Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. quangduc@quangduc.com* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Tâm linh người Việt trong khói hương ngày tết.

09/04/201312:10(Xem: 3414)
Tâm linh người Việt trong khói hương ngày tết.

Tâm linh người Việt trong khói hương ngày Tết 


Hương Thanh

--- o0o ---

Chẳng biết từ bao giờ, người dân Việt Nam chúng ta xem chuyện thắp hương trên bàn thờ tổ tiên là một nét đẹp văn hóa truyền thống không thể thiếu trong các dịp giỗ chạp, lễ Tết. Nén hương như một chiếc cầu nối thiêng liêng giữa cuộc sống hiện hữu của con người với cõi tâm linh của trời đất. Có thể nói, hương đã len lỏi vào tận cùng ngóc ngách của đời sống và có một vị trí quan trọng trong cuộc sống của người Việt Nam nói riêng và của người châu Á nói chung. Ngày cuối năm đi mua sắm các thứ chuẩn bị cho Tết, không ai không mua vài nén hương về thắp cho ông bà, tổ tiên mình.

NÉT ĐẸP VĂN HÓA

Nói đến nghề làm hương thì phải kể đến dân Dốc Lã (Hưng Yên) vì đây là quê hương của bà tổ làng nghề. Tục truyền rằng, có một cô gái họ Mai, quê ở Dốc Lã, lấy chồng người Trung Quốc. Một lần về thăm nhà, thấy bà con làng mình nghèo khổ, cô liền bày cho họ nghề làm hương, thế là nghề này được phát tán đi khắp nơi. Sau khi được truyền nghề, qua thời gian cùng sự sáng tạo tinh tế, nghề làm hương ở Việt Nam ngày một tiến bộ không kém hương của Trung Quốc. Cũng từ đó, nén hương đã đi vào đời sống văn hóa, tín ngưỡng của người Việt Nam như một nét đẹp truyền thống, gần gũi và thiêng liêng.

Trong chúng ta, khó ai có thể diễn tả hết sự xúc động khi vào khoảnh khắc giao hòa trời đất giữa năm mới và năm cũ, cả gia đình quây quần bên nhau, thắp trên bàn thờ một vài nén hương thơm rồi tưởng nhớ đến ông bà, cha mẹ, những người thân yêu đã khuất. Sự lẩn khuất của làn khói trắng, mùi thơm nhẹ lan tỏa làm cho ta thấy ấm cúng và gắn bó với nhau hơn. Trong tâm thức, mỗi người Việt Nam chúng ta đều tin rằng: Ở thế giới bên kia, trong một không gian vô định, có những hình ảnh, những con người vô hình đang hướng về chúng ta, đang ở bên chúng ta hàng ngày. Và khi ta thắp nén hương lên là ta có thể tâm sự với họ, sưởi ấm cả thế giới này và cả thế giới vô hình kia nữa.

Chẳng biết tục lệ thắp hương có từ bao giờ và do ai sáng lập. Cả đến vua Trần Nhân Tông – vị vua duy nhất trong lịch sử đã xuất gia – cũng thừa hưởng và dùng hương rất nhiều trong mỗi lần đến chùa. Nhiều người Việt xưa có thói quen, khi đi xa về thường thắp hương trên bàn thờ trước rồi mới nói, làm việc gì đó. Với những người sắp đi xa lại cũng thắp hương để mong lên đường an toàn, may mắn. Ở nhiều vùng của Nam Bộ, người ta còn thắp hương cho từng gốc cây, ụ mối, góc nhà với quan niệm mọi vật đều có đời sống tâm linh của nó. Triết lý nhân sinh thật đơn giản nhưng lại mang một nội hàm đa dạng, phong phú thường thấy ở người Á Đông. Ngày nay, hương không chỉ được thắp trong gia đình mà cả những tôn giáo khác nhau cũng đều có chung nét văn hóa này. Đặc biệt là ở các đền chùa, miếu mạo, hương là một thứ không thể thiếu. Ngày Tết đi chùa lễ Phật, hái lộc đầu năm, chúng ta luôn bắt gặp những hình ảnh rất quen thuộc: Những cụ ông, cụ bà, những nam thanh nữ tú tay cầm hương, miệng lâm râm khấn vái cầu mong một năm mới an khang, thịnh vượng, phúc lộc thọ khang ninh... Đây hoàn toàn không phải là hành động mê tín dị đoan, nhưng là một nét văn hóa đẹp được tồn tại từ rất lâu, đem lại cho người ta một sự thanh thản và bình yên trong tâm hồn.

VĂN HÓA HƯƠNG NHANG

Bao giờ cũng vậy, người Việt Nam đã quen chọn số lẻ (1, 3, 5, 7, 9) cho số nén hương dâng lên. Hoặc có thể người ta cũng đốt cả nắm hương chứ không chọn số chẵn (2, 4, 6, 8). Theo thói quen là vậy, còn theo lý giải của nhà Phật cho rằng, số lẻ mang nhiều ý nghĩa linh thiêng hơn.

Có nhiều quan niệm khác nhau về các con số. Số 7 và số 9 được tượng trưng cho “vía” của con người, khi người ta muốn xin ơn cho cá nhân (nam thất nữ cửu). Con số 3 thì có nhiều quan niệm khác nhau hơn. Đó có thể là

Tam bảo (Phật – Pháp – Tăng),

Tam giới (Dục giới, Sắc giới và Vô sắc giới),

Tam thời (Quá khứ – Hiện tại – Tương lai),

Tam vô lậu học (Giới – Định – Tuệ) của nhà Phật...

Bởi vậy mà ở sân chùa cũng thường có 3 đỉnh hương to. Con số 5 là 5 phương trời đất, 5 hướng thần linh. Nhưng dù là con số nào đi chăng nữa thì việc thắp hương cũng chính là dâng tâm mình giữa trần gian đối với những bậc tâm kính, những người đã khuất. Hương chính là sợi dây vô hình nối liền hai cõi thực hư.

Trong nghi lễ Phật giáo, hương là một trong sáu lễ vật dâng cúng gồm có:

Hương – Hoa (hương – hoa)

Đăng – Trà (nến, đèn – trà)

Quả – Thực (quả – cơm).

Không chỉ có nhà Phật, mà cả các tôn giáo khác như Thiên Chúa giáo cũng dùng hương trong các ngày lễ của mình. Người Thiên Chúa giáo xông hương trong các thánh lễ của mình: trước bàn thờ, trước cuốn Kinh Thánh, trước mình Thánh, rượu Thánh và trước cả linh cữu của người đã mất... Nhưng trên tất cả, trong mỗi người dân Việt Nam đều coi hương là một công cụ đặc biệt quan trọng đối với đời sống hàng ngày, và đặc biệt là đời sống tâm linh. Ai trong chúng ta cũng đã ít nhiều quen với việc thắp hương, dâng hương. Cho dù không tin vào thần thánh, vào thế giới bên kia, nhưng chúng ta đều tin rằng nén hương và hương thơm của nó giúp chúng ta ấm áp tâm hồn.

Nén hương vòng cháy theo chiều kim đồng hồ như chính vòng xoáy nhân sinh của cuộc đời, đó là vòng đời của mỗi con người nơi trần thế. Và tất cả chúng ta, cuối cùng cũng đi đến một mục đích, vươn tới giá trị đích thực của cõi tâm linh, vươn tới những điều: Chân – Thiện – Mỹ của cuộc đời.

Đối với mỗi người Việt Nam chúng ta, dù thành thị hay nông thôn, mỗi khi Tết đến, Xuân về đều thắp lên trong nhà mình một nén hương để tỏ lòng thành kính với ông bà, tổ tiên. Một nén hương cầu chúc hạnh phúc cho mọi người trong gia đình, để cầu xin bình an trong năm mới và để cho không khí của những ngày đầu năm thêm ấm áp và tươi vui...

Mùa Xuân là mùa có nhiều hội hè, mùa tảo mộ, thanh minh. Ngày Xuân cũng là thời gian họp mặt của những người trong gia đình, cùng nhau đi viếng chùa cầu phúc... Những nén hương được thắp lên và mọi người cảm thấy ấm lòng. Nén hương lúc này không còn là thứ hàng hóa rẻ tiền nữa mà nó đã trở thành một sản phẩm tinh thần không thể thiếu của người dân Việt. Cùng với những phong tục truyền thống khác, nén hương đã góp phần tạo nên và bảo tồn giá trị bản sắc văn hóa dân tộc Việt Nam.

(Giác Ngộ Xuân Giáp Thân 2004)

--- o0o ---

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
01/08/2011(Xem: 4117)
Tuổi trẻ thế hệ Tiền Chiến (trước 1945) đi ghe chèo, xe ngựa. Tuổi trẻ thế hệ 1950 đi ghe máy đuôi tôm, xe đạp. Tuổi trẻ thời 1960 đi đò máy dầu cặn, xe mô tô 2 bánh. Tuổi trẻ thời 1980 đi tàu thủy, ô tô. Tuổi trẻ thời nay đi tàu cao tốc, máy bay. Đấy là một bức tranh khá sống động minh họa cho tốc độ chuyển biến của quá trình phát triển khoa học kỹ thuật. Trong đó, tuổi trẻ là lực lượng nhiệt tình và năng nỗ nhất.
30/04/2011(Xem: 7948)
"Văn hóa Tịnh độ" được thiết lập theo các quy chuẩn, giá trị vật chất và tinh thần nhất định. Thứ nhất, đây là cảnh giới không có khổ đau, chỉ có hạnh phúc...
24/03/2011(Xem: 8505)
Đức Phật thuyết Pháp, chư tăng gìn giữ pháp Phật để vĩnh viễn lưu truyền làm đạo lý tế độ quần sanh. Vì thế, Phật, Pháp và Tăng là ba món báu của chúng sanh...
11/02/2011(Xem: 30762)
Danh từ Ðạo Phật (Buddhism) xuất phát từ chữ "Budhi" nghĩa là "tỉnh thức" và như vậy Ðạo Phật là triết học của sự tỉnh thức. Nền triết học này khởi nguyên từ một kinh nghiệm thực chứng...
09/02/2011(Xem: 2959)
Cuộc sống giản đơn sẽ tháo bỏ cho chúng ta những gông cùm trách nhiệm do chính chúng ta tự đeo vào cổ, giúp chung ta có nhiều thời gian hơn để sống với những người thân yêu...
03/02/2011(Xem: 2885)
Khi nào con người trở về với chính mình thì khi đó cái đẹp "tính nhân bản" hội tụ. Và cũng chính nơi mình, "tính nhân bản" tỏa sáng muôn đời.
01/02/2011(Xem: 3451)
"Đêm Trước Một Cành Mai" là một bài thơ thường được nhắc nhở tới mỗi khi người ta nói đến dòng văn học Thiền. Đó là một bài thơ có vẻ như dễ hiểu và có tính chỉ thẳng (trực chỉ)...
22/01/2011(Xem: 2561)
Kobayashi Yatarõ được tôn sùng khắp hoàn cầu với cái tên Issa, có nghĩa là Một Tách Trà. Issa sanh năm 1763 làng Kashiwabara trong nông trại quận Nagano trung tâm Nhật Bản bây giờ.
22/01/2011(Xem: 2674)
Nhà thiền có danh từ “Tọa Xuân Phong” để diễn tả hạnh phúc khi thầy trò, đồng môn, được ngồi yên với nhau, không cần làm gì, nói gì mà như đang cho nhau rất đầy, rất đẹp.
20/01/2011(Xem: 2829)
Từ lâu, hình ảnh con trâu cứ thế mà đi vào tâm thức mọi người, không chỉ có giá trị trong đời sống lao động thực tiễn mà còn nghiễm nhiên đi vào văn học nghệ thuật Việt Nam.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Senior Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com ; http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
quangduc@quangduc.com , tvquangduc@bigpond.com
KHÁCH VIẾNG THĂM
110,220,567