Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Mùa Xuân Của Đời Tôi

22/01/201110:27(Xem: 2802)
Mùa Xuân Của Đời Tôi
canh dep
MÙA XUÂN CỦA ĐỜI TÔI

KOBAYASHI ISSA (1763-1827) THƠ VÀ ĐỜI
Thiên Hương Chu Kim Hải soạn dịch


Kobayashi Yatarõ được tôn sùng khắp hoàn cầu với cái tên Issa, có nghĩa là Một Tách Trà. Issa sanh năm 1763 làng Kashiwabara trong nông trại quận Nagano trung tâm Nhật Bản bây giờ. Núi non bao bọc vùng nông thôn Shinano vĩnh viễn gắng liền với tên của ông, cũng là vùng núi non phương Bắc trong Hồi Ký “Con Đường Hẹp Đi Sâu vào Miền Bắc“ của Bashõ Matsũ.

Nhưng cuộc đời bất hạnh của Issa cho ta ấn tượng một cuộc đời không may với sức chịu đựng âm thầm nhẫn nại nổi bật hơn cảnh sắc nên thơ hữu tình nơi ông chào đời. Cuộc đời mồ côi của ông luôn luôn bao phủ tang tóc. Từ khi còn quá nhỏ để nhận thức được những ngược đãi bất công đổ xuống đầu do tâm cay độc của người đời còn đáng sợ hơn những bão táp tuyết giá của thiên nhiên. Từ hai tuổi mất mẹ khiến đời ông là một hành trình đi đi lại lại, những chuyến di chuyểnquanh quẩn không ngừng từ nhà bà nội trở về nhà với cha nhưng nơi đó cũng không phải là nhà của mình mà chỉ là nơi dừng để nhận tất cả sự hành hạ thù ghét vô cớ mà một đứa trẻ có thể hiểu được tại sao. Ở nhà bị hành hạ quá sức phải lên chùa tá túc ngủ nhờ, nhưng lại phải quay về nhà làm ruộng khi người cha cần giúp đỡ. Chùa là nơi nương tựa khi bị ruồng rẫy, sau này khi ra khỏi gia đình thì nay ở nhờ nhàbạn vài tháng bạn kia vaì tuần, đôi khi ở nhờ cả học trò, bất cứ đâu quá khứ bà mẹ ghẻ đáng ghê sợ như trong truyện cổ tích luôn luôn ám ảnh suốt thời gian lang thang không nơi cư trú. Vì thế Issa tự cho mình là Issa ăn mày.

Nhưng thơ của ông bộc lộ một tâm từ bi yêu thương thấu hiểu cái kiếp nhỏ nhoi yếu đuối của những con côn trùng không đủ sức tự bảo vệ như đời ông khi còn thơ ấu.

Hãy bay đi, bươm bướm ơi !
bụi nhân gian ta nghe phủ

chĩu trên thân xác ta rồi !

Fly, butterfly !
I feel the dust of this world

weighting my body

Tại Nhật Bản tất cả trẻ con trong trường đều được học thơ của Issa về thú vật và côn trùng, hầu hết ai cũng có thể ngâm một vài bài thơ của ông. Làm thơ không những bộc lộ những ẩn ức đau khổ sâu xa mà còn là một phần cảm nhận của tâm linh thấu đáo lẽ nhân quả vô thường. Ông viết với tất cả tâm hiến dâng, sáng tác hơn hai mươi ngàn bài thơ hài cú, hàng trăm đoản ca và nhiều dòng hài văn là văn suôi.

Dưới bóng những tàng cây
nơi này ta với bướm

nhân quả cũng là đây.

Under shady trees,
sharing space with a butterfly-

this, too, is karma

Issa không bao giờ nói nhiều về nghiệp quả, mặc dầu qua trong thơ ông chỉ nhẹ nhàng nhắc tới như một ngẫu nhiên như tự biết mình đã gieo những hạt giống xấu từ nhiều kiếp trước.

Mới đầy hai tuổi thì mất me, cha phải gửi đến bà nội nuôi dưỡng. Khi bắt đầu đi học, bà nội đưa đến một nhà thơ hài cú địa phương là Shimpo. Đến khi Issa bẩy tuổi người cha tái giá, mười tuổi phải quay về ở với cha vì dì ghẻ sanh một trai cần người giúp đỡ. Không ai biết sự thật ra sao, nhưng những năm sau đó quần áo ông “luôn luôn sũng nước tiểu của em trai”, “bị đánh đập hàng trăm lần một ngày” (đó là lời ông ghi lại của). Bất cứ đứa bé khóc vì lý do gì Issa đều bị tội và bị đánh đập, rồi sự học hành gián đoạn vì phải ra đồng làm việc. Có khi ông phải chạy lên chùa ẩn náu để tránh những trậïn đòn phũ phàng dáng xuống thân hình ốm yếu thiếu ăn thiếu ngủ. Ở chùa Mỹsen, nhiều khi ông khóc suốt không hiểu được tại sao lại phải chịu những trận đòn như vậy, nhiều lần ông nhắm mắt nghe đau đớn ê ẩm cả thân thể nghĩ đến cái chết có lẽ dễ dàng hơn là ngày mai đối diện với những gì không biết trước. Ẩn lánh nơi chùa trong hòan cảnh như vậy chắc chắn ảnh hưởng sâu đậm đời đứa con trai đang lớn .

Khi Issa được mười ba tuổi bà nội ông mất một tình thương che chở cuối cùng cũng không tồn tại lâu hơn trong đời. Ông mất nơi nương tựa tinh thần. Những cay nghiệt càng dáng xuống nặng nề hơn, để làm dịu bớt căm thù trong gia đình, người cha gửi thi sĩ trẻ Issa đến học tập với một nhà văn học ở Edo (Tokyo). Ông sao chép các bản văn để trả chi phí ăn và ở, nhưng Issa không thể nào quen được với lối sống viết thuê và bó mình vào một chỗ đứng an phận. Ông biến vào thành phố náo nhiệt, khoảng thời gian đó ông không ghi lại gì cả. Cũng có thể ông làm thơ ký cho một chùa Phật giáo dựa theo bài thơ như sau:

Thu bao nhiêu là tiền
các vị tăng thông minh

dùng những cành mẫu đơn

So much money made
by clever temple priests

using peonies

Tuy thế Issa đã sống những năm ở Edo không nhà và đói rét .

Đến năm 1880, trong xã hội của nhóm thi sĩ hài cú học trò của Chikua bắt đầu biết đến tên Issa. Chikua là người đã theo “truyền thống Bashõ”tức am tường sự chân chất, lối viết thẳng sâu vào chất lượng thiền. Hàng trăm năm trước, Bashõ là một thượng thủ nâng cao hài cú từ một thể loại của những người trí thức mơ mộng trở nên một nghệ thuật cao tột trong thiền. Bashõ tán thành đường lối thi ca (kado) thay thế cho giá trị đang lên của giới phú thương và cũng theo con Đường Tao Nhã (fuga no michi), Bashõ cho đó là “ một sợi chỉ độc nhất may đời ông với nghệ thuật”. Bashõ không bị bó buộc bởi “luật tôn giáo hay tập quán dân gian” nhưng qua hài cú và hài văn ông đã xóa tan những năm tháng phiền muộn để “ theo bước chân của những bậc thầy của ” thi ca thiền và thi ca cổ điển Trung Hoa”. Bashõ luôn luôn mang theo bên mình những bản văn của Trang Tử từ đó nguồn tâm linh thiền phát khởi trong thi ca theo thể mono no aware, một cảm nhận làm tăng vẻ đẹp trực nhận trong chốc lát là sabi một thứ tâm linh đơn độc, một trạng thái trực nhận nỗi cô đơn trong thiền.Chikua cũng theo cảm nhận sống động hài hước của Trang Tử cũng phản chiếu trong nhiều thi văn của Bashõ.

Giá trị của mono no awarevà sabi cũng hiện rõ trong khắp các bài thi ca của Issa. Những bài hài cú đầu của ông mang âm hưởng sâu xa Bashõ, mặc dù vậy đôi khi quay về than thân trách phận. Issa cũng như Bashõ đi học trường thi ca với bậc đại thi sĩ theo thiền sư Saigỹ, người đem đạo vị chân lý thiền vào “thi ca tự nhiên” Nhật Bản. Lời độc nhất của Issa nổi bật chỉ sau những năm thực tập hằng ngày và hấp thụ sâu xa giáo lý Phật giáo cùng thi ca cổ điển.

Đầu năm 1792, ở tuổi hai mươi chín, tự hứa noi theo con Đường Thi Ca. Ông bỏ cái tên Yatarõ và “bắt đầu một năm mới một tên mới”là Issa và sống đời ẩn dật mười năm. Cũng thời gian này thi sĩ đã thực hiện hành trình thám hiểm Nhật Bản từ mũi phía Nam đến các đảo phía Đông và Tây biển Nhật Bản. Thi sĩ đi theo mô hình “Con Đường Hẹp đi sâu vào miền Bắc” của Bashõ, Issa du hành không để giải trí hay để tìm điểm du lịch cho thế giới của ông, mà để đi tìm chính mình. “Issa ăn mày” sanh ra biết chắc chắn là thi ca không thể là con đường giải thoát. Ông tin rằng một phần của con đường đó là “chỉ quán”, trạng thái thiền định mà tri giác hoàn toàn hòa nhập giữa thể và tâm, cái ta và đối tượng, không có gì là vĩnh cửu vì vĩnh cửu là vô thường; chỉ có giây phút hiện hữu là thực chất.

Trong thi ca cổ điển Nhật Bản hoa anh đào nở có ẩn ý tượng trưng nhiều hơn cái tướng đẹp của bông hoa nở vì đặc tính ngắn ngủi khi hoa mãn khai là dáng dấp tối thượng của thể mono no aware, trạng thái nở chỉ nhất thời nên vẻ đẹp trong trắng nhẹ nhàng càng có tính cách cao quí, cánh hoa mở ra dưới nắng xuân ấm hay dưới mưa phùn ngày xuân rồi buông rơì từng cánh bay lất phất nhẹ theo gió, hoa đến và hoa đi thanh thoát nhẹ nhàng không vấn vương. Hoa chợt hiện rồi hoa chợt mất. Đó là tất cả hình ảnh tượng trưng của vô thường mà biết bao nhiêu giấy mực viết thành những hài cú cuả Basho và Issa.

Tất cả những bài thơ Nhật Bản về anh đào nở thường thường biểu lộ giáng tiếp dấu vết bất hạnh, ngay khi hoa nở đã biết hoa sẽ tàn. Chỉ đang sống đây thôi là có thể tán tụng vẻ đẹp khi đó. Hoa nở nhắc rằng đời sống ngắn ngủi của vạn vật và chính con người cũng trong vòng vô thường ấy mà thôi.

Chỉ đang sống đây thôi !
diệu kỳ thay trong bóng

hoa anh đào nở rồi!

Just being alive !
-miraculous to be in

cherry blossom shadows !

*

Haya sabissi (cô đơn đã hiện diện)”. Issa đã nói vậy. Đã có cô đơn trong ngay phút đầu tiên khi hạt giống vừa trổ mầm. Chết và sống đã có mặt trong hạt anh đào, chết và sống đã có trong mầm gieo buổi sáng rực rỡ vinh quang, chết và sống có mặt khắp nơi trong không gian và thời gian thi sĩ lang thang. Nhà thiền có câu “ Sống y như thể ta đã chết” hạt mầm của chết và sống là một .

Đơn côi vốn đã từng mầm
mầm gieo từng hạt

vào vườn triều nhân

Loneliness already
planted with each seed in

Morning glory bed

*

Hài cú như chú ý quan sát đời sống chân that và bình thường, Issa là bậc thầy phơi bầy khía cạnh không thể chối bỏ được cái tầm thường đó, không hiểu sao điệu vận thơ của ông luôn luôn truyền cảm hơn là lời nói diễn tả.

Tất cả là giản đơn ,
như chẳng còn gì hơn

nặng ướt sương mùa xuân

Simply for all this,
as if there were nothing else

heavy wet spring frost

Những câu thơ không gượng ép, vì tài ba của Issa là điển hình đơn giản : “Tất cả đơn giản”, không có chỗ cho phong cảnh chi tiết. Cuộc đời đau khổ côi cút của chính mình Issa cũng cho là đơn giản như sương mùa xuân ướt át đâu có khác gì hơn. Thơ Issa không phức tạp nên lộ rõ đơn giản tuyệt đối dù là ông ngầm nhận sự hiện hữu nằm trong vô thường của con người và của chính mình .

*

Theo âm lịch mùa xuân là dấu hiệu cuối đông bắt đầu một năm mới, vì thế ngày trước Bashõ đã gọi mùa xuân là mùa cấy bắt đầu. Issa viết về mùa xuân như sau :

Trong không Có lẽ lúc này là lúc thi sĩ thoải mái tận hưởng hương xuân nên con rùa kia cũng hân hoan với trăng xuân.

Êm đềm tịnh dưới trăng xuân
cả con rùa cũng

hân hoan mùa này

Under such a calm
spring moon, even the tortoise

crows in this season !

Còn lời nào tả được đêm xuân ngắm ánh trăng chiếu tự trên cao ẩn hiện trên sườn đồi.

Như tự trên trời
Sườn đồi ẩn hiện

Trăng xuân rạng ngời

As if from the gods,
spring moonlight illuminates

the hillside thief

Còn giây phút nhẹ nhàng bình an nào hơn sự bình an vào thơi gian Issa hạ bút viết bài hài cú sau đây

Ngồi đây trong đại sảnh đường
không gian tịch tĩnh

sương xuân lờ mờ

In hazy spring mist,
sitting inside the great hall,

not a hint of sound

Đề tài thơ chứng tỏ trạng thái ẩn hiện tâm tính thay đổi luôn luôn và gần như lập đi lập lại một giọng điệu buồn thảm ẩn dấu một đứa trẻ bị bạc đãi. Bài thơ sau đây hồi tưởng lại thời sáu tuổi hay bị trẻ con trong làng trêu chọc chúng hát :

Ai biết thằng mồ côi
đứng một mình cửa chòi

nhai ngón tay bụng đói

Everyone knows the motherless boy
he stands alone in the door

chewing the thumb from hunger

Tự mình lại viết lại chính mình thời gian ngây thơ đói khổ cô đơn không dùng những lê thê tả chi tiết mà chỉ là những chữ tả hình đủ thẩm thấu hoàn cảnh một đứa trẻ đói đến nỗi phải nhai ngón tay khiến người đọc không khỏi ngậm ngùi thương cảm.

Để tránh những trận đòn, lại thường hay trốn trong đống củi vườn sau khuất trong góc tối, có lẽ khi ấy dáng vẻ thật khốn khổ cô đơn thật đáng thương. Mất mẹ nên ông nghĩ con chim sẻ cũng mất mẹ khốn khổ như mình và đem lòng thương con chim muốn chim có bạn nên tha thiết gọi chim đến chơi. Không than van nhưng ẩn trong ý thơ đứa bé mồ côi chỉ có bạn là con chim sẻ cũng mồ côi như mình

Con se sẻ bé của tôi
bé giờ mất mẹ rồi

xuống đây chơi với tôi

My litlle sparrow,
-you too now are motherless

come play with me !

Trong “ Mùa Xuân của Đời Tôi “ (Oraga baru), ông diễn tả niềm đau đớn của kiếp nhân sinh vô thường trong những bài hài cú nổi danh, nhất là khi ông khóc cái chết của con gái ông:

Cõi này nhân thế mù sương
Vậy mà… Ô và vẫn vậy …

vẫn là nhân thế mù sương

This world of dew
is only the world of dew-

and yet...oh and yet...

Cũng có người cho là Issa làm bài thơ này khi người con trai đầu lòng chết vì Issa không chỉ thẳng vào cái chết của con gái, thật ra không cần thiết luật sinh hoại trụ diệt của pháp Phật thì cái chết của con trai hay con gái hay của bất cứ ai thì bài thơ này của Issa đã đóng góp tuyệt vời cho mỗi hoàn cảnh mất mát khổ đau. Không kêu gào lăn lộn la khóc thảm thiết trước cái chết của con mình mà chỉ kêu lên nhân thế mù sương và chỉ mù sương đâu là cõi thật mà có và mất.

Khi về già nhìn lại quãng đời đã qua và hiện tại thì hai cuộc đời đều bất hạnh như nhau, đều đau khổ quằn quại. Nhân thế mù sương vẫn là nhân thế mù sương. Chỉ khác là nay ông đã quán thấy được chính mình và tất cả không còn gì là quan trọng

Rọi chiếu lại tôi đây
mặt cau có xấu xí

cái ao cóc già này

He glares back at me
with an ugly, surly face,

this old pond frog

Tuy nhiên suốt cuộc đời long đong lúc nào Issa cũng tràn đầy niềm tin vào Pháp tu giải thoát cuả Đức Phật nên dù chỉ là tiếng rì rào của bụi hoa ông nghe như tiếng tụng kinh của cây cỏ như chính ông hằng thầm tụng

Sáng nay bụi tụng rì rào
Hoa Nghiêm kinh gửi

cho đời khổ đau

Just the bush warbler
to sing morning Lotus Sutra

to this suffering world

*

Nhân sinh như những con rận bé nhảy nhót không bao giờ ngưng cho đến khi cạn kiệt sức lực. Cho đến khi biết được thế giới này là hành trình phiền não thì quá trễ, thế sao ngay từ khi bắt đầu hành trình ta không theo ngay phương pháp tu giaỉ thoát sinh tử, mà cứ nhẩy nhót lăng xăng tạo nghiệp làm gì, sao không dùng hết sức nhảy vào hoa sen, vào tòa Như Lai. Chợt hiểu ra cõi thế gian tất bật này Issa viết về con rận bé hay viết chính bản thân lăng xăng cuả chính Issa

Thật rằng phải nhẩy lăng xăng
này con rận bé, sao không nhẩy vào

hoa sen

If you really must
leap, my little fleas, why not

leap on the lotus ?

*

Cho dù là đang thưởng thức trà ngày xuân trong khí lạnh vị trà như ngọt nhưng khi thưởng thức đã có nghẹn ngào của nước mắt pha trong trà, nước mắt đau khổ của đời, hay trà chưa ngọt đủ cần thêm nước mắt cho ngọt hơn. Trà rót suốt ngày xuân, nước mắt đổ suốt cuộc đời Issa. Tắm ướt Phật bằng trà, hay bằng nước mắt hay Phật ướt vì mưa xuân. Bấy nhiêu chữ nói tất cả đắng cay chua chát của kiếp người đã tưới bao nhiêu nước mắt lên thân Phật và chỉ có Phật vẫn bình an tự tại

Tràn trề ướt Phật cả ngày xuân

nước trà thì ngọt,

nước mắt còn ngọt hơn

Sweet tea and more sweet tears
flow wetly over Buddha

through the whole spring day

*

Mùa Xuân Của Đời Tôi là công trình nổi tiếng nhất chỉ trong một năm ngẫu hứng Issa đã chọn lọc những hài cú, nhưng lại là một sáng tạo kể lại cuộc đời đã trải bao cực nhục. Ý thơ vô cùng súc tích, một tuyển tập thơ, một bảo vật thiêng liêng và cũng là một bằng chứng về thế giới phức tạp điên đảo vô định của ông.

Như Bashõ, Issa không giữ nguyên một tên mà chúng ta biết ngày nay. Đầu tiên là tên “Kobayshi Ikyo” và “ Nirokuan Kikumei”. Dù rằng thơ Issa nhiều hứa hẹn ngay từ khi còn trẻ, ông vẫn không bằng lòng với một cái tên thông dụng. Năm 1972 ông lấy bút hiệu Haiki-ji Nyudo Issa-bo.

Mùa xuân đang đến rồi
Yatarõ mới ra đời

là Issa đây thôi

With spring’s arrival
Yatarõ become reborn

as Issabo

Tuy Issa không phải là người thích những buổi lễ trà tỳ, vậy mà tên lại do ngẫu nhiên vào một buổi uống trà Issa nhận thấy bọt trà tan mau trong chớp mắt khiến ông cảm xúc liền chọn cái tên tầm thường ISSA (bọt trà) vì cảm nhận đời người cũng ngắn ngủi như bọt trà .

Sau đó trong hơn 5 năm trên đường đi khắp miền Nam Nhật Bản, Issa làm bạn với các thi nhân, khi trở về Edo năm 1778 cho ra tập tự thuật khiến ông nổi tiếng. Dầu vậy cũng không thật sự là một sáng tác như tập Mùa Xuân Của Đời Tôi, tập này cho thấy rõ ông thấu hiểu hán thi hợp tuyển cùng hài cú và đoản ca của các thi sĩ Nhật Bản.

Năm 1801 cha Issa ngã bệnh thương hàn nặng. Issa trở về Kashiwabara kịp để săn sóc cha già được một tháng trước khi cha ông qua đời. Dì ghẻ với người em khác mẹ tranh chấp di chúc và tước quyền thừa hưởng của ông. Về cái chết của người cha, thi sĩ viết trong tập thơ thể hiện rõ tình cảm cha con đã lơ là, tuy thế lời lẽ cảm thông và thương hại cuộc đời cha mình.

Hơn một thập niên, Issa sống nghèo khổ, đi đi về về nơi sinh trưởng và Edo vì tranh chấp pháp lý với người mẹ ghẻ. Đến khi gần năm mươi, ông cảm thấy cuộc tranh chấp không bao giờ dứt. Năm 1810 ông viết

Ô ánh trăng sáng ngời
ta hoang phí cuộc đời

đang đi dưới trăng đó

bốn mươi chín năm rồi

O moonlit blossom
I’ve squandered forty nine years

walking beneath you

*

Cuối cùng, năm 1813 dàn xếp xong với gia đình Issa trở về Kashiwabara. Ông cưới một người vợ trẻ, và năm 1816 nàng sinh cho ông một đứa bé trai chỉ sống được một tháng. Đó là đứa con mà Issa viết bài thơ : “Thế giới của sương mù”. Đứa con gái sinh năm 1818, chết một năm sau đó về bệnh đậu mùa

Đời của Issa là một chuỗi khó khăn bất hạnh. Đứa con trai thứ hai sinh năm 1820 chỉ sống được vài tháng. Năm 1822 đứa con trai thứ ba ra đời nhưng vợ Issa lại chết đau đớn vì căn bệnh phong thấp sau khi sanh và đứa con trai cũng chết sau đó vài tháng. Suốt thời gian này Issa đau khổ vì sức khỏe yếu kém do chứng bệnh bại liệt trường kỳ. Đến năm 1810, ông tắt tiếng không nói được ông viết:

thật bực bội vô ngần !
cả ngỗng hoang lang thang

cũng còn kêu thành tiếng

Such irritation !
Even wandering wild geese

can manage to speak

*

Có lẽ chỉ là chứng động não nhỏ nên thi sĩ hồi phục lại. Hẳn muốn xóa tan những năm tháng phiền muộn, ông lấy vợ lần nữa vào năm 1824. Ông chọn người vợ mới là người đàn bà trong một gia đình võ sĩ đạo cao sang địa phương. Rõ ràng nàng kết hôn vì nhắm vào cái nhà của ông và gây khổ thêm vào cuộc đời đã tan nát bất hạnh của ông. Nàng trở về nhà cha mẹ chỉ sau vài tuần lễ cưới.

Issa lại bị bệnh bại liệt trở lại khi đến viếng chùa Zenkõ, rồi ở lại một thời gian để chữa trị. Khi bệnh thuyên giảm ông viết:

Tôi như màng bụi mỏng tơ
nhẹ như tờ giấy

màn che muỗi trời

I, too, made of dust-
thin and light as the paper

mosquito curtain

*

Không ghi rõ ngày tháng, ở tuổi sáu mươi bốn ông lấy vợ lần thứ ba. Nhưng những năm sau đó nhà ông bị cháy rụi tới nền. Vì giữ thể diện hay vì muốn sống thoải mái cố vượt qua thảm họa cuối cùng, ông từ chối không muốn trú ngụ với bạn và môn sinh, Issa cùng người vợ đang có mang dọn vào sống nhiều tháng trong một cái kho hàng nhỏ không có cửa sổ không có cả lò nấu.

Issa chết thình lình vào ngày 19 tháng mười một năm 1827, không được thấy mặt đứa con sắp chào đời và đó là người con gái duy nhất sống sót.

Hai bài thơ như là hai bài thơ cuối cùng của Issa, đã tìm thấy dưới gối của ông

Món quà Tịnh Độ tạ ơn
tuyết rơi cả đến

chiếu nằm trải lên

Gratitude for gifts
even snow on my bedspread

a gift from the Pure Land

*

Ông cố ý lưu lại bài thơ trên như lời cuối, nhưng sau cái chết của ông bài thơ thứ hai là bài thơ chết khác có thể thật là bài cuối cùng của ông

Từ trong lòng chậu sinh ra
chết trong lòng chậu cũng là như không

sao mà bá láp rỗng không

From birthing’s washbowl
to the washbowl of the death-

bathering nonsense !

Cũng như những bài thơ trước, bài thơ này thu hút nhiều người đọc. Nỗi đau khổ triền miên của nhân loại và thế giới si mê đã khiến thi sĩ kết luận chua cay chính đời mình bằng chữ nghĩa chăng. Có lẽ tâm của Issa thâm nhập cái ngã tự rỗng không trong kinh của Phổ Hiền Bồ Tát, tất cả “rỗng không vô tướng” thì cái ồn ào si mê bao quanh không cần thiết vì ngay khi sinh đã có diệt

Tình cảm cuộc đời nặng nề quằn quại, hơn nửa đời người lạc lỏng tha hương và bị ruồng bỏ phải tự đi suốt con đường đời đầy thử thách, những vết khốn khổ cắt sâu vào tâm khảm khó quên, thế mà những bất hạnh đó đã tôi luyện cho Issa cho một can đảm phi thường đối đầu với bản án nhân quả. Thời bấy giờ một thi sĩ sống gò bó mang cảm súc cả một đời lận đận vào thi ca bàng bạc thiền là một điều rất hiếm, thế gian này có gì là hoàn hảo đâu ông viết :

Đi tìm khắp cả nhân gian
tìm đâu cho thấy giọt sương vẹn toàn

dẫu tìm trên cánh sen hồng

Searching all this world
there is no perfect dewdrop

even on the lotus

*

Niềm chung thủy của Issa trong thi ca như con đường giải thoát cần phải kinh qua tương tự như Đỗ Phủ, Lý Bạch , Saigỹ và Bashõ. Issa tỏ ra coi thường chức vị, đi lang thang ngoài đường phố Edo trong manh áo rách rưới . ông nổi danh về hành động cũng như những thơ văn của mình vậy. Có một lần, một nhà quý tộc quyền hành nhất tỉnh thành mời đến để bàn bạc về nghệ thuật thi ca với Issa. Issa nhìn thẳng vào mắt ông ta và trả lời rằng ông không thể hạ thấp nghệ thuật của ông xuống cùng hạng với những tay chơi tài tử. Nhưng với những người khác ông lại là một người lập dị dễ thương. Trẻ con tôn sùng ông như một thi sĩ đại diện cho những con chim nhỏ, những con sâu con và những cánh hoa của bốn mùa.

Như Bashõ thơ Issa bàng bạc thiền và được kính trọng trong hầu hết ở mọi cấp bực

Có rất nhiều “ đài kỷ niệm Issa” và “bia hài cú“ thơ của ông cho thế hệ mai sau; nông trại xưa nơi ông ra đời ở Kashiwabara được bảo tồn .



Ba Tiểu Phẩm

ĐÓN NĂM MỚI

Ngày xưa, trong chùa Fuko ở thành phố Tango có một nhà sư tu hành rất nhiệt tâm. Sư quyết định đón mừng ngày đầu năm mới thật toàn vẹn. Sư viết một lá thư vào chiều giao thừa và đưa lá thư cho một tăng sinh dặn phải trao lại cho ông ngay phút đầu tiên buổi sớm mai ngày đầu năm.

Vị tăng sinh thức dậy khi ánh sáng đầu tiên của năm mới có tiếng quạ kêu sớm nhất, cái bóng đen ngả dài lướt theo sau mỗi bước chân vị tăng sinh lom khom rón rén đến gõ cửa phòng nhà sư.

Giọng Sư từ bên trong vọng ra hỏi

“ Ai gọi cửa đó ?”.

Tăng sinh thưa “Người đưa tin mang lời chúc tụng đầu năm từ Đức Phật A Di Đà trên Niết Bàn”.

Cửa phòng nhẹ kéo sang bên, Sư chân không tiến đến mời tăng sinh vào và mời ngồi lên chiếc gối danh dự. Sư quì xuống cúi gập mình nhận thư mở ra đọc:

“ Buông bỏ thế gian khổ đau ! Trở về Niết Bàn .
Ta sẽ gặp con dọc đường với các vị Bồ Tát hướng dẫn con ! “

Hai hàng nước mắt nhà sư rơi đầm đìa cho đến khi ướt sũng hai cánh tay áo.

Lướt qua câu chuyện này có vẻ thật lạ lùng Ai mà muốn đón mừng năm mới với hai cánh tay áo đẫm nước mắt, cuối cùng nước mắt đó là tự cảm nghiệm do chính những lời tự viết trong lá thư như nhắc nhở. Tuy nhiên nhà sư đã thực hành thật đúng: bổn phận chính của ông là mang pháp Phật giảng dạy cho thế gian thì còn cách gì hay hơn là đón đầu năm mới bằng cách đó?

Còn tôi , tôi hãy còn mặc áo quần bụi bặm của thế gian đau khổ đón ngày đầu tiên của năm mới theo lối của tôi. Và cũng như nhà sư, tôi tránh mừng năm mới theo lệ thường như mọi người. Nào là hạc là rùa tượng trưng cho những lời chúc rỗng tuếch, những nghệ sĩ đến xin những lời chúc tụng của kẻ giầu sang cũng rỗng tuếch. Cây thông là phong tục đầu năm sẽ không dựng cạnh cửa nhà, tôi không quét bụi, sống trong cái chòi nhỏ xíu luôn luôn bị gió Bắc khắc nghiệt đe dọa thổi xập. Tôi đặt tất cả vào bàn tay của Phật như trong truyện cổ tích vậy.

Con đường trước mặt có thể nguy hiểm, sâu như những lối mòn ngập tuyết loanh quanh trên núi cao kia, tuy nhiên tôi đón chào năm mới như vậy đó

Năm mới là lễ chào mừng
Tôi đây như vẫn bình thường đón xuân





CHÚ TIỂU TAKAMARU.

Một buồi sáng mùa xuân thật đẹp, chú tiểu tên Takamaru mới được mười một tuổi, cùng sư huynh Kanrỹ rời chùa Mỹsen. Họ dự định đi hái một vài loại cỏ và hoa nhân sâm. Nhưng chú tiểu trượt chân trên một thanh cầu gẫy và nhào xuống con sông nước giá lạnh đang chảy siết, nước dâng cao vì tuyết đang tan từ núi Lizuna.

Nghe chú tiểu kêu cứu, sư Kanrỹ lao xuống dòng nước, nhưng ông không làm gì được. Cái đầu Takamaru nhô lên rồi biến mất. Cánh tay giơ ra trên dòng nước cuồn cuộn. Nhưng rồi tiếng la thất thanh của chú tiểu nghe như tiếng vo vo của những con muỗi đồng thời chú biến mất theo dòng sông; chẳng còn gì chỉ có hình ảnh chú in sâu vào mắt sư Kanrỹ.

Chiều hôm đó, bao nhiêu ngọn đuốc sáng rực theo dòng sông để tìm Takamaru. Cuối cùng xác chú được tìm thấy kẹt giữa những tảng đá, và quá trễ không ai cứu được chú.
Khi mang xác chú lên họ tìm thấy một nắm hạt đậu bơ trong túi áo, có lẽ đó là quà của cha mẹ cho chú. Ngay cả những người không hay khóc cũng nước mắt đầm đìa ướt cả hai cánh tay áo. Người ta đặt thân thể chú lên tấm khiên tre mang về nhà. Tối hôm đó mọi người đứng nhìn với niềm thương cảm khi cha mẹ chú hớt hãi chạy đến từ cánh đồng xa, nhìn thi thể con trai khóc những giọt nước mắt sót thương đau khổ .

Thật ra như những tín đồ theo lời giáo huấn, họ luôn luôn thuyết giảng về đời sống khốn khổ này, nhưng ai có thể làm khác hơn để tránh sinh tử ? Tất cả mọi trái tim của con người tan nát bởi tình yêu con bất diệt của mẹ cha. Có phải khi chú Takamaru rời nhà lúc sáng sớm, chú hãy còn sống và cười nói, vậy mà chiều nay thì.......

Chiều nay chú tiểu nằm bất động lạnh lẽo. Hai ngày sau, đám táng của chú.

Những cánh hoa đã nở ra đón mùa xuân ấm áp sau bao nhiêu tháng tuyết đông có khóc nhiều như cha mẹ Takamaru khi biết là con người có thể hái hoa ném xuống và đốt bất cứ lúc nào. Hoa có đời sống chăng? Hoa có như chúng ta nhận thức được là có niết bàn đợi chờ ?

Tôi nghĩ chưa một lần
ném hoa tươi mùa xuân

vào vầng khói mù đặc

đứng nhìn khói lên cao

trên mây khói tan vào

CÂY HẠT DẺ

Khi đến thăm cánh rừng trên ngọn núi Thiên Sơn làng Rokugawa trong khu vực Takai, tôi hái ba hạt dẻ mang về gieo xuống góc vườn sau nhà. Mầm non xanh tươi chồi lên vào mùa xuân đó, trông thật tươi mát dưới nắng ấm.

Ít lâu sau, người hàng xóm ở phía Tây khu vườn sửa lại căn nhà của anh cao hơn che khuất mặt trăng lẫn mặt trời. Năm đó cây hạt dẻ lớn chậm.

Suốt mùa đông, anh hàng xóm lại xúc tuyết từ trên mái đổ xuống phủ đầy quanh căn nhà cho đến khi trông như một ngọn núi tuyết khổng lồ hiện ra trong có một đêm. Trong con hẻm hẹp họ đi qua đi lại mang củi sưởi và nước uống lên tầng trên căn nhà. Những bước chân dậm đi dậm lại làm thành những bậc thang rắn chắc như xây bằng đá tảng mang từ núi Atago. Đến cuối đông, dấu hiệu vui tươi đầu tiên của mùa xuân rải những nụ non xanh tươi khắp cả cánh đồng, cây bắt đầu trổ lá đơm hoa. Đống tuyết khổng lồ vẫn sừng sững, trắng toát và lạnh băng.
Ngày mùng 8 tháng 4 ngoài vườn những con chim hót líu lo liên hồi. Theo tục lệ tôi sửa soạn giấy mực làm thơ. Khi ra vườn tìm cây hạt dẻ tí hon bị chôn dưới tuyết tôi chỉ tìm thấy cành gẫy. Cây có phải là người không?. Tôi cố chăm sóc cho cây không gục ngã, đến cuối năm có vài chiếc lá nho nhỏ lú ra và cây vươn cao lên được một đoạn.

Rồi mùa đông năm đó và những mùa đông sau đó đều đặn núi tuyết lại hiện ra trong có một đêm rồi cây hạt dẻ đáng thương lại bị đè bẹp dưới sức nặng của tuyết. Như vậy trải qua bẩy mùa đông. Tiếc thay cây hạt dẻ không bao giờ có hoa và cũng chẳng bao giờ có trái mà cũng không chết. Hầu như không có đời sống cho cây hạt dẻ. Có phải kiếp người cũng trường kỳ đấu tranh để đứng vững trên thế gian này.

Cuộc đời của tôi cũng gần giống như cây hạt dẻ của tôi. Khi mới sanh ra, mới chớm nở trong gia đình, tôi đã bị đẩy ra ngoài để tự sinh tồn giữa những cỏ dại đang vươn cao, tiếp nhận ngọn gió nghiệt ngã của ngọn núi mẹ ghẻ. Tôi không còn nhớ là tôi có được một ngày vui hưởng tự do dưới trời rộng thênh thang. Không biết bao nhiêu sợi tơ chịu đựng được đan suốt năm mươi bẩy năm dài đăng đẳng. Tha thứ cho tôi cây hạt dẻ ơi! Tôi không cố ý gieo cái hạt xuống sau vườn nhà để chia xẻ với tôi cái nghiệp không hạnh phúc trong kiếp này!!!.

Sống sót mầm non
dưới bóng cây con

xin nơi nương tựa

Mẹ cây cao hơn.

Phật dậy rằng tất cả những sự kiện đều bắt nguồn từ nghiệp quả. Vậy thì cuộc đời đau khổ của tôi không thể ngoài luật định đó. Có phải tôi đã tự tạo ra đấy thôi. 

 

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
18/03/2023(Xem: 9602)
Tây phương Kinh tế học có thể bị chỉ trích bởi dựa trên sự hợp lý hóa hành vi cạnh tranh, tối đa hóa lợi nhuận vì lợi ích của một nhóm nhỏ, phụ thuộc vào sự cạn kiệt tài nguyên thiên nhiên và sự suy thoái môi trường chung của chúng ta. Trong khi đó, Kinh tế học Phật giáo được hình thành dựa trên sự tương tác phụ thuộc lẫn nhau của con người và môi trường, do đó mang lại sự an lạc hạnh phúc dựa trên từ bi tâm đối với tất cả chúng sinh. Mục tiêu của nó là duy sự phát triển bền vững gắn liền bảo vệ môi trường và thích ứng với biến đổi khí hậu hiện nay, đồng thời khẳng định sự thịnh vượng chung và mang đến sự an lạc thịnh đạt cho người lao động, khách hàng, cổ đông và xã hội.
03/02/2023(Xem: 8628)
Đã có rất nhiều tài liệu đề cập về Thiền bao gồm Thiền Định, Thiền Chỉ, Thiền Quán, Thiền Tọa, Thiền Hành, Thiền Phàm Phu, Thiền Ngoại Đạo, Thiền Tiểu Thừa, Thiền Trung Thừa, Thiền Đại Thừa, Thiền Tối Thượng Thừa...Tất cả đều là những sắc thái, tướng trạng, hiện tượng và tác động từ tâm thức chúng ta trong ý hướng tu tập trên đường giải thoát, giác ngộ Phật đạo. Sự giác ngộ giải thoát nơi Phật Đạo, tuy nhiên, lại quá phong phú, đa diện với sắc thái tâm thức rất sâu xa vi tế nên dù Phật tánh
31/01/2023(Xem: 9848)
Kinh Châu Báu, thuộc kinh điển Nam Truyền, Tiểu Bộ Kinh, là một bài kinh Hộ Trì hay Cầu An, do Đức Phật Thích Ca nói ra khi Ngài được thỉnh đến thành Vesali, dân chúng đang chịu ba thứ nạn, nạn dịch bệch, nạn đói và nạn Phi Nhân. Dân chúng ở đây cầu mong nhờ ân đức cao trọng của Đức Phật, nhờ Phật Lực mà các hoạn nạn được tiêu trừ.
07/01/2023(Xem: 8155)
Phương pháp phát triển cá nhân mà nhà sư Sangharakshita nói đến trong bài này là phép thiền định của Phật giáo, một phép luyện tập nhằm biến cải một con người bình dị trở thành một con người đạo đức, sáng suốt và cao quý hơn, và ở một cấp bậc sâu xa hơn nữa còn có thể giúp con người đạo đức, sáng suốt và cao quý ấy thoát ra khỏi thế giới hiện tượng luôn trong tình trạng chuyển động và khổ đau này.
23/12/2022(Xem: 22334)
Các video sau được sưu tập và biên tập sao cho mỗi video đều có mục lục chi tiết (ngoại trừ các bài giảng lẻ), kèm theo thời điểm lúc giảng các mục để người xem có thể dễ dàng theo dõi. Ngoài ra nếu vô tình nghe một đoạn bất kỳ cũng có thể biết được Sư bà đang giảng tới mục nào vì tên mục đó có ghi phía dưới màn hình.
02/11/2022(Xem: 22903)
Đức Phật thuyết giảng giáo nghĩa Đại thừa vì tám lý do, được nêu lên ở trong bài kệ của Đại thừa trang nghiêm kinh luận: "Bất ký diệc đồng hành Bất hành diệc thành tựu Thể, phi thể, năng trị Văn dị bát nhân thành". Bài kệ này nêu lên tám lý do, tám bằng chứng kinh điển Đại thừa là do đức Phật nói chứ không phải là ai khác. Hàng Thanh văn không đủ khả năng để nói đến kinh điển Đại thừa. Hàng Duyên giác không có khả năng để nói đến kinh điển Đại thừa. Bồ tát cũng chưa đủ sự toàn giác để nói kinh điển Đại thừa. Còn đối với ngoại đạo thì đương nhiên không thể nói được một từ nào ở trong kinh điển Đại thừa. Có nhiều vị cố chấp, thiên kiến nói rằng kinh điển Đại thừa do ngoại đạo tuyên thuyết; nói như vậy là hồ đồ, không có luận cứ. Tu tập đến cỡ như hàng Thanh văn, hàng Duyên giác mà còn không nói được kinh điển Đại thừa thì làm gì cái đám ngoại đạo chấp ngã, chấp trước, chấp danh, chấp lợi mà nói được kinh điển Đại thừa. Cho nên nói kinh điển Đại thừa do ngoại đạo nói, đó
02/11/2022(Xem: 19674)
Bấy giờ, tôi khoảng chín tuổi, một hôm đi xem đưa đám tang ông Võ Hờ trong xóm, thấy mọi người đi sau đám tang đều khóc nức nở và tức tối. Thấy họ khóc, tôi cũng khóc, nhưng bấy giờ tôi không biết tại sao tôi lại khóc như vậy.
31/10/2022(Xem: 15902)
SOTAPATTI, quả vị Dự lưu, là cấp bậc đầu tiên trong bốn cấp bậc giác ngộ được đề cập trong Phật giáo Sơ kỳ. Tên gọi của quả vị nầy là từ ý nghĩa của một hành giả nhập vào dòng chảy không thối chuyển (sotāpanna, thánh Dự lưu) đưa đến giải thoát hoàn toàn. Dòng chảy nầy chính là đường thánh tám chi (Bát chi Thánh đạo, SN 55:5, kinh Sāriputta), là dòng sông hướng đến Niết-bàn cũng giống như sông Hằng chảy ra biển cả (SN 45:91, kinh Phương đông). Thời gian cần thiết để dòng sông nầy tiến đến mục tiêu tối hậu là tối đa bảy kiếp sống, không kiếp nào tái sinh trong cõi giới thấp hơn cõi người (SN 55:8, kinh Giảng đường bằng gạch).
29/10/2022(Xem: 10020)
Nhận tin nhắn trễ trên Viber sau khi đã ra khỏi nhà, và mãi đến trưa con mới trở về nên con chỉ nghe lại bài phỏng vấn này do TT Thích Nguyên Tạng có nhã ý cho chúng đệ tử học hỏi thêm giáo lý Phật Pháp trước khi Ngài trở về trú xứ Hoa Kỳ sau 3 tuần tham dự Lễ Hiệp Kỵ Lịch Đại Tổ Sư và Lễ Mừng 32 năm Khai Sơn Tu Viện Quảng Đức, vào trước giờ có pháp thoại của Tổng Vụ Hoằng Pháp và Giáo Dục của Giáo Hội Úc Châu cùng ngày. Tuy nhiên với sự ngưỡng mộ của con đối với bậc cao tăng trí tuệ viên minh, diệu huyền thông đạt như Ngài, mà những lời Ngài trình bày qua những kinh nghiệm tu chứng hành trì, hạnh giải tương ưng thu thập được trong suốt hơn 46 năm qua đã khiến con phấn chấn tu tập hơn, hầu đạt được mục đích tối cao mà Đức Phật đã truyền trao nên con đã nghe lại đôi lần vào hôm nay để có thể uống được cam lồ qua những lời đáp trao đổi Phật Pháp. Thành kính tri ân TT Thích Nguyên Tạng và HT Thích Đồng Trí và kính xin phép cho con chia sẻ lại những gì con đã học được.
13/07/2022(Xem: 11580)
Phải nói là khi nhận được tin TT Giảng Sư Thích Nguyên Tạng sẽ có bài pháp thoại giảng tại Thiền Lâm Pháp Bảo hôm nay (12/7/2022) lại vừa nghe tin tức mưa lớn và lụt tràn về Sydney mấy ngày qua, thế mà khi nhìn vào màn ảnh livestream lại thấy khuôn viên thiền môn trang nghiêm thanh tịnh quá, dường như thời tiết khí hậu chẳng hề lay động đến nơi chốn này, nơi đang tập trung những người con cầu tiến muốn hướng về một mục đích mà Đức Phật hằng mong chúng ta đạt đến : Vô Sanh để thoát khỏi vòng sinh tử .
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]