Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. quangduc@quangduc.com* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

43. Địa Ngục ở đâu ? (bài giảng của TT Thích Nguyên Tạng, do đệ tử Quảng Tịnh Tâm & Huệ Hương ghi chép các điểm chính)

04/08/202003:45(Xem: 14262)
43. Địa Ngục ở đâu ? (bài giảng của TT Thích Nguyên Tạng, do đệ tử Quảng Tịnh Tâm & Huệ Hương ghi chép các điểm chính)






Nam mô A Di Đà Phật

Kính bạch Sư Phụ,

 Hôm nay SP giảng bài kệ thứ 43: Địa ngục ở đâu?

Chúng sanh độ tận phương chứng Bồ Đề.
Địa ngục vị không, thệ bất thành Phật

Chúng sanh độ hết, mới chứng Bồ đề
Địa ngục chưa trống, thề không thành Phật.

Nhất tâm đảnh lễ Nam mô Đại nguyện Địa Tạng Vương Bồ tát.



Bài kệ này lấy từ Kinh Địa Tạng Công Đức Bổn Nguyện.


Bồ tát Địa Tạng là một trong sáu vị Bồ tát quan trọng trong hệ tư tưởng Phật giáo Đại thừa gồm có: Bồ tát Di Lặc, BT Văn Thù, BT Đại Hạnh Phổ Hiền, BT Quán Thế Âm và BT Đại Thế Chí.

Bồ tát Địa Tạng và BT Quán Thế Âm gần gũi với chúng sanh vì cả hai cùng phát đại nguyện cứu độ chúng sanh.
Ngài Địa Tạng Bồ Tát được tất cả chùa ở Việt Nam, Trung Quốc và Triều Tiên tôn thờ.

Tương truyền, ở miền Bắc Triều Tiên thuộc nước Tân La có vị Thái tử tên Kim Kiều Giác, Ngài qua Cửu Hoa Sơn tu học. Người đời cho rằng Ngài Kim Kiều Giác là hóa thân của Bồ Tát Địa Tạng. Trên đỉnh núi Cửu Hoa Sơn còn lưu lại dấu chân của Ngài trên một tảng đá, nơi Ngài đứng để thọ trì kinh Địa Tạng, Ngài cao 5m, dấu chân này có độ lún sâu khoảng 5cm.

Phái đoàn TV Quảng Đức đi hành hương đến nơi đây có cúng dường tấm kiếng mi- ca để che chắn bảo vệ dấu chân.
Do vậy tín ngưỡng của Triều Tiên đối với Ngài Địa Tạng rất cao.
Ở Nhật có  Chùa Vô Thủ Địa Tạng được cho là rất linh thiêng.

Tương truyền, sau khi có trận động đất, tôn tượng bị trôi lạc chôn vùi trong đất. Dân làng khi đào đất thấy tôn tượng không còn đầu, trên tượng có khắc tên Địa Tạng Vương Bồ Tát nên thỉnh về tôn thờ.

Tượng có công năng phù hộ cho các thai nhi, những người bị hiếm muộn và ngay cả những người có bệnh, thành tâm đến đảnh lễ, trì thần chú của Bồ Tát Địa Tạng " Án Ha Ha Vĩ Sa Ma Lý Ta Bà Ha", cầu khẩn đều được toại nguyện. Và sau đó những người này đến tạ lễ, viết kể lại trên một mảnh giấy bỏ vào cái chuông, và tất cả được kết tập thành bộ truyện với hơn 600 mẩu chuyện linh ứng.


HT Như Điển đã dịch ra chữ Việt gồm 3 quyển với tựa đề là “Những câu chuyện linh ứng về Ngài Địa Tạng Vương Bồ Tát."

Bạch Sư Phụ, con có cơ duyên được đến viếng Ngài hai lần, khi theo đoàn do HT Như Điển và đoàn do Sư Phụ hướng dẫn.

Lịch sử Kinh Địa Tạng thì vào mùa An Cư thứ 7 sau khi Phật thành đạo, Ngài đã bay lên Cung trời Đao Lợi giảng Kinh Địa Tạng cho Thân mẫu nghe.

Bên hệ Đại thừa chúng ta có Kinh Địa Tạng, bên Nguyên Thủy có bộ Vi Diệu Pháp là 2 bộ kinh mà Đức Phật giảng nói trên Cung Trời Đao Lợi. Sau này các nhà nghiên cứu cho rằng Kinh Địa Tạng không do Phật thuyết, mà do những vị Tổ Trung Quốc biên soạn từ các bản kinh gốc Nikaya: Trung Bộ Kinh (đọc Kinh Thiên Xứ), Trường Bộ Kinh (đọc Khởi Thế Nhân Bổn), Trường A Hàm (Đọc Kinh Thế Ký, phẩm 4 nói về địa ngục), nếu ai không tin có địa ngục thì nên đọc các kinh trên có ghi lại những lời Phật nói về địa ngục.




Địa ngục: Địa là đất; ngục là nơi giam cầm. Nơi đó vô lạc, khổ khí, khổ cụ làm cho người ta khổ sở, đau đớn.

Kinh Địa Tạng có 3 quyển (thượng, trung, hạ) do HT Thích Trí Tịnh dịch ra tiếng Việt.

Kinh Địa Tạng gần gũi và có công năng giúp cho chúng ta tránh ác làm lành.

Người thọ trì Kinh Địa Tạng miên mật sẽ được 7 lợi ích: Những mong cầu sẽ được thành tựu, trí tuệ phát sanh, tai nạn không đến gần, thoát khỏi hiểm nguy, tội chướng tiêu trừ, bịnh tật sẽ hết, được Chư Thiên quỷ Thần ủng hộ.

Trong kinh Địa Tạng, quyển Trung, phẩm 5 nói về danh hiệu địa ngục và những tội báo ở địa ngục.

Thầy Linh Như ở Mỹ có làm bài thơ tặng phật tử lúc Sư Phụ có qua Mỹ mời Thầy ngồi giảng chung với SP:

Một lòng giữ niệm Di Đà
Đài sen ao báu là nhà tương lai ...
Huyễn thân trả lại trần ai
Cõi thường tìm lại hình hài năm xưa

Tiền thân của Bồ Tát Địa Tạng :

-Là một trưởng giả gặp Phật Sư Tử Phấn Tấn Cụ Túc Vạn Hạnh Như Lai, có thân tướng rất trang nghiêm đẹp đẽ, trưởng giả hỏi tu hạnh gì mà được như vậy? Phật nói nhờ công đức hóa độ chúng sanh. Ngài Trưởng giả mới phát nguyện hóa độ cho tất cả chúng sanh thành tựu đạo quả Vô thượng Bồ đề rồi mới thành Phật. Và Ngài đã được Phật thọ ký sẽ thành Phật trong tương lai.

Sự: Có Đức Phật tên Sư tử Phấn Tấn Cụ Túc Vạn Hạnh Như Lai
Lý: Hành giả phải dựa vào sự mạnh mẽ của pháp tu Lục độ vạn hạnh để đạt được quả vị giải thoát và giác ngộ.

- Một vị nữ Bà la môn, mẹ chết, đến cầu Phật Giác Hoa Định Tự Tại Vương Như Lai cho biết hiện tại mẹ đang ở đâu? Đức Phật hướng dẫn về nhà ngồi định tâm niệm Phật, sau đó tâm thức được quỷ Vô độc dẫn đi qua 3 biển để vào ngục thăm mẹ. Ba biển này là biểu hiện cho thân khẩu ý nghiệp. Khi về người nữ này lo tạo các công đức bố thí, phóng sanh, cúng dường để hồi hướng cho mẹ. Sau khi mẹ được thác sanh về cõi giới an lành,vị Bà la môn này cũng phát đại nguyện cứu độ cho tất cả chúng sanh hết khổ đau rồi thì mới thành tựu đạo quả Vô thượng Bồ đề.

- Một người nữ tên Quang Mục, mẹ thích ăn cá trạnh, do sát sanh nên khi chết bị đọa địa ngục. Quang Mục đến chùa cầu xin Đức Phật Thanh Tịnh Liên Hoa Mục Như Lai, nhờ Phật cứu độ giùm, cũng được Phật hướng dẫn tạo các công đức lành để hồi hướng cho mẹ. Và khi mẹ được thác sanh về cõi an lành, nàng cũng phát đại nguyện cứu độ cho tất cả chúng sanh khi nào hết khổ đau rồi mới chứng đạo quả Vô thượng Bô đề.

Trên chỉ là sự.

Về lý thì quang là sáng; mục là mắt. Mắt sáng gặp được Liên Hoa Mục Như Lai có hạt giống Phật thanh tịnh và con mắt sáng đã dẫn dắt trên con đường hành đạo không bị rơi vào ngục tối A tỳ.


Ngoài ra trong bài tựa của Kinh Địa Tạng cũng có hình ảnh nói về sự và lý của Bồ tát Địa Tạng: U Minh Giáo Chủ, Cưú Khổ Bổn Tôn Địa Tạng Bồ Tát Ma Ha Tát

Địa là dày chắc; tạng là chứa đủ.
Bồ tát Địa Tạng là U Minh Giáo chủ: Đó là sự còn về lý chính là cõi lòng của chúng ta, mình là Địa Tạng, là giáo chủ cõi lòng của mình, địa ngục cũng là ở trong tâm ta.


Bồ Tát Địa Tạng tay cầm tích trượng có 12 khoen, tượng trưng 12 nhân duyên là duyên khởi đưa chúng sanh đi vào cảnh giới luân hồi. Nếu có minh châu soi sáng để chuyển từ vô minh thành minh sẽ giải quyết được sanh tử luân hồi.
Địa Tạng chính là ta; độ tận là độ tận chúng sanh (tham sân si .....) trong chính chúng ta.

Địa ngục vô gián. Khi trong lòng có những nỗi phiền lụy, khổ đau không ngừng nghỉ, không gián đoạn, thì đó là lúc chúng ta đang ở trong địa ngục Vô gián vậy.

 
Từ câu: Thê thê thảm thảm chỉ tại nơi mình, Sư Phụ kể một chuyện nhân quả rất khủng khiếp ở làng chài Lăng Cô dưới đèo Hải Vân.

Chuyện kể về hai gia đình ở cạnh nhà nhau. Một bên là nhà Mệ Hoàng rất giàu, chủ hãng sản xuất nước mắm. Một bên là nhà nghèo, người chồng mất vì đi lính, người vợ là O Thơ, có nuôi con gà lấy trứng bán để sinh sống. Một hôm con gà gáy to, Bà Mệ Hoàng khó chịu, sai gia nhân sang bắt con gà. O Thơ chạy sang nhà Mệ Hoàng van nài khóc lóc xin lại con gà nhưng Mệ Hoàng đã không trả lại gà mà còn dã man nắm 2 chân con gà và xé  toạt tan xác con gà và nguyền rủa tàn độc O Thơ. O Thơ quá đau lòng ôm xác con gà khóc tức tửi không nên lời đến thăm mộ chồng, và sau đó dọn đi nơi khác ở.

Một năm sau, gia đình Mệ Hoàng bị nhiều tai ương: Con trai chết khi đi chài cá; cháu nội chết khi nhà cháy; Mệ Hoàng ngủ thấy hồn ma của anh Hùng (chồng O Thơ) về bóp cổ ngẹt thở, và đòi xé xác bà như con gà bị bà xé xác. Bà nhờ O Thơ khấn xin vong linh anh Hùng tha cho bà. Anh Hùng nhập vào ông anh của Mệ Hoàng khuyên bà phải tu Nhơn tích Đức và khuyên O Thơ vợ của anh lập gia đình.

Câu chuyện nhân quả hiện tiền là một bài học rất thực tại, giúp thức tỉnh lòng người phải coi chừng hành động, lời nói, ý nghĩ để không bị quả báo là điều không sao tránh khỏi nếu đã tạo nhân xấu ác.


Con kính tri ơn Sư Phụ ban cho mỗi ngày một bài pháp tu đầy lợi lạc.

Cung kính,   
Đệ tử Quảng Tịnh Tâm (Montreal, Canada)



Dia Nguc o dau




Nhìn xuống.




Kính dâng Thầy bài thơ khi học kinh Địa Tạng

qua bài pháp thoại "Địa ngục nơi đâu?" Kính chúc sức khỏe Thầy, HH





Từ lúc Tuổi Đông, cẩn thận luôn nhìn xuống,

Vì Bác sĩ nhắc nhở: ngã ...té khổ đời

Xương thoái hoá ...khó tránh lắm người ơi

Nằm mấy tháng ...ai đâu mà chăm sóc!



Học ...quả báo đến, rủi may như gió lốc

Vẫn ngày ngày tu Phước, nhớ Phật trong lòng

Nhưng muốn niệm Phật nhất tâm ..Dễ mà không !

Ý tưởng buông lung, quá khứ chập chùng tán loạn.



Quyết "Phiền não vô tận thệ nguyện đoạn"

Điều gì tai nghe, mắt thấy không giữ trong lòng

Ngày ngày vui bổn phận, nhiệm vụ cho xong

Nghiệp không chờ để trả....tạo thiện lành chuyển hoá!



Nhìn xuống Đất đã dưỡng nuôi....sản sinh cây lá

Đọc kinh Địa Tạng ...có địa ngục bởi tâm mình

Nên không dễ duôi...tưới tẩm chủng tử tốt phát sinh

Niệm Phật, thiền hành thường xuyên ...tâm ổn định!




" Nhành lúa cúi đầu ...là lúc lúa chín "

Tập nhìn xuống đất...tu tập cách khiêm cung

Dù cho giông tố ...có lúc bão bùng

Sẽ qua đi u ám ...mây trời xanh trắng!




Đời người huyễn ảo...xem ra rất ngắn!



Huệ Hương




1--Tu Vien Quang Duc Youtube channel

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
10/12/2013(Xem: 16492)
Cánh cửa của thế kỷ 20 sắp khép lại, tất cả chúng ta đều nhận thấy rằng thế giới đã trở nên nhỏ hơn, loài người trên hành tinh đã trở thành một cộng đồng lớn, các liên minh về chính trị và quân sự đã tạo ra những khối đa quốc gia, làn sóng của thương mại và công nghiệp thế giới đã cho ra nền kinh tế toàn cầu, những phương tiện thông tin của thế giới đã loại bỏ những chướng ngại về ngôn ngữ và chủng tộc.
10/12/2013(Xem: 21932)
Hầu hết chúng ta đều quen thuộc với câu chuyện đời của Đức Phật. Chúng ta biết rằng thái tử Siddhattha đã rời bỏ cung điện lộng lẫy của vua cha, để bắt đầu cuộc sống không nhà của người lữ hành lang thang đi tìm con đường tâm linh, và sau nhiều năm tu hành tinh tấn, Ngài đã đạt được giác ngộ khi đang nhập định dưới gốc cây bồ đề. Sau khi xả thiền, Đức Phật đã đi đến thành phố Benares, giờ được gọi là Varanasi. Ở đó, trong Vườn Nai, lần đầu tiên Ngài thuyết pháp về những gì Ngài đã khám phá về con đường đi đến hạnh phúc toàn vẹn. Lời dạy của Đức Phật rất đơn giản nhưng sâu sắc.
08/12/2013(Xem: 26003)
Khi thực tập thiền Lạy, ta nhìn sâu vào thân ta để thấy rằng thân này không đích thực là ta, không phải là vật sở hữu của ta. Trong thân này không có cái gì gọi là cái ta riêng biệt để bám víu. Tuy nhiên, thân thể ta là một hợp thể rất mầu nhiệm, nó chứa đựng cả tinh hà vũ trụ bao la. Ta thấy được tất cả các thế hệ tổ tiên, con cháu của ta đều có mặt trong thân ta. Ta cảm nhận sự có mặt của họ trong từng tế bào của cơ thể. Họ luôn có mặt trong ta và chung quanh ta. Họ cũng như các yếu tố khác đã kết hợp lại để làm nên sự sống của ta. Ta có thể tiếp xúc với những yếu tố như đất, nước, lửa và không khí - bốn đại trong ta và ngoài ta. Ta thấy ta như một con sóng trên mặt đại dương. Con sóng này được hình thành bởi các con sóng khác.
03/12/2013(Xem: 52078)
Người ta thường nói :"Ăn cơm có canh, tu hành có bạn". Đối với tôi, câu nói này thật là quá đúng. Ngày nhỏ chưa biết gì nhưng từ khi làm Huynh Trưởng Gia Đình Phật Tử tôi đã thấy ích lợi của một Tăng thân. Chúng tôi thường tập trung thành từng nhóm 5,7 người để cùng nhau tu học. Giai đoạn khó khăn nhất là sau 75 ở quê nhà. Vào khoảng 1985, 86 các anh lớn của chúng tôi muốn đưa ra một chương trình tu học cho các Huynh Trưởng trong Ban Hướng Dẫn Tỉnh và những Htr có cấp nên đã tạo ra một lớp học Phật pháp cho các Htr ở Sàigòn và các tỉnh miền Nam. Nói là "lớp học" nhưng các Chúng tự học với nhau, có gì không hiểu thì hỏi quý Thầy, các Anh và kinh sách cũng tự đi tìm lấy mà học. Theo qui định của các Anh, Sàigòn có 1 Chúng và mỗi tỉnh có 1 Chúng. Chúng tu học của chúng tôi (Sàigòn) có tên là Chúng Cổ Pháp và phải thanh toán xong các bộ kinh sau đây trong thời gian tối đa là 3 năm:
29/11/2013(Xem: 20690)
Chúng tôi chọn viết đề tài dừng tâm sanh diệt là nhân có một Phật tử than: Trong đời tu hành của con có một chướng ngại mà con không vượt qua được, đó là những niệm tưởng lăng xăng. Nó quấy rầy luôn, cả những lúc nghỉ ngơi cũng không yên.
25/11/2013(Xem: 16708)
Nhìn vào tín ngưỡng Phật giáo nhiều người thường thắc mắc tại sao lại có nhiều "thứ" đến thế! Thật vậy Phật giáo có rất nhiều học phái, tông phái, chi phái..., một số đã mai một, thế nhưng một số vẫn còn đang phát triển và đồng thời cũng có nhiều chuyển hướng mới đang được hình thành. Đối với một người tu tập Phật giáo thì sự kiện ấy thật hết sức tự nhiên: tất cả mọi hiện tượng trong thế giới đều chuyển động, sinh sôi nẩy nở và biến đổi không ngừng. Nếu nhìn vào các tín ngưỡng khác thì ta cũng sẽ thấy cùng một hiện tượng như thế.
06/11/2013(Xem: 15060)
Một trong những vấn đề cổ xưa nhất thách thức nhân loại là câu hỏi về đời sống sau khi chết. Chúng ta đã từ đâu đến và sau khi chết sẽ đi về đâu? Cùng với đó chúng ta tự hỏi mục đích của đời sống tốt là gì. Trước hết, hầu hết mọi người đều đồng ý rằng sống tốt thì khó hơn sống xấu và nếu không có những lý do thật sự tốt chúng ta dĩ nhiên sẽ thích làm điều dễ. Theo suy nghĩ của tôi, đây là lý do tại sao các tôn giáo có mặt và đi cùng với chúng là những khái niệm về thiên đường và địa ngục.
30/10/2013(Xem: 34649)
Phật (Buddha) là một từ ngữ để chỉ người giác ngộ viên mãn. Ðức Thích Ca Mâu Ni (Sàkyãmuni) là người đã giác ngộ, nên chúng ta gọi Ngài là Phật. Giác ngộ là thấy biết mọi chân lý về vũ trụ và nhân sinh. Từ chỗ giác ngộ này, đức Phật chỉ dạy các môn đồ còn ghi chép lại thành Tạng kinh. Trong tạng kinh chứa đầy dẫy những chân lý, dù trải qua hơn 25 thế kỷ vẫn còn giá trị nguyên vẹn, không do thời gian làm suy giảm. Ngày nay chúng ta nghiên cứu Tạng kinh thật chín chắn, càng phát hiện những chân lý ấy gần gũi và thích hợp với khoa học một cách không ngờ. Trong bài viết này, chúng tôi chỉ giới thiệu tổng quát vài nét cương yếu để đọc giả suy ngẫm.
26/10/2013(Xem: 53621)
Cuộc đời đức Phật là nguồn cảm hứng bất tận cho nhiều sử gia, triết gia, học giả, nhà văn, nhà thơ, nhà khảo cổ, nhạc sĩ, họa sĩ, những nhà điêu khắc, nhà viết kịch, phim ảnh, sân khấu… Và hàng ngàn năm nay đã có vô số tác phẩm về cuộc đời đức Phật, hoặc mang tính lịch sử, khoa học hoặc phát xuất từ cảm hứng nghệ thuật, hoặc từ sự tôn kính thuần tín ngưỡng tôn giáo, đủ thể loại, nhiều tầm cỡ, đã có ảnh hưởng sâu xa trong tâm khảm biết bao độc giả, khán giả, khách hành hương chiêm bái và những người yêu thích thưởng ngoạn nghệ thuật.
19/10/2013(Xem: 10621)
Làm người biết thương yêu và bảo vệ hành tinh sống của chúng ta thì mớ thật sự làm người, mới xứng đáng làm người. Có làm người như vậy mới xứng đáng là người có đạo đức hiếu sinh. Còn ngược lại là phá hoại sự sống của nhau, làm đau khổ cho nhau. Phải không hỡi các bạn? Đạo Đức Hiếu Sinh! Có bốn chữ rất đơn giản, nhưng hành động của nó cao thượng và đẹp đẽ tuyệt vời.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Senior Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com ; http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
quangduc@quangduc.com , tvquangduc@bigpond.com
KHÁCH VIẾNG THĂM
110,220,567