Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

1. Văn tế âm hồn ở Kontum

24/03/201102:03(Xem: 4564)
1. Văn tế âm hồn ở Kontum

TAM BẢO VĂN CHƯƠNG
Đoàn Trung Còn biên soạn, Nguyễn Minh Tiến hiệu đính

III. CÁC THỂ VĂN BIỀN NGẪU

(biền văn dụng niêm, biền văn dụng vận)

VĂN TẾ ÂM HỒN Ở KONTUM


Bài này đọc trong lễ chẩn tế
khi khánh thành chùa Sắc Tứ Báo Ân,
không rõ của ai.
Hỡi ôi!
Số kiếp dở dang,
Căn duyên trắc trở.
Đìu hiu gió thổi,
nắm xương vàng lắm nỗi đắng cay;
Nghi ngút hương bay,
lễ đạm bạc mấy lời than thở!!
Các vong xưa:
Trú ngụ Kon Tum,
Vốn người dưới chợ.
Từng nghĩ đó ruộng nhiều đất tốt,
băng non xanh mong lúa lẫm, tiền kho;
Nào ngờ đâu nước độc ma thiêng,
xông đất đỏ vốn dễ ăn khó ở!
Trước những tưởng xa quê ngại cảnh,
ít người càng đùm bọc lấy nhau;
Sau chẳng dè rừng rậm non sâu,
nhiều bệnh ngặt vướng mang khó gỡ!
Cũng có kẻ áo ràng xiêm buộc,
mong đền bồi nợ nước ơn vua;
Cũng có người quần vận yếm mang,
lo toan tính của chồng công vợ.
Cũng có kẻ theo đường thương mại,
phải đeo mang buôn Mọi, bán Lèo;
Cũng có người kiếm kế sanh nhai,
lên lăn lóc làm thầy, làm thợ.
Cũng có kẻ thiên phương bách kế,
nghịch đạo nhà trốn tránh ẩn thân;
Cũng có người một lỗi hai lầm,
trái luật nước đọa đày cấm cố.
Nhớ đến kẻ tay bùn chân lấm,
sống không nhà, thác lại không mồ;
Nghĩ lại mình máu đỏ đầu đen,
nín cũng hổ, nói ra cũng hổ!
Phạm hai chú bước cao, bước thấp,
gánh ra đi, biếng nổi chân đi;
Chiếu nửa manh thiếu trước thiếu sau,
quăng xuống lỗ, ra ngoài miệng lỗ.
Tủi cho kẻ mới đi mới chạy,
kiếp ba sanh ước cũng trăm năm;
Thương cho ai đạn lạc tên bay,
bỗng một phút ra người thiên cổ!
Thảm những lúc trăng mờ bóng xế,
gội nắng mưa lạc nấm xiêu mồ;
Thương mấy khi thỏ lặn ác tà,
ai nhang khói ngày đơm tháng giỗ!
Âm thầm tủi đất không che xác,
nghiêng ngửa kìa xương cốt còn phơi;
Ngậm ngùi thương cây chẳng tránh mồ,
lăn lóc đó thi hài bộc lộ!
Thảm cho kẻ bỏ thì thương, vương thì nặng,
non thề biển hẹn, mối chung tình
đành để lại giang san;
Tủi cho ai nằm bên lạnh, tránh bên khô,
mang nặng đẻ đau, nắm gan ruột
cũng liều cùng thủy thổ!
Thấy nay được lầu son gác tía,
xe qua ngựa lại, việc làm ăn
trăm sự dễ dàng;
Nhớ xưa còn nước biếc non xanh,
vượn hú chim kêu, công khai phá
ngàn điều cực khổ.
Ôi thôi nay!
Hàng xứ chăm nom, nước nhà chiếu cố.
Trong rừng rú, kẻ có công, người có của,
phát bờ, phát bụi, khi khói hương
rằm lớn vía to;
Giữa thành không, giàu làm kép, hẹp làm đơn,
lập miễu, lập chùa, khi thăm viếng
Thanh Minh tảo mộ.
Xin nhớ chữ tử sanh hữu mạng,
sống thác đều máy tạo vần xoay;
Chớ quên câu họa phước vô môn,
vinh nhục cũng cơ trời định số.
Kiếp gió bụi ba sanh vốn nợ,
đừng nghĩ chi núi thảm rừng sầu;
Chí anh hùng bốn biển là nhà,
đâu thôi cũng quê cha đất tổ.
Thuyền Bát-nhã câu kinh giải thoát,
tỉnh phiền ba giã chốn âm ty;
Bóng Bồ-đề giọt nước nhành dương,
hết oan trái về nơi Tịnh độ.
Giữa rừng tía, nhang chong đèn rạng,
xin chứng cho lễ bạc lòng thành;
Dưới suối vàng, sống khôn thác thiêng,
nên gắng lấy phù trì ủng hộ.

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
11/12/2013(Xem: 22820)
Đi tu không có nghĩa là phải vào chùa, cạo bỏ râu tóc mà phải được hiểu rộng rãi hơn nhiều! Đi tu là một quá trình khám phá tâm linh. Chúng ta học ứng dụng những lời Phật dạy trong đời sống hàng ngày của mình. Tu là chuyển hóa bản thân, từ vô minh đến trí tuệ, là tìm kiếm, khám phá con đường đưa đến hạnh phúc và an lạc.
11/12/2013(Xem: 35073)
Thiền sư Vĩnh Gia Huyền Giác là con nhà họ Đới ở Châu Ôn . Thuở nhỏ học tập kinh, luận và chuyên ròng về phép Chỉ quán của phái Thiên Thai. Kế, do xem kinh Duy Ma mà tâm địa phát sáng. Tình cờ có học trò của sư Huệ Năng là thầy Huyền Sách hỏi thăm tìm đến. Hai người trò chuyện hăng say.
10/12/2013(Xem: 24189)
Hầu hết chúng ta đều quen thuộc với câu chuyện đời của Đức Phật. Chúng ta biết rằng thái tử Siddhattha đã rời bỏ cung điện lộng lẫy của vua cha, để bắt đầu cuộc sống không nhà của người lữ hành lang thang đi tìm con đường tâm linh, và sau nhiều năm tu hành tinh tấn, Ngài đã đạt được giác ngộ khi đang nhập định dưới gốc cây bồ đề. Sau khi xả thiền, Đức Phật đã đi đến thành phố Benares, giờ được gọi là Varanasi. Ở đó, trong Vườn Nai, lần đầu tiên Ngài thuyết pháp về những gì Ngài đã khám phá về con đường đi đến hạnh phúc toàn vẹn. Lời dạy của Đức Phật rất đơn giản nhưng sâu sắc.
08/12/2013(Xem: 31735)
Khi thực tập thiền Lạy, ta nhìn sâu vào thân ta để thấy rằng thân này không đích thực là ta, không phải là vật sở hữu của ta. Trong thân này không có cái gì gọi là cái ta riêng biệt để bám víu. Tuy nhiên, thân thể ta là một hợp thể rất mầu nhiệm, nó chứa đựng cả tinh hà vũ trụ bao la. Ta thấy được tất cả các thế hệ tổ tiên, con cháu của ta đều có mặt trong thân ta. Ta cảm nhận sự có mặt của họ trong từng tế bào của cơ thể. Họ luôn có mặt trong ta và chung quanh ta. Họ cũng như các yếu tố khác đã kết hợp lại để làm nên sự sống của ta. Ta có thể tiếp xúc với những yếu tố như đất, nước, lửa và không khí - bốn đại trong ta và ngoài ta. Ta thấy ta như một con sóng trên mặt đại dương. Con sóng này được hình thành bởi các con sóng khác.
03/12/2013(Xem: 57608)
Người ta thường nói :"Ăn cơm có canh, tu hành có bạn". Đối với tôi, câu nói này thật là quá đúng. Ngày nhỏ chưa biết gì nhưng từ khi làm Huynh Trưởng Gia Đình Phật Tử tôi đã thấy ích lợi của một Tăng thân. Chúng tôi thường tập trung thành từng nhóm 5,7 người để cùng nhau tu học. Giai đoạn khó khăn nhất là sau 75 ở quê nhà. Vào khoảng 1985, 86 các anh lớn của chúng tôi muốn đưa ra một chương trình tu học cho các Huynh Trưởng trong Ban Hướng Dẫn Tỉnh và những Htr có cấp nên đã tạo ra một lớp học Phật pháp cho các Htr ở Sàigòn và các tỉnh miền Nam. Nói là "lớp học" nhưng các Chúng tự học với nhau, có gì không hiểu thì hỏi quý Thầy, các Anh và kinh sách cũng tự đi tìm lấy mà học. Theo qui định của các Anh, Sàigòn có 1 Chúng và mỗi tỉnh có 1 Chúng. Chúng tu học của chúng tôi (Sàigòn) có tên là Chúng Cổ Pháp và phải thanh toán xong các bộ kinh sau đây trong thời gian tối đa là 3 năm:
29/11/2013(Xem: 23475)
Chúng tôi chọn viết đề tài dừng tâm sanh diệt là nhân có một Phật tử than: Trong đời tu hành của con có một chướng ngại mà con không vượt qua được, đó là những niệm tưởng lăng xăng. Nó quấy rầy luôn, cả những lúc nghỉ ngơi cũng không yên.
25/11/2013(Xem: 19231)
Nhìn vào tín ngưỡng Phật giáo nhiều người thường thắc mắc tại sao lại có nhiều "thứ" đến thế! Thật vậy Phật giáo có rất nhiều học phái, tông phái, chi phái..., một số đã mai một, thế nhưng một số vẫn còn đang phát triển và đồng thời cũng có nhiều chuyển hướng mới đang được hình thành. Đối với một người tu tập Phật giáo thì sự kiện ấy thật hết sức tự nhiên: tất cả mọi hiện tượng trong thế giới đều chuyển động, sinh sôi nẩy nở và biến đổi không ngừng. Nếu nhìn vào các tín ngưỡng khác thì ta cũng sẽ thấy cùng một hiện tượng như thế.
30/10/2013(Xem: 39028)
Phật (Buddha) là một từ ngữ để chỉ người giác ngộ viên mãn. Ðức Thích Ca Mâu Ni (Sàkyãmuni) là người đã giác ngộ, nên chúng ta gọi Ngài là Phật. Giác ngộ là thấy biết mọi chân lý về vũ trụ và nhân sinh. Từ chỗ giác ngộ này, đức Phật chỉ dạy các môn đồ còn ghi chép lại thành Tạng kinh. Trong tạng kinh chứa đầy dẫy những chân lý, dù trải qua hơn 25 thế kỷ vẫn còn giá trị nguyên vẹn, không do thời gian làm suy giảm. Ngày nay chúng ta nghiên cứu Tạng kinh thật chín chắn, càng phát hiện những chân lý ấy gần gũi và thích hợp với khoa học một cách không ngờ. Trong bài viết này, chúng tôi chỉ giới thiệu tổng quát vài nét cương yếu để đọc giả suy ngẫm.
26/10/2013(Xem: 62397)
Cuộc đời đức Phật là nguồn cảm hứng bất tận cho nhiều sử gia, triết gia, học giả, nhà văn, nhà thơ, nhà khảo cổ, nhạc sĩ, họa sĩ, những nhà điêu khắc, nhà viết kịch, phim ảnh, sân khấu… Và hàng ngàn năm nay đã có vô số tác phẩm về cuộc đời đức Phật, hoặc mang tính lịch sử, khoa học hoặc phát xuất từ cảm hứng nghệ thuật, hoặc từ sự tôn kính thuần tín ngưỡng tôn giáo, đủ thể loại, nhiều tầm cỡ, đã có ảnh hưởng sâu xa trong tâm khảm biết bao độc giả, khán giả, khách hành hương chiêm bái và những người yêu thích thưởng ngoạn nghệ thuật.
19/10/2013(Xem: 12348)
Làm người biết thương yêu và bảo vệ hành tinh sống của chúng ta thì mớ thật sự làm người, mới xứng đáng làm người. Có làm người như vậy mới xứng đáng là người có đạo đức hiếu sinh. Còn ngược lại là phá hoại sự sống của nhau, làm đau khổ cho nhau. Phải không hỡi các bạn? Đạo Đức Hiếu Sinh! Có bốn chữ rất đơn giản, nhưng hành động của nó cao thượng và đẹp đẽ tuyệt vời.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]