải trao một vài món quà nào đó cho các chị em gái trong gia đình (nếu đã có vợ thì tất nhiên là không quên cô ấy). Trong ngày này, các nàng tha hồ đòi hỏi quà cáp và buộc các đấng tu mi nam tử phải làm điều gì đó mình thích .

Lễ Raksha Bandhan có lai lịch và cách thức tiến hành như trên. Tuy nhiên, ngày nay xã hội Ấn Độ đã có những thay đổi, lễ Raksha Bandhan không chỉ là một ngày chúc tụng giữa các anh em ruột thịt với nhau, một ngày đoàn tụ gia đình, mà nó còn là một ngày lễ hứa hẹn bảo vệ lẫn nhau giữa những người khác nhau trong cuộc sống. Giới trẻ Ấn Độ ngày nay ví von lễ Raksha Bandhan là lễ Valentine thứ hai trong năm, ngày đó các chàng tha hồ mà hứa hẹn…

Đại học Delhi, Vu Lan &Raksha Bandhan Ất Dậu (19 Aug 2005) 

LÊ BÍCH SƠN

* Chân thành cảm ơn Nghiên cứu sinh Tiến sĩ chuyên ngành Sanskrit – Indra Deo Mishra – đã cung cấp những tài liệu và dịch nghĩa phần Hindi trong bài viết này!

---o0o---

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
07/02/2024(Xem: 1952)
Từ 1983 đến 1985 khi đang ở Singapore, bận bịu với chương trình nghiên cứu Phật giáo tại Viện Phát triển Giáo Trình, tôi được Tu viện Phật giáo Srilankaramaya và một số đạo hữu mời giảng bốn loạt bài pháp nói về một vài tông phái chính của Phật giáo. Các bài giảng được ưa thích, và nhờ các cố gắng của Ô. Yeo Eng Chen và một số bạn khác, chúng đã được ghi âm, chép tay và in ấn để phát miễn phí cho các học viên. Kể từ đó, các bài pháp khởi đi từ hình thức của các tập rời được ngưỡng mộ và cũng được tái bản. Sau đó, tôi nhận thấy có vẻ hay hơn nếu in ấn bốn phần ấy thành một quyển hợp nhất, và với vài lần nhuận sắc, xuất bản chúng để cho công chúng dùng chung.
19/12/2023(Xem: 4364)
Cách đây chừng 30 năm, Tổ Đình Viên Giác tại Hannover Đức Quốc chúng tôi có nhận được bộ Đại Chánh Tân Tu Đại Tạng Kinh (Taisho Shinshu Daizokyou) bằng Hán Văn gồm 100 tập do cố Hòa Thượng Thích Tịnh Hạnh từ Đài Loan giới thiệu để được tặng. Bộ Đại Tạng Kinh giá trị này do Phật Đà Giáo Dục Cơ Kim Hội xuất bản và gửi tặng đến các nơi có duyên. Phật Đà Giáo Dục Cơ Kim Hội dưới sự chứng minh và lãnh đạo tinh thần của cố Hòa Thượng Thích Tịnh Không đã làm được không biết bao nhiêu công đức truyền tải giáo lý Phật Đà qua việc xuất bản kinh điển và sách vở về Phật Giáo, với hình thức ấn tống bằng nhiều ngôn ngữ khác nhau như: Hoa Ngữ, Anh Ngữ, Pháp Ngữ, Đức Ngữ, Việt Ngữ. Nhờ đó tôi có cơ hội để tham cứu Kinh điển rất thuận tiện.
13/12/2023(Xem: 10466)
Hành Thiền, một nếp sống lành mạnh trong sáng, một phương pháp giáo dục hướng thượng (Sách pdf của HT Thích Minh Châu)
13/12/2023(Xem: 9829)
Đức Phật của Chúng Ta (Sách pdf của HT Thích Minh Châu)
03/05/2023(Xem: 7505)
Khi Phật giáo (PG) du nhập vào Trung Hoa (TH) lần đầu tiên từ Ấn-độ và Trung Á thì những TH theo PG có khuynh hướng coi tôn giáo này là một phần hay một phái của Đạo Giáo Hoàng Lão, một hình thức Đạo Giáo bắt nguồn từ kinh sách và pháp thực hành được coi là của Hoàng Đế và Lão Tử. Những người khác chấp nhận ít hơn tôn giáo “ngoại lai” xâm nhập từ các xứ Tây Phương “man rợ” này PG là xa lạ và là một sự thách thức nguy hiểm cho trật tự xã hội và đạo đức TH, Trong mấy thế kỷ, hai thái độ này tạo thành cái nôi mà ở trong đó sự hiểu biết PG của người TH thành kính, trong khi các nhà
21/04/2023(Xem: 8598)
Thượng Tọa Thích Trí Siêu từ Pháp Quốc sẽ giảng pháp tại Úc Châu vào tháng 4 năm 2023 -- Thượng Tọa Thích Trí Siêu sinh năm 1962 tại Sài Gòn. Theo cha mẹ tỵ nạn qua Pháp năm 1975. Năm 1985 nhập chúng tu học tại Tự Viện Linh-Sơn, tỉnh Joinville-le-Pont, Paris. Năm 1987 thọ cụ túc giới với Hòa Thượng Thích Huyền-Vi. Tuy xuất thân từ Đại Thừa, nhưng Thầy đã không ngần ngại du phương tham vấn và tu học với nhiều truyền thống khác như : Nguyên Thủy, Đại Thừa, Kim Cang Thừa Tây Tạng.
20/04/2023(Xem: 9638)
Học đạo quý vô tâm Làm, nghĩ, nói không lầm Sáng trong và lặng lẽ Giản dị mới uyên thâm
18/03/2023(Xem: 6242)
Tây phương Kinh tế học có thể bị chỉ trích bởi dựa trên sự hợp lý hóa hành vi cạnh tranh, tối đa hóa lợi nhuận vì lợi ích của một nhóm nhỏ, phụ thuộc vào sự cạn kiệt tài nguyên thiên nhiên và sự suy thoái môi trường chung của chúng ta. Trong khi đó, Kinh tế học Phật giáo được hình thành dựa trên sự tương tác phụ thuộc lẫn nhau của con người và môi trường, do đó mang lại sự an lạc hạnh phúc dựa trên từ bi tâm đối với tất cả chúng sinh. Mục tiêu của nó là duy sự phát triển bền vững gắn liền bảo vệ môi trường và thích ứng với biến đổi khí hậu hiện nay, đồng thời khẳng định sự thịnh vượng chung và mang đến sự an lạc thịnh đạt cho người lao động, khách hàng, cổ đông và xã hội.
03/02/2023(Xem: 5468)
Đã có rất nhiều tài liệu đề cập về Thiền bao gồm Thiền Định, Thiền Chỉ, Thiền Quán, Thiền Tọa, Thiền Hành, Thiền Phàm Phu, Thiền Ngoại Đạo, Thiền Tiểu Thừa, Thiền Trung Thừa, Thiền Đại Thừa, Thiền Tối Thượng Thừa...Tất cả đều là những sắc thái, tướng trạng, hiện tượng và tác động từ tâm thức chúng ta trong ý hướng tu tập trên đường giải thoát, giác ngộ Phật đạo. Sự giác ngộ giải thoát nơi Phật Đạo, tuy nhiên, lại quá phong phú, đa diện với sắc thái tâm thức rất sâu xa vi tế nên dù Phật tánh
31/01/2023(Xem: 6190)
Kinh Châu Báu, thuộc kinh điển Nam Truyền, Tiểu Bộ Kinh, là một bài kinh Hộ Trì hay Cầu An, do Đức Phật Thích Ca nói ra khi Ngài được thỉnh đến thành Vesali, dân chúng đang chịu ba thứ nạn, nạn dịch bệch, nạn đói và nạn Phi Nhân. Dân chúng ở đây cầu mong nhờ ân đức cao trọng của Đức Phật, nhờ Phật Lực mà các hoạn nạn được tiêu trừ.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Senior Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com ; http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
quangduc@quangduc.com , tvquangduc@bigpond.com
KHÁCH VIẾNG THĂM
110,220,567