Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Tương Lai - Cơ Hội - Thách Thức cho Ni Giới tại Hải Ngoại

28/06/201806:24(Xem: 6333)
Tương Lai - Cơ Hội - Thách Thức cho Ni Giới tại Hải Ngoại

TƯƠNG LAI- CƠ HỘI - THÁCH THỨC cho NI GIỚI VIỆT NAM tại HẢI NGOẠI

Thích Nữ Giới Hương


Kính thưa Chư tôn thiền đức Ni,

Hôm nay Cali trời đẹp nắng ấm của ngày 26 tháng 06 năm 2018 tại Trường Hạ Điều Ngự, Đại tăng và Sư bà TN Nguyên Thanh sai con là TKN Giới Hương vì đại tăng mà nêu lên vài ý về Ni giới trong buổi thuyết trình hôm nay. Con xin y giáo phụng hành và mạn phép chia sẻ với đề tài: Tương lai- Cơ hội - Thách thức cho Ni giới Việt Nam tại Hải ngoại.

Nam Mô A Đi Đà Phật

truonghanigioi_dieungucali

Trường Hạ Ni Giới Chùa Điều Ngự, Cali

  1. QUÁ KHỨ

Nhìn vào quá khứ, cách đây 2600 năm, thánh tổ Ni Kiều Đàm Di (Đại Ái Đạo) dẫn 500 cung nữ vượt quãng đường rất xa để xin Phật cho xuất gia.

Tâm nguyện chí thành, ý chí nghị lực và lòng khát ngưỡng giới pháp của tổ đã làm rúng động trái tim tôn giả A-nan và ngài đã thiết tha xin Đức Phật cho Nữ giới xuất gia.

Căn cứ vào lòng kiên định, bản lĩnh và năng lực của nữ giới, Đức Phật đã đồng ý cho phép người nữ được dự vào hàng ngũ tăng già và thọ đại giới Tỳ kheo ni với việc trì giữ Bát kính pháp để bảo hộ đời sống thanh tịnh cho ni đoàn.

Đây là cuộc cách mạng mang tầm vóc lịch sử của nhân loại, vì Đức Phật đã đưa nữ giới ngang hàng với nam giới trong một xã hội Ấn độ, nơi mà nữ nhi thường cho chỉ là thế yếu.

Ni giới hôm nay và mãi mãi về sau, luôn trân kính và tri ân Tổ Ni Kiều Đàm Di Mẫu, Tôn giả A-nan và đặc biệt niệm ân sâu sắc Đức Thế Tôn Từ phụ đã thương tưởng hàng nữ giới.

Sau khi Ni đoàn được thành lập và sau khi Đức Phật nhập Niết bàn khoảng hơn 200 năm, Tỳ kheo ni Tăng Già Mật Đà là con gái của Vua A-dục đã đến Tích Lan đã độ cho phu nhân A-Nậu-la cùng 1500 người nữ xuất gia và các ngài tuần tự chứng quả A-la-hán... Rồi theo thời gian qua con đường tơ lụa, Ni đoàn được truyền qua nhiều nước Châu Á, Trung Hoa rồi đến Việt Nam và Hoa Kỳ, cho đến hôm nay ni giới chúng ta gặp nhau tại Trường hạ.

  1. HIỆN TẠI

Phật giáo Việt Nam tại Mỹ tạm được 43 năm hay 43 tuổi, nếu tính từ năm 1975. Tăng đoàn và Ni đoàn của nhiều giáo hội cũng được thành lập từ đó. Tuy nhiên, có thể nói từ những năm mới đây với sự ủng hộ thúc đẩy của tăng đoàn, ni giới đã bắt đầu hợp tác, liên kết sinh hoạt và khởi sắc. Trong mỗi ni viện, mỗi chùa, chư ni đã thể hiện hạnh nguyện tu tập và công năng hoằng pháp của mình, cụ thể như:

  1. Giữ gìn oai nghi tế hạnh
  2. Trì tụng giới tỳ kheo ni, thức xoa ma na, sa di ni mà mình đã thọ trì
  3. Thể hiện tinh thần kính Phật trọng tăng
  4. Vâng giữ Bát Kính Pháp
  5. Tụng kinh, hướng dẫn khóa tu, khóa thiền, các đại lễ Vu Lan, Phật đản, Bát quan trai, niệm Phật, giảng dạy... tại bổn tự, các chùa khác và cộng đồng.

Như vậy, ni giới đang phát huy vai trò của mình đem ánh sáng Phật pháp vào xã hội, thể hiện đức từ bi-trí tuệ và tinh thần tự giác-giác tha của những người con gái của Đức Phật. Với ý chí mạnh mẽ, chư Ni mạnh dạn đứng ra lãnh nhiệm vụ, cùng với chư tăng chia sẻ gánh nặng Phật sự và đào tạo tăng tài. Có thể nói Ni giới đang trong quá trình hoạt động để khởi sắc và để duy trì đạo nghiệp của Đức Từ phụ. Đây là một điểm son đáng nhớ ghi vào trang sử PGVN tại hải ngoại.

  1. ƯU ĐIỂM

Ni giới có nhiều ưu điểm để thăng tiến:

  1. Giới tính nam nữ, tăng ni không làm rào cản trong hạnh nguyện tự giác và giác tha. Nhiều sư bà, quý ni trưởng và ni sư, sư cô mang thân ni giới mà vẩn có thể cùng đại tăng hoằng pháp lợi sanh và độ rất đông chúng xuất gia và tại gia.
  2. Người nữ vốn bản tánh là hiền thục, mềm mỏng, dịu dàng, chịu đựng, đãm đang và bền bỉ, nên có thể giúp ni giới dễ tiếp cận Phật pháp và cảm hóa chúng sanh.
  3. Với ý chí mạnh mẽ, cương quyết và tự tin, ni giới có thể chia sớt gánh nặng với đại tăng trong việc nâng đỡ, dìu dắt chư ni cũng như đào tạo Ni tài để duy trì gia phong của Đức từ phụ. Chư tôn thiền đức ni tại hải ngoại như Sư Bà Đàm Lựu (Chùa Đức Viên, San Jose, Cali), Sư bà Diệu Từ (Chùa Diệu Quang, Santa Ana, Cali), Sư Bà Nguyên Thanh (Chùa An Lạc, San Jose, Cali), Sư bà Diệu Hòa (Chùa Dược Sư, Santa Ana, Cali), sư bà Giác Hương (Chùa Vạn Hạnh, Settle), Ni sư Như Ngọc (Chùa A Di Đà, Cali), Ni trưởng Giới Châu (Chùa Quang Minh, Colorado), Ni sư Nguyên Thiện (Chùa AN Lạc, Indiana), Ni sư Như Phước (Chùa Đức Viên, San Jose), Ni sư Thanh Lương (Chùa Viên Thông, Texas), Ni Sư Tịnh Quang (Chùa Quan Âm, Redlands, Cali)... là những bậc xuất trần thượng sĩ đã cùng với đại tăng truyền diệm tục đăng tiếp chúng độ ni.
  4. Quý sư bà và ni trưởng thường khuyên chư ni làm việc phải dành thời gian an tĩnh, hầu củng cố nội lực để ra phụng sự chúng sanh thì sẽ tránh nhiều lỗi lầm và việc làm sẽ trở thành Phật sự.
  5. Ni giới nhiều vị đã xóa tan tư tưởng mặc cảm tự ti, không để những tư tưởng “chuyển nữ thành nam” hay áp lực trọng nam khinh nữ của chế độ phong kiến ngày xưa làm chủ lấy mình.
  6. Ni giới nhiều vị đã chuyển hóa tư tưởng “an phận thủ thường” (vì cho rằng tất cả đã có chư tăng, quý sư bà hay ni trưởng lo liệu và quyết định) mà nhiều chư tôn thiền đức ni với nhiều nhiệt huyết, tích cực dấn thân trong việc xây dựng và bồi đắp cho ni đoàn.

Hình ảnh chư tôn trưởng lão Ni luôn là những khuôn mẫu mô phạm xuất thế độ sanh cho hàng hậu học ni giới chúng ta khát ngưỡng và tu học. Sự dấn thân hành đạo, đem Phật pháp vào xã hội tựa như gỗ chiên đàn, khiến hương thơm trí tuệ, tài năng và lòng từ bi của các ngài đã lan tỏa và đã làm rạng danh cho hàng Thích Nữ nói riêng và Phật giáo nói chung.

 scnhathanh_sbnguyenthanh_nsgioihuong

(Ba thuyết trình viên từ trái sang phải:

Sư cô Nhật Hạnh, Sư bà Nguyên Thanh và Ni sư Giới Hương)

 

  1. THÁCH THỨC – CƠ HỘI

Trong lịch sử nhân loại, đạo Phật là tôn giáo đầu tiên đã đề cập đến sự bình đẳng giữa nam-nữ, trong khi đó có nhiều quốc gia ở Châu Á hay Trung Đông có xu hướng trọng nam khinh nữ, nên nữ giới thường bị coi nhẹ, đánh giá không cao, ít có ảnh hưởng, không được giữ chức vụ, chỉ lo bếp núc và sai việc vặt... Hoa kỳ là đất nước nổi tiếng với câu “Lady first” (phụ nữ là ưu tiên số một), nên ni giới được ưu tiên đứng lên cùng đại tăng, chung xây ngôi nhà Phật pháp.

Tại hải ngoại, ni giới đang đối diện với hiện tượng tiếp biến văn hóa (acculturation) hay đa văn hóa (multi-culture). Một ni đoàn thuần việt sẽ giảm để trở thành một cộng đồng ni giới pha trộn văn hóa (cultural hybridity) Việt-Mỹ,  Việt-Úc, Việt-Đức, Việt-Canada... Như chiếc xe hơi chạy bằng nửa điện, nửa xăng thì gọi là hybridity car. Để tồn tại và phát triển Phật giáo trong cộng đồng đó, ni giới phải thông thạo ngôn ngữ tiếng Anh và hòa Phật pháp với văn hóa bản địa đó.

Được sống và tu học tại đất nước Hoa Kỳ là một phước duyên mà nhiều người mơ đến. Về mặt nâng cao kiến thức, các trường đại học, cao đẳng Mỹ sẵn sàng chu cấp học bổng (financial aids và scholarship) nếu chư ni chịu khó học và theo đuổi chí nguyện.

Hoa kỳ là một đất nước tự do, thịnh vượng với nền giáo dục hiện đại và khoa học kỹ thuật tiến bộ. Qua mạng nối kết facebook, internet online, chẳng những Phật giáo, tôn giáo mà các nghành khác cũng đang xít lại gần nhau... đang có xu thế hội nhập quốc tế lẫn nhau. Nếu chư ni biết ứng dụng và thích ứng thì nó sẽ là một công cụ hữu hiệu trong sứ mệnh hoằng pháp qua online.

Ni giới tại hải ngoại có nhiều thách thức và chông gai trước mắt để tồn tại (dụng công nhiều hơn so với ni giới Việt Nam tại Việt Nam). Ni giới tại hải ngoại cũng có nhiều cơ hội và tương lai trước mắt nếu chúng ta chịu khó dấn thân, hòa đồng và tìm cách sinh tồn cũng như phát triển.

Ni giới sẽ làm được việc này để phát huy trọn vẹn vai trò của mình bởi lẽ ni giới có nhiều ưu điểm: dịu dàng, mềm mỏng, chịu khó, duy trì, chịu đựng, vượt khó để thành tựu, chân cứng đá mềm, có công mài sắt có ngày nên kim...

Chúng ta không chỉ liên kết với các ni đang hiện diện tại trường hạ này để duy trì giới-định-tuệ chung xây ngôi nhà ni giới, mà chúng ta còn phải có bổn phận liên kết các ni người Mỹ gốc Việt mà không biết nói tiếng Việt, chỉ biết tiếng Anh. Ni giới phải thuyết pháp bằng tiếng Anh cho thế hệ trẻ Việt-Mỹ, cho người dân Mỹ địa phương tới chùa học đạo... Tuy nhiên để hoàn thành sứ mệnh này, ngoài vốn liếng sinh ngữ (một dụng công mới), ni giới cần phải có nội lực, công phu tu tập thì khi thuyết pháp sẽ chuyển tải được năng lượng Phật pháp đó đến thính giả. Nếu chỉ cần Anh ngữ, thì người dân Mỹ bình thường cũng có thể làm được. Điểm cần ở giảng sư là năng lượng kinh nghiệm, năng lượng tu tập và truyền đạt... và cả ngôn ngữ truyền đạt.

SAKYADHITA

Xin mạn phép đưa ra một ví dụ điển hình

Sakyadhita là Hội Những Người Con Gái của Đức Phật, một liên hội phụ nữ trên khắp thế giới. Một hiệp hội đa văn hóa, không phân biệt màu da, địa vị xã hội, tôn giáo và trình độ giáo dục, vv... Hội này đã và đang được thế giới biết đến dưới sự lãnh đạo của Ni sư Tsomo, người Mỹ, tại San Diego. Số thành viên mạng nối của hội hơn cả 10 ngàn người.

Hội Sakyadhita cũng là một mạng nối giữa các ni Phật giáo thuộc nhiều hệ phái, nhằm nâng cao: vị trí, vai trò của ni giới, đẩy mạnh sự hòa hợp của ni đoàn, thúc đẩy tu tập chuyên sâu kinh-luật-luận, từ thiện xã hội và thúc đẩy nghiên cứu, xuất bản những chủ đề liên quan đến ni giới. Đây là một mô hình sự phát triển Ni giới Phật giáo trên toàn thế giới từ nhiều nền văn hóa khác nhau.

Trở lại Ni giới Việt Nam tại hải ngoại, phạm vi Ni giới của chúng ta nhỏ hơn, có thể bước đầu chỉ giới hạn Ni giới trong cùng một giáo hội, nên nhu cầu đòi hỏi chúng ta sẽ ít hơn. Tuy nhiên cũng có rất nhiều thử thách như trên đã trình bày và tạm thời xin đưa ra vài kiến nghị để xây dựng Ni đoàn trong hiện tại và tương lai như sau:

  1. ĐỀ NGHỊ TƯƠNG LAI
  2. Vâng giữ Bát kính pháp vì đây là một phương cách tuyệt vời để nâng cao, tăng trưởng giá trị của một vi ni đạo hạnh. Chư tăng hay quý Phật tử nhìn vào cốt cách khiêm cung của một vị ni sẽ phát sanh thêm lòng kính trọng và điều phục được tâm của người đối diện
  3. Tinh thần “tôn sư trọng đạo” cần được nâng cao trong hàng ngũ ni giới
  4. Nghiêm thân tiến đạo tu học, giữ gìn oai nghi giới luật và phép tắc của thiền môn
  5. Nửa tháng tụng giới luân phiên ở mỗi chùa trong địa phương
  6. Tổ chức khóa chuyên sâu về kinh, khóa tu, khóa niệm Phật
  7.  Tổ chức lớp bồi dưỡng luật cho chư ni
  8. Qúy sư bà và chư Ni lãnh đạo với kiến thức cao rộng, đạo hạnh thâm sâu, nên kêu gọi và thúc đẩy ni giới, đứng lên, dấn thân, từ bỏ tư tưởng mặc cảm tự ti, cách sống khép kín để hòa cùng đại cuộc, cùng với chư tăng chung xây ngôi nhà Phật giáo VN tại hải ngoại, để đóng góp cho Phật giáo hay cụ thể Giáo Hội có nhiều điểm son tốt đẹp.
  9. Giáo hội và quý ni trưởng cần có đối sách kịp thời trong việc sử dụng nhân tài một cách hợp lý, để tất cả chư ni thấy được trọng trách của mình đối với Phật pháp. Ni giới nên thực hiện chí nguyện, phát huy vai trò và nhiệm vụ trong các lãnh vực mà đất nước Hoa Kỳ hay nói chính xác cộng đồng Việt-Mỹ đang mong muốn ni giới chúng ta đóng góp. 
  1. Khuyến khích truyền cảm hứng để chư ni nghiên cứu và sáng tác, viết về cách hướng dẫn của Đức Phật đối với ni giới, công đức của chư tôn thạc đức ni đối với xã hội và đời sống tu viện... để thế giới biết đến vai trò, hiện hữu và sự đóng góp của ni giới.
  2. Có nhiều đất dụng võ vì nhiều websites (như website: www.huongsentemple.com của Chùa Hương Sen, Perris, Cali) sẳn sàng đăng và chờ đợi các sáng tác của ni giới. Các  Tổng Vụ Ni bộ nên tạo một website cho Ni giới Vietnam tại Hải ngoại để đặc biệt cho các sinh hoạt của chuyên giới Ni với nhau.
  3. Tạo một mạng xã hội liên kết các ni với nhau, đặc biệt các ni trẻ có nhiệt huyết dấn thân... thăm hỏi, tương thân, tương trợ, tôn trọng lẫn nhau và chia sẻ các hoạt động Phật sự giữa các chùa với nhau (chưa dám nói đến toàn cầu, chỉ dám nói đến các ni cùng chung giáo hội với nhau, cùng chung lý tưởng và ý thức hệ). Tăng cường sự tương tác hoằng pháp qua mạng giữa ni giới và Phật tử. Điều này giúp trình độ Phật pháp và ứng dụng Phật pháp trong xã hội sẽ được nâng cao trong ni giới.
  4. Nên có các khóa hành trì bằng tiếng Anh, tạo thư viện kinh sách trực tuyến, hướng dẫn và truyền tải thông tin tu học online. Không ngừng đổi mới và hiện đại hóa phương cách hoằng pháp cho phù hợp với đất nước Hoa Kỳ.
  5. Tham gia kiến thức thế học như văn hóa, công nghệ, vi tính, y tế, xã hội, pháp luật... nâng cao nội và ngoại điển.
  6. Đào tạo Ni giới giàu năng lượng tu tập, có kinh nghiệm trong hành trì, giảng dạy trong và ngoài nước, trong và ngoài bổn tự, thuyết trình một cách mạch lạc và sâu sắc, để trở thành những giáo phẩm, những lãnh đạo sáng ngời của Phật giáo.

Thúc đẩy sự phát triển của ni giới tại hải ngoại, địa phương và đất nước mà Phật đã bổ xứ theo nhân duyên của mỗi chúng ta để ni giới có thể phát huy vai trò của mình mà Đức Phật, chư tổ và giáo hội đã kỳ vọng.

Theo Dr. Christie trong cuốn When Buddhist Women Meet (Taiwain University, 2000) trên thế giới hiện nay có hơn 300 triệu nữ Phật giáo. Đó là một lực lượng hùng hậu để mang lại một thế giới tốt đẹp hơn. Nếu các phụ nữ này đoàn kết lại, không tách rời xã hội,  trong hoạt động xã hội từ bi và môi trường tu tập đạo hạnh thì họ có thể trở thành một lực lượng quan trọng cho sự biến đổi toàn cầu.

Với sự lớn mạnh và những giá trị của ni bộ, ni giới sẽ là những nhân tố tích cực đóng góp cho những thành đạt của Phật Giáo Việt Nam tại hải ngoại. Ni giới đóng một vai trò quan trọng cùng với chư tăng xây dựng một xã hội Phật giáo Mỹ-Việt tốt đẹp. Bằng cách này, Ni giới đã, đang và sẽ xây dựng chỗ đứng của mình trong lòng xã hội Việt-Mỹ và sẽ là một sự kết nối tích cực ở cấp độ toàn cầu để nuôi dưỡng tâm linh vì lợi ích của tất cả trên toàn thế giới.

 

Mùa Kiết Hạ An Cư, ngày 26/06/2018

Kính tường,

Thích Nữ Giới Hương

([email protected])

 

scnhathanh_sbnguyenthanh_nsgioihuong.2jpgscnhathanh_sbnguyenthanh_nsgioihuong.3 

Tuong Lai-Thach Thuc-Co Hoi cho Ni Gioi VN tai Hai Ngoai - TN Gioi Huong 

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
09/04/2013(Xem: 5273)
Theo luật Phật chế và y cứ vào kinh điển, người xuất gia được phép nuôi dưỡng cha mẹ khi cha mẹ lâm vào hoàn cảnh khó khăn. Kinh Tiểu Bộ, tập 9, ghi lại câu chuyện hết sức cảm động về hạnh hiếu của người xuất gia (chuyện Hiếu tử Sama, . . .
09/04/2013(Xem: 5662)
Sự hòa thuận trong gia đình rất quan trọng. Gia đình xào xáo, tan vỡ gây khổ đau cho cha mẹ cũng như con cái. Nếu những cặp uyên ương tiến tới hôn nhân với ý nghĩ là hôn nhân sẽ mang đến cho họ lạc thú hay niềm vui thì họ sẽ thất vọng, rồi đi đến tan vỡ.
09/04/2013(Xem: 4634)
Lời người dịch: Nhận được tờ báo lá cải Bidzeitung, thấy có đăng bản tiếng Đức của Albert Link về “Những lời khuyên của ngài Tenzin Gyatso”, bài đăng bên cạnh những bức hình hở hang của các cô gái trẻ đẹp đã không làm tôi khó chịu, ngạc nhiên mà lại làm tăng thêm niềm cảm phục lâu nay tôi đã từng dành cho Ngài.
09/04/2013(Xem: 5165)
Giáo dục là phương pháp truyền đạt và phát triển văn minh của nhân loại. Như chủ tịch tổ chức văn hóa, giáo dục, khoa học của Liên hiệp quốc J. Delors nói: “Giáo dục là cơ sở trưởng thành của cộng đồng nhân loại, phương hướng giáo dục đúng đắn, . . .
09/04/2013(Xem: 5005)
“Giê-su qua cái nhìn của người Phật tử” là một đề tài lý thú, nhưng quả thực là khó. Trước hết, trong tất cả những đạo lớn của thế giới, có lẽ đạo Phật là đạo xa cách đạo Ki-tô nhất trên những giáo lý cơ bản và trên nhiều điểm quan trọng, mặc dù vẫn gần gũi, hay có vẻ gần gũi, trên nhiều điểm khác.
09/04/2013(Xem: 10662)
Nam mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật . Cùng tất cả trại sinh ngày Hạnh quý mến, Trong Lục Độ Tập Kinh, có dạy: “Thà mất nước không thà mất hạnh”. Thà mất nước, là thà mất biên cương, lãnh thổ, chứ không thà mất hạnh. Mất hạnh là mất văn hoá, mất nếp sống đạo đức, mất thuần phong mỹ tục, mất nhân tính, mất đi lý tưởng sống. Mất nước là mất biên cương, mất lãnh thổ, mất chủ quyền quốc gia, mà còn Hạnh, nghĩa là còn nền đạo đức của một dân tộc, còn nền văn hoá của một dân tộc, còn thuần phong mỹ tục của một dân tộc, và còn lý tưởng sống của một dân tộc, thì việc mất chủ quyền về chính trị, mất biên cương, mất lãnh thổ của dân tộc, sớm muộn gì cũng có thể phục hồi lại được, nhưng một dân tộc không mất biên cương, lãnh thổ mà mất Hạnh thì vĩnh viễn mất nước. Cũng vậy, người phật tử chúng ta, dù mất sinh mạng, nhưng không mất lý tưởng, thì chúng ta vẫn còn là một con người nguyên vẹn trong lý tưởng giác ngộ.
09/04/2013(Xem: 13017)
Trong cuốn sách này, rất nhiều những lời đối thoại với đức Đạt Lai Lạt Ma được kết tập lại. Những lần gặp gỡ riêng với Ngài tại Arizona và Ấn Độ được dùng làm cơ sở cho cuốn sách này với một mục đích rõ rệt là đưa ra những quan điểm của Ngài về một cuộc sống hạnh phúc hơn.
09/04/2013(Xem: 6282)
Trong mối tương quan liên hệ giữa con người, sự tương quan giữa vợ chồng là quan trọng nhất. Cho nên hôn nhân là một biến cố hết sức quan trọng cho đời sống của một con người.
09/04/2013(Xem: 6123)
Đoàn đi lúc 6:50g tối và trở về chùa Phước Hậu là gần 10g đêm. Cảm ơn Minh Bình đã phát tâm đưa rước thay cho Thức. Vì Minh Bình nói nếu Minh Bình đi thì chì có 2 vòng trong khi nếu để Thức (cha của Viên Bảo Mỹ) đến rước thì sẽ mất bốn vòng đến . . .
09/04/2013(Xem: 5534)
Hóa thân phải chăng là một hiện tượng siêu hình như ma quỷ hóa làm người, người hóa thành ông bình vôi trong truyện cổ tích? Hóa thân phải chăng là óc tưởng tượng không có thực trong sinh hoạt tâm lý của con người? Hay hóa thân không chỉ có thế mà còn có một ý nghĩa tích cực?
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]