Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

11. Âm nhạc Phật Giáo

13/05/201318:26(Xem: 2580)
11. Âm nhạc Phật Giáo

MỸ THUẬT PHẬT GIÁO

Kiêm Đạt

(ĐH Đông Phương – California – USA)

11. 

ÂM NHẠC PHẬT GIÁO 

Trong những cách nhìn khác nhau đã phác thảo những dòng âm nhạc Phật Giáo Việt Nam.Từ trong kinh điển, giáo lý, tông phái Phật Giáo, đã có những khác biệt về âm nhạc, qua từng giai đoạn khác nhau. Ngay từ khi đức Phật tại thế, tăng chúng tu tập rất tinh chuyên trong từng thời khắc: từ việc trì tụng, khất thực, nghe pháp hay giáo hoá quần sanh, phần lớn thì giờ dùng để tọa Thiền.

Trong thời đó, âm nhạc chỉ được nói đến trong cư sĩ tại gia, trong quần chúng quamột số lễ hội mang tính bản địa. Còn về nếp sống của Tăng giới, thì âm nhạc không được nhắc đến, được xem là không mấy thích dụng.

Nếu thang âm, điệu thức không thích nghi, dễ gợi lên những tình cảm bi lụy, khuấy động, vọng niệm. Như thế dễ gây những chướng ngại cho sự thăng hoa của tâm linh siêu thoát. Mỗi khi tăng đoàn hội tụ để huân tập giáo lý của đức Phật, chư tăng chỉ tụng theo ngữ điệu bình thường. Không có nhạc cụ đi theo, cũng không có lối tán, tụng như ngày nay. Đó chỉ là những "nhã âm", như trong Kinh Di Đà: "Bạch hạc, Khổng tước, Oanh Vũ... Ca Lăng Tần Đà, cọng mạng chi điểu, thị chư chúng điểu, trú dạ lục thời, xuất hoà nhã âm".

Trong bộ kinh "Tỳ Ni Mẫu" có kể lại chuyện một Tỳ kheo nọ rất say mê âm nhạc, cũng thường hay tấu những khúc nhạc du dương khi tụng những lời Phật dạy, mà nhiều người không dám. Khi nghe được chuyện nầy, đức Phật liều quở trách và không cho vị ấy sử dụng âm nhạc nữa...

Những chuyện tương tự không hiếm. Như thế, âm nhạc không chỉ gây nhiễu loạn tâm hồn người, mà ngay cả đức Ma ha Ca Diếp cũng bất giác "rung chân, rung thân", nhịp theo từng âm điệu, khi nghe 500 vị tiên nhân đang vui đùa ca múa. Nhưng đối với hàng cư sĩ tại gia, sự cấm đoán nầy không được đề ra. Đức Phật cho phép họ được ca múa, gãy đàn, thổi sáo. Miễn là những âm thanh, âm điệu nầy để tỏ lòng thành kính, tán thán công đức, cúng dường Tam Bảo. Điều khó khăn là ai có thể sáng tác được những thể điệu đó.

Tại miền Bắc Ấn Độ trong thời đó, Phật tử trong lễ hội thường ca hát, diễn xướng điệu "Raga" (Cung kính). Theo các nhà âm nhạc học thì đây là một làn điệu êm ái, nhẹ nhàng. Nội dung thường tán thán công đức vô lượng chư Phật. Từ đó âm nhạc PG cũng hình thành. Đức Phật cũng thường dạy các đệ tử của ngài về nguy hại của sự tham dục, luyến ái. Đó là nguyên nhân của sinh tử luân hồi.

Chưa diệt tham ái, vẫn phải chìm đắm trong đau khổ. Ngài thường dạy đệ tử xuất gia: Phải nhiếp tâm tu trì, không đắm chìm thế gian pháp. Thay vì tìm kiếm niềm vui trong âm nhạc, nên tìm về an lạc trong thể tánh thanh tịnh. Cảnh trí Thiền thanh hóa tâm niệm. Thành thử hầu hết giới luật của những người xuất gia, nam cũng như nữ, kể cả những ngày Bát Quan Trai của người Phật tử đều ghi điều răn cấm các giới tử không được biểu diễn nhạc hay nghe nhạc. 

Điều nầy ghi rõ trong Phạm Võng Bồ Tát Giới: "Không được đi xem hát, nghe nhạc, chơi cờ, đánh bạc..." Nhiều kinh điển khác về Luật Tạng cũng đề cập đến điều cấm nầy. Điều nầy cho thấy: Ngay cả hàng Bồ tát mới phát tâm cũng cần phải giữ cấm giới về âm nhạc (xướng lên hay thưởng thức). Còn đối với các bậc Bồ tát thượng thừa trở lên thì âm nhạc là một trong những phương tiện cần thiết để độ pháp quần sanh.

Trong "Căn Bản Tạp sự" có nói: "Đức Phật vì muốn độ nhạc thần Càn Thát Bá Vương Thiện Ái, đã lên trời tấu đàn không hầu lưu ly ngàn dây". Những dẫn giải trên đây cho thấy: Âm nhạc cũng là phương tiện giáo hoá trong trường hợp người sử dụng phải có căn bản tu tập và giải thoát cao thâm. Trong một số trường hợp, âm nhạc cũng có thể sử dụng để có thể dẫn dắt về chánh pháp. Sau khi đức Phật nhập diệt, qua những lần kết tập kinh điển, Phật Giáo phân chia Đại Thừa và Tiểu Thừa, thì con đường hoằng pháp có những thay đổi lớn. Đại Thừa phát triển mạnh, đã tạo nên một sinh khí trong việc truyền đạo; đồng thời một sự thay đổi lớn lao trong tư tưởng triết học và nhận thức quan mới trong Phật Giáo đồ.

Với tinh thần nhập thế tích cực, hũu hiệu. Tinh thần nhập tế đó đã khai triển nhiều hình thức truyền đạo trong đó có cả âm nhạc. Cho đến khi Phật Giáo truyền bá sang Trung Hoa, thì âm nhạc Phật Giáo gặp được đất ươm trồng thích hợp.

Trong nền văn học dân gian Trung Hoa, Kinh Thi vốn được phát triển. Mặc dù Khổng Tử thường răn dạy: "Thi tam bách thiên, nhất ngôn dĩ tế chi: Tư vô tà" (Kinh Thi có 300 chương, một lời bao trùm lên tất cả: suy nghĩ không tà vạy).

Âm nhạc Phật Giáo cũng trong xu thế đó. Theo nhà nhạc học nổi tiếng Tế Văn Đình (Trung Quốc văn hoá ngôn) thì "âm nhạc Phật Giáo Trung Quốc đã khai sinh cách đây 1,600 năm". Đời Đường có nhạc khúc Lăng Tiêu, đời Tống có nhạc khúa Điệp Luyến Hoa, đều là những ca khúc Phật Giáo lừng danh trong quảng đại quần chúng.Kinh điển Đại Thừa cũng từng viết về ảnh hưởng âm nhạc (chân chính).

Trong bộ "Đại Trí Độ Luận" có dẫn lời của ngài Long Thọ"Bồ Tát muốn thanh tịnh cõi Phật thì phải dùng âm nhạc hay; muốn cho chúng sanh trong quốc độ nghe được nhạc hay thì tâm của họ sẽ được như nhuyễn. Khi tâm đã nhu nhuyễn thì việc hoá độ cũng dễ dàng. Như vậy, nên hãy dùng âm nhạc để cúng dường chư Phật". 

Thành thử, trong mỗi chuỗi lý luận liên hợp, Đại Thừa Phật Giáo đã nhấn mạnh đến hai điều: một là phải có "nhạc hay"; hai là ảnh hưởng âm nhạc Phật Giáo trong công cuộc giáo hóa không nhỏ. Nhiều kinh sách cũng đã khai triển lý luận đó. Trong kinh A Di Đà, có nhiều đoạn viết về "cảnh giới nhiều âm sắc vốn dĩ thanh hóa cuộc sống". Nhà nghiên cứu nhạc Phật, tiến sĩ Cao Nhã Lợi cho rằng "Quan niệm của Phật Giáo Đại Thừa trong việc sử dụng "âm nhạc hay" trong truyền bá rất phóng khoáng. Thay vì trốn tránh âm nhạc một cáchtiêu cực, thì hãy sử dụng chúng một cách tích cực, cởi mở hơn". 

Do quan niệm đó, âm nhạc Phật Giáo Trung Hoa phát triển nhanh, có giá trị và được trình tấu sâu rộng, trong nghi lễ cũng như trong diễn xướng đại chúng. Bộ sưu tập nhạc Phật Giáo Trung Quốc trong 13 thế kỷ nay lên đến 50 quyển. Tuy nhiên, trong sáng tác cũng như trong thể hiện, nhạc Phật Giáo được phân chia làm hai thể loại:

Loại thứ nhất là nhạc lễ dùng trong cúng tế; loại thứ hai là nhạc Phật Giáo trong truyền bá dân gian. Về lễ nhạc Phật Giáo Việt Nam cũng được khuôn định rõ rệt. Theo nghiên cứu của Trần Văn Khê thì: Nhạc Phật Giáo Việt Nam (loại lễ nhạc) bắt nguồn từ âm nhạc dân tộc, mang hơi điệu nhạc dân gian, nhạc thính phòng, nhạc sân khấu và nhạc lễ trong cung đình. 

Cũng trong thiên nghiên cứu trên thì cách "tán", "tụng" trong lễ nhạc Phật Giáo được phân chia ra làm 3 trường phái khác nhau: Về Phật Giáo Bắc Tông, hay Đại Thừa gồm Ấn Độ, Trung Quốc, Triều Tiên, Nhật Bản và Việt Nam, kinh văn tiếng Phạn để nguyên tiếng Phạn (Sanskrit), phiên âm ra tiếng Trung Quốc đọc theo cách phát âm của Trung Quốc, thì gần giống âm tiếng Phạn, nhưng khi đọc chữ phiên âm theo cách đọc của mỗi nước Triều Tiên, Nhật Bản, Việt Nam thì rất xa âm của tiếng Phạn (chẳng hạn như bài chú Vãn Sanh: Nam mô A di đa bà dạ...)

Có khi tiếng Phạn dịch ra tiếngTrung Quốc, viết lại bằng chữ Hán, như "A Di Đà kinh", "Bát Nhã Tâm Kinh". Về Phật Giáo Nam Tông, hay Tiểu Thừa gồm các nước Sri Lanka, Thái Lan, Kampuchia, Lào: kinh chép bằng tiếng Pali, đọc theo âm Pali, không dịch ra tiếng mỗi nước. Mật Tông ở Tây Tạng, Mông Cổ kim gồm những "mật ngôn" đọc theo một giọng thâm trầm. Mặc dù đạo Phật thành lập tại Ấn Độ, mặc dù một số kinh sách được chuyển từ Trung Quốc sang Việt Nam, tuy nhiên nét nhạc trong những bài tụng, bài tán trong lễ nhạc Việt Nam không chịu ảnh hưởng của Ấn Ðộ hay Trung Quốc. 

Ngoài ra, nét nhạc của những bài tụng, bài tán cũng thay đổi theo từng miền, từng vùng khác nhau. Giọng tụng tác miền Bắc khác với giọng tụng tán của miền Trung hay miền Nam, mặc dù cùng một thứ chữ. Thang âm và điệu thức của những bài tụng bài tán rất gần với thang âm, điệu thức của những bài hát ru, những điệu dân ca trong từng vùng.

Các nước Đông Á đều có tụng và tán. "Tụng" là đọc lớn, lớn hơn cả loại "đọc" và "niệm". "Tán" là ca ngợi, khen tặng. Tiếng "tán" có thể lớn hơn tiếng "tụng". Thang âm của một bài tụng có thể là tam cung, tứ cung, ngũ cung. Thang âm của bài tán đều là ngũ cung. Trong bài tụng, nhịp đều trường canh, mỗi chữ trùng với tiếng mõ; trong bài tán, nhịp phức tạp hơn. Chữ quan trọng trong câu kinh, kệ thường được xướng theo nhịp ngoại. Tang, mõ đánh theo chu kỳ. Trống đánh theo đối điểm (contrepoint). Tán có 3 loại: tán rơi, tán xắp, tán trạo. Mỗi loại tán theo chu kỳ khác nhau.

Trong lễ nhạc Phật Giáo VN, ngoài 2 lối tụng và tán như đã nói, lại còn có: lối niệm, lối đọc, lối hô, lối bạch, lối xướng, lối thỉnh, niệm Phật, niệm hương, đọc sớ, hộ kệ, tụng kinh, xướng danh hiệu Phật, thỉnh kinh... Mỗi loại đều có thang âm, điệu thức khác nhau. Nhịp chuông trống cũng khác. 

Những lễ thường không có nhạc;chỉ những lễ lớn, khí nhạc mới được dùng đến.Mở đầu của buổi lễ thì gióng lên chuông trống Bát Nhã. Về sau, chuông trống đánh theo số chữ trong bài Kệ. Khi đánh theo Bát Nhã Hội thì đánh 3 lần, 3 tiếng trống, 1 tiếng chuông. Khi đánh theo Thỉnh Phật Thượng Đường thì 4 tiếng trống, 1 tiếng chuông. Khi đánh theo Đại Chúng Đồng Văn thì 4 tiếng trống, 1 tiếng chuông. Khi đánh theo Bát Nhã Âm thì 3 tiếng trống, 1 tiếng chuông. Khi đánh theo Phổ Nguyện Pháp Giới thì 4 tiếng trống, 1 tiếng chuông. Khi đánh theo Đẳng Hữu Tình thì 3 tiếng trống, 1 tiếng chuông.Khi đánh theo Nhập Bát Nhã thì 3 tiếng trống, 1 tiếng chuông. Khiđánh theo Ba La Mật Môn thì 4 tiếng trống, 1 tiếng chuông. Đến phần cuối cùng thì gióng lên một hồi chiêng trống. 

Xem như vậy, thang âm, điệu thức và nét nhạc trong âm nhạc Phật Giáo Việt Nam rất phong phú và tế nhị. Hiện nay, trong cách tụngtán đã có xu hướng tiến dần đến giản dị hoá. Nhạc Phật Giáo củacác nước Nhật Bản, Trung Quốc, Triều Tiên được truyền tụng trong các chùa và ghi chép thành sách, phổ biến sâu rộng, để tránh những sai sót.

Tại Việt Nam, chưa có tài liệu in ấn về những cách tụng, cách tán từng thể loại khác nhau. Thậm chí cả nhạc trình diễn Phật Giáo cũng vậy.

Trong việc hội nhập Phật Giáo tại các nước Tây Phương hiện nay, âm nhạc là phương tiện rất hữu hiệu. Nhiều nước đã tiến hành khả quan. Chẳng hạn như các buổi tổ chức trình diễn nhạc Phật Giáo của Phật Quang Sơn (Đài Loan). Những buổi biểu diễn âm nhạc của Phật Quang Sơn cũng như nhạc giao hưởng của những tổ chức Phật Giáo Đài Loan đã thu hút đông đảo khán thính giả ái mộ. Họ cũng cho phát hành những cuốn Album về nhạc Phật Giáo như "Chú Đại Bi" và "Lục Độ Mẫu Tâm Chú".

Phong cách biểu diễn trên sân khấu lớn không thua kém gì những buổi biểu diễn của các danh ca khác. Những chương trình trình diễn như vậy đang được tổ chức ở cácnước Á Châu và trong tương lai sẽ sang Hoa Kỳ, Châu Âu. Tuy nhiên, nhiều vị cao tăng Đài Loan tỏ ra lo ngại cách truyền bá nầy. Họ nghĩ đến xu hướng "thế tục hoá" của âm nhạc Phật Giáo như thế có gây nguy hại chăng? Trong khi đó, nhiều vị lãnh đạo khác lại muốn cách truyền đạo mang một tinh thần cởi mở, phóng khoáng hơn, không nên quá thiên về tình cảm tôn giáo.

Điều căn bản là có thể mang lại cho khán giả tâm thần an lạc, thanh thản là được. Có nhiều nhạc sĩ hưởng ứng chương trình nầy. Giới trẻ phương Tây ít đến chùa hành lễ, tuy nhiên họ lại thích phong cách trình diễn nhạc PG mới mẻ, gần gủi, linh hoạt. Do tác dụng nầy, các nhạc sĩ sáng tác thể điệu PG lại càng thận trọng hơn. Họ cũng cần nghĩ đến những ảnh hưởng nguy hại của những sáng tác phẩm thiếu văn hóa, kích thích quá lố, biểu diễn sỗ sàng, tuyên truyền hạ cấp. Như thế đã không tác dụng gì, lại còn mang ảnh hưởng xấu. Suy nghĩ nầy hiện đang là đề tài thảo luận, tham bác.

----o0o---

Trình bày: Nhị Tường

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
25/10/2010(Xem: 3389)
Cuộc sống con người được tính từ lúc sinh ra cho đến khi trút hơi thở cuối cùng giã từ cuộc sống. Khoảng thời gian ấy được thâu tóm qua hai từ Sinh và Tử, và hai từ ấy cũng có lẽ là hai từ quan trọng nhất trong kiếp sống nhân sinh.
01/10/2010(Xem: 6446)
Kính lạy Đức Thế Tôn, Ngài đã thị hiện vào cõi nhân gian nhiều khổ đau, phiền lụy này, bằng hạnh nguyện độ sinh, bằng trí tuệ siêu việt, để từ đó Đức Thế Tôn xây dựng một nền văn hóa người trong sáng, một nếp sống hướng thượng, tâm linh siêu thoát, bằng giáo pháp giác ngộ, bằng nếp sống văn hóa cao đẹp, lành mạnh có lợi ích cho tha nhân mà con người thời bấy giờ đã xưng dương, tán thán Đức Phật...
29/09/2010(Xem: 5848)
Ngoài việc nói pháp đúng đối tượng nghe, Thế Tôn còn nói pháp đúng thời và đúng chỗ, khiến cho tác dụng của thời pháp được tăng thêm hiệu quả.
20/09/2010(Xem: 7572)
Nghi lễ biểu hiện lòng thành kính đối với Tam Bảo: Tín đồ luôn có một niềm tin sâu sắc và thành kính đối với Tam Bảo. Niềm tin đó tạo sự chuyển hóa trong nội tâm...
17/09/2010(Xem: 4240)
Về tên gọi Chùa hầu như đều thống nhất từ trước tới nay và ai cũng hiểu rõ đó là một tập hợp kiến trúc nhà làm nơi thờ Phật. Đó là tài sản chung của một cụm người cư trú...
10/09/2010(Xem: 59821)
Một cuộc đời một vầng nhật nguyệt (quyển 3) Vào thời không có đức Phật Chánh Đẳng Giác ra đời, tại vùng Allakappa bị dịch bệnh hoành hành, lây lan từ người này sang người khác, nhà này sang nhà khác làm cho rất nhiều người chết, đói kém xảy ra khắp nơi. Những người còn mạnh khỏe, chưa bị lây nhiễm
03/09/2010(Xem: 5999)
Ở Tây Tạng, núi non thường được xem như nơi cư ngụ của những bổn tôn. Thí dụ, Amnye Machen, một ngọn núi ở Đông Bắc Tây Tạng, được coi như trú xứ của Machen Pomra, một trong những bổn tôn quan trọng nhất của Amdo, tỉnh nhà của chúng tôi. Bởi vì tất cả những người ở Amdo xem Machen Pomra là người bạn đặc biệt của họ, nhiều đoàn người đi vòng quanh chân núi trong cuộc hành hương.
28/08/2010(Xem: 62922)
Quyển 6 • Buổi Pháp Thoại Trên Đỉnh Cao Linh Thứu (Gijjhakūṭa) • Ruộng Phước • Tuệ Phân Tích Của Tôn Giả Sāriputta • MÙA AN CƯ THỨ MƯỜI CHÍN (Năm 569 trước TL)- Mỹ Nhân Giá Mấy Xu? • Chuyện Cô Sirimā • Móc Cho Con Mắt Đẹp • Ngạ Quỷ Mình Trăn • Cùng Một Nguyên Lý • “Hớt” Phước Của Người Nghèo! • Ghi chú đặc biệt về hạ thứ 19: • MÙA AN CƯ THỨ HAI MƯƠI (Năm 568 trước TL)-Phước Cho Quả Hiện Tại • Bảy Thánh Sản • Chuyện Kể Về Cõi Trời • Hóa Độ Gia Đình Thợ Săn • Nhân Duyên Quá Khứ
28/08/2010(Xem: 7454)
Văn hóa và giáo dục Phật giáo là phương tiện để ươm mầm và nuôi dưỡng hạt giống bồ đề tâm trong từng cá thể xã hội. Khi những hạt mầm lớn lên sẽ là những con người đi vào cuộc đời bằng tâm bồ đề, bằng trí giác ngộ, bằng trái tim từ bi để không những thắp sáng lý tưởng cao cả của Phật Đạo, mà còn là những nhân tố hữu ích để góp phần xây dựng và phát triển xã hội.
28/08/2010(Xem: 59015)
Sau khi sinh hoạt của hội chúng đã tạm thời đi vào quy củ, nền nếp; đức Phật thấy thời tiết có nắng nhẹ, trời không lạnh lắm, thuận lợi cho việc du hành nên quyết định rời Gayāsīsa, đến kinh đô Rājagaha, đường xa chừng sáu do-tuần. Thấy đoàn sa-môn quá đông, khó khăn cho việc khất thực, đức Phật gợi ý với ba anh em Kassapa cho chúng đệ tử phân thành từng nhóm,
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]