Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Ý nghĩa các tên gọi của ngôi chùa dưới góc độ ngôn ngữ văn hóa

17/09/201016:19(Xem: 4215)
Ý nghĩa các tên gọi của ngôi chùa dưới góc độ ngôn ngữ văn hóa

Ngôi chùa từ lâu đã hiện hữu vàgắn bó thiết thân trong mỗi chúng ta. Khắp nơi nơi trên cả nước, đâu đâucũngcó chùa, lớn có, nhỏ có, kim có, cổ có, tất cả đã trở thành một phần không thểtách rời trong cộng đồng làng xã Việt Nam.

Về tên gọi Chùa hầu như đềuthống nhất từ trước tới nay và ai cũng hiểu rõ đó là một tập hợp kiến trúc nhàlàm nơi thờ Phật. Đó là tài sản chung của một cụm người cư trú trên địa bànnhất định. (Phải chăng cũng vì thế mà trong ngôn ngữ của chúng ta xuất hiện nhữngtừ rất “Việt” là… chùa, để chỉ tài sản hay sức lực không của riêng ai cả, muốntiêu pha thế nào không ai cấm, không ai tiếc, như: của chùa, công chùa, tiềnchùa?...). Bên cạnh cái tên Chùa thuần Việt chất phác ấy thì còn nhiều mỹ từgốc Hán khác như Tự, Già lam cũng thông dụng không kém để chỉ ngôi chùa trongtiếng Việt. Dưới đây chúng ta lần lượt tìm hiểu vì sao những từ được dùng đểchỉ kiến trúc nhà có chức năng thờ Phật.

Trước hết là Tự (寺): Ngày nay chữ này được dùng đứng sau làm thành tố chính(trung tâm ngữ) để kết hợp với một từ định danh nào đó (định ngữ) tạo thành mộtcụm danh từ nêu tên gọi một ngôi chùa cụ thể, như Trấn Quốc Tự, Kim Liêntự,Bửu Lâm tự, Vĩnh Nghiêm Tự… Và như vậy, ai cũng hiểu, Tự nghĩa là chùa. Nhưngtrong ngôn ngữ Trung Quốc cổ đại thì nghĩa của Tự không phải là chùa. VìPhậtgiáo mới tiến nhập Trung Quốc từ đầu Công Nguyên, trong khi chữ Hán thì đã cósớm hơn rất nhiều. Tự vốn là từ để chỉ cơ quan làm việc cụ thể của bộ máy chínhquyền phong kiến. Sách Hán thư chú: Phàm phủ đình sở tại giai vị chi tự (nóichung nơi làm việc của phủ đình đều gọi là Tự). Khang Hy tự điển chú khárõđiều này: Hán dĩ Thái thường, Quang lộc, Huân vệ úy, Thái bộc, Đình úy, Đạihồng lô, Tông chính, Tư nông, Thiếu phủ vi cửu khanh. Hậu nguy dĩ lai danh tuynhưng cửu nhi sở lị chi cục vị chi Tự. Nhân danh Cửu tự (đời Hán lấy Tháithường, Quang lộc, Huân vệ úy, Thái bộc, Đình úy, Đại hồng lô, Tông chính, Tưnông, Thiếu phủ làm Cửu khanh. Nguy trở về sau tuy vẫn để như cũ nhưng các sởcục thì gọi là Tự. Vì vậy mà thành tên Cửu tự [thay cho Cửu Khanh]).

Vậy tại sao từ Tự chỉ một sở cục cụthể được chuyển hẳnsang nghĩa là chùa? Đây là nguyên nhân lịch sử, đánh dấu mốc đầu tiên tronglịch sử Phật giáo Trung Quốc. Hán Minh Đế Lưu Trang (25-75) là vị vua đầu tiênthừa nhận địa vị của phật giáo ở Trung Quốc. Tương truyền nhà vua nằm mộng thấy“người vàng” bay qua sân điện, bèn sai sứ giả 12 người do Lang Trung Thái Âmdẫn đầu sang Tây Trúc cầu tìm đạo phật. Đó là sự kiện năm Vĩnh Bình 7 (64). Banăm sau (67), sứ giả về với hai tăng nhân người Ấn Độ cùng rất nhiều kinh sáchvà tượng phật được thồ trên lưng ngựa trắng. Lúc các tăng nhân cùng kinh,tượng, về đến kinh đô, triều đình chưa chuẩn bị kịp chỗ ở riêng nên cho ởtạmtrong Hồng lô tự (một cơ quan trong Cửu khanh). Sau đó nhà vua mới cho xây dựngcái mà chúng ta gọi là chùa để thờ Phật và các tăng nhân tu tập. Kiến trúc xâydựng theo kiểu mẫu dinh thự của quý tộc đương thời. Sau đó chùa được xâydựngngày càng nhiều cũng theo kiểu mẫu nhà ở của địa phương. Chính vì vậy màchùa ởTrung Quốc, và cả ở Việt Nam khi tiếp nhận Phật giáo theo hướng Trung Quốc, cókiểu chùa rất riêng, không theo quy chuẩn mái cong tháp nhọn như nơi Phật giáophát nguyên. Nhân vì kinh và tượng Phật được thồ về trên lưng ngựa trắngnênđặt tên chùa là Bạch Mã. Tự là chỗ đầu tiên tăng nhân tạm trú khi đến TrungQuốc nên được chuyển sang làm thành tố chính để gọi tên cho ngôi chùa: Bạch MãTự, ngôi chùa phật giáo đầu tiên của Trung Quốc.

Già lam 伽藍: cũng là tên gọi của ngôi chùa. Đây không phải là tên cónguồn gốc biến đổi như Tự trên kia. Già lam là tên gọi tắt của Tăng già lam ma(Sangharama). Tăng già là một nhóm tăng nhân đi Hoằng pháp, thường từ bốn ngườitrở lên. Tăng già lam ma 僧伽藍:là nơi ở của các tăng nhân để tu hành, sau chỉ chungkiến trúc ngôi chùa. Như vậy, già lam ở đây nghĩa như Tự. Nhưng theo tàiliệubằng chữ Hán của Tuần phủ Hà Nam-hiệp biện đại học sĩ Mai Viên Đoàn Triển(1854- 1919) trong An Nam phong tục sách thì Già lam chỉ là chùa nhỏ. Nguyênvăn như sau: Tự dĩ Phụng phật, xã dân giai hữu chi (…). Hữu chung lâu, hữu cổlâu, quy chế đa hữu hậu viện vi Tăng ni trụ trì sở. Sóc vọng hiến cung niệmPhật tụng kinh. Diệc hữu Tiểu tự, vô Tăng ni, hữu Thủ tự nhất nhân, hương hoađăng cung lễ, vị chi già lam. (Chùa để thờ Phật, xã dân nào cũng có). Cólầuchuông, có lầu trống, quy chế (thờ tự, cúng tế) nhiều hơn đình, miếu; cótăngni và tháp mộ, có hậu viện làm nơi ở cho trụ trì và Tăng ni. Ngày rằm mùng mộtcúng cúng hoa quả và niệm Phật tụng kinh. Cũng có chùa nhỏ (tiểu tự), không cótăng ni có một người giữ chùa (Thủ tự, ông Tự) để dâng hương, thắp đèn lễ cúng,gọi là Già lam). Theo ý kiến của ông Đoàn Triển ở sách trên thì Già lam chỉ làngôi chùa nhỏ, không có quy mô tổ chức và kiến trúc như chùa. Nhưng theocáctài liệu phật giáo cũng có những ngôi chùa cụ thể được gọi là Già lam, như ngôiGià lam- Cổ tự ở Phụng Hiệp (Hậu Giang) thì quy mô tổ chức cũng như quầnthểkiến trúc không nhỏ chút nào, nếu không muốn nói là có phần diễm lệ.

Thế nào gọi là Chùa? Vì sao nó chỉ kiến trúc ngôi nhà thờPhật? Điều chắc hẳn ai cũng thừa nhận chùa là tên gọi thuần của người Việt. Đểtìm hiểu nghĩa của chữ Chùa chúng ta cần tìm hiểu chức năng của ngôi chùa. Chùalà nơi thờ Phật, chốn linh thiêng, thanh tịnh, là nơi mỗi tháng hai lần các Phậttử dâng hương hoa trà quả để lễ Phật. Lễ vật cúng Chùa thường là những hằng sảnđịa phương, được đem lên tế lễ rồi chẩn phát, cứu tế luôn cho những người nghèokhó. Như vậy ý nghĩa nhân văn của ngôi chùa truyền thống rất lớn: là nơiđểngười giàu san sẻ, người khó tựa nương. Đây cũng là một trong những tôn chỉquan trọng mà nhà chùa hiện nay đang thực hiện. Truy về nguồn gốc chữ Chùakhông đâu hơn là dựa vào mã chữ Nôm. Trong chữ Nôm, Chùa được ghi bằng Trù. Ngữâm lịch sử đã chứng minh: /ch/ là âm trước của /tr/ khi người Việt đọc chữ Hán.Chùa là âm tiền Hán Việt của Trù, nó nằm trong hệ thống ch > tr, như chén> trản, chém > trảm, chọn > trạch, chèo > trạo, chầy > trì, chay> trai, chứa > trữ... Trù có nghĩa là bếp, tiếng Hán hiện đại, trùphòngcó nghĩa là nhà bếp, nơi ấm áp, yên bình trong mỗi gia đình. Suy rộng raxãhội, nơi ấm áp, yên bình nhất chính là ngôi chùa. Chùa là nơi người ta được sansẻ, được thỏa nguyện về cả vật chất lẫn tinh thần. Ý nghĩa từ ngữ thật cao đẹpbiết bao!

Trong tiếng việt ta còn có chữ chùachiền để chỉ chung vềnhững thắng cảnh Phật giáo. Vậy Chiền là gì? Nó là từ có yếu tố độc lập hay làyếu tố láy của từ chùa? Thực ra nó xuất phát từ âm Triền: chỗ ở của người dânnói chung. Cũng như chùa, Chiền là âm tiếng Hán Việt của Triền Hán Việt.Nhưvậy đây là một từ ghép đẳng lập của người Việt để chỉ thắng cảnh Phật giáo nóichung. Trong đó, Chùa là yếu tố trung tâm tương đương với nó chính là Tự. Còntiếng Hán tương đương với chùa chiền không phải là Tự mà là Sát. Sát là âm đượcphiên âm từ tiếng Phạn, là chùa nói chung, từ Hán Việt có các từ như: Cổsát:chùa cổ, Bảo sát danh sơn: thắng cảnh núi non có chùa…

Qua đây có thể thấy cha ông chúng ta đã biết tiếng Việthóa cao độ các thuật ngữ Phật giáo để làm giàu cho tiếng Việt. Tuy là vay mượnnhưng dấu vết hầu như mất hẳn vì nó thấm nhuần tư duy nhân văn của ngườiViệt.

Bên cạnh một số tên gọi đã ăn sâu vào ngôn ngữ Việt khichỉ về ngôi chùa như trên, thì cũng còn nhiều từ khác dùng phổ biến ở TrungQuốc mà khi nhắc tới ta đều biết nó chỉ ngôi chùa, như: Phật sát, Phật điện,Phật đường, Phật khám, Phật tự, Tăng phòng, Tăng viện, Tăng xá, Thiềngià, Thiền trai, Thiền xá, Tự môn, Tự quán, Tự viện…Đó là do quá trình tiếp xúclâu dài,thường xuyên với tiếng Hán. Tất cả các từ trên đều có thể dịch là Chùa.Trong các từ trên, yếu tố đầu: Phật, Tăng, Thiền là thuật ngữ Phật giáo;Tự làchùa đã nói ở trên. Yếu tố sau là những kiến trúc nhà khác nhau trong tiếngHán. Nó góp phần định danh tường minh hơn cho ngôi chùa cụ thể.

Tổng quan lại có thể thấy nghĩa của các từ chùa chỉ vềngôi chùa luôn gắn bó mật thiết với ngôi nhà của chúng ta. Chính vì vậy mà tưtên gọi đã toát lên vẻ ấm áp, thân thương và gần gũi, mang đậm tư duy Phật giáoÁ Đông

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
18/06/2018(Xem: 7808)
Đầu tiên Hiệp Hội Tương Trợ Người Đông Dương vùng Springvale được thành lập vào tháng 7/1983 nhằm phục vụ và giúp đỡ cộng đồng người Đông Dương trong vùng sớm hội nhập thành công vào xã hội mới với những sinh hoạt hoàn toàn khác lạ so với cuộc sống tại quê nhà của chúng ta. Song song với các hoạt động xã hội nhằm giúp đỡ đồng bào tị nạn trong vùng, Hiệp Hội nhận thấy nhu cầu cần thiết cho con em chúng ta lại tiếp tục duy trì tiếng Việt. Vì nhu cầu đó, trường Việt Ngữ Springvale được thành lập vào đầu năm 1983 do anh Trần Thiên Chưởng điều hành.
03/06/2018(Xem: 24999)
CHÁNH PHÁP Số 79, tháng 06.2018 NỘI DUNG SỐ NÀY:  THƯ TÒA SOẠN, trang 2  TIN TỨC PHẬT GIÁO THẾ GIỚI (Diệu Âm lược dịch), trang 3  THÁNG SÁU EM VỀ HẠ CHỨA CHAN (thơ Tiểu Lục Thần Phong), trang 7  CÚNG DƯỜNG CHÁNH PHÁP (Sa môn Thích Tín Nghĩa), trang 8
03/03/2018(Xem: 27442)
CHÁNH PHÁP Số 76, tháng 03.2018 Hình bìa của Google Images NỘI DUNG SỐ NÀY: ¨ THƯ TÒA SOẠN, trang 2 ¨ TIN TỨC PHẬT GIÁO THẾ GIỚI (Diệu Âm lược dịch), trang 3 ¨ VU VƠ, CAFÉ PALOMA (thơ Nguyễn Bá Trạc), trang 8 ¨ NỘI DUNG KINH DIỆU PHÁP LIÊN HOA, t.t. (HT. Thích Thắng Hoan), trang 9 ¨ ĐIỂM HẸN, MƯỢN TỪ ĐÂU (thơ NT Khánh Minh), trang 12 ¨ CŨNG LẠI LÀ TIM SEN (ĐNT Tín Nghĩa), trang 13 ¨ XUÂN ĐẠO, HƯƠNG XUÂN (thơ Chúc Hiền), trang 15 ¨ THƯ MỜI THAM DỰ LỄ HÚY NHẬT ĐLHT. THÍCH TRÍ CHƠN (TT. Thích Hải Chánh), trang 16 ¨ TÂM THƯ VẬN ĐỘNG MUA CƠ SỞ MỚI LÀM CHÙA BÁT NHà (HT. Thích Nguyên Trí) 17 ¨ ĐỨC ĐẠT LAI LẠT MA NÓI VỀ PHẬT GIÁO ỨNG DỤNG (Tuệ Uyển dịch), trang 18 ¨ MÙA XUÂN & CỎ HOA (thơ Mặc Phương Tử), trang 21 ¨ Ở ĐỜI VUI ĐẠO (Nguyễn Thế Đăng), trang 22 ¨ ĐÊM NGHE CHUÔNG VỌNG (thơ Huệ Trân), trang 23 ¨ MÙA XUÂN, THI CA VÀ THIỀN ĐẠO (Sakya Minh Quang), trang 24 ¨ TA ÚP MẶT (thơ Quách Thoại), trang 27 ¨ FRANCIS STORY (1910 – 1971) (H
07/01/2018(Xem: 6651)
Hôm nay là ngày 28 tháng 11 năm 2017 tại chùa Bình Quang, xã Phước Sơn, huyện Tuy Phước, tỉnh Bình Định, chúng tôi thay mặt cho Phái đoàn Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất Âu Châu, xin trân trọng cảm ơn HT Viện chủ Tự Viện Bình Quang; cảm ơn quý vị đại diện Chính quyền sở tại; cảm ơn tất cả các Anh Chị Em BHDGĐPT Bình Định cũng như Bà con trong Xã nhà của chúng ta đã có mặt hôm nay, trong buổi lễ tặng quà bị thiệt hại do cơn bão số 12 đã gây ra cho Bà con chúng ta, và nhân nơi đây chúng tôi cũng xin chia sẻ đến Bà con một vài điều trước khi Bà con nhận món quà, bằng tất cả tấm lòng của Phái đoàn chúng tôi
15/12/2017(Xem: 86374)
Trải hơn 25 thế kỷ, Chánh Pháp của Phật vẫn được tuyên dương và lưu truyền bởi hàng đệ tử xuất gia lẫn tại gia, đem lại giải thoát và giác ngộ cho những ai học hỏi và thực hành đúng đắn. Chánh Pháp ấy là thuốc hay, nhưng bệnh mà không uống thì chẳng phải là lỗi của thuốc. Trong kinh Di Giáo, đức Phật cũng ân cần huấn thị lần chót bằng những lời cảm động như sau: “Thể hiện lòng đại bi, Như Lai đã nói Chánh Pháp ích lợi một cách cứu cánh. Các thầy chỉ còn nỗ lực mà thực hành… Hãy tự cố gắng một cách thường trực, tinh tiến mà tu tập, đừng để đời mình trôi qua một cách vô ích, và sau này sẽ phải lo sợ hối hận.” Báo Chánh Pháp có mặt để góp phần giới thiệu đạo Phật đến với mọi người. Ước mong giáo pháp của Phật sẽ được lưu chuyển qua những trang báo nhỏ này, mỗi người sẽ tùy theo căn tánh và nhân duyên mà tiếp nhận hương vị.
15/12/2017(Xem: 136348)
Văn Hóa Phật Giáo, số 242, ngày 01-02-2016 (Xuân Bính Thân) Văn Hóa Phật Giáo, số 244, ngày 01-03-2016 Văn Hóa Phật Giáo, số 245, ngày 15-03-2016 Văn Hóa Phật Giáo, số 246, ngày 01-04-2016 Văn Hóa Phật Giáo, số 247, ngày 15-04-2016 Văn Hóa Phật Giáo, số 248, ngày 01-05-2016 Văn Hóa Phật Giáo, số 249, ngày 15-05-2016 (Phật Đản PL 2560) Văn Hóa Phật Giáo, số 250, ngày 01-06-2016 Văn Hóa Phật Giáo, số 251, ngày 15-06-2016 Văn Hóa Phật Giáo, số 252, ngày 01-07-2016 Văn Hóa Phật Giáo, số 253, ngày 15-07-2016 Văn Hóa Phật Giáo, số 254, ngày 01-08-2016 Văn Hóa Phật Giáo, số 255, ngày 15-08-2016 Văn Hóa Phật Giáo, số 256, ngày 01-09-2016 Văn Hóa Phật Giáo, số 257, ngày 15-09-2016 Văn Hóa Phật Giáo, số 258, ngày 01-10-2016 Văn Hóa Phật Giáo, số 259, ngày 15-10-2016 Văn Hóa Phật Giáo, số 260, ngày 01-11-2016 Văn Hóa Phật Giáo, số 261, ngày 15-11-2016 Văn Hóa Phật Giáo, số 262, ngày 01-12-2016 Văn Hóa Phật Giáo, số 263, ngày 15-12-2016
22/12/2016(Xem: 28236)
Tất cả chúng ta đều biết rằng lời Phật dạy trong 45 năm, sau khi Ngài đắc đạo dưới cội cây Bồ Đề tại Gaya ở Ấn Độ, đã để lại cho chúng ta một gia tài tâm linh đồ sộ qua khẩu truyền cũng như bằng văn tự. Kể từ đó đến nay, con Người vĩ đại ấy và giáo lý thậm thâm vi diệu của Ngài đã vượt ra khỏi không gian của xứ Ấn và thời gian trải dài suốt 26 thế kỷ từ Á sang Âu, từ Âu sang Mỹ, từ Mỹ sang Úc, Phi Châu v.v… Như vậy đủ để cho chúng ta thấy rằng giáo lý ấy đã khế hợp với căn cơ của mọi người, dầu tu theo truyền thống Nam truyền hay Bắc truyền và ngay cả Kim Cang Thừa đi nữa cũng là những cổ xe đang chuyên chở mọi người đi đến con đường giải thoát của sanh tử luân hồi.
24/04/2016(Xem: 35236)
Qua mạng Amazon.com, tôi đặt mua cuốn sách tiếng Anh “In The Buddha’s Words” của Bhikkhu Bodhi ngay sau khi xuất bản năm 2005. Đọc sơ qua phần đầu rồi để đó. Mỗi lần đi đâu, tôi mang theo để đọc từ từ vài trang, trong lúc chờ đợi, trước khi đi ngủ. Cứ thế dần dần qua năm tháng. Rồi cũng không thẩm thấu được bao nhiêu.
04/03/2016(Xem: 16696)
Trong thời gian làm việc tại Thư viện Thành hội Phật giáo đặt tại chùa Vĩnh Nghiêm, quận 3, tôi gặp được cuốn Tôn Giáo Học So Sánh của Pháp sư Thánh Nghiêm biên soạn. Do muốn tìm hiểu về các tôn giáo trên thế giới đã lâu mà vẫn chưa tìm ra tài liệu, nay gặp được cuốn sách này tôi rất toại ý.
04/03/2016(Xem: 13424)
Đọc sách là niềm vui của tôi từ thời còn đi học cho đến nay, chưa bao giờ ngơi nghỉ. Nếu sách hay, tôi chỉ cần đọc trong một hay hai ngày là xong một quyển sách 500 đến 600 trang. Nếu sách khó, cần phải nhiều thời gian hơn thì mỗi lần tôi đọc một ít. Còn thế nào là sách dở? xin trả lời ngắn gọn là: Sách ấy không hợp với năng khiếu của mình. Dĩ nhiên khi một người viết sách, họ phải đem cái hay nhất, cái đặc biệt nhất của mình để giới thiệu đến các độc giả khắp nơi, cho nên không thể nói là dở được. Cuối cùng thì dở hay hay tùy theo đối tượng cho cả người viết lẫn người đọc, là tác giả muốn gì và độc giả muốn học hỏi được gì nơi tác phẩm ấy. Tôi đọc Đại Tạng Kinh có ngày đến 200 trang nhưng vẫn không thấy chán, mặc dầu chỉ có chữ và chữ, chứ không có một hình ảnh nào phụ họa đi kèm theo cả. Nhiều khi nhìn thấy trời tối mà lo cho những trang Kinh còn lỡ dở chưa đọc xong, phải vội gấp Kinh lại, đúng là một điều đáng tiếc. Vì biết đâu ngày mai đọc tiếp sẽ không còn những đoạn văn hay tiếp
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]