Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

08. Chùa Tây An và Đức Phật Thầy

13/05/201318:26(Xem: 3111)
08. Chùa Tây An và Đức Phật Thầy

MỸ THUẬT PHẬT GIÁO

Kiêm Đạt

(ĐH Đông Phương – California – USA)

CHÙA TÂY AN VÀ ÐỨC PHẬT THẦY

Chiều chiều én liệng non tây

Cảm thương đức trọng Phật Thầy Tây An 

Câu ca dao truyền tụng trên đây nói về đức hạnh cứu dân, độ thế của đức Phật Thầy Tây An vào thế kỷ trước. Đại Nam Nhất Thống Chíđã trình bày ngôi chùa nầy như sau: Ở địa phận của thôn Vĩnh Tế, huyện Tây Xuyên, nguyên quan Tổng Đốc Mưu Lược Tướng Tu Tĩnh Doãn Uẩn đã kiến trúc nên ngôi chùa vào năm Thiệu Trị thứ 7 (1847).

Chùa đứng trên núi, mặt trước trông ra phía tỉnh thành. Phía sau dựa theo vòm núi. Tiếng người vắng lặng, cổ thụ âm u. Cũng là cảnh Thiền lâm vậy...

Trong bài bia Vĩnh Tế Sơn được dựng lên vào tháng tư năm 1828 của Thoại Ngọc Hầu cũng đã tả lại khung cảnh tươi đẹp của ngôi chùa TâyAn như sau:

Rành rành chân núi trắng phau. Trơ trọi ngọn tre xanh ngắt. Cảnh núi trở nên tươi đẹp, sừng sửng vọt lên. Ngắm dòng nước biếc bên bờ cao, ruộng vườn bao quanh chận ly núi. Hơi tan tuôn cuốn lẫn khói cơm chiều. Chùa chiền trên chót, hương toả mây hồng. Thật không kém gì phong cảnh trung châu vậy... 

Về việc xây dựng chùa tháp miền Nam trong thời gian đó, những nhà nghiên cứu kiến trúc Phật Giáo Việt Nam đã viết như sau: Trong Nam Bộ, vùng đấy nầy (Châu Đốc) nổi tiếng sùng tín đạo Phật, chùa tháp mọc lên hàng loạt.

Người các nơi đến để khai phá đất đai, họdựng lên chùa để cầu an, cầu phước, để gần nhau, giúp đỡ nhau, trong việc làm ăn sinh sống. Thành thử trong bước đầu việc xây của cốt là đáp ứng nhu cầu tâm linh của những người mới đến, những lưu dân đi khai phá.

Rồi dần dà theo thời gian, ngôi chùa vươn lên, có ảnh hưởng cả toàn vùng. Tây An trong trường hợp đó. Trong thời gian ban đầu, ngôi chùa chưa có một quy mô và diện mạo kiến trúc như hiện nay, mà chỉ được xây dựng bằng tường gạch, nền cuốn đá xanh, mái lợp ngói nhưng không lớn lắm. 

Từ đó đến nay, qua bao nhiêu biến chuyển, chùa Tây An đã bị hư hỏng nhiều nhưng cũng đã kiến thiết kịp thời và những lời truyền tụng như trên đến nay vẫn còn nhiều ý nghĩa.

Chùa Tây An đã hai lần được trùng tu đại quy mô: lần thứ nhất vào năm 1861, do Hoà thượng Nhất Thừa chủ trì trùng tu chánh điện và nhà Tổ rộng rãi thêm và có nhiều công trình điêu khắc trang nhã hơn; qua lần thứ nhì vào năm 1958, do công trình của thiền sư Bửu Thọ; những công trình chính trong giai đoạn sau gồm có: xây ba ngôi lầu cổ, xây tiền đường của chùa, xây dựng và trang trí lại ngôi chánh điện.

Đầu tiên phải nói đến nơi tọa lạc của ngôi chùa. Chùa nằm trên ngã ba từ Châu Đốc vào núi Sam, mặt hướng về phía sông, tựa lưng vào núi. Điều nầy rất quen thuộc với những ngôi chùa Việt, vì không ít ngôi chùa nước ta đã được xây dựng trên núi hay dựa lưng vào núi như trường hợp chùa Phật Tích (Hà Bắc) chùa Đọi (Nam Hà)...

Ngoài ra yếu tố địa lý cũng là nhu cầu thiết trí "tiền án, hậu chẩm, sơn triều, thủy tụ". Ngọn núi nầy lại đột khởi trong vùng đồng bằng, núi Sam có vẻ đẹp đặc thù của nó.

Hơn một trăm năm về trước, Thoại Ngọc Hầu đã ca ngợi vẻ đẹp vùng thiên nhiên nầy trong bia Vĩnh tế Sơn:

"Rành rành chân núi trắng phau, trơ trọi ngọn tre xanh ngắt, cảnhnúi trở nên tươi đẹp, sừng sững vọt lên. Ngắm nhìn dòng nước biếc bên bờ cao, ruộng vườn bao quanh chân núi, hơi lam tuôn cuốn lẫnkhói nấu cơm, chùa chiền trên chót toả hương mây lồng, thật khôngkém gì phong cảnh trung châu vậy..." 

Qua những đường nét kiến trúc và điêu khắc, nền mỹ thuật nầy chịu ảnh hưởng của Ấn Độ và Hồi Giáo kết hợp lại. Du khách đến vãn cảnh hay lễ bái chùa phải lên 32 bậc thềm, vào cổng chùa, qua Đông môn hay Tây môn, trước khi đến tiền sảnh rộng thênh thang của ngôi chùa.

Ngôi chùa được bố cục theo hình chữ Tam, chính giữa là chánh điện; bên phải là khu mộ tháp; bên phải là nhà Tây lang. Ngay ở cửa tam quan, đã trông thấy được tượng Phật Bà Quan Âm Thị Kính tay bế Thị Mầu. Đây là pho tượng Quan Âm Tống tử mà người bình dân thường quen gọi là Quan Âm Thị Kính. Pho tượng diễn tả tư thế của một phụ nữ đang bồng con, nét mặt của pho tượng cho thấy đây là một phụ nữ hiền thục, đượm vẻ buồn bả, ẵm đứa bé kháu khỉnh. Đường nét chạm khắc của pho tượng mềm mại, sinh động. Pho tượng nầy được trình bày theo sự tích Quan Âm Thị Kính được truyền bá sâu rộng trong dân gian. Theo những nhà nghiên cứu lịchsử nghệ thuật thì loại tượng nầy xuất hiện ở Việt Nam tương đối muộn, niên đại vào thế kỷ XVIII hay XIX về sau. Hình thức pho tượng nầy có thể xem là việc đổi mới của tượng Quan thế Âm Tọa Sơn, tuy nhiên khi thờ phụng thì hai tượng được thiếttrí đăng đối nhau.

Tại chùa Mía (Hà Tây) pho tượng Quan Thế Âm Tống Tử được xem là đẹp nhất về đồ hoạ, màu sắc và thể dáng trong tất cả những pho tượng cùng chung thể tài nầy. Tượng to vừa phải bằng con người thực, dáng dấp của một thôn nữ hiền thục, phúc hậu, ngồi trên một mỏm núi, chân trái hơi co, còn chân kia duỗi thẳng, rất tự nhiên, hai tay đỡ một đứa bé (con của Thị Mầu). Bên cạnh có một con vẹt đậu, mà theo một số truyền thuyết (Quan Thế ÂmTruyền Kỳ - 1943) thì con vẹt biểu trưng cho Thiện Sỹ.

Những chi tiết chạm khắc trên đã theo như tích truyện, mà trong đó đứa bé thì được hình dung hoá là "chúng sanh trong bể trầm luân". Nhìn chung lại, những hình tượng đức Quan Thế Âm rất gần gủi với người bình dân Việt Nam, thường biểu hiện cho sự "cứu khổ, cứu nạn", "viễn ly khổ ách".

Những ngôi chùa thuộc Phật Giáo Đại Thừa thường thiết lập tượng nầy trong nhiều kiểu dáng, có khi có đủ 5 kiểu nêu trên. Nét lạ của tam quan của chùa Tây An chính là ở chi tiết nầy; cả về phương diện kiến trúc, tam quan của chùa Tây An cũng có những nét khác biệt.

Ở những ngôi chùa vùng châu thổ sông Hồng hay vùng Thanh Nghệ Tĩnh, tam quan thường là một căn nhà ba gian có ba cửa rộng, đều được coi như là 3 cửa chính tức là không quan, giả quan và trung quan. Cạnh tam quan về bên phải, thường có thêm một cổng, luôn mở trong ngày thường, trên cổng là gác chuông.

Tam quan ở chùa Tây An thì không theo cách kiến tạo đó. lầu trống và lầu chuông được dởi lui về phiá sau. Cả ba lầu đều được thiết kế hình tròn, mang dáng dấp nghệ thuật Hồi Giáo, nhưng lại được Việt hoá. Trên vòm cao đó có những loại hình: lọ bút, đài thiêng, tượng trưng cho việc phát triển văn hoá của người xưa. Hai lầu chuông, lầu trống được thiết kế nhỏ hơn, thấp hơn; phía dưới vòm là tượng đức Phật Thích Ca, được đặt trong khung bát giác, trong tư thế đứng thoải mái.

Pho tượng nầy được tạo dáng khá sinh động, tự nhiên, đầy thần sắc. Đây cũng một nét khác lạ của chùa Tây An trong việc bài trí tượng. Trong những ngôi chùa vùng châu thổ sông Hồng, tượng của đức Bổn Sư Thích Ca thường đuợc bày ở hàng thứ ba, sau Di Đà Tam Tôn và sau ba pho Tam Thế. Bên cạnh tượng đức Thích Ca là Văn Thù Sư Lợi Bồ Tát và Đại Hạnh Phổ Hiền Bồ Tát.

Ngoài những loại tượng Quan Thế Âm kể trên, nhiều chùa còn có bộ tranh Thập Điện Diêm Vương đang xét xử những người từng gây nhiềutội ác trên dương thế; trong đó có cả cảnh đức Quan Thế Âm vào tận ngục thăm hỏi và cứu độ chúng sanh.

Trước thềm của chùa có hai tượng voi: một con voi trắng có sáu ngà, một con voi đen có hai ngà. Chùa lợp mái chồng diêm hai cấp, lớp ngói kiểu đại ống; thỉnh thoảng có điểm xuyết hình tứ linh.Mái tam quan, cửa đông và cửa tây mang kiến trúc thuần túy dân dãViệt Nam, Mái lợp ngói âm dương có hai lớp như nhiều kiến trúc chùa chiền ở miền Bắc, nhằm thể hiện một quan niệm vũ trụ của Dịch học: "âm dương phải giao hoà trong ứng xử". 

Trên mái che có trang trí hình sư tử, con vật thuờng được xưng tán là hiện thân cho sức mạnh siêu linh; hai con rồng tranh châu mang vẻ đẹp tượng trưng cho sự giao hoà của vũ trụ. Bên cạnh đó là những hoa văn thường gặp ở các ngôi chùa cổ như hoa cúc, hoa sen thường gặp ở các ngôi cổ tự miền Trung hay miền Bắc.

Qua khỏi mái của tam quan, đông môn và tây môn vút lên cao, trông tựa "như vạch một tia chớp vào cõi thiên nhiên". Qua những đường nét nầy cho thấy, ngay từ cửa tam quan, đông môn và tây môn, chùa Tây An đã không mang vẻ dị biệt gì so với các ngôi chùa khác trong toàn vùng.

Tất cả những linh vật trang trí và chạm khắc, những nét hoa văn bao quanh... đều là sự phản ánh tâm hồn thuần túy dân tộc. 

Về điện thờ, chùa Tây An có những nét chung của đa số chùa chiền Nam Phần. Từ ngoài cửa đi vào, trước mặt của phần chánh điện là các pho tượng được bài trí theo lớp lang. Chùa thờ đức Phật A Di Đà cho nên lớp trong cùng cao nhất là tượng đức A Di Đà; sau đólần lượt là các tượng Phật khác. Ngay nơi cửa ra vào, bên trái có bàn thờ cô Hiên mà người dântrong vùng thường gọi là "Phật Cô hai"; bên trái là ban thờ Cửu Thiên Huyền Nữ; ở chính giữa thờ Thất Thánh có chúa Tiên mặc áo xanh, chúa Ngọc mặc áo nâu đứng hầu. 

Như thế, về phương diện tín ngưỡng, chùa Tây An là sự hỗn dung phối tự với nhiều tượng thờ của các tôn giáo, tín ngưỡng khác nhau. Có thể thấy ngay sự hiện diện của một tín ngưỡng trong dân gian: đó là tín ngưỡng thờ Mẫu.

Việc thờ Mẫu gắn liền với thờ Phật là trường hợp bình thường trong nhiều chùa chiền, đáp ứng với nhucầu tín ngưỡng bình dân. Tuy nhiên, ở chùa Tây An, tất cả tượng liên quan đến tín ngưỡng thờ Mẫu, như bà Chúa Tiên, bà Chúa Ngọc, được thờ trong cùng một gian với các tượng Phật.

Với kiểu dáng bài trí nầy, cho thấy rõ mô thức "tiền Mẫu, hậu Phật" (bên ngoài thì thờ Mậu, bên trong thì thờ Phật). Điều nầy cho thấy trọng tâm thờ phụng của chùa, mà các vị trụ trì đã chủ trương từ đầu, khác vớinhiều ngôi chùa miền Bắc (tiền Phật, hậu Mẫu). 

Nhiều nhà nghiên cứu cho rằng: Sự bài trí tượng thờ trong điện thần của chùa Tây An đã chứng tỏ sự hội nhập giữa tín ngưỡng thờ Mẫu đan xen giữa Đạo Giáo và Phật Giáo. Tất cả đều bài trí trong cùng một gian chính điện.

Với tín ngưỡng thờ Mẫu ở đây, điều đáng nói nhất là những pho tượng thờ Mẫu xuất hiện ngay một nơi mà tục thờ Mẫu đã lựa chọn bà Chúa Xứ để phụng thờ trong một quy mô lớn lao. Hơn thế nữa, trong các bàn thờ Mẫu tại chùa Tây An, có một nhân vật được phụng thờ khác lạ; đó là nhân vật Cô Hai Hiên. 

Căn cứ theo truyện tích thì: đây là người con gái nhà Mân, làm nghề bán bánh lọt, bị chết chìm xuống sông, nên đã được lập thờ cùng với các bà Chúa Tiên, Chúa Ngọc, Cửu Thiên Huyền Nữ. Sự phụng thờ nầy càng làm nổi rõ tín ngưỡng thờ Mẫu đối với người dân vùng đồng bằng sông Cửu Long vẫn không hề đứt đọan, cũng như sự tồn tại với người nông dân Việt Nam.

Sức mạnh tín ngưỡng thờ Mẫu đã phát triển mạnh mẽ trong việc thờ cúng tại chùa Tây An, đã khiến cho việc bài trí trong chánh điện có vẻ rối rắm. Tuy nhiên, với ý niệm thờ cúng thì trong tư duy tín ngưỡng bình dân lại rất lớp lang hợp lý. 

Mặt khác, điện thần chùa nầy còn có khá nhiều các loại tượng. Có thể gặp ở đây từ tượng Thập Bát La Hán cho đến các loại tượng Tiên, tượng Thánh của Đạo Giáo với đủ các chất lịêu, kích cỡ khác nhau: lớn có, nhỏ có, bằng gỗ có, bằng đá có, bằng xi măng có, có những pho tượng bằng đồng mới kiến tạo trong thời gian gần lại đây nữa. Tính chung toàn bộ điện thờ có trên 200 pho tượng. Những nhà nghiên cứu nghệ thuật thường ca ngợi nghệ thuật tạo hình của những pho tượng gỗ của thế kỷ thứ XIX, mà không một ngôi chùa nào tại An Giang có đầy đủ những thể loại đa dạng và sinh động đến như vậy cả.

Trong những công trình đồ tượng, điêu khắc, hoạ hình nầy, không thể không đề cập đến những ảnh hưởng của nghệ thuật Khmer chi phối. Ở phía những khung cửa, những đường viền chung quanh cổ lâu, những chim thần Garuda nối tiếp nhau do sự tiếp thu văn hoá Khmer của nền văn hoá Óc Eo trước đây.

Tất cả những hiện vật thờ cúng nầy tuy đa dạng, nhưng nhìn chung vẫn thấy được sự hài hoà, đanxen vào nhau rất cân đối. Ngoài những điền thờ, bên ngoài chúng ta còn thấy được nhiều mộ tháp nằm phía bên phải của chùa.

Năm ngôi tháp cổ, từ ngôi thápcủa Hoà thượng Hải Tịnh cho đến tháp của thầy Nguyễn Thế Mật nói lên lòng sùng kính của những bậc tu hành có công xây dựng, hoằng pháp tại đây.

Phía sau chùa là khu mộ của Phật Thầy Tây An. Ngôi mộ nầy không đắp nấm, không lớn, bằng mặt đất, trồng hoa cúc và hoa mười giờ. Mộ được trùng tu vào năm 1936. Năm 1957, Hoà Thượng Nguyễn Thế Mật xây dựng long đình trên đầu ngôi mộ để thờ Phật. Năm 1985, Ban Quản Trị chùa Tây An đã xây thêm cổng tam quan trước ngôi mộ Phật Thầy.

Trong bàn thờ chánh điện có nhiều tượng Phật (trên 200 pho tượng) trong nhiều tư thế khác nhau, làm bằng gỗ. Những nét chạm trỗ cực kỳ tỉ mỉ, công phu, nói lên tài năng vượt bực của những nghệ nhân miền Nam thế kỷ trước. Phía sau chùa có nhiều bửu tháp, trong đó có tháp của ngài Hải Tịnh và ngài Hoằng Ân. 

Đáng kể nhất là tháp Phật Thầy Tây An. Hằng năm đến ngày 12 tháng 8 âm lịch là ngày giỗ Phật Thầy Tây An; dân chúng đến chùa hành hương và lễ bái đông đúc.

Đức Phật Thầy Tây An

Đức Phật thầy Tây An chính danh là Đoàn Minh Huyên (có sách chép là Đoàn Văn Huyên) sanh ngày 15 tháng 10 âm lịch năm Đinh Mão (1807) năm Gia Long thứ sáu. Ngài quê tại làng Tòng Sơn, tổng An Thạnh Thượng, tỉnh Sadéc. Căn cứ theo những bậc bô lão thì đức Phật Thầy Tây An bỏ nhà ra đi từ lúc còn nhỏ tuổi lắm. Ngài đi đâu và làm gì thì không một chứng liệu nầo trình bầy đến. Lần hồi thì hình ảnh của ngài trong thời gian bấy giờ dường như bị quên lãng.

Vào khoảng tháng Giêng năm Kỷ Dậu (1849) Ngài quá giang với một chiếc ghe buôn từmiệt trong về. Khi về đến đình làng, gặp lúc có cây đa trốc cây ngã bật xuống sông, lấp cả đường nước, ghe xuồng không thể nào qua lại được dân trong làng họp nhau lại để kéo cây đa lên những không thể nào thực hiện nổi.

Vừa kịp khi đức Phật Thầy ngang qua,thấy thế liền bảo dân làng: Các vị cột dây lại, tôi sẽ ra sức tiếp tay với các vị.

Mọi người không tin, nhưng vẫn cứ thử xem. Với sức huyền diệu của đúc phật Thầy, cây đa từ từ xếp ngọn vào bờ dễ dàng. Họ định cám ơn nhưng đức Phật Thầy không thấy bóng dáng đâu cả. Từ đó dân chúng thường bàn tán sự kiện nầy.

Ngài ra đi đến đình thần làng Tòng Sơn rồi ghé vào. Từ đó người ta thấy ngài ở lại ở mái sau tổ chức việc tu hành. năm đó, trong vùng bị bệnh dịch tả hoành hành ghê gớm. Viên chức trong làng lo sợ, giết heo bò để cúng tế cầu khẩn. Ngài thấy việc sát sinh là không nên, đã khuyên can. Dân trong làng phản kháng, tìm cách để tống xuất ngài.

Khi từ giã, Ngài cho biết đã lưu lại cho dân làng "Cây thẻ năm ông" để trừ bệnh dịch. Đây là cây cờ ngũ sắc lưu lại trong sân đình. Dân chúng thử đem lá cờ hoà nước, đem uống quả nhiên bệnh tật tiêu tan. Khi cờ ngũ sắc đã dùng hết dân chúng đổ xô nhau đến tìm ngài nhờchữa trị. Họ đến vùng Trà Lư đã gặp được. Ngày giúp đỡ cho đồng thời cũng giảng dạy giáo lý từ bi cho mọi người. Ngài được dân làng giúp việc sửa sang lại cái cốc của ông Kiến để tiện việc tu hành; nơi đây chính là chỗ cất chùa Tây An ngày nay.

Đức Phật Thầy tiếp tục cứu chữa cho những người dân trong vùng bị bệnh tật. Phương pháp chẫn trị chỉ dùng bùa và tàn nhang, nước lã, nhung rất hiệu nghiệm. Tiếng tăm của ngài lừng lẫy, tín đồ thập phương đua nhau đến nhờ Ngài chữa trị vô số; điều nầy đã khiến cho vị Tổng Đốc An Giang lo sợ có biến loạn liền cho người đến bắt để cật vấn điều tra. Nhưng sau khi tìm hết cách thử thách, nhà chức trách đem lòng khâm phục đức Phật Thầy, nhưng cũng tạm lưu giam để chờ lịnh của triều đình định đoạt.

Theo đề nghị của quan Tổng Đốc An Giang, đức Phật Thầy được triều đình chính thức công nhận, để Ngài tự do hành đạo, nhưng buộc Ngài phải xuống tóc. Sau khi đức Phật Thầy được tha, để tránh sự hoài nghi của nhà cầm quyền, Ngài vào núi Sam ở chung một ngôi chùa sẵn có do Thiền Phái Lâm Tế lập ra và đã được triều đình chứng nhận.

Chỉ trong một thời gian ngắn, đạo hạnh và tài năng của ngài đã khiến cho toàn thể tăng chúng mến phục và đồng xin tôn ngài lên làm bậc sư trưởng. Ngài từ chối, cho rằng vấn đề hình thức không đáng để câu nệ. Phật tử nghe tin ngài về đây cho nên đã đến xin thuốc men trị bệnh, cúng vái rất đông khiến cho ngôi chùa tại Xẻo Môn trở nên tấp nập lạ thường.

Để thực hiện giáo pháp vô vi chân truyền của mình, đức Phật Thầy bắt đầu tìm những nơi hẻo lánh xa xôi để lập ra những cơ cấu tôn giáo ở những "trại ruộng". Những trại ruộng, trại gỗ từ đó được lên lên quanh vùng Thất Sơn như ở Thới Sơn, Láng Linh.

Ngài cũng phái các vị đại đệ tử của mình đến ở đó để chăm lo săn sóc mọi công việc hành đạo và truyền đạo. Nghi thức thờ phượng theo Kỳ Sơn Bửu Hương là thờ trần điều, cúng nước lã, bông hoa mà thôi, chứ không phải như tại núi Sam. Lúc nầy, tuy tiếng là ở núi Sam, nhưng Ngài thường vân du khắp nơi, tùy cơ phổ độ chúng sanh, Khắp vùng Thất Sơn không đâu là Ngài không bước đến.

Thỉnh thoảng Ngài đến những trại ruộng để truyền dạy đạo pháp cho tín đồ; các ông Cố Quản, Đạo Xuyến, Đạo Lập, Đình Tây, Tăng Chủ, cậu Hai Lãnh... đều được ngài truyền cho bí pháp. Về sau những vị nầy đã kế thừasự nghiệp vững chắc. Bửu Sơn Kỳ Hương hay đạo Lành của Ngài là một "phong trào tôn giáo cứu thế" (mesianism) ở vùng đồng bằng sông Cửu Long.

Ngài chủ trương: cứu dân, giúp đời. Ngài đã tự nhận :"Phật Thầy giáng thế cứu đời chính là ta!" Tiên đoán được những nguy cơ xáo trộn do nạn ngoại xâm và ảnh hưởng do thời cuộc điên đảo, Ngài đưa ra thuyết Tứ Ân (Trời Phật, quân vương, sự phụ, cha mẹ - theo G.Coulier) nhằm cứu dân cứu đời. 

Nhiều tác giả khi đề cập đến cuộc khởi nghĩa chống Pháp trong vùng Láng Linh - bảy Thưa của Trần Văn Thành lấy thuyết Tứ Ân làm cho dựa tinh thần; thành thử khi Pháp bình định được căn cứu nầy rồi, viên đo đốc Dupré đã ra lịnh cấm không cho người dân đi theo đạo Lành tức Bửu Sơn Kỳ Hương do Ngài sáng lập.

Hiện nay, còn nhiều làng do Ngài và đệ tử của Ngài lập nên quanh vùng Thới Sơn, Nhơn hưng (huyện Tịnh Biên) Láng Linh, Cái Dầu (huyện Châu Phú) Bình Thạnh Đông (Phú Tân), Trả Bang (Rạch Giá) Tân Thành (Đồng Tháp).

Ngài viên tịch vào giờ Ngọ ngày 12 tháng 8 năm Bính Thìn (1856) thọ 50 tuổi.

----o0o---

Trình bày: Nhị Tường

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
26/01/2016(Xem: 13831)
Niết Bàn, tiếng Sanscrit là Nirvãna, phiên âm thành Niết-bàn-na. Cũng gọi là Nê-hoàn, Nê-bạn. Đó là cảnh trí của nhà tu hành dứt sạch các phiền não và tự biết rằng mình chẳng còn luyến ái. Niết (Nir): là ra khỏi, thoát ra, giải thoát. Bàn hay Bàn-na (vana): Rừng. Tức là ra khỏi cảnh rừng mê tối, rừng phiền não.
24/06/2015(Xem: 30607)
Lời vàng của Thầy tôi, một Hướng dẫn vào các sự Chuẩn bị cho Tâm-yếu của Phạm Vi Bao La từ Đại Viên Mãn, trình bày các con đường của bốn trường phái chính của Phật Giáo Tây Tạng mà không có bất kỳ mâu thuẫn nào giữa chúng.
15/06/2015(Xem: 23373)
Yếu chỉ tu tập & hành đạo. Tác giả Thích Thái Hòa
15/05/2015(Xem: 25964)
Thể theo lời yêu cầu của các bạn Đạo, tôi chọn một số bài nói chuyện về Phật pháp của tôi tại Tổ Đình Từ Quang ở Montréal và một vài nghi thức tụng niệm để in thành cuốn sách này, với hy vọng phổ biến Phật pháp. Cuốn sách được hình thành trong dịp Tết Canh Thìn, nhưng phải đợi đến Tết Dương Lịch 2001 mới đánh máy xong. Trong thời gian chờ đợi này, tôi đã cẩn thận kiểm điểm lại nội dung từng bài, nhưng chắc chắn không tránh khỏi thiếu sót, những mong các bậc cao minh từ bi chỉ điểm cho. Montréal, Tết Dương lịch 2001 Hiển Mật, Đỗ Hữu Trạch
12/05/2015(Xem: 22203)
Video: Những Hiểu Lầm về Đạo Phật
01/05/2015(Xem: 30133)
Một tập sách với tựa đề như trên, trong xã hội hiện nay, không có gì đặc biệt; so với Kito giáo tại Việt Nam, cũng là việc làm bình thường, vì hàng năm, một số giáo xứ thường xuyên tổ chức các lớp hướng dẫn giáo lý và hôn nhân cho thế hệ trẻ từ tuổi 18 trở lên; nhưng đặc biệt của tập sách nầy nằm trong hai lĩnh vực: 1/ Phật giáo chưa từng xuất hiện sách hoặc lớp hướng dẫn về hạnh phúc gia đình, mặc dù có những kinh điển nói qua vấn đề nầy, quá tổng quát, chưa thích ứng với từng cảnh trạng của từng xã hội biến thái khác nhau hiện nay. 2/ Sách không trực tiếp dạy giáo lý như các lớp “giáo lý và hôn nhân” của các giáo xứ, nhất là giòng Tên; nhưng sách hướng dẫn tháo gỡ nhiều vấn đề mắc mứu liên quan đến tâm lý xã hội và đạo đức nhà Phật.
05/01/2015(Xem: 21340)
Các soạn và dịch phẩm của cư sĩ Hạnh Cơ - Tịnh Kiên - Mười Vị Đệ Tử Lớn Của Phật (dịch từ tác phẩm Thập Đại Đệ Tử Truyện, nguyên tác Hoa văn của Tinh Vân pháp sư, nhà xuất bản Phật Quang, Đài-bắc, ấn hành năm 1984) Chùa Khánh Anh (Paris) in lần 1, năm 1994 Tu viện Trúc Lâm (Edmonton) in lần 2, năm 1999 (có thêm phần “Phụ Lục” do dịch giả biên soạn) Ban Phiên Dịch Pháp Tạng Phật Giáo Việt Nam (Nha-trang) in lần 3, năm 2004 Chùa Liên Hoa và Hội Cư Sĩ Phật Giáo Orange County (California) in lần 4, năm 2005 - Lược Giải Những Pháp Số Căn Bản Làng Cây Phong (Montreal) in lần 1, năm 1996 Ban Bảo Trợ Phiên Dịch Pháp Tạng Việt Nam (California) in lần 2 (có bổ túc và sửa chữa), 2008 - Giấc Mộng Đình Mai của Nguyễn Huy Hổ (tiểu luận) Làng Cây Phong (Montreal) in lần 1, năm 2001 - Bộ Giáo Khoa Phật Học (dịch từ bộ Phật Học Giáo Bản – sơ cấp, trung cấp, cao cấp – nguyên tác Hoa văn của Phương Luân cư sĩ, Linh Sơn Xuất Bản Xã, Đài-bắc, ấn hành năm 1996) * Giáo Khoa Phật Học
05/01/2015(Xem: 18897)
Các soạn và dịch phẩm của cư sĩ Hạnh Cơ - Tịnh Kiên - Mười Vị Đệ Tử Lớn Của Phật (dịch từ tác phẩm Thập Đại Đệ Tử Truyện, nguyên tác Hoa văn của Tinh Vân pháp sư, nhà xuất bản Phật Quang, Đài-bắc, ấn hành năm 1984) Chùa Khánh Anh (Paris) in lần 1, năm 1994 Tu viện Trúc Lâm (Edmonton) in lần 2, năm 1999 (có thêm phần “Phụ Lục” do dịch giả biên soạn) Ban Phiên Dịch Pháp Tạng Phật Giáo Việt Nam (Nha-trang) in lần 3, năm 2004 Chùa Liên Hoa và Hội Cư Sĩ Phật Giáo Orange County (California) in lần 4, năm 2005 - Lược Giải Những Pháp Số Căn Bản Làng Cây Phong (Montreal) in lần 1, năm 1996 Ban Bảo Trợ Phiên Dịch Pháp Tạng Việt Nam (California) in lần 2 (có bổ túc và sửa chữa), 2008 - Giấc Mộng Đình Mai của Nguyễn Huy Hổ (tiểu luận) Làng Cây Phong (Montreal) in lần 1, năm 2001 - Bộ Giáo Khoa Phật Học (dịch từ bộ Phật Học Giáo Bản – sơ cấp, trung cấp, cao cấp – nguyên tác Hoa văn của Phương Luân cư sĩ, Linh Sơn Xuất Bản Xã, Đài-bắc, ấn hành năm 1996) * Giáo Khoa Phật Học
22/11/2014(Xem: 28102)
Có người khách mang đến cho tôi một gói quà. Bên trong là hai quyển sách: Đất nước Cực lạc, Ánh sáng và bóng tối. Tác giả: Liên Hoa Bảo Tịnh. Khoảng thời gian sau này, tôi có rất ít điều kiện để đọc thêm được những sách mới, nên không ngạc nhiên nhiều lắm với tác giả lạ. Dẫu sao, trong tình cảnh ấy mà được đọc những sách lạ, nhất là được gởi từ phương trời xa lạ, thì cũng thật là thú vị. Rồi càng đọc càng thú vị. Một phần vì có những kiến giải bất ngờ của tác giả, về những điểm giáo lý mà mình rất quen thuộc. Quen thuộc từ khi còn là một tiểu sa-di. Nhưng phần khác, thú vị hơn, khi biết rằng Liên Hoa Bảo Tịnh cũng là Đức Hạnh – đó là chú XUÂN KÝ, một thời ở Già-lam cùng với chú Sỹ.
15/11/2014(Xem: 20236)
Nên lưu ý đến một cách phân biệt tinh tế về thứ tự xuất hiện của hai kiến giải sai lầm trên. Đầu tiên là kiến giải chấp vào tự ngã của các nhóm thân tâm, và từ cơ sở này lại xuất phát kiến giải chấp vào tự ngã của cá nhân. Trong trường hợp nhận thức được Tính không thì người ta sẽ nhận ra Tính không của nhân ngã trước; bởi vì nó dễ được nhận ra hơn. Sau đó thì Tính không của pháp ngã được xác định.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]