Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. quangduc@quangduc.com* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Bài giảng của TT Nguyên Tạng: Thanh Tịnh Tu Đa La Đa (bài trình pháp của đệ tử Quảng Tịnh Tâm)

25/06/202013:35(Xem: 16932)
Bài giảng của TT Nguyên Tạng: Thanh Tịnh Tu Đa La Đa (bài trình pháp của đệ tử Quảng Tịnh Tâm)


TT Thich Nguyen Tang__thanh tinh du da la_new



Nam Mô A DI ĐÀ PHẬT

 

Kính bạch Sư Phụ

Bạch Sư Phụ,hôm nay SP giảng bài kệ thứ ba:

 

Nhất thiết pháp thường trú

Thanh Tịnh Tu Đa La

Năng trừ thân tâm bệnh

Thị cố ngã quy y


Có nghĩa là: Tất cả Pháp thường trú,Lời Phật dạy thanh tịnh, có công năng chữa lành, các bệnh khổ thân tâm,         Cho nên con hôm nay, xin quay về nương tựa.

 

Tu Đa La được phiên âm từ tiếng Phạn Sutta, nghĩa là Kinh, là lời Phật dạy được ghi chép lại. Kinh gói gọn trọng 5 nghĩa:

1- xuất sanh : pháp Phật nhiệm mầu xuất phát từ Kinh, có thể phá trừ tất cả phiền não.

2- hiển thị : tất cả pháp tu hiển lộ từ Kinh, có thể chữa lành bệnh  thân và tâm.

3- tuyền dũng : tất cả pháp tu như dòng suối chảy mạnh kéo trôi hết cấu uế phiền não trong tâm.

4- thằng mặc : tất cả pháp tu lưu xuất từ Kinh ví như sợi dây mực của thợ mộc, có thể làm chỉ chuẩn để cắt bỏ hết những khúc mắc, cành, nhánh của đau khổ, luân hồi.

5- kiết man: như vòng hoa nhiều màu sắc được dâng cho bậc cao đức đeo lên cổ, biểu trưng cho những lời hay ý đẹp của Phật được kết tập vào Kinh để lưu truyền lại cho hậu thế thừa tư lợi lạc.

 

Mỗi lần tụng Kinh, đệ tử Phật nên đảnh lễ tán dương Pháp Bảo như sau:

“Khể thủ năng bạt sanh tử hiểm

Phổ kiệt ưu não tham si hải

Phá bỉ trần lao tội nghiệp sơn

Ngã kim quy lễ diệu Pháp bảo”


Bài này do Cư Sĩ Hạnh Cơ  ở Canada dịch ra Việt Ngữ:

Pháp bảo vi diệu diệt phiền não

Phá trừ tội chướng như núi cao

Đưa chúng sinh thoát biển sinh tử

Chúng con đảnh lễ xin qui y

Chí tâm đảnh lễ: Nam mô tận hư không biến pháp giới, quá hiện vị lai nhất thiết Tôn Pháp.

 

Sư Ông Nhất Hạnh cũng có soạn 1 câu tán dương Pháp Bảo như sau:
“Pháp bảo đẹp vô cùng

Lời vàng do chính Phật tuyên dương

Chư thiên trỗi nhạc tán hoa hương

Pháp mầu nhiệm tỏ tường

Ghi chép rõ ràng thành ba Tạng

Lưu truyền hậu thế mười phương

Chúng con nay thấy được con đường

Nguyện hết sức tuyên dương

Xin quy y thường trú Đạt ma gia”.

 

Quá hay, con sẽ cố gắng học thuộc lòng các câu này để hành trì mỗi ngày khi lễ Phật.

 

Chúng sanh đa bệnh, Phật pháp đa môn, nên Đạo Phật có nhiều Kinh để có thể giúp chữa lành bệnh cho chúng sanh.

 

Hôm nay con vui sướng được nghe Sư phụ kể lại những kỳ kiết tập Kinh Điển:

1/Kết tập kính điển lần thứ nhất: Sau khi Phật Nhập Diệt, Ngài Đại Ca Diếp kết tập Kinh điển lần thứ nhất có 499 vị La Hán,  ngài A Nan không được tham dự, vì chưa chứng quả A La Hán.

Ngài A Nan về am thất của mình để nỗ lực tham thiền cuối canh 2 , quá mõi mệt mà chưa đắc quả, nên Ngài bèn nằm xuống nghĩ, nhưng vừa nghiêng mình nằm xuống thì Ngài hoác nhiên đại ngộ, đắc quả ALaHán, và vào kịp dự kết tập Kinh, nên bài kệ tán thán Ngài như sau:

 

“Đa văn chúng trung xưng đệ nhất

Chứng đạo thân ly tứ oai nghi

Kiết tập Như Lai chánh pháp tạng

Vĩnh tác nhơn thiên độ thế sư”.


Nghĩa Việt:

“Nghe nhiều nhớ kĩ nhất tăng đoàn

Chứng đạo tự như bốn oai nghi

Kết tập Tạng Kinh không thiếu sót

Vĩnh viễn làm Thầy độ nhân thiên

Chí tâm đảnh lễ: Nam mô Khải Giáo A Nan Đà Tôn Giả”.

Ngài được mời chủ lễ kiết tập Tạng Kinh, còn Ngài Ưu Ba Ly chủ lẽ kiết tập Tạng Luật.

2/Kết tập kính điển lần thứ nhì vào khoảng 100 năm sau Phật nhập diệt có700 vị La hán tham dự tại thành Tỳ Xá Ly.


3/Kết tập lần thứ ba 228 năm sau Phật nhập diệt, do Vua A Dục bảo trợ và do Trưởng lão Mục Kiền Liên Tử Đế Tu (Moggaputta - Tissa) chủ tọa và 1000 vị A La Hán tham dự.

4/Kết tập lần thứ tư 400 năm sau Phật nhập diệt, có 500 vị La Hán, được tổ chức tại thành Ca Thấp Di La, (kế Tân, thuộc miền Tây Bắc Ấn Độ.) , do Vua Ca Ni Sắc Ca bảo trợ . Vị chủ tọa cuộc kết tập này là: Tôn giả Thế Hữu (Vasumitra) với sự trợ thủ của Hiếp Tôn Giả.

 

5/Kết tập lần thứ năm vào năm 1781 tức là sau 2015 năm Phật nhập diệt,  Kết tập tại thủ đô Mandalay, Miến Điện có 2400 Tăng Sĩ đức độ tham dự; sau kỳ kiết tập, chính phủ Miến cho khắc 729 phiến đá Kinh để lưu trữ Tam Tạng Kinh Điển.

 

6/Kết tập lần thứ nămđược tổ chức tại Miến Điện vào năm 1956 tức là sau 2500 năm Phật vào Niết Bàn.

 

Hiện nay chúng ta rất vui mừng vì ở Miến Điện vẫn còn gìn giữ truyền thống cho thi tụng thuộc lòng Tam Tạng kinh điển, và vẫn còn 11 vị Thánh Tăng được trao danh hiệu là Tipitaka masters, Tam Tạng Pháp Sư, hiện vẫn còn sống, những vì này phải thuộc lòng Kinh,Luật  và Luận.

Tu viên Quảng Đức có thắng duyên được đón tiếp một vị Thánh Tăng  trong số 11 vị , Ngài đến tham dự và tụng 1 thời kinh trong lễ bế mạc tuần lễ chiêm bái Phật Ngọc vào tháng 12 năm 2009.

  

Tổ Phước Hậu thuộc dòng Lâm Tế đời thứ 42, là một vị cao tăng của PGVN. Ngài ra đời tại Đồng Quan, tỉnh Thái Bình, từng trụ trì Chùa Báo Quốc Huế và là vị Tăng Cang cuối cùng của triều Nguyễn, ngài được sắc phong năm 1949. Ngài có lưu lại  cho hậu thế một bài thơ siêu tuyệt:

“Kinh điển lưu truyền tám vạn tư

Học hành không thiếu cũng không dư

Năm nay nghĩ lại chừng quên hết

Chỉ nhớ trên đầu một chữ NHƯ.”

 

Quá tuyệt vời khi nghe giọng đọc và giọng ngâm của sư phụ.

Tổ nhắc mọi hành giả cuối đời, nếu có quên hết mọi thứ nhưng phải cố nhớ 1 chữ, đó là chữ Như, là Như Lai, là đức Bổn Sư của chúng ta là về sự, nhưng về lý, bản thân mỗi người phải nhớ đến Phật tánh của mình, luôn chánh niệm tỉnh giác để đi vãng sanh.

Thứ 2, ý nghĩa chữ Như này là “Như Thị” trong Kinh Pháp Hoa dạy: Như thị tánh, tướng, nhân, duyên, quả, báo… hành giả phải nhớ chữ Như thị, có nghĩa nhìn rõ thật tướng của vạn pháp như họ đang là, như nó đang là, chứ không nhìn theo lăng kính chủ quan định kiến của mình để tự mang phiền não khổ đau cho mình.

 

Kinh Phật dạy là Thanh Tịnh Tu Đa La, là mang lại niềm vui giải thoát cho chúng sanh nếu ai có duyên hội ngộ được.

 

Con cung kính thành tâm đảnh lễ Đức Như Lai khai sáng Tâm Chơn của chúng sanh.

 

Con kính tri ơn Sư Phụ đã dày công nói pháp Phật nhiệm mầu mỗi ngày,  bài pháp hôm nay quá tuyệt vời, để lại trong con những suy ngẫm về Tam Tạng Kinh Điển của Phật Pháp.

 

Kính bạch Sư Phụ, con có chị bạn DS ,thật chuyên trì chú. Hiện nay, mỗi  khuya 1 giờ khuya đến 4 giờ am,   Chị trì thuộc lòng 3 biến thần chú Lăng Nghiêm 60 phút, 15 biến chú Đại Bi,  thập chú..... Chị học ba năm mới thuộc lòng thần chú Lăng Nghiêm . Tâm chị rất kiên trì, thanh thản. Chị không cần hiểu nhiều nghĩa kinh nhưng chị cảm thấy bình yên khi tụng kinh.

Mỗi người có căn duyên của mình.

 

Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu  Ni Phật.

Con kính,
Đệ tử Quảng Tịnh Tâm (Montreal, Canada)

 


Kính mời vào đây để nghe giảng:

TT Thich Nguyen Tang__thanh tinh du da la_new

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
18/08/2014(Xem: 51749)
108 lời dạy của Đức Đạt-lai Lạt-ma được gom góp trong quyển sách tuy bé nhỏ này nhưng cũng đã phản ảnh được một phần nào tư tưởng của một con người rất lớn, một con người khác thường giữa thế giới nhiễu nhương ngày nay. Thật vậy tư tưởng của Ngài có thể biểu trưng cho toàn thể lòng từ bi và trí tuệ Phật Giáo trên một hành tinh mà con người dường như đã mất hết định hướng. Các sự xung đột không hề chấm dứt, con người bóc lột con người, giết hại muôn thú và tàn phá thiên nhiên. Phật giáo thường được coi như là một tín ngưỡng nhưng những lời khuyên của Đức Đạt-lai Lạt-ma trong quyển sách này vượt lên trên khuôn khổ hạn hẹp của một tôn giáo: - "Mỗi khi phải đề cập đến các vấn đề tâm linh thì không nhất thiết là tôi buộc phải nói đến các vấn đề liên quan đến tôn giáo (câu 87).
16/06/2014(Xem: 7618)
sanh trưởng trong một gia đình trí thức thượng lưu bên Pháp. Năm 20 tuổi, ông bỏ nhà sang Ấn Độ tu học Phật pháp dưới sự hướng dẫn của các thiền sư Tây Tạng, trong đó có Kangyur Rimpotché, sau này là sư phụ của ông. Đồng thời ông bắt đầu một luận án tiến sỹ về di tính tế bào. Về Pháp tiếp tục trong phòng thí nghiệm của François Jabob, ông trình luận án năm 1972. Sau đó, ông trở lại Ấn Độ theo học Phật pháp, tu hành, viết sách và tham gia xây dựng rất nhiều công trình từ thiện cho tới bây giờ. Nhờ sống bên Ấn Độ, ông rất thạo tiếng Tây Tạng và gần đây hay theo Đức Đạt Lai Lạt Ma dịch các diễn văn của Ngài sang tiếng Pháp.
14/05/2014(Xem: 7413)
Bài viết dưới đây được dịch từ một bản tiếng Pháp mang tựa là Compassion, medecin insurpassable (Lòng Từ Bi, một vị lương y vô song) của một học giả Phật Giáo rất uyên bác là bà Sofia Stril-Rever. Bài viết này được đăng trên tập san Dharma số 46 (tháng 10, 2003) với chủ đề Compassion et Médecine (Từ Bi và Y Khoa), độc giả cũng có thể tra cứu bài viết này trên mạng internet tại : http://www.buddhaline.net/La-compassion-une-energie-de Bài chuyển ngữ này là một trong loạt những bài với chủ đề "Quan điểm của Phật Giáo đối với sự đau đớn và bệnh tật". Các bài khác đã được phổ biến là: - Đức Phật thuyết giảng về sự đau đớn (Kinh Sallatha Sutta) - Đức Phật từng cảm nhận các giác cảm đau đớn (Kinh Sakalika Sutta) - Giáo huấn của Đức Phật về sự đau đớn và khổ đau (Rich Heller) - Thái độ của người Phật Giáo về sự đau đớn (Ajahn Brahmavamso Mahathera) - Cái chết là một thứ bệnh ung thư (Ajahn Liem) - Y khoa cũn
22/04/2014(Xem: 7171)
Một trong những nền tảng quan trọng của đạo đức Phật giáo là tuân theo tinh thần bất bạo động. Mục đích của tôi trong bài viết sau đây là trình bày những ảnh hưởng của lời nguyện ước này trong mối quan hệ với việc đối xử với phạm nhân. Chấp nhận trừng phạt có liên hệ đến chủ tâm bắt phạm nhân phải chịu thiệt hại, tôi lập luận rằng cách áp dụng trừng phạt là không phù hợp với nguyên tắc bất bạo động
26/03/2014(Xem: 5516)
Qua sự phát triển một thái độ trách nhiệm đối với người khác, chúng ta có thể khởi đầu thiết lập một thế giới thân ái và từ bi hơn mà tất cả chúng ta hằng mơ ước. Độc giả có thể đồng ý hay không sự ủng hộ của tôi về trách nhiệm toàn cầu.
12/03/2014(Xem: 22132)
Nghi thức Thọ Trì Đại Bi Sám Pháp (giọng tụng: TT Thích Nguyên Tạng) Kính lạy đời quá khứ Chánh Pháp Minh Như Lai Chính là đời hiện nay Quán Thế Âm Bồ tát Bậc thành công đức diệu Dũ lòng đại từ bi Nơi trong một thân tâm Hiện ra ngàn tay mắt
12/03/2014(Xem: 22718)
Trong một cuộc đàm thoại giữa thính chúng thuộc nhiều thành phân xã hội, là nhà truyền thông, nhà giáo dục, chính khách…Đức Đạt Lai Lạt Ma đã trả lời các câu hỏi về nhiều vấn đề đời sống xã hội của người tham dự một cách thẳng thắn và có duyên.
12/03/2014(Xem: 7526)
Cũng giống như một số nước đang phát triển khác mải lo bận rộn chuyện cơm áo cùng đủ thứ các vấn nạn về chính trị - xã hội, ở Việt Nam, vấn đề bảo vệ môi trường tuy ngày càng được chú ý nhiều hơn, nhưng một số khái niệm tương đối mới như Đạo đức học môi trường (Environmental Ethics), Đạo đức học về Trái Đất (Land Ethics, cũng gọi “Đại địa luân lý học”), Thần học sinh thái (Theology of Ecology),
11/03/2014(Xem: 9987)
Để thảo luận về vấn đề Hoà Bình theo quan điểm của Kim Cang Thừa ta cần tìm hiểu hai khái niệm Hoà Bình và Kim Cang Thừa cùng những truyền thống đặc sắc của Kim Cang Thưà. Trong phạm vi này, thì tìm hiểu tiến trình của Kim Cang Thưà trong mối quan hệ với các truyền thống Phật giáo khác và nhận thức về mối quan hệ gắn bó giữa Hoà bình và Kim Cang Thừa là vấn đề khả thi. Mặc dù Phật giáo Kim Cang Thừa có ở Trung Quốc, Nhật Bản và các nơi khác, nhưng tiểu luận sau đây sẽ đặt trọng tâm vào truyền thống Tây Tạng.
09/03/2014(Xem: 26087)
Ajahn Chah sinh năm 1918 trong một ngôi làng phía Bắc Thái Lan. Ngài xuất gia sa di từ lúc còn nhỏ và trở thành một vị tỳ khưu năm hai mươi tuổi. Ngài theo truyền thống hành đầu đà của các sơn tăng trong nhiều năm; hằng ngày mang bát xin ăn, chuyên tâm hành thiền và đi khắp nơi để truyền bá giáo pháp. Ajahn Chah hành thiền dưới sự chỉ dẫn của nhiều thiền sư danh tiếng
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Senior Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com ; http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
quangduc@quangduc.com , tvquangduc@bigpond.com
KHÁCH VIẾNG THĂM
110,220,567