Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. quangduc@quangduc.com* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

35. Bảy Thánh Sản

17/03/201409:00(Xem: 19525)
35. Bảy Thánh Sản
blank

Bảy Thánh Sản


Vua trời Đế Thích trở lại thiên cung, mới nghỉ ngơi một đêm, sáng ngày, ông thấy sinh lực trong cơ thể tuôn chảy cuồn cuộn, theo đó, thân tướng của mình ngời ngời quang sắc; châu báu từ nơi thiên bào, mũ miện như cũng đồng loạt tiếp sức, thêm năng lượng, túa hắt ra ánh sáng; tất cả chúng kết dệt nên một thứ hào quang lóng lánh lan xa, chiếu xa không biết đến tận không gian biên xứ nào mà kể. Hào quang của ba vị thiên vương Cūḷaratha, Mahāratha, Anekavaṇṇa trước đây đã làm cho Đế Thích hổ thẹn, nay thì ngược lại, họ trở nên tối tăm, ỉu sìu, thảm hại.

Tự suy, tự ngẫm, Đế Thích vô cùng tri ân tôn giả Mahā Kassapa, bậc lậu tận, bậc đầu-đà đệ nhất khổ hạnh – đã cho đặt bát cúng dường nên phước báu quang sắc bây giờ mới được như thế này đây. Cảm kích vô cùng, ông nguyện từ đây sẽ hộ trì giáo pháp một cách nhiệt tình, chăm chuyên hơn trước đây.

Thế là từ đó, ông hằng chuyên để tâm theo dõi thế gian, xem ai có nhân duyên gì, xem có thể giúp đỡ được ai, sách tấn được ai trên con đường hướng thiện và hướng thượng.

Hôm nọ, quét thiên nhãn nhìn xuống kinh thành Vương Xá, thấy đức Chánh Đẳng Giác, sau khi đi trì bình khất thực, ngài ghé vào một tu viện ở ngoại ô, ngọ trai rồi thuyết pháp cho chư tăng và hai hàng cận sự nam nữ ở đây. Bài pháp nhắc nhở mọi người, không kể tăng hay tục, phải biết gìn giữ “gia tài của bậc thánh”, không để cho nó hư mất, mà ngược lại, luôn làm cho nó lớn mạnh. Cuối cùng, đức Phật đã tóm tắt “bảy thánh sản(1)ấy là như sau:

Một, có đức tin; ở đây là có đức tin nơi Tam Bảo, tin vào lý nhân quả nghiệp báo.

Hai, có thọ trì học giới, gìn giữ, trau dồi thân khẩu ý cho trong sạch, tránh xa tà vạy, bất chánh, tội lỗi.

Ba, biết hổ thẹn với lương tâm mình khi làm những điều xấu ác.

Bốn, biết sợ hãi dư luận, miệng tiếng chê cười khi làm những việc xấu ác.

Năm, thường xuyên nghe pháp, tầm cầu pháp, học hỏi pháp, thọ trì pháp và biết tích lũy kiến thức về pháp.

Sáu, có tâm xả ly, dứt bỏ, biết bố thí, cúng dường với bàn tay rộng mở.

Bảy, có tuệ thấy rõ nhân quả, tội phước, thiện ác; thấy rõ vô thường, khổ không và vô ngã của tâm và pháp.

Bài pháp chấm dứt, tiếng “sādhu” lành thay vang lên, va động vui tươi, xôn xao cả cây lá, cả không khí vườn rừng. Nhưng Đế Thích để ý, có một người không cất tiếng tán thán hòa chung sự hân hoan ấy, đó là một người đàn ông mang bệnh phong cùi lở loét! Ông ta đang núp sau một khóm cây, cạnh cửa sổ giảng đường, chăm chú lắng nghe thời pháp từ đầu đến cuối. Lúc thời pháp chấm dứt, hỷ lạc dâng trào, ông cảm thấy rõ tâm mình an bình kỳ lạ, và sự thấy biết về con đường giáo pháp rất rõ ràng, quang minh và chơn chánh. Trọn vẹn con người ông thay đổi, chuyển hóa, cả thân lẫn tâm, nói theo kinh điển thì ông đã vào dòng, đã nhập lưu, đã đắc quả Tu-đà-hoàn. Ông nhắm mắt lại, lắng nghe nội tâm và rồi ông an trú vào phúc lạc ấy. Có cái gì thúc đẩy ông, ông muốn vào trình với đức Phật cái mà ông đang cảm nhận, đang chứng nghiệm; nhưng đã mấy lần tranh đấu, ông vẫn lưỡng lự, không dám. Vả chăng, ông là người cùi hủi ghê tởm, đang bị quăng vất ngoài rìa xã hội; không biết phận mình hay sao mà lại chường mặt vào chốn giảng đường tôn nghiêm? Cho đến khi, đức Phật và đại chúng đã rời đi hết mà người cùi hủi vẫn còn ngồi nguyên chỗ cũ với sự do dự của mình.

Đế Thích thiên chủ, vốn là cư sĩ bậc thánh, theo dõi tâm và biết rõ người cùi hủi sau khi nghe pháp đã đi vào dòng(1), đồng thời biết luôn tâm tư, nguyện vọng của người cùi hủi tội nghiệp kia nữa. Tự dưng, Đế Thích khởi tâm muốn thử thách người cùi hủi, xem thử cái bất động tâm, bất động trí của ông ta như thế nào!

Ý nghĩ ấy vừa khởi sanh, tức khắc, Đế Thích thiên chủ đã hiện xuống khu vườn, đứng lơ lửng giữa hư không, cách mặt đất chừng ba, bốn tầm cây thốt nốt. Để cho người cùi hủi thấy mình, Đế Thích mới cất tiếng nói:

- Này Suppabuddha(2)! Ngươi là kẻ bần cùng, là kẻ mạt hạng, đói nghèo, khốn khổ, lại mang thân cùi hủi ghê tởm; không biết thân biết phận hay sao mà lại bò lết đến đây, trốn sau khóm cây như trốn trong hang chuột mà nghe pháp? Pháp của ông Cù Đàm có gì hay ho mà lôi cuốn được ngươi, kẻ đã bị xã hội ruồng bỏ, xem như một con số đen bất hạnh? Việc ngươi phải lo trước mắt là cơm bánh, y phục và chỗ ở. Phải dẹp bỏ cái pháp của ông Cù Đàm đi để lo cho cái thân của mình trước đã, nghe rõ chưa?

- Tôi biết chớ! Nhưng pháp của đức Thế Tôn tại sao lại phải bỏ?

- Ta có một điều kiện đây. Nếu ngươi chịu nói, nói thật to lên rằng, Phật không phải Phật, Pháp không phải Pháp, Tăng không phải Tăng; ta chẳngnương tựa Phật, ta chẳng nương tựaPháp, ta chẳng nương tựa Tăng thì ta sẽ cho ngươi đầy đủ, sung mãn thức ăn, vật uống, áo quần, chỗ ở cùng những tiện nghi sinh sống phú túc cho đến trọn đời! Ta lại còn cho ngươi thêm vàng bạc cùng châu báu nữa kìa! Ta có quyền lực đấy, và ta sẽ làm được điều ta đã hứa!

Nghe nói vậy, người cùi hủi ngước mắt lên, hỏi gắt:

- Ngài là ai?

- Ta là Đế Thích thiên chủ đây! Ta đang cai quản ba mươi ba tầng trời và cả bốn châu thiên hạ!

- Vậy là ngài có nhiều oai lực, quyền lực thật! Là một vị vua trời cao sang, sao thiên chủ lại thốt lên lời ngu si, bất kính và phạm thượng như thế mà không biết xấu hổ? Mà không sợ tội địa ngục a-tỳ? Tại sao lại bắt tôi phủ bác Phật, Pháp, Tăng khi Phật, Pháp, Tăng là tuệ sáng của nhân loại, là trái tim của nhân loại? Thiên chủ bảo tôi nghèo đói, khốn khổ ư? Không! Thiên chủ lầm rồi! Chính thiên chủ mới là kẻ đang nghèo đói, đang khốn khổ và bất hạnh!

Đế Thích cười ha hả:

- Nói nghe hay dữ! Tại sao? Giải thích cho ta nghe thử với nào, xem có lọt tai không?

- Thưa, vì tôi có một gia tài rất lớn. Cái gia tài này vô cùng quý báu, mà tài sản thế gian, những vật trân quý nhất như bảy báu, như vương vị hoặc như uy lực, quyền lực bao trùm cả quả đất này, nếu đem so sánh cũng không có nghĩa lý gì!

Đế Thích, trong bụng cảm thấy rất thú vị, nhưng ngoài mặt thì ra vẻ chế nhạo:

- Nói khoác! Nói vậy mà không biết xấu hổ ư? Gia tài vô giá của ngươi chắc là đựng ở trong cái đãy dơ dáy và hôi hám kia? Giấu trong cái lớp da sần sùi, ghẻ lở, gớm ghiếc kia ư?

Người cùi hủi không hề giận:

- Tôi cảm thương cho sự ngu ngốc, thiểu trí của thiên chủ! Thôi được rồi, tôi sẽ nói cho thiên chủ nghe! Gia tài vô giá ấy chính là bảy thánh sản, là tài sản của bậc thánh mà đức Thế Tôn vừa trao cho tôi trong thời pháp vừa rồi...

Nói thế xong, tuần tự từng điểm một, từng điểm một, người cùi hủi Suppabuddha chịu khó giảng giải lại cho trời Đế Thích nghe, khá trôi chảy, khá rõ ràng, mạch lạc... Rồi cao hứng, ông ta còn tóm tắt chúng trong một bài kệ ngôn:

“ Cầm tay tín, giới lên đường

Có thêm tàm, quý tựa nương vững vàng

Đa văn, pháp học sẵn sàng

Lại còn dứt bỏ nhẹ nhàng như không

Cuối cùng, thắp ngọn tuệ hồng

Thấy nhân, biết quả, giải thông ba thời

Nữ nam cận sự trên đời

Đủ bảy thánh sản, phúc trời sá chi

Kim cương, ngọc báu nghĩa gì

Giàu sang ‘vô lậu, vô vi’ xuất phàm!”(1)

Nghe xong, Đế Thích thiên chủ tỏ lời cảm tạ, tri ân người cùi hủi; còn lanh tay bỏ vào đãy cho Suppabuddha một số vàng bạc, không cho ông ta biết rồi biến mất giữa hư không, sau đó có mặt ngay tại Veḷuvanārāma tịnh xá.

Đức Phật lắng nghe Đế Thích kể xong đầu đuôi câu chuyện về người cùi hủi, ngài gật đầu nói rằng:

- Đúng là vậy đó, này Sakka! Dẫu cho một trăm hay một ngàn người như thiên chủ, với miệng lưỡi tài giỏi, khéo ngôn, khéo thuyết hơn thiên chủ, tìm cách thuyết phục, với thêm phần thưởng bảy báu thế gian, cũng không thể nào bảo một thánh đệ tử, có đầy đủ bảy thánh sản - phủ bác Phật, phủ bác Pháp, phủ bác Tăng cho được. Thiên chủ thất bại là lẽ đương nhiên. Nhưng thất bại của thiên chủ chính lại là thành công của giáo pháp Bất Tử vậy!

Chuyện còn kể rằng, sau đó không bao lâu, người cùi hủi bị bò húc chết, nhưng do trạng thái tâm của một vị thánh Nhập Lưu, lại đang còn hoan hỷ trong thời pháp nên ông ta hóa sanh lên cõi trời Đao Lợi.



(1)Bảy thánh sản: 1- Tín (saddhā). 2- Giới (sīla). 3- Tàm (hiri). 4- Quý (ottappa). 5- Đa văn (bāhusacca) 6- Dứt bỏ, thí (cāga). 7- Tuệ (paññā).

(1)Đế Thích đã đắc quả Nhập Lưu. Vị thánh Nhập Lưu có thiên nhãn, tha tâm thông - có thể biết tâm của vị Nhập Lưu; tương tự, vị thánh tầng quả trên có thiên nhãn, tha tâm thông, có thể biết tâm của vị thánh quả dưới – nhưng ngược lại thì không thể.

(2)Trùng tên với đức vua Thiện Giác.

(1)Dịch thoát từ câu kệ Pāḷi – trong “Chú giải kinh Pháp cú” của trưởnglão Pháp Minh: Saddhādhanaṃ sīladhanaṃ, hirī ottappiyaṃ dhanaṃ, sutadhanañca cāgo ca paññā ve sattamaṃ dhanaṃ, yassa etā dhanā atthi, ittthiyā purisassa vā, adaliddoti taṃ ahu, amoghaṃ tassa jīvitanti.

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
08/11/2021(Xem: 11754)
Đây chỉ là chiếc thuyền nan, chưa tới bờ bên kia, vẫn còn đầy ảo tưởng chèo ra biển cả. Thân con kiến, chưa gột sạch đất cát, bò dưới chân Hy Mã Lạp Sơn, nghe tiếng vỗ của một bàn tay trên đỉnh cao. Chúng sinh mù, nếm nước biển, ngỡ bát canh riêu cá, Thế gian cháy, mải vui chơi, quên cảnh trí đại viên. Nắm vạt áo vàng tưởng như nắm lấy diệu quang, bay lên muôn cõi, theo tiếng nhạc Càn Thát Bà réo gọi về Tịnh Độ, ngửi mùi trầm Hương Tích, an thần phóng thoát. Con bướm mơ trăng Cực Lạc, con cá ngụp lặn dưới nước đuôi vàng như áo cà sa quẫy trong bể khổ, chờ thiên thủ thiên nhãn nghe tiếng sóng trầm luân vớt lên cõi Thanh văn Duyên giác. Những trang sách còn sở tri chướng của kẻ sĩ loanh quanh thềm chùa Tiêu Sơn tìm bóng Vạn Hạnh, mơ tiên Long Giáng lào xào bàn tay chú tiểu Lan trên đồi sắn.
07/11/2021(Xem: 12213)
Kinh Vô Lượng Nghĩa nói “vô lượng pháp từ một pháp mà sinh ra”. Ma Ha Chỉ Quán của Thiên Thai Trí Giả (538-597), quyển 5, nói: “Phật bảo các Tỳ-kheo, một pháp thâu nhiếp tất cả pháp, chính là Tâm”. Phổ môn là vô lượng giáo pháp. Vô lượng giáo pháp này cũng từ một giáo pháp mà sinh ra. Một giáo pháp phổ cập tất cả gọi là phổ môn. Chư Phật thuyết giáo thuận theo Tâm của chúng sinh. Giáo là những ngôn từ được thuyết ra cho những chúng sinh chưa thấu suốt. Pháp là những phương thức với nhiều tướng trạng giống nhau hoặc khác nhau. Tâm ý chúng sinh có bao nhiêu ngõ ngách thì giáo pháp có chừng ấy quanh co. Chư Phật dùng muôn vàn phương tiện khế cơ mang lại lợi ích cho chúng sinh. Ngài Xá Lợi Phất từng nói: “Phật dùng nhiều thứ nhân duyên và thí dụ, phương tiện ngôn thuyết như biển rộng khiến tâm người trong pháp hội được yên ổn, con nghe pháp ấy khiến lưới nghi dứt” là nghĩa trên vậy.
16/09/2021(Xem: 3135)
Sự bùng phát vào cuối tháng 12 năm 2019, bắt nguồn từ Hồ Nam, Vũ Hán, miền Trung Trung Quốc, virus Corona chủng mới (Covid-19) ban đầu được xác nhận là một loại bệnh "viêm phổi lạ" hoặc "viêm phổi không rõ nguyên nhân".
05/09/2021(Xem: 15100)
Bắt đầu gặp nhau trong nhà Đạo, người quy-y và người hướng-dẫn biết hỏi và biết tặng món quà pháp-vị gì cho hợp? Thực vậy, kinh sách man-mác, giáo-lý cao-siêu, danh-từ khúc-mắc, nghi-thức tụng-niệm quá nhiều – nghiêng nặng về cầu-siêu, cầu-an – không biết xem gì, tụng gì và nhất là nhiều người không có hoàn-cảnh, thỉnh đủ. Giải-đáp thực-trạng phân-vân trên, giúp người Phật-tử hiểu qua những điểm chính trong giáo-lý, biết qua sự nghiệp người xưa, công việc hiện nay và biết đặt mình vào sự rèn-luyện thân-tâm trong khuôn-khổ giác-ngộ và xử-thế, tôi biên-soạn cuốn sách nhỏ này. Cuốn sách nhỏ này không có kỳ-vọng cao xa, nó chỉ ứng theo nhu-cầu cần-thiết, mong giúp một số vốn tối-thiểu cho người mới vào Đạo muốn tiến trên đường tu-học thực-sự. Viết tại Sài-thành mùa Đông năm Mậu-tuất (1958) Thích-Tâm-Châu
19/08/2021(Xem: 3775)
Các câu trích dẫn giáo huấn của Đức Đạt-lai Lạt-ma dưới đây được ghi lại từ một tư liệu trên trang mạng tiếng Pháp Evolution-101 https://www.evolution-101.com/citations-du-dalai-Lama/
19/08/2021(Xem: 3112)
Sáng ngày 7 tháng 8 năm 2021, bà Dwi Lestari, một nhà văn và nghệ sĩ người Indonesia, đã cung kính đảnh lễ Đức Thánh Đạt Lai Lạt Ma, cùng đối thoại trực tuyến với hơn một nghìn sinh viên Indonesia. Chủ đề của buổi chia sẻ pháp thoại các Câu chuyện "Jataka" (chuyện tiền thân của Đức Phật), được ghi lại trong Bồ tát Bản sinh Man Luận (Jatakamala), hay " Garland of Birth Stories", và được mô tả qua các bức phù điêu khắc đá được trang trí chung quanh Thánh địa Phật giáo Borobodur, Di sản Thế giới. Sự kiện này nhằm khởi động lại sách "Nusantara Dharma", đang diễn ra với sự cộng tác bởi cộng đồng Kadam Chöling Indonesia.
18/08/2021(Xem: 3473)
Là một doanh nhân hay tinh thần kinh doanh, hoặc một nhóm người sáng tạo, và sản xuất hàng hóa và tạo dịch vụ, bằng cách tận dụng các cơ hội lợi nhuận của doanh nghiệp. Có rất nhiều ví dụ về tinh thần kinh doanh, cụ thể như ẩm thực, cửa hàng, tiệm cắt tóc, mở lớp dạy kèm, và nhiều ví dục khác về tinh thần kinh doanh mà chúng ta có thể làm. Theo quan điểm của Phật giáo, chúng ta không bị cấm kinh doanh miễn là nó không gây tổn hại đến mọi người, mọi loài.
14/08/2021(Xem: 2035)
Sách truyền khẩu cung cấp cho chúng ta, một lượng thông tin dồi dào về các vấn đề quá khứ trong thế giới. Các bạn có thể biết nhiều về cuộc sống cuả tổ tiên huyết thống của các bạn, chỉ đơn giản trong những buổi sum họp gia đình, bằng cách nghe cha mẹ kể về ông bà tổ tiên.
23/07/2021(Xem: 11967)
Giữa tương quan sinh diệt và biển đổi của muôn trùng đối lưu sự sống, những giá trị tinh anh của chân lý bất diệt từ sự tỉnh thức tuyệt đối vẫn cứ thế, trơ gan cùng tuế nguyệt và vững chãi trước bao nổi trôi của thế sự. Bản thể tồn tại của chân lý tuyệt đối vẫn thế, sừng sững bất động dẫu cho người đời có tiếp nhận một cách nồng nhiệt, trung thành hay bị rũ bỏ, vùi dập một cách ngu muội và thô thiển bởi các luận điểm sai lệch chối bỏ sự tồn tại của tâm thức con người. Sự vĩnh cửu ấy phát xuất từ trí tuệ vô lậu và tồn tại chính bởi mục đích tối hậu là mang lại hạnh phúc chân thật cho nhân loại, giúp con người vượt thoát xiềng xích trói buộc của khổ đau. Tuỳ từng giai đoạn của nhân loại, có những giai đoạn, những tinh hoa ấy được tiếp cận một cách mộc mạc, dung dị và thuần khiết nhất; có thời kỳ những nét đẹp ấy được nâng lên ở những khía cạnh khác nhau; nhưng tựu trung cũng chỉ nhằm giải quyết những khó khăn hiện hữu trong đời sống con người và xã hội.
22/07/2021(Xem: 10595)
Phật Giáo Việt Nam tại Tây Đức cho đến năm nay (1988) đã trải qua 10 năm hoạt động trong các lãnh vực Tôn Giáo, Văn Hóa và Xã Hội cho người Việt Nam cũng như người Đức; nên muốn ghi lại những sinh hoạt này và đã sắp xếp thành một quyển sách với nhan đề là "Hình ảnh 10 năm sinh hoạt của Phật Giáo Việt Nam tại Tây Đức".
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Senior Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com ; http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
quangduc@quangduc.com , tvquangduc@bigpond.com
KHÁCH VIẾNG THĂM
110,220,567