Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Thấy Gì Qua Một Hình Ảnh?

13/03/201303:00(Xem: 3374)
Thấy Gì Qua Một Hình Ảnh?
Thấy Gì Qua Một Hình Ảnh?
Thích Thanh Thắng

thumbnail.php?file=316874_264699110333595_916905681_n_267212332Thế là Tổng thống Venezuela, Hugo Chavez cũng đã “thuận thế vô thường” ở tuổi 58. Truyền thông trong nước đưa tin và ca ngợi ông như vị “Tổng thống của dân nghèo”, nhưng với một đất nước phát triển và có ảnh hưởng lớn ở châu Mỹ như Venezuela, thì cần phải nói ông là Tổng thống của một đất nước hùng mạnh, dĩ nhiên là của đa số dân giàu, vì dân giàu thì nước mới mạnh, và ngược lại.

Tại sao người ta cứ phải nhắc đến cái nghèo khổ (bần cố nông) như một “giá trị”, “di sản” đáng tội nghiệp, nhằm phản ánh “chân lý”, “đạo đức xã hội” của lãnh tụ, trong khi những lời hô hào phải thoát nghèo, phải chống tham nhũng vẫn tỏ ra ít hiệu lực trước thực tế cuộc sống?

Quyền lực dẫu vô biên vẫn không bằng nghiệp lực, điều đó cho thấy vai trò (sinh tử) của cá nhân ảnh hưởng như thế nào đến chính sách và vận mệnh của một quốc gia. Dù ông Hugo Chavez đã lãnh đạo một nhà nước “tự nhận” là theo Xã hội chủ nghĩa, mà không theo Chủ nghĩa Mác - Lê Nin, nhưng vẫn nhận được quan tâm đáng kể từ giới lãnh đạo Việt Nam. Tuy nhiên, cần phải phân biệt giữa quốc gia Cộng sản, nhà nước do Đảng Cộng sản lãnh đạo, và một số nước tự nhận là theo Xã hội Chủ nghĩa.

Khoảng cách "triết học" giữa Việt Nam và Venezuela là khoảng cách của một nước Cộng sản (Chủ nghĩa Mác - Lê Nin và tư tưởng Hồ Chí Minh) và một nước chỉ tự nhận là theo “Xã hội chủ nghĩa” (không Mác - Lê Nin). Có lẽ Venezuela thân thiết với Cu ba (một nước Cộng sản) ở khoảng cách địa lý và những vấn đề chung của khu vực Châu Mỹ, hơn là thân thiết về mặt “triết học Cộng sản”.

Chính vì thế, một hình ảnh dễ nói trong đám tang của ông Hugo Chavez là hình ảnh cây thánh giá và Đức Chúa Giê-Su phía sau quan tài. Không có một nước Xã hội chủ nghĩa (“thuần chủng”) nào mà đám tang lãnh tụ có hình ảnh ấy, bởi biểu tượng tôn giáo vẫn là một điểm “nhạy cảm”, thậm chí đối lập với tư tưởng vô thần.

Nói như vậy để thấy, vai trò của nhà nước và tôn giáo trong một quốc gia. Khi mối quan hệ này không chính danh, không đàng hoàng, không gắn bó, thì tình trạng bằng mặt mà không bằng lòng vẫn xảy ra, và niềm tin giữa họ không bao giờ được củng cố. Triết học Mác - Lê Nin đã cho ra một định nghĩa về tôn giáo gây nên nhiều phản ứng, rằng nó như một thứ thuốc phiện ru ngủ quần chúng nhân dân. Đó là điểm không tương đồng khi định nghĩa này được kéo từ xã hội phương Tây về xã hội phương Đông, và được “ứng dụng” một cách máy móc.

Có “ru ngủ” hay không khi Tổng thống Mỹ Obama nhậm chức vẫn đặt tay lên quyển kinh Thánh để tuyên thệ, trong khi ông ta vẫn có thể cho biết rằng mình vẫn thường xuyên ngồi thiền, hay thỉnh thoảng đọc sách Phật. Rất nhiều người Mỹ không theo Ki-tô giáo, hay theo các tôn giáo khác nhau chẳng mấy khó chịu vì điều đó, bởi họ thừa biết nó chỉ mang tính biểu tượng.

Nhưng đó cũng phần nào cho thấy một quốc gia mà thế quyền và giáo quyền được kết hợp một cách tự nhiên, hài hòa, bên cạnh những bộ luật tôn trọng đầy đủ quyền tự do theo hay không theo tôn giáo của bất kỳ ai, dù là tổng thống hay thứ dân, dù có đảng hay không có đảng.

Ở Việt Nam, nếu lãnh đạo nào mới chỉ thân thiết thôi, chứ chưa nói đến việc quy y hay chịu phép rửa tội, thì đã bị những người có tôn giáo xem là có thể họ sẽ “ưu ái”, “thiên vị” cho tôn giáo mà họ thân thiết. Điều này cho thấy, cái “di sản” ngạo ngược, bất bình đẳng tôn giáo ở cái thời Diệm - Nhu đã chưa thể hàn gắn được cho thực tại tôn giáo ngày hôm nay, cụ thể giữa Ki-tô giáo và Phật giáo. Cũng xin nói thêm về bản nhận định và góp ý của Hội đồng Giám mục Việt Nam về cái “quyền tự do tôn giáo”, bởi nghe thì khá kêu, nhưng vì sao “bên ấy” vẫn ra sức cải đạo (có khi như giành giật) những người ngoài Ki-tô, và tại sao phải dùng hôn nhân để thúc ép người ngoài Ki-tô phải đi học đạo… Hoá ra những cái “độc” như “độc quyền” và “độc thần” cũng có những điểm gần gũi, chỉ là “quyền lực” thế tục chưa rơi vào tay họ điều khiển mà thôi.

Một điểm khác nữa, nói đến lòng yêu nước và chủ nghĩa dân tộc, thì từ quá khứ lịch sử đến hiện tại, dù nói gì thì những người Ki-tô giáo vẫn khó thông được, nhất là khi vẫn lệ thuộc vào quốc gia Vatican. Chả lẽ quốc gia tôn giáo thì không phải quốc gia và được ngoại lệ trên mảnh đất Việt Nam ư? Đây là điểm mà hầu hết giới Phật giáo, từng “thừa hưởng” những di sản tồi tàn mà Ki-tô để lại cho họ (không một lời thống hối), tỏ ra không mấy tin tưởng ở bất cứ ngọn cờ nào mà Ki-tô khởi xướng, các giới khác cũng nên nhìn ra điều này.

Và có lẽ với họ, sự lãnh đạo của người Cộng sản hiện nay vẫn “an toàn” hơn rất nhiều so với những thế lực khác mà “Ki-tô” đang muốn giật dây hay lợi dụng. Đó là chưa kể đến phương châm của Giáo hội PGVN là “Đạo pháp - Dân tộc - Chủ nghĩa xã hội”, cần phải phân biệt giữa “Chủ nghĩa xã hội” và “Xã hội chủ nghĩa”, và yếu tố không Mác - Lê Nin trong đó, để không suy diễn tuỳ tiện về Phật giáo. Như Đức Đạt Lai Lạt Ma tự nhận mình một nửa là Phật giáo và một nữa là Cộng sản (trên tinh thần và cả giá trị của từ này).

Tuy Hiến pháp Việt Nam cũng có quy định về quyền tự do tôn giáo, nhưng không dễ dàng để người ta nhận mình có tôn giáo khi tham gia vào bộ máy công quyền, nhất là những người có thẻ Đảng. Điểm bất thường này, lâu dần đã trở thành những ứng xử kiểu “kỵ huý”, nên lãnh đạo mà đi lễ chùa, thờ Phật, quy y, học đạo, nghe kinh sẽ trở thành tâm điểm “soi mói” của truyền thông và đồng nghiệp. Đây cũng là điểm mà khi tấn công vào chế độ này, người ta phải song song tấn công vào Phật giáo, vì dẫu gì Phật giáo vẫn được xem như tôn giáo chính của dân tộc, gắn bó mật thiết với chế độ. Nhưng đây cũng là điểm gây ra sự thiếu tự tin và mâu thuẫn của giới lãnh đạo mỗi khi phải chia tách giữa cái chất vô thần và tình cảm, niềm tin tôn giáo của mình, trước thực tế phải nhanh chóng thừa nhận “tính chất lâu dài” của tôn giáo trong mọi xã hội, mọi thể chế.

Những người đối lập với nhà nước nhìn vào xu hướng xã hội trên mà phân ra làm “linh mục quốc doanh”, “sư quốc doanh” nhằm chỉ những người gắn bó mật thiết với nhà nước, và những linh mục, nhà sư ngoài quốc doanh, thường là những người bất đồng với nhà nước. Trong khi chuyện một chức sắc tôn giáo “gắn” với nhà nước hay không “gắn” với nhà nước thì quốc gia nào cũng có và họ xem đó là điều hết sức bình thường, ở cái quyền mà họ được luật pháp cho phép.

Lãnh đạo nào theo đạo Phật, ủng hộ Phật giáo phát triển thì cứ nói là mình theo Phật, theo Ki-tô, ủng hộ Ki-tô phát triển thì cứ nói là mình theo Ki-tô. Chả có Phật tử Mỹ nào bắt bẻ chuyện ông Obama đặt tay vào kinh Thánh trong lễ nhậm chức, hay quyên tiền để xây một ngôi nhà thờ. Vấn đề là, có tôn giáo hay không, đều phải tuân thủ quy định của pháp luật, và vấn đề là khi chết có được Chúa hay Phật, hay Mác - Lê “rước đi” hay không…

Thích Thanh Thắng
(TTVHPG Liễu Quán)

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
26/01/2016(Xem: 13809)
Niết Bàn, tiếng Sanscrit là Nirvãna, phiên âm thành Niết-bàn-na. Cũng gọi là Nê-hoàn, Nê-bạn. Đó là cảnh trí của nhà tu hành dứt sạch các phiền não và tự biết rằng mình chẳng còn luyến ái. Niết (Nir): là ra khỏi, thoát ra, giải thoát. Bàn hay Bàn-na (vana): Rừng. Tức là ra khỏi cảnh rừng mê tối, rừng phiền não.
24/06/2015(Xem: 30582)
Lời vàng của Thầy tôi, một Hướng dẫn vào các sự Chuẩn bị cho Tâm-yếu của Phạm Vi Bao La từ Đại Viên Mãn, trình bày các con đường của bốn trường phái chính của Phật Giáo Tây Tạng mà không có bất kỳ mâu thuẫn nào giữa chúng.
15/06/2015(Xem: 23348)
Yếu chỉ tu tập & hành đạo. Tác giả Thích Thái Hòa
15/05/2015(Xem: 25939)
Thể theo lời yêu cầu của các bạn Đạo, tôi chọn một số bài nói chuyện về Phật pháp của tôi tại Tổ Đình Từ Quang ở Montréal và một vài nghi thức tụng niệm để in thành cuốn sách này, với hy vọng phổ biến Phật pháp. Cuốn sách được hình thành trong dịp Tết Canh Thìn, nhưng phải đợi đến Tết Dương Lịch 2001 mới đánh máy xong. Trong thời gian chờ đợi này, tôi đã cẩn thận kiểm điểm lại nội dung từng bài, nhưng chắc chắn không tránh khỏi thiếu sót, những mong các bậc cao minh từ bi chỉ điểm cho. Montréal, Tết Dương lịch 2001 Hiển Mật, Đỗ Hữu Trạch
12/05/2015(Xem: 22180)
Video: Những Hiểu Lầm về Đạo Phật
01/05/2015(Xem: 30112)
Một tập sách với tựa đề như trên, trong xã hội hiện nay, không có gì đặc biệt; so với Kito giáo tại Việt Nam, cũng là việc làm bình thường, vì hàng năm, một số giáo xứ thường xuyên tổ chức các lớp hướng dẫn giáo lý và hôn nhân cho thế hệ trẻ từ tuổi 18 trở lên; nhưng đặc biệt của tập sách nầy nằm trong hai lĩnh vực: 1/ Phật giáo chưa từng xuất hiện sách hoặc lớp hướng dẫn về hạnh phúc gia đình, mặc dù có những kinh điển nói qua vấn đề nầy, quá tổng quát, chưa thích ứng với từng cảnh trạng của từng xã hội biến thái khác nhau hiện nay. 2/ Sách không trực tiếp dạy giáo lý như các lớp “giáo lý và hôn nhân” của các giáo xứ, nhất là giòng Tên; nhưng sách hướng dẫn tháo gỡ nhiều vấn đề mắc mứu liên quan đến tâm lý xã hội và đạo đức nhà Phật.
05/01/2015(Xem: 21317)
Các soạn và dịch phẩm của cư sĩ Hạnh Cơ - Tịnh Kiên - Mười Vị Đệ Tử Lớn Của Phật (dịch từ tác phẩm Thập Đại Đệ Tử Truyện, nguyên tác Hoa văn của Tinh Vân pháp sư, nhà xuất bản Phật Quang, Đài-bắc, ấn hành năm 1984) Chùa Khánh Anh (Paris) in lần 1, năm 1994 Tu viện Trúc Lâm (Edmonton) in lần 2, năm 1999 (có thêm phần “Phụ Lục” do dịch giả biên soạn) Ban Phiên Dịch Pháp Tạng Phật Giáo Việt Nam (Nha-trang) in lần 3, năm 2004 Chùa Liên Hoa và Hội Cư Sĩ Phật Giáo Orange County (California) in lần 4, năm 2005 - Lược Giải Những Pháp Số Căn Bản Làng Cây Phong (Montreal) in lần 1, năm 1996 Ban Bảo Trợ Phiên Dịch Pháp Tạng Việt Nam (California) in lần 2 (có bổ túc và sửa chữa), 2008 - Giấc Mộng Đình Mai của Nguyễn Huy Hổ (tiểu luận) Làng Cây Phong (Montreal) in lần 1, năm 2001 - Bộ Giáo Khoa Phật Học (dịch từ bộ Phật Học Giáo Bản – sơ cấp, trung cấp, cao cấp – nguyên tác Hoa văn của Phương Luân cư sĩ, Linh Sơn Xuất Bản Xã, Đài-bắc, ấn hành năm 1996) * Giáo Khoa Phật Học
05/01/2015(Xem: 18875)
Các soạn và dịch phẩm của cư sĩ Hạnh Cơ - Tịnh Kiên - Mười Vị Đệ Tử Lớn Của Phật (dịch từ tác phẩm Thập Đại Đệ Tử Truyện, nguyên tác Hoa văn của Tinh Vân pháp sư, nhà xuất bản Phật Quang, Đài-bắc, ấn hành năm 1984) Chùa Khánh Anh (Paris) in lần 1, năm 1994 Tu viện Trúc Lâm (Edmonton) in lần 2, năm 1999 (có thêm phần “Phụ Lục” do dịch giả biên soạn) Ban Phiên Dịch Pháp Tạng Phật Giáo Việt Nam (Nha-trang) in lần 3, năm 2004 Chùa Liên Hoa và Hội Cư Sĩ Phật Giáo Orange County (California) in lần 4, năm 2005 - Lược Giải Những Pháp Số Căn Bản Làng Cây Phong (Montreal) in lần 1, năm 1996 Ban Bảo Trợ Phiên Dịch Pháp Tạng Việt Nam (California) in lần 2 (có bổ túc và sửa chữa), 2008 - Giấc Mộng Đình Mai của Nguyễn Huy Hổ (tiểu luận) Làng Cây Phong (Montreal) in lần 1, năm 2001 - Bộ Giáo Khoa Phật Học (dịch từ bộ Phật Học Giáo Bản – sơ cấp, trung cấp, cao cấp – nguyên tác Hoa văn của Phương Luân cư sĩ, Linh Sơn Xuất Bản Xã, Đài-bắc, ấn hành năm 1996) * Giáo Khoa Phật Học
22/11/2014(Xem: 28078)
Có người khách mang đến cho tôi một gói quà. Bên trong là hai quyển sách: Đất nước Cực lạc, Ánh sáng và bóng tối. Tác giả: Liên Hoa Bảo Tịnh. Khoảng thời gian sau này, tôi có rất ít điều kiện để đọc thêm được những sách mới, nên không ngạc nhiên nhiều lắm với tác giả lạ. Dẫu sao, trong tình cảnh ấy mà được đọc những sách lạ, nhất là được gởi từ phương trời xa lạ, thì cũng thật là thú vị. Rồi càng đọc càng thú vị. Một phần vì có những kiến giải bất ngờ của tác giả, về những điểm giáo lý mà mình rất quen thuộc. Quen thuộc từ khi còn là một tiểu sa-di. Nhưng phần khác, thú vị hơn, khi biết rằng Liên Hoa Bảo Tịnh cũng là Đức Hạnh – đó là chú XUÂN KÝ, một thời ở Già-lam cùng với chú Sỹ.
15/11/2014(Xem: 20213)
Nên lưu ý đến một cách phân biệt tinh tế về thứ tự xuất hiện của hai kiến giải sai lầm trên. Đầu tiên là kiến giải chấp vào tự ngã của các nhóm thân tâm, và từ cơ sở này lại xuất phát kiến giải chấp vào tự ngã của cá nhân. Trong trường hợp nhận thức được Tính không thì người ta sẽ nhận ra Tính không của nhân ngã trước; bởi vì nó dễ được nhận ra hơn. Sau đó thì Tính không của pháp ngã được xác định.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]