Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. quangduc@quangduc.com* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

11. Âm nhạc Phật Giáo

13/05/201318:26(Xem: 2321)
11. Âm nhạc Phật Giáo

MỸ THUẬT PHẬT GIÁO

Kiêm Đạt

(ĐH Đông Phương – California – USA)

11. 

ÂM NHẠC PHẬT GIÁO 

Trong những cách nhìn khác nhau đã phác thảo những dòng âm nhạc Phật Giáo Việt Nam.Từ trong kinh điển, giáo lý, tông phái Phật Giáo, đã có những khác biệt về âm nhạc, qua từng giai đoạn khác nhau. Ngay từ khi đức Phật tại thế, tăng chúng tu tập rất tinh chuyên trong từng thời khắc: từ việc trì tụng, khất thực, nghe pháp hay giáo hoá quần sanh, phần lớn thì giờ dùng để tọa Thiền.

Trong thời đó, âm nhạc chỉ được nói đến trong cư sĩ tại gia, trong quần chúng quamột số lễ hội mang tính bản địa. Còn về nếp sống của Tăng giới, thì âm nhạc không được nhắc đến, được xem là không mấy thích dụng.

Nếu thang âm, điệu thức không thích nghi, dễ gợi lên những tình cảm bi lụy, khuấy động, vọng niệm. Như thế dễ gây những chướng ngại cho sự thăng hoa của tâm linh siêu thoát. Mỗi khi tăng đoàn hội tụ để huân tập giáo lý của đức Phật, chư tăng chỉ tụng theo ngữ điệu bình thường. Không có nhạc cụ đi theo, cũng không có lối tán, tụng như ngày nay. Đó chỉ là những "nhã âm", như trong Kinh Di Đà: "Bạch hạc, Khổng tước, Oanh Vũ... Ca Lăng Tần Đà, cọng mạng chi điểu, thị chư chúng điểu, trú dạ lục thời, xuất hoà nhã âm".

Trong bộ kinh "Tỳ Ni Mẫu" có kể lại chuyện một Tỳ kheo nọ rất say mê âm nhạc, cũng thường hay tấu những khúc nhạc du dương khi tụng những lời Phật dạy, mà nhiều người không dám. Khi nghe được chuyện nầy, đức Phật liều quở trách và không cho vị ấy sử dụng âm nhạc nữa...

Những chuyện tương tự không hiếm. Như thế, âm nhạc không chỉ gây nhiễu loạn tâm hồn người, mà ngay cả đức Ma ha Ca Diếp cũng bất giác "rung chân, rung thân", nhịp theo từng âm điệu, khi nghe 500 vị tiên nhân đang vui đùa ca múa. Nhưng đối với hàng cư sĩ tại gia, sự cấm đoán nầy không được đề ra. Đức Phật cho phép họ được ca múa, gãy đàn, thổi sáo. Miễn là những âm thanh, âm điệu nầy để tỏ lòng thành kính, tán thán công đức, cúng dường Tam Bảo. Điều khó khăn là ai có thể sáng tác được những thể điệu đó.

Tại miền Bắc Ấn Độ trong thời đó, Phật tử trong lễ hội thường ca hát, diễn xướng điệu "Raga" (Cung kính). Theo các nhà âm nhạc học thì đây là một làn điệu êm ái, nhẹ nhàng. Nội dung thường tán thán công đức vô lượng chư Phật. Từ đó âm nhạc PG cũng hình thành. Đức Phật cũng thường dạy các đệ tử của ngài về nguy hại của sự tham dục, luyến ái. Đó là nguyên nhân của sinh tử luân hồi.

Chưa diệt tham ái, vẫn phải chìm đắm trong đau khổ. Ngài thường dạy đệ tử xuất gia: Phải nhiếp tâm tu trì, không đắm chìm thế gian pháp. Thay vì tìm kiếm niềm vui trong âm nhạc, nên tìm về an lạc trong thể tánh thanh tịnh. Cảnh trí Thiền thanh hóa tâm niệm. Thành thử hầu hết giới luật của những người xuất gia, nam cũng như nữ, kể cả những ngày Bát Quan Trai của người Phật tử đều ghi điều răn cấm các giới tử không được biểu diễn nhạc hay nghe nhạc. 

Điều nầy ghi rõ trong Phạm Võng Bồ Tát Giới: "Không được đi xem hát, nghe nhạc, chơi cờ, đánh bạc..." Nhiều kinh điển khác về Luật Tạng cũng đề cập đến điều cấm nầy. Điều nầy cho thấy: Ngay cả hàng Bồ tát mới phát tâm cũng cần phải giữ cấm giới về âm nhạc (xướng lên hay thưởng thức). Còn đối với các bậc Bồ tát thượng thừa trở lên thì âm nhạc là một trong những phương tiện cần thiết để độ pháp quần sanh.

Trong "Căn Bản Tạp sự" có nói: "Đức Phật vì muốn độ nhạc thần Càn Thát Bá Vương Thiện Ái, đã lên trời tấu đàn không hầu lưu ly ngàn dây". Những dẫn giải trên đây cho thấy: Âm nhạc cũng là phương tiện giáo hoá trong trường hợp người sử dụng phải có căn bản tu tập và giải thoát cao thâm. Trong một số trường hợp, âm nhạc cũng có thể sử dụng để có thể dẫn dắt về chánh pháp. Sau khi đức Phật nhập diệt, qua những lần kết tập kinh điển, Phật Giáo phân chia Đại Thừa và Tiểu Thừa, thì con đường hoằng pháp có những thay đổi lớn. Đại Thừa phát triển mạnh, đã tạo nên một sinh khí trong việc truyền đạo; đồng thời một sự thay đổi lớn lao trong tư tưởng triết học và nhận thức quan mới trong Phật Giáo đồ.

Với tinh thần nhập thế tích cực, hũu hiệu. Tinh thần nhập tế đó đã khai triển nhiều hình thức truyền đạo trong đó có cả âm nhạc. Cho đến khi Phật Giáo truyền bá sang Trung Hoa, thì âm nhạc Phật Giáo gặp được đất ươm trồng thích hợp.

Trong nền văn học dân gian Trung Hoa, Kinh Thi vốn được phát triển. Mặc dù Khổng Tử thường răn dạy: "Thi tam bách thiên, nhất ngôn dĩ tế chi: Tư vô tà" (Kinh Thi có 300 chương, một lời bao trùm lên tất cả: suy nghĩ không tà vạy).

Âm nhạc Phật Giáo cũng trong xu thế đó. Theo nhà nhạc học nổi tiếng Tế Văn Đình (Trung Quốc văn hoá ngôn) thì "âm nhạc Phật Giáo Trung Quốc đã khai sinh cách đây 1,600 năm". Đời Đường có nhạc khúc Lăng Tiêu, đời Tống có nhạc khúa Điệp Luyến Hoa, đều là những ca khúc Phật Giáo lừng danh trong quảng đại quần chúng.Kinh điển Đại Thừa cũng từng viết về ảnh hưởng âm nhạc (chân chính).

Trong bộ "Đại Trí Độ Luận" có dẫn lời của ngài Long Thọ"Bồ Tát muốn thanh tịnh cõi Phật thì phải dùng âm nhạc hay; muốn cho chúng sanh trong quốc độ nghe được nhạc hay thì tâm của họ sẽ được như nhuyễn. Khi tâm đã nhu nhuyễn thì việc hoá độ cũng dễ dàng. Như vậy, nên hãy dùng âm nhạc để cúng dường chư Phật". 

Thành thử, trong mỗi chuỗi lý luận liên hợp, Đại Thừa Phật Giáo đã nhấn mạnh đến hai điều: một là phải có "nhạc hay"; hai là ảnh hưởng âm nhạc Phật Giáo trong công cuộc giáo hóa không nhỏ. Nhiều kinh sách cũng đã khai triển lý luận đó. Trong kinh A Di Đà, có nhiều đoạn viết về "cảnh giới nhiều âm sắc vốn dĩ thanh hóa cuộc sống". Nhà nghiên cứu nhạc Phật, tiến sĩ Cao Nhã Lợi cho rằng "Quan niệm của Phật Giáo Đại Thừa trong việc sử dụng "âm nhạc hay" trong truyền bá rất phóng khoáng. Thay vì trốn tránh âm nhạc một cáchtiêu cực, thì hãy sử dụng chúng một cách tích cực, cởi mở hơn". 

Do quan niệm đó, âm nhạc Phật Giáo Trung Hoa phát triển nhanh, có giá trị và được trình tấu sâu rộng, trong nghi lễ cũng như trong diễn xướng đại chúng. Bộ sưu tập nhạc Phật Giáo Trung Quốc trong 13 thế kỷ nay lên đến 50 quyển. Tuy nhiên, trong sáng tác cũng như trong thể hiện, nhạc Phật Giáo được phân chia làm hai thể loại:

Loại thứ nhất là nhạc lễ dùng trong cúng tế; loại thứ hai là nhạc Phật Giáo trong truyền bá dân gian. Về lễ nhạc Phật Giáo Việt Nam cũng được khuôn định rõ rệt. Theo nghiên cứu của Trần Văn Khê thì: Nhạc Phật Giáo Việt Nam (loại lễ nhạc) bắt nguồn từ âm nhạc dân tộc, mang hơi điệu nhạc dân gian, nhạc thính phòng, nhạc sân khấu và nhạc lễ trong cung đình. 

Cũng trong thiên nghiên cứu trên thì cách "tán", "tụng" trong lễ nhạc Phật Giáo được phân chia ra làm 3 trường phái khác nhau: Về Phật Giáo Bắc Tông, hay Đại Thừa gồm Ấn Độ, Trung Quốc, Triều Tiên, Nhật Bản và Việt Nam, kinh văn tiếng Phạn để nguyên tiếng Phạn (Sanskrit), phiên âm ra tiếng Trung Quốc đọc theo cách phát âm của Trung Quốc, thì gần giống âm tiếng Phạn, nhưng khi đọc chữ phiên âm theo cách đọc của mỗi nước Triều Tiên, Nhật Bản, Việt Nam thì rất xa âm của tiếng Phạn (chẳng hạn như bài chú Vãn Sanh: Nam mô A di đa bà dạ...)

Có khi tiếng Phạn dịch ra tiếngTrung Quốc, viết lại bằng chữ Hán, như "A Di Đà kinh", "Bát Nhã Tâm Kinh". Về Phật Giáo Nam Tông, hay Tiểu Thừa gồm các nước Sri Lanka, Thái Lan, Kampuchia, Lào: kinh chép bằng tiếng Pali, đọc theo âm Pali, không dịch ra tiếng mỗi nước. Mật Tông ở Tây Tạng, Mông Cổ kim gồm những "mật ngôn" đọc theo một giọng thâm trầm. Mặc dù đạo Phật thành lập tại Ấn Độ, mặc dù một số kinh sách được chuyển từ Trung Quốc sang Việt Nam, tuy nhiên nét nhạc trong những bài tụng, bài tán trong lễ nhạc Việt Nam không chịu ảnh hưởng của Ấn Ðộ hay Trung Quốc. 

Ngoài ra, nét nhạc của những bài tụng, bài tán cũng thay đổi theo từng miền, từng vùng khác nhau. Giọng tụng tác miền Bắc khác với giọng tụng tán của miền Trung hay miền Nam, mặc dù cùng một thứ chữ. Thang âm và điệu thức của những bài tụng bài tán rất gần với thang âm, điệu thức của những bài hát ru, những điệu dân ca trong từng vùng.

Các nước Đông Á đều có tụng và tán. "Tụng" là đọc lớn, lớn hơn cả loại "đọc" và "niệm". "Tán" là ca ngợi, khen tặng. Tiếng "tán" có thể lớn hơn tiếng "tụng". Thang âm của một bài tụng có thể là tam cung, tứ cung, ngũ cung. Thang âm của bài tán đều là ngũ cung. Trong bài tụng, nhịp đều trường canh, mỗi chữ trùng với tiếng mõ; trong bài tán, nhịp phức tạp hơn. Chữ quan trọng trong câu kinh, kệ thường được xướng theo nhịp ngoại. Tang, mõ đánh theo chu kỳ. Trống đánh theo đối điểm (contrepoint). Tán có 3 loại: tán rơi, tán xắp, tán trạo. Mỗi loại tán theo chu kỳ khác nhau.

Trong lễ nhạc Phật Giáo VN, ngoài 2 lối tụng và tán như đã nói, lại còn có: lối niệm, lối đọc, lối hô, lối bạch, lối xướng, lối thỉnh, niệm Phật, niệm hương, đọc sớ, hộ kệ, tụng kinh, xướng danh hiệu Phật, thỉnh kinh... Mỗi loại đều có thang âm, điệu thức khác nhau. Nhịp chuông trống cũng khác. 

Những lễ thường không có nhạc;chỉ những lễ lớn, khí nhạc mới được dùng đến.Mở đầu của buổi lễ thì gióng lên chuông trống Bát Nhã. Về sau, chuông trống đánh theo số chữ trong bài Kệ. Khi đánh theo Bát Nhã Hội thì đánh 3 lần, 3 tiếng trống, 1 tiếng chuông. Khi đánh theo Thỉnh Phật Thượng Đường thì 4 tiếng trống, 1 tiếng chuông. Khi đánh theo Đại Chúng Đồng Văn thì 4 tiếng trống, 1 tiếng chuông. Khi đánh theo Bát Nhã Âm thì 3 tiếng trống, 1 tiếng chuông. Khi đánh theo Phổ Nguyện Pháp Giới thì 4 tiếng trống, 1 tiếng chuông. Khi đánh theo Đẳng Hữu Tình thì 3 tiếng trống, 1 tiếng chuông.Khi đánh theo Nhập Bát Nhã thì 3 tiếng trống, 1 tiếng chuông. Khiđánh theo Ba La Mật Môn thì 4 tiếng trống, 1 tiếng chuông. Đến phần cuối cùng thì gióng lên một hồi chiêng trống. 

Xem như vậy, thang âm, điệu thức và nét nhạc trong âm nhạc Phật Giáo Việt Nam rất phong phú và tế nhị. Hiện nay, trong cách tụngtán đã có xu hướng tiến dần đến giản dị hoá. Nhạc Phật Giáo củacác nước Nhật Bản, Trung Quốc, Triều Tiên được truyền tụng trong các chùa và ghi chép thành sách, phổ biến sâu rộng, để tránh những sai sót.

Tại Việt Nam, chưa có tài liệu in ấn về những cách tụng, cách tán từng thể loại khác nhau. Thậm chí cả nhạc trình diễn Phật Giáo cũng vậy.

Trong việc hội nhập Phật Giáo tại các nước Tây Phương hiện nay, âm nhạc là phương tiện rất hữu hiệu. Nhiều nước đã tiến hành khả quan. Chẳng hạn như các buổi tổ chức trình diễn nhạc Phật Giáo của Phật Quang Sơn (Đài Loan). Những buổi biểu diễn âm nhạc của Phật Quang Sơn cũng như nhạc giao hưởng của những tổ chức Phật Giáo Đài Loan đã thu hút đông đảo khán thính giả ái mộ. Họ cũng cho phát hành những cuốn Album về nhạc Phật Giáo như "Chú Đại Bi" và "Lục Độ Mẫu Tâm Chú".

Phong cách biểu diễn trên sân khấu lớn không thua kém gì những buổi biểu diễn của các danh ca khác. Những chương trình trình diễn như vậy đang được tổ chức ở cácnước Á Châu và trong tương lai sẽ sang Hoa Kỳ, Châu Âu. Tuy nhiên, nhiều vị cao tăng Đài Loan tỏ ra lo ngại cách truyền bá nầy. Họ nghĩ đến xu hướng "thế tục hoá" của âm nhạc Phật Giáo như thế có gây nguy hại chăng? Trong khi đó, nhiều vị lãnh đạo khác lại muốn cách truyền đạo mang một tinh thần cởi mở, phóng khoáng hơn, không nên quá thiên về tình cảm tôn giáo.

Điều căn bản là có thể mang lại cho khán giả tâm thần an lạc, thanh thản là được. Có nhiều nhạc sĩ hưởng ứng chương trình nầy. Giới trẻ phương Tây ít đến chùa hành lễ, tuy nhiên họ lại thích phong cách trình diễn nhạc PG mới mẻ, gần gủi, linh hoạt. Do tác dụng nầy, các nhạc sĩ sáng tác thể điệu PG lại càng thận trọng hơn. Họ cũng cần nghĩ đến những ảnh hưởng nguy hại của những sáng tác phẩm thiếu văn hóa, kích thích quá lố, biểu diễn sỗ sàng, tuyên truyền hạ cấp. Như thế đã không tác dụng gì, lại còn mang ảnh hưởng xấu. Suy nghĩ nầy hiện đang là đề tài thảo luận, tham bác.

----o0o---

Trình bày: Nhị Tường

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
07/02/2024(Xem: 1943)
Từ 1983 đến 1985 khi đang ở Singapore, bận bịu với chương trình nghiên cứu Phật giáo tại Viện Phát triển Giáo Trình, tôi được Tu viện Phật giáo Srilankaramaya và một số đạo hữu mời giảng bốn loạt bài pháp nói về một vài tông phái chính của Phật giáo. Các bài giảng được ưa thích, và nhờ các cố gắng của Ô. Yeo Eng Chen và một số bạn khác, chúng đã được ghi âm, chép tay và in ấn để phát miễn phí cho các học viên. Kể từ đó, các bài pháp khởi đi từ hình thức của các tập rời được ngưỡng mộ và cũng được tái bản. Sau đó, tôi nhận thấy có vẻ hay hơn nếu in ấn bốn phần ấy thành một quyển hợp nhất, và với vài lần nhuận sắc, xuất bản chúng để cho công chúng dùng chung.
19/12/2023(Xem: 4353)
Cách đây chừng 30 năm, Tổ Đình Viên Giác tại Hannover Đức Quốc chúng tôi có nhận được bộ Đại Chánh Tân Tu Đại Tạng Kinh (Taisho Shinshu Daizokyou) bằng Hán Văn gồm 100 tập do cố Hòa Thượng Thích Tịnh Hạnh từ Đài Loan giới thiệu để được tặng. Bộ Đại Tạng Kinh giá trị này do Phật Đà Giáo Dục Cơ Kim Hội xuất bản và gửi tặng đến các nơi có duyên. Phật Đà Giáo Dục Cơ Kim Hội dưới sự chứng minh và lãnh đạo tinh thần của cố Hòa Thượng Thích Tịnh Không đã làm được không biết bao nhiêu công đức truyền tải giáo lý Phật Đà qua việc xuất bản kinh điển và sách vở về Phật Giáo, với hình thức ấn tống bằng nhiều ngôn ngữ khác nhau như: Hoa Ngữ, Anh Ngữ, Pháp Ngữ, Đức Ngữ, Việt Ngữ. Nhờ đó tôi có cơ hội để tham cứu Kinh điển rất thuận tiện.
13/12/2023(Xem: 10460)
Hành Thiền, một nếp sống lành mạnh trong sáng, một phương pháp giáo dục hướng thượng (Sách pdf của HT Thích Minh Châu)
13/12/2023(Xem: 9809)
Đức Phật của Chúng Ta (Sách pdf của HT Thích Minh Châu)
03/05/2023(Xem: 7491)
Khi Phật giáo (PG) du nhập vào Trung Hoa (TH) lần đầu tiên từ Ấn-độ và Trung Á thì những TH theo PG có khuynh hướng coi tôn giáo này là một phần hay một phái của Đạo Giáo Hoàng Lão, một hình thức Đạo Giáo bắt nguồn từ kinh sách và pháp thực hành được coi là của Hoàng Đế và Lão Tử. Những người khác chấp nhận ít hơn tôn giáo “ngoại lai” xâm nhập từ các xứ Tây Phương “man rợ” này PG là xa lạ và là một sự thách thức nguy hiểm cho trật tự xã hội và đạo đức TH, Trong mấy thế kỷ, hai thái độ này tạo thành cái nôi mà ở trong đó sự hiểu biết PG của người TH thành kính, trong khi các nhà
21/04/2023(Xem: 8571)
Thượng Tọa Thích Trí Siêu từ Pháp Quốc sẽ giảng pháp tại Úc Châu vào tháng 4 năm 2023 -- Thượng Tọa Thích Trí Siêu sinh năm 1962 tại Sài Gòn. Theo cha mẹ tỵ nạn qua Pháp năm 1975. Năm 1985 nhập chúng tu học tại Tự Viện Linh-Sơn, tỉnh Joinville-le-Pont, Paris. Năm 1987 thọ cụ túc giới với Hòa Thượng Thích Huyền-Vi. Tuy xuất thân từ Đại Thừa, nhưng Thầy đã không ngần ngại du phương tham vấn và tu học với nhiều truyền thống khác như : Nguyên Thủy, Đại Thừa, Kim Cang Thừa Tây Tạng.
20/04/2023(Xem: 9623)
Học đạo quý vô tâm Làm, nghĩ, nói không lầm Sáng trong và lặng lẽ Giản dị mới uyên thâm
18/03/2023(Xem: 6215)
Tây phương Kinh tế học có thể bị chỉ trích bởi dựa trên sự hợp lý hóa hành vi cạnh tranh, tối đa hóa lợi nhuận vì lợi ích của một nhóm nhỏ, phụ thuộc vào sự cạn kiệt tài nguyên thiên nhiên và sự suy thoái môi trường chung của chúng ta. Trong khi đó, Kinh tế học Phật giáo được hình thành dựa trên sự tương tác phụ thuộc lẫn nhau của con người và môi trường, do đó mang lại sự an lạc hạnh phúc dựa trên từ bi tâm đối với tất cả chúng sinh. Mục tiêu của nó là duy sự phát triển bền vững gắn liền bảo vệ môi trường và thích ứng với biến đổi khí hậu hiện nay, đồng thời khẳng định sự thịnh vượng chung và mang đến sự an lạc thịnh đạt cho người lao động, khách hàng, cổ đông và xã hội.
03/02/2023(Xem: 5451)
Đã có rất nhiều tài liệu đề cập về Thiền bao gồm Thiền Định, Thiền Chỉ, Thiền Quán, Thiền Tọa, Thiền Hành, Thiền Phàm Phu, Thiền Ngoại Đạo, Thiền Tiểu Thừa, Thiền Trung Thừa, Thiền Đại Thừa, Thiền Tối Thượng Thừa...Tất cả đều là những sắc thái, tướng trạng, hiện tượng và tác động từ tâm thức chúng ta trong ý hướng tu tập trên đường giải thoát, giác ngộ Phật đạo. Sự giác ngộ giải thoát nơi Phật Đạo, tuy nhiên, lại quá phong phú, đa diện với sắc thái tâm thức rất sâu xa vi tế nên dù Phật tánh
31/01/2023(Xem: 6167)
Kinh Châu Báu, thuộc kinh điển Nam Truyền, Tiểu Bộ Kinh, là một bài kinh Hộ Trì hay Cầu An, do Đức Phật Thích Ca nói ra khi Ngài được thỉnh đến thành Vesali, dân chúng đang chịu ba thứ nạn, nạn dịch bệch, nạn đói và nạn Phi Nhân. Dân chúng ở đây cầu mong nhờ ân đức cao trọng của Đức Phật, nhờ Phật Lực mà các hoạn nạn được tiêu trừ.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Senior Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com ; http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
quangduc@quangduc.com , tvquangduc@bigpond.com
KHÁCH VIẾNG THĂM
110,220,567