Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. quangduc@quangduc.com* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Tổ Mã Minh thứ 12 (bài giảng của TT Nguyên Tạng, do Phật tử Quảng Tịnh Tâm ghi chép)

14/09/202011:51(Xem: 11035)
Tổ Mã Minh thứ 12 (bài giảng của TT Nguyên Tạng, do Phật tử Quảng Tịnh Tâm ghi chép)



84_TT Thich Nguyen Tang_To Ma Minh



Nam mô A Di Đà Phật

Kính bạch Sư Phụ

Bạch Sư Phụ, hôm nay SP giảng về: Ngài Đệ thập nhị  Tổ Mã Minh

Ngài Mã Minh rất làu thông kinh Vệ Đà,    Ngài nghe nói có vị thánh tăng đến thành phố Ba La Nại ( gần vườn Lộc Uyển nơi Đức Thế Tôn chuyển bánh xe pháp luân,độ năm đệ tử đầu tiên xuất gia ).   Ngài Mã Minh muốn đến gặp để chất vấn ngài thánh tăng này (tổ thứ 11, Phú Na Dạ Xa):


Ngài Mã Minh hỏi: Làm sao biết Phật?
Tổ 11 đáp: Không biết là biết Phật.
Ngài Mã Minh: Không biết làm sao biết là Phật?
Tổ đáp: Không biết làm sao biết không phải là Phật.

Ngài Mã Minh:Nghĩa của Tổ là nghĩa cưa.
Tổ 11 nói: Nghĩa của đệ tử là nghĩa cây.
Tổ hỏi tiếp: Thế nào, đệ tử nói nghĩa của tôi là nghĩa cưa?
Ngài Mã Minh đáp: Vì Tổ nói qua nói lại như cưa vậy.
Ngài hỏi tiếp: Thế nào Tổ nói nghĩa của tôi là nghĩa cây.
Tổ 11 đáp: Vì cây bị cưa vậy. Thế nghĩa của con bị tôi phá rồi.

Ngài Mã Minh ngộ đạo, sụp lạy Sư Phụ và cầu xin xuất gia tu học, Tổ hoan hỷ tiếp nhận, về sau Tổ đã truyền tâm ấn chứng cho Ngài Mã Minh trở thành vị Tổ thứ 12.

Tổ Mã Minh (Asva-ghosha ), ra đời ở thành Ba La Nại cuối thế kỷ thứ 2 sau Tây lịch (khoảng 600 năm Phật vào Niết bàn), Ngài là nhà thơ, nhà văn và là 1 luận sư lừng danh của PG Đại thừa .

Ngài là một trong bốn vị luận sư Đại thừa nổi tiếng của Ấn độ (3 vị kia là Ngài Long Thọ, Ngài Vô Trước, Ngài Thế Thân).

Ngài để lại 10 tác phẩm cho đời, trong đó nổi tiếng là "Đại thừa khởi tín luận" tác phẩm phá tà hiển chánh, mở màn cho PG Đại Thừa và tập Trường Thi "Phật Sở Hành Tán" 1 tập thơ với 9000 câu viết về cuộc đời của Đức Thế Tôn, đây là tác phẩm văn học tiếng Phạn đầu tiên của PG.

Sau khi được truyền pháp, Ngài đến Hoa Thị thành để giáo hoá.

Một hôm , đang lúc giảng pháp, có ngoại đạo đến phá khiến trời sấm sét, Ngài dùng thần thông, chỉ tay lên trời thì có một con rồng vàng xuất hiện , sau đó bầu trời yên tịnh.

Tuần sau, Ngài nói pháp có một con sâu dưới chỗ ngồi, Ngài bắt con sâu ra và con sâu hiện nguyên hình, một người tướng mạo rất đẹp. Vị này khai là người ngoại đạo, có ngũ thần thông, hóa thành con sâu để đến nghe trộm pháp, ông có thể biến ra đại dương bao la.

Tổ bảo ông hoá ra tánh biển, vị này không làm được . Tổ khai thị rằng "Tánh biển là núi sông đất đá, đều y cứ nơi đó mà sanh ra, tam muội lục thông cũng từ nơi ấy mà phát hiện ".

Sp giải thích "tánh biển" là "Tỳ Lô Tánh Hải", ví cho Phật tánh, chơn tâm, Như lai tạng... mọi thứ từ nơi đó mà lưu xuất.

Vị Ngoại đạo nghe pháp ấy, liền khởi lòng tin mạnh mẽ, cùng ba ngàn đệ tử đến xin Tổ xuất gia.

Tổ Mã Minh cung thỉnh 500 vị A La Hán đến truyền giới cho chúng đệ tử ngoại đạo này.

Tổ khai thị cho giới tử : 
Thân tâm phải buông bỏ tất cả tà kiến trước đây để nhận giới pháp,
1- giới đàn trang nghiêm
2- giới sư: 500 vị A La Hán
3- giới tử phải chí thành tha thiết cầu đạo để đắc giới thể .


Vị đệ tử ngoại đạo tên là Ca Tý Ma La chí thành tha thiết thọ giới pháp và lập tức được đắc giới thể. Trong giới đàn, tự thân ông có hào quang phát ra và hương thơm của giới lan tỏa ngào ngạt khắp giới đàn.


Ngay lúc đó , Tổ Mã Minh truyền pháp ấn chứng cho ngài Ca Tỳ Ma La làm Tổ thứ 13 với bài kệ:
"Ẩn hiện vốn pháp này,
Sáng tối nguyên không hai,
Nay truyền pháp liễu ngộ,
Không lấy cũng chẳng bỏ".

Truyền pháp xong, Tổ Mã Minh nhập định và viên tịch và lưu lại kim cang thân để chúng đệ tử tôn thờ.

Tổ để lại câu kệ rất sâu đậm nhưng rất đơn sơ với thông điệp "Không lấy cũng chẳng bỏ " (Phi thủ diệc phi khí). Nghĩa là: muốn giải thoát phải vượt lên trên nhị biên, chấp ngã, chấp pháp, chấp có, chấp không, chấp thường, chấp đoạn. "Không lấy" sau khi giác ngộ nên để lại chiếc bè bên bờ sông, chứ không cố giữ bên mình; "không bỏ" là danh cho đệ tử chưa giác ngộ, phải bám lấy giới pháp để mà tu mà chứng đắc.

Con kính tri ơn Sư Phụ ban cho mỗi ngày ban pháp, kể về hành trạng của một vị tổ kỳ đặc siêu tuyệt , truyền ấn pháp diễn đạt Tâm Phật trong sáng thanh tịnh hằng luôn có trong tất cả chúng sanh và con đường tu trở về nguồn tâm vô giá trong tự thân, để thoát ra khỏi biển khổ sanh tử luân hồi.


Cung kính
Đệ tử Quảng Tịnh Tâm
(Montreal, Canada)





Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
28/08/2010(Xem: 6638)
Văn hóa và giáo dục Phật giáo là phương tiện để ươm mầm và nuôi dưỡng hạt giống bồ đề tâm trong từng cá thể xã hội. Khi những hạt mầm lớn lên sẽ là những con người đi vào cuộc đời bằng tâm bồ đề, bằng trí giác ngộ, bằng trái tim từ bi để không những thắp sáng lý tưởng cao cả của Phật Đạo, mà còn là những nhân tố hữu ích để góp phần xây dựng và phát triển xã hội.
28/08/2010(Xem: 4936)
Ngay cả trong thời đại văn minh khoa học, xã hội phát triển theo xu hướng hội nhập toàn cầu, thì định hướng trung tâm của tính cách con người vẫn có phần thuộc đời sống hướng nội và phần thuộc đời sống hướng ngoại mà Phật giáo Thiền gọi là nội quán và ngoại quán, bao gồm trong Tứ niệm xứ với các đề tài thiền quán về thân, thọ, tâm, và pháp, theo đó, thân thì bất tịnh, thọ mang lại khổ đau, tâm thì vô thường, và pháp vốn vô ngã. Từ các pháp quán, con người có thể đứng về mặt nhận thức luận để biết bản chất cuộc đời, rồi từ đó, đứng về mặt đạo đức học, con người có những hành động phù hợp với nhận thức.
28/08/2010(Xem: 51587)
Sau khi sinh hoạt của hội chúng đã tạm thời đi vào quy củ, nền nếp; đức Phật thấy thời tiết có nắng nhẹ, trời không lạnh lắm, thuận lợi cho việc du hành nên quyết định rời Gayāsīsa, đến kinh đô Rājagaha, đường xa chừng sáu do-tuần. Thấy đoàn sa-môn quá đông, khó khăn cho việc khất thực, đức Phật gợi ý với ba anh em Kassapa cho chúng đệ tử phân thành từng nhóm,
28/08/2010(Xem: 9279)
Viết về Thế Tôn, các nhà nghiên cứu Phật học thường đề cập đến Ngài như một đấng Giáo chủ đã tìm ra con đường giải thoát và chỉ rõ con đường ấy cho nhân loại, hoặc đề cập đến Ngài như một nhà đại tư tưởng, một nhà cách mạng xã hội, v.v... Nhưng có rất hiếm những luận văn, công trình đề cập đến Ngài như một nhà giáo dục tư tưởng, và giáo lý của Ngài như là một hệ thống tư tưởng giáo dục toàn diện và tiên tiến.
27/08/2010(Xem: 20799)
Còn nghĩ rằng “Đời là thế, vốn dĩ đời là thế”, “giữa cuộc đời cũng chỉ thế mà thôi”. Trước hiên nhà, lá rụng đầy sân, Chớm lộc mới, ngát hương đường cũ. Vậy nên: Hương xưa còn đọng trên đường, Ngàn lau lách ấy xem dường trinh nguyên. Âm ba tiếng hát đỗ quyên, Lung linh trăng nước xe duyên sơn hà.
17/08/2010(Xem: 7772)
Tôi luôn luôn tự xem mình như một nhà sư Phật Giáo đơn giản. Tôi cảm thấy như thế mới là tôi thật. Tôi cảm thấy rằng Đạt Lai Lạt Ma với cương vị nhà cầm quyền thế gian là một định chế nhân tạo. Khi nào người ta còn chấp nhận Đạt Lai Lạt Ma, họ sẽ chấp nhận tôi. Nhưng, là một vị sư là một điều thuộc về tôi. Không ai có thể thay đổi điều đó. Tận sâu thâm tâm, tôi luôn luôn tự xem mình là một nhà sư, ngay cả trong các giấc mơ của tôi.
22/07/2010(Xem: 12124)
Tôi phải thú nhận rằng hình như có điều gì không ổn khi một người suốt đời sống trong thế tục như tôi lại viết lời giới thiệu cho một quyển sách về giáo lý của Đức Phật về sự thành đạt, trí tuệ và bình an nội tâm. Quan điểm của tôi về tôn giáo đã bị chỉ trích nhiều, vì tôi tin rằng hầu hết các tôn giáo đều là một hình thức tâm bị nhiễm vi-rút (virus) làm lây nhiễm chúng sanh bình thường mạnh khỏe –và thường là có tri thức. Chỉ có Phật giáo dường như tách biệt với các tôn giáo khác vì tính chất cởi mở, uyển chuyển và thực dụng. Do đã sống hơn nữa thể kỷ ở Sri Lanka, tôi đã nhìn thấy giáo lý của Đức Phật đã được áp dụng như thế nào bởi nhiều thành phần xã hội, bằng nhiều phương cách khác nhau. Dầu nghe có vẻ lạ, nhưng những người hoàn toàn có lý trí và những kẻ bảo thủ một cách điên cuống đều cho rằng niềm tin và thái độ củ
20/07/2010(Xem: 15108)
Với quyển Phật Pháp Cho Mọi Người, chúng tôi tương đối đã đạt được phần nào kết quả khi có thể mang những bài pháp thoại của nhiều tác giả đến với người đọc, nhất là những người sơ cơ như chúng tôi. Cũng đã ba năm kể từ quyển sách đó được phát hành, cũng đã có thêm nhiều bài pháp được chúng tôi chuyển ngữ. Theo sự gợi ý của một số thân hữu, lần này chúng tôi cũng xin tổng hợp các bài dịch rải rác đó đây để mang đến cho quý độc giả xa gần một luồng gió mát của chân Pháp. Mong là chúng tôi không phụ lòng mong đợi của quý độc giả. Dầu đã hết sức cố gắng, nhưng chúng tôi chắc rằng sẽ khó thể tránh những thiếu sót trong phần dịch thuật và biên tập, mong quý tôn sư, quý độc giả hoan hỷ chỉ bày. Lần nữa chúng tôi xin cảm tạ quý đạo hữu luôn chung tay với chúng tôi trong Phật sự này, để một số sách luôn đến tay quý độc giả dưới dạng ấn tống. Nguyện cho phước báu trong Pháp thí này được chia sẻ đến chư thiên, quý ân sư, quý ân nhân, đạo hữu, thân quyến và mọi chúng sanh. Na
09/05/2010(Xem: 3966)
Theo Lý Duyên Sinh của nhà Phật, tình yêu khởi đầu từ Thụ. Vì nhìn thấy, ngửi thấy, nghe thấy, sờ thấy, nếm thấy hoặc tưởng tượng tới một người nào đó - dĩ nhiên tòan hương vị ngọt ngào, tòan những êm ái, tốt lành, mộng mơ, quyến rũ, đáng yêu, quý giá - mà sinh Ái (ham muốn)
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Senior Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com ; http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
quangduc@quangduc.com , tvquangduc@bigpond.com
KHÁCH VIẾNG THĂM
110,220,567