Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. quangduc@quangduc.com* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Chúng Ta Sống Trong Môi Trường Ô Nhiễm Dung Nạp Toàn Chất Độc Hại

29/02/202020:05(Xem: 4730)
Chúng Ta Sống Trong Môi Trường Ô Nhiễm Dung Nạp Toàn Chất Độc Hại


Môi Trường Độc HạiCHÚNG TA SỐNG TRONG MÔI TRƯỜNG Ô NHIỄM DUNG NẠP TOÀN CHẤT ĐỘC HẠI

Thích Thiện Hạnh

Ngày nay, chúng ta sống ở trên thế gian này hoàn cảnh rất không tốt, rất không bình thường. Ngày qua tháng lại chúng ta điều trải qua ba bữa ăn đắng uống độc trong thịt, trong rau…có rất nhiều độc tố.

Tình hình ở các nơi khác tôi không được rõ ràng lắm, nhưng ở tại làng Quan Độ tôi đang sống, hướng dẫn mọi người và Phật tử ở nơi đây tu và học đạo làm người, tôi nghe mọi người nói, lợn (heo) ở đây nuôi chỉ bốn, năm tháng là bán để giết lấy thịt, dùng một số hóa chất để nuôi. Sau khi lợn (heo) ăn loại thức ăn này, chỉ trong một thời gian rất ngắn thì lợn (heo) lớn rất nhanh và rất béo (mập), trong loại thịt đó đều có độc tố, cho nên người ăn loại thịt này, bất cứ bệnh lạ nào cũng đều sinh ra. Gà nuôi chỉ mới năm, sáu tuần thì lớn thật to, không phải tự nhiên mà trưởng thành, do con người làm ra, dùng những loại thuốc hóa học để thúc nó lớn, cho nên trong thịt hàm chứa độc tố quá nhiều, vì vậy có rất nhiều loại bệnh lạ ở thế gian này. Nửa thế kỷ trước không bao giờ nghe nói có nhiều bệnh lạ đến như vậy.

Bệnh từ đâu mà ra vậy? cổ nhân có dạy: “bệnh từ miệng vào, hoạ phúc từ miệng ra” thật đúng vậy bệnh từ miệng mà vào. Trong thức ăn chay cũng không bình thường, rau cải dùng thuốc trừ sâu, trong gạo còn để thuốc làm bóng hạt, hạt gạo đó vừa đẹp lại vừa lớn tròn, nhưng ăn không được bổ dưỡng. Cho nên nhiều lúc tôi tự nghĩ và tự nói, trong kinh Phật dạy không hề sai, mỗi ngày chúng ta ăn đắng uống độc, ba bữa không phải ăn cơm, mà là phục độc, như vậy con người có thể khỏe mạnh được sao?

Độc nhiều quá thì phải làm sao? Dùng tâm từ bi có thể giải độc, không cần tìm thuốc giải độc, vì trong thuốc giải cũng có độc. cho nên chỉ còn có Tâm chân thành thanh tịnh sẽ không bị ô nhiễm, “Tâm từ bi có thể giải độc”, vì vậy chúng ta cần phải dùng nội công của chính mình, không nên cầu bên ngoài. “tâm chân chính, tâm thanh tịnh, tâm bình đẳng, và tâm từ bi” thì thân thể của chúng ta không có lý nào mà không khỏe mạnh được chứ? Nhất định sẽ khỏe mạnh.

Thân thể là thuộc về cảnh giới, thân thể là tùy tâm chuyển. Không nên bị cảnh giới bên ngoài chuyển, không nên bị mấy câu nói của người khác thì chuyển đổi, vậy thì thiệt thòi của chúng ta thật lớn. Không biết từ bao giờ, thực phẩm và các hóa chất độc hại đã trở thành bộ đôi hoàn hảo không thể tách rời. Những người tiêu dùng đang phải “khuất mắt trông coi” để mặc cho sức khỏe bị ảnh hưởng nghiêm trọng hoặc “nhọc nhằn” tìm kiếm nguồn thực phẩm sạch ​để bảo vệ sức khỏe cho bản thân và gia đình.

Bất chấp những cảnh báo về sức khỏe cũng như khả năng gây ung thư cho người sử dụng, nhiều chất hóa học công nghiệp độc hại vẫn được sử dụng tràn lan trong chế biến thực phẩm thường được dùng để bảo quản các loại thực phẩm khô như: ớt, măng, váng đậu, rau kim châm, ngân nhĩ (mộc nhĩ trắng), thuốc đông y…; các loại hoa quả khô, hạt dưa, lạc; các đồ ngâm hay mứt...điều có chất lưu huỳnh trong thực phẩm dễ gây kích thích niêm mạc dạ dày, làm rối loại chức năng đường ruột, cản trở khả năng hấp thụ canxi của cơ thể; ngoài ra nó còn có thể gây trúng độc mãn tính thậm chí dẫn đến ung thư cho người sử dụng. Ngoài ra người ta còn dùng chất Phooc-môn là một hóa chất thường dùng để ướp xác và chế tạo keo dán. Tuy vậy, người ta vẫn dùng phoóc-môn để ướp thịt, cá, mực, hải sâm, tôm nõn, lá sách, thịt kho, lạp xưởng…nhằm mục đích bảo quản, hay để tạo độ dai cho các chế phẩm từ đậu, bún, bánh phở... Sử dụng các thực phẩm có chứa phóc- môn có thể dẫn đến các bệnh mãn tính về hô hấp; gây nên đau đầu, chóng mặt, toàn thân mệt mỏi; gây thiếu máu, suy giảm hệ miễn dịch; nghiêm trọng hơn còn có thể gây ra các bệnh ác tính như ung thư biểu mô, u tủy, u bạch huyết… Ngày nay hóa chất hiện diện khắp nơi trong cuộc sống, trong thực phẩm chúng ta ăn, trong nước chúng ta uống, trong sản phẩm vệ sinh cá nhân và mỹ phẩm dùng hằng ngày, ngay cả trong không khí chúng ta hít thở. Cơ thể sống nói chung, con người nói riêng dễ dung nạp và hòa hợp hơn với những hợp chất thiên nhiên, và các hợp chất này cũng an toàn và lành tính hơn so với những hợp chất tổng hợp có công dụng tương tự. Ngày nay với thành tựu của khoa học công nghệ hiện đại, các nguyên liệu tự nhiên đã được đưa vào ứng dụng rộng rãi, tạo ra các sản phẩm có nguồn gốc thiên nhiên phục vụ đời sống. Từ các loại sản phẩm tẩy rửa, sản phẩm chăm sóc cá nhân, đến mỹ phẩm, dược phẩm đều đã được sản xuất từ chiết xuất các loại nguyên liệu tự nhiên.

Các hóa chất bảo vệ thực vật như: các loại thuốc trừ sâu, thuốc diệt cỏ, thuốc kích thích tăng trưởng...đang được những người nông dân Việt Nam tắm cho rau cỏ mỗi ngày, chúng làm cho rau quả luôn xanh mướt, đẹp mắt và to hơn kích thước bình thường. Theo thống kê, các hóa chất này là nguyên nhân gây nên hàng trăm nghìn vụ ngộ độc thực phẩm, nặng có thể dẫn tới tử vong. Chưa bao giờ tình trạng an toàn vệ sinh thực phẩm của nước ta lại phức tạp như hiện nay. Hầu hết các loại thực phẩm được tiêu thụ trên thị trường đều có chứa các chất hóa học có hại cho sức khỏe con người. Chúng ta có thể dễ dàng kể ra hàng chục, hàng trăm loại thực phẩm “ngậm” hóa chất đang được người Việt sử dụng hàng ngày, chúng ta có thể liên tưởng đến các câu thần chú của vị thần A-la-đanh trong câu truyện cổ Nghìn lẻ một đêm của xứ sở Ả Rập huyền bí. Trên thực tế, đó là một thực trạng đáng buồn tại nước ta. Từ cọng rau muống, hạt gạo, miếng thịt, các loại hoa quả đều chứa các chất hóa học độc hại đối với sức khỏe con người. Vì vậy từ bàn ăn đi tới bệnh viện và nghĩa trang chưa bao giờ ngắn như bây giờ. 

Trong khi khắp nơi kêu gọi “người Việt Nam dùng hàng Việt Nam” mà các nhà kinh doanh trong nước cứ vô tư dùng hóa chất độc hại để bảo quản trái cây, rau quả (và nhiều loại thực phẩm tươi sống khác) kiểu này, liệu còn ai dám dùng các loại thực phẩm nội địa nữa? Trước thực trạng này, nhiều người tiêu dùng tìm đến nguồn cung cấp thực phẩm an toàn như các siêu thị hay tìm về các vùng quê. Tuy nhiên, thực tế đã chứng minh giải pháp đó không thực sự tối ưu. Rất nhiều siêu thị uy tín, các hãng thực phẩm lớn bị xử phạt vì tiêu thụ và sản xuất các loại thực phẩm có hại cho sức khỏe, bên cạnh đó, không nhiều hộ gia đình có thể chịu được mức giá cao của các loại thực phẩm trong siêu thị hoặc cửa hàng thực phẩm sạch. Trong khi đó, rất nhiều người tiêu dùng lựa chọn phương án “tự cung tự cấp”, nghe thì có vẻ nực cười khi họ đang dần quay trở lại thời kì bao cấp cách đây vài chục năm. Tuy nhiên, phương pháp này cũng rất hạn chế bởi vì người tiêu dùng chỉ có thể tự trồng các loại rau sạch chứ không thể về quê làm người nông dân cấy lúa, nuôi gà, chăn lợn để đảm bảo nguồn thực phẩm sạch cho gia đình. 

Những loại rau do các gia đình tự trồng như vậy để tiêu dùng, tuy không có dư lượng thuốc trừ sâu, không dám phun những loại hoá chất, nhưng lại tiềm ẩn rất nhiều nguy hiểm do rau bị nhiễm kim loại nặng, ô nhiễm đạm nitorat và các ký sinh trùng gây bệnh. Như vậy, nếu trồng rau theo phương pháp trên thì các sản phẩm rau xanh mà các gia đình tự trồng để tiêu dùng hàng ngày không phải là rau an toàn mà vẫn là các loại rau nhiễm các hóa chất độc hại và tiềm ẩn nhiều nguy cơ gây ngộ độc mãn tính cho người tiêu dùng.

Hiện nay người dân vẫn chưa an tâm về vệ sinh an toàn thực phẩm. Bởi, các loại thực phẩm sản xuất, nuôi trồng, chế biến trong nước và nhập khẩu ngày càng nhiều và đa dạng chủng loại nhưng việc quản lý nhà nước và tính chấp hành pháp luật của một bộ phận nhân dân chưa cao nên nguy cơ tiềm ẩn mất vệ sinh an toàn thực phẩm phổ biến.

Mỗi ngày, hàng triệu người tiêu dùng Việt vẫn sử dụng những loại thực phẩm đó để chế biến bữa ăn cho gia đình mà không biết rằng mỗi bữa ăn đều là thuốc độc. Tất cả đều là người Việt đang tự hại người Việt. Chúng ta đang bị “bao vây” bởi nguồn hóa chất độc hại, nên chính chúng ta phải ý thức trong việc sử dụng hàng hóa chất lượng để bảo vệ sức khỏe bản thân. Người kinh doanh không nên vì lợi ích cá nhân mà “nhắm mắt” làm ngơ, mà phải có tâm với khách hàng.

Bên cạnh đó, hiện nay, nhiều loại hoá chất đang được bày bán tràn lan trên thị trường, sử dụng sai mục đích trong thực phẩm, đe dọa nghiêm trọng đến sức khỏe, tính mạng người tiêu dùng. Do đó, các ngành chức năng cần tăng cường kiểm tra và có các biện pháp xử lý nghiêm minh đối với những trường hợp vi phạm. Chỉ cần ra mức phạt cao, thậm chí phạt tù thật nặng những ai bị phát hiện đang kinh doanh thực phẩm có hóa chất độc hại thì chỉ cần vài nơi bị phạt cũng đủ răn đe những ai đang kinh doanh theo kiểu bất nhân như thế.

Thật nghịch lý khi những kẻ giết người trực tiếp thì bị xử tù, thậm chí tử hình nhưng với kiểu đầu độc người tiêu dùng hàng loạt mà theo tôi chẳng khác gì giết người gián tiếp, khiến người ta chết dần chết mòn như thế này thì chẳng thấy ai xử lý, từ người bán thực phẩm có hóa chất độc hại đến các nguồn cung cấp hóa chất độc hại trong thực phẩm không chỉ là việc kinh doanh gian dối mà còn là tội ác khó dung thứ vì đã gây tâm lý bất an nơi người tiêu dùng, đầu độc không chỉ một thế hệ mà còn có nguy cơ hủy diệt giống nòi, tạo ra các gánh nặng về lâu dài cho xã hội.

Chính vì vậy các ngành chức năng phải phối hợp chặt chẽ với nhau, tăng cường hơn nữa công tác thanh tra, kiểm tra và xử lý nghiêm những vi phạm trong sản xuất, chế biến và tiêu thụ thực phẩm để công tác bảo đảm chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm từng bước được kiểm soát chặt chẽ và hiệu quả. Tổ chức tốt công tác truyền thông về an toàn thực phẩm cho người dân cũng như người sản xuất kinh doanh các mặt hàng thực phẩm, cùng với đó là xây dựng khuôn khổ luật pháp nhằm tiến tới việc xã hội hóa trong công tác bảo đảm chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm. Ngoài ra, một yếu tố không kém phần quan trọng là ý thức của người tiêu dùng trong chọn lựa thực phẩm. Bên cạnh việc cần thường xuyên theo dõi thông tin trên báo, đài, tivi để nắm tình hình, thì việc chủ động lựa chọn thực phẩm sạch và kiên quyết tẩy chay thực phẩm không an toàn là hình thức trừng phạt cao nhất đối với nhà sản xuất, chế biến, đồng thời sẽ góp phần rất lớn trong công tác bảo đảm chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm nói chung. 

 

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
07/11/2021(Xem: 11661)
Kinh Vô Lượng Nghĩa nói “vô lượng pháp từ một pháp mà sinh ra”. Ma Ha Chỉ Quán của Thiên Thai Trí Giả (538-597), quyển 5, nói: “Phật bảo các Tỳ-kheo, một pháp thâu nhiếp tất cả pháp, chính là Tâm”. Phổ môn là vô lượng giáo pháp. Vô lượng giáo pháp này cũng từ một giáo pháp mà sinh ra. Một giáo pháp phổ cập tất cả gọi là phổ môn. Chư Phật thuyết giáo thuận theo Tâm của chúng sinh. Giáo là những ngôn từ được thuyết ra cho những chúng sinh chưa thấu suốt. Pháp là những phương thức với nhiều tướng trạng giống nhau hoặc khác nhau. Tâm ý chúng sinh có bao nhiêu ngõ ngách thì giáo pháp có chừng ấy quanh co. Chư Phật dùng muôn vàn phương tiện khế cơ mang lại lợi ích cho chúng sinh. Ngài Xá Lợi Phất từng nói: “Phật dùng nhiều thứ nhân duyên và thí dụ, phương tiện ngôn thuyết như biển rộng khiến tâm người trong pháp hội được yên ổn, con nghe pháp ấy khiến lưới nghi dứt” là nghĩa trên vậy.
16/09/2021(Xem: 3068)
Sự bùng phát vào cuối tháng 12 năm 2019, bắt nguồn từ Hồ Nam, Vũ Hán, miền Trung Trung Quốc, virus Corona chủng mới (Covid-19) ban đầu được xác nhận là một loại bệnh "viêm phổi lạ" hoặc "viêm phổi không rõ nguyên nhân".
05/09/2021(Xem: 14809)
Bắt đầu gặp nhau trong nhà Đạo, người quy-y và người hướng-dẫn biết hỏi và biết tặng món quà pháp-vị gì cho hợp? Thực vậy, kinh sách man-mác, giáo-lý cao-siêu, danh-từ khúc-mắc, nghi-thức tụng-niệm quá nhiều – nghiêng nặng về cầu-siêu, cầu-an – không biết xem gì, tụng gì và nhất là nhiều người không có hoàn-cảnh, thỉnh đủ. Giải-đáp thực-trạng phân-vân trên, giúp người Phật-tử hiểu qua những điểm chính trong giáo-lý, biết qua sự nghiệp người xưa, công việc hiện nay và biết đặt mình vào sự rèn-luyện thân-tâm trong khuôn-khổ giác-ngộ và xử-thế, tôi biên-soạn cuốn sách nhỏ này. Cuốn sách nhỏ này không có kỳ-vọng cao xa, nó chỉ ứng theo nhu-cầu cần-thiết, mong giúp một số vốn tối-thiểu cho người mới vào Đạo muốn tiến trên đường tu-học thực-sự. Viết tại Sài-thành mùa Đông năm Mậu-tuất (1958) Thích-Tâm-Châu
19/08/2021(Xem: 3709)
Các câu trích dẫn giáo huấn của Đức Đạt-lai Lạt-ma dưới đây được ghi lại từ một tư liệu trên trang mạng tiếng Pháp Evolution-101 https://www.evolution-101.com/citations-du-dalai-Lama/
19/08/2021(Xem: 3047)
Sáng ngày 7 tháng 8 năm 2021, bà Dwi Lestari, một nhà văn và nghệ sĩ người Indonesia, đã cung kính đảnh lễ Đức Thánh Đạt Lai Lạt Ma, cùng đối thoại trực tuyến với hơn một nghìn sinh viên Indonesia. Chủ đề của buổi chia sẻ pháp thoại các Câu chuyện "Jataka" (chuyện tiền thân của Đức Phật), được ghi lại trong Bồ tát Bản sinh Man Luận (Jatakamala), hay " Garland of Birth Stories", và được mô tả qua các bức phù điêu khắc đá được trang trí chung quanh Thánh địa Phật giáo Borobodur, Di sản Thế giới. Sự kiện này nhằm khởi động lại sách "Nusantara Dharma", đang diễn ra với sự cộng tác bởi cộng đồng Kadam Chöling Indonesia.
18/08/2021(Xem: 3404)
Là một doanh nhân hay tinh thần kinh doanh, hoặc một nhóm người sáng tạo, và sản xuất hàng hóa và tạo dịch vụ, bằng cách tận dụng các cơ hội lợi nhuận của doanh nghiệp. Có rất nhiều ví dụ về tinh thần kinh doanh, cụ thể như ẩm thực, cửa hàng, tiệm cắt tóc, mở lớp dạy kèm, và nhiều ví dục khác về tinh thần kinh doanh mà chúng ta có thể làm. Theo quan điểm của Phật giáo, chúng ta không bị cấm kinh doanh miễn là nó không gây tổn hại đến mọi người, mọi loài.
14/08/2021(Xem: 1981)
Sách truyền khẩu cung cấp cho chúng ta, một lượng thông tin dồi dào về các vấn đề quá khứ trong thế giới. Các bạn có thể biết nhiều về cuộc sống cuả tổ tiên huyết thống của các bạn, chỉ đơn giản trong những buổi sum họp gia đình, bằng cách nghe cha mẹ kể về ông bà tổ tiên.
23/07/2021(Xem: 11203)
Giữa tương quan sinh diệt và biển đổi của muôn trùng đối lưu sự sống, những giá trị tinh anh của chân lý bất diệt từ sự tỉnh thức tuyệt đối vẫn cứ thế, trơ gan cùng tuế nguyệt và vững chãi trước bao nổi trôi của thế sự. Bản thể tồn tại của chân lý tuyệt đối vẫn thế, sừng sững bất động dẫu cho người đời có tiếp nhận một cách nồng nhiệt, trung thành hay bị rũ bỏ, vùi dập một cách ngu muội và thô thiển bởi các luận điểm sai lệch chối bỏ sự tồn tại của tâm thức con người. Sự vĩnh cửu ấy phát xuất từ trí tuệ vô lậu và tồn tại chính bởi mục đích tối hậu là mang lại hạnh phúc chân thật cho nhân loại, giúp con người vượt thoát xiềng xích trói buộc của khổ đau. Tuỳ từng giai đoạn của nhân loại, có những giai đoạn, những tinh hoa ấy được tiếp cận một cách mộc mạc, dung dị và thuần khiết nhất; có thời kỳ những nét đẹp ấy được nâng lên ở những khía cạnh khác nhau; nhưng tựu trung cũng chỉ nhằm giải quyết những khó khăn hiện hữu trong đời sống con người và xã hội.
22/07/2021(Xem: 10480)
Phật Giáo Việt Nam tại Tây Đức cho đến năm nay (1988) đã trải qua 10 năm hoạt động trong các lãnh vực Tôn Giáo, Văn Hóa và Xã Hội cho người Việt Nam cũng như người Đức; nên muốn ghi lại những sinh hoạt này và đã sắp xếp thành một quyển sách với nhan đề là "Hình ảnh 10 năm sinh hoạt của Phật Giáo Việt Nam tại Tây Đức".
09/07/2021(Xem: 3518)
Vào ngày Thứ Ba (June 22) vừa qua, được sự cho phép của chính quyền địa phương làng Krisna và Pawanpur Village Bihar India, nhóm Từ thiện Bodhgaya Heart chúng con, chúng tôi đã tiếp tục hành trình cứu trợ thực phẩm cho dân nghèo mùa Dịch covid. Xin mời chư vị xem qua một vài hình ảnh tường trình.. Buổi phát quà cứu trợ cho 354 căn hộ tại 2 ngôi làng cách Bồ đề Đạo Tràng chừng 36 cây số.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Senior Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com ; http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
quangduc@quangduc.com , tvquangduc@bigpond.com
KHÁCH VIẾNG THĂM
110,220,567