Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Chương 6: Sự tiếp nối đẹp đẽ

04/07/201220:14(Xem: 8671)
Chương 6: Sự tiếp nối đẹp đẽ
HƯỚNG ĐI CỦA ĐẠO BỤT
CHO HÒA BÌNH VÀ MÔI SINH
Thích Nhất Hạnh

Phần 2: Tình thương bằng hành động

Chương 6
Sự tiếp nối đẹp đẽ


Khi nhìn vào cây cam, ta thấy cây cam không ngừng hiến tặng cho ta những chiếc lá xanh tươi, những bông hoa thơm ngát và những trái cam ngọt lịm từ mùa này sang mùa khác. Đó là món quà đẹp nhất mà cây cam muốn tặng cho đời. Ta cũng muốn hiến tặng cho đời những cái đẹp nhất mà ta có qua thân khẩu ý của ta, bằng sự sống hàng ngày của ta trong mỗi giây mỗi phút. Bởi vì dù muốn hay không thì những ý nghĩ, lời nói và hành động của ta là sự tiếp nối của ta. Ta học cách sử dụng thời gian cho thông minh để chế tác thương yêu và hiểu biết, để nói những lời hay ý đẹp gây niềm tin và hy vọng, giúp mọi người biết tha thứ nhau, che chở cho nhau, và biết bảo vệ trái đất. Làm được như thế thì chúng ta mới có được một sự tiếp nối đẹp đẽ.

Triết gia người pháp Jean-Paul Sartre có nói rằng: “Con người là tổng thể những hành động của họ”. Câu nói này mang ý nghĩa của điều quán tưởng thứ tư: chúng ta phải từ bỏ tất cả những người ta thương yêu và tất cả những gì ta trân quý. Tất cả những gì ta mang theo và để lại sau lưng là kết quả của những tư tưởng, hành động và lời nói trong suốt cuộc đời của ta. Cái đó tạo ra cái mà ta gọi là nghiệp, tức là sự tiếp nối của ta. Khi đám mây bị ô nhiễm thì mưa cũng bị ô nhiễm. Cho nên tu tập là để thanh lọc thân, khẩu, ý, để có được một sự tiếp nối đẹp đẽ.

Đạo Bụt dùng chữ “nghiệp”, nghiệp tức là hành động, hành động vừa là nhân vừa là quả. Khi hành động là nhân, ta gọi là karmahetu, nghiệp nhân. Cách ta suy nghĩ, nói năng hay hành động sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe thể chất và tinh thần của ta, đồng thời cũng ảnh hưởng đến mọi người mọi vật chung quanh. Ảnh hưởng đó tốt hay xấu, lành hay dữ, đều là nghiệp quả, karmaphala. Chính nghiệp quả đưa ta đi về tương lai, nghiệp quả là sự tiếp nối của ta.

Suy nghĩ, nói năng là một hình thức hành động. Khi ta có một ý nghĩ chứa đầy giận hờn, sợ hãi hay tuyệt vọng thì nó liền ảnh hưởng đến sức khỏe của ta cũng như của mọi người chung quanh. Khi ta có những tư tưởng sầu đau thì cả thân tâm ta đều bị chi phối, thế giới quanh ta cũng bị chi phối. Cho nên ta phải thực tập như thế nào để những tư tưởng như thế không xảy ra thường xuyên. Hôm nay nếu ta có nói điều gì không hay lắm thì ta nên nói lại điều gì hay hơn, như thế mọi việc sẽ thay đổi. Một tư tưởng tích cực luôn đem lại lợi lạc cho thân tâm ta và giúp chữa trị những vết thương của xã hội.

Như lời Bụt đã dạy, chánh ngữ luôn đem lại niềm vui và hy vọng, xây dựng sự hiểu biết và tình huynh đệ. Qua lời nói, ta có thể bày tỏ lòng thương yêu, không kỳ thị phân biệt, khiến người khác cảm thấy dễ chịu, bình an, thoải mái. Trong ngày ta nên thực tập ái ngữ nhiều lần để mang đến sự chuyển hóa và trị liệu cho ta và cho mọi người chung quanh.

Đức Bụt cũng khuyên ta nên thực tập chánh nghiệp, tức là việc làm chân chánh, bởi vì hành động này sẽ có ảnh hưởng đến thân tâm ta, cũng như đến toàn thể nhân loại. Ta có thể giết hoặc bảo vệ sinh mạng của một con người, một con vật hay một cái cây. Khi làm một việc gì, ta phải xem xét cho kỹ hành động này có đưa ta về hướng chánh nghiệp hay không. Là chánh nghiệp khi hành động của ta có công năng bảo vệ, che chở, làm vơi khổ đau của kẻ khác, đồng thời giúp ta chữa trị những vết thương của mình và của xã hội. Khi tâm ta đầy lòng yêu thương thì dù ta không làm gì cả, tình thương ấy cũng tỏa rạng xung quanh và làm tình trạng thay đổi. Tình thương luôn dẫn đến chánh nghiệp.

Mỗi phút giây trong đời sống hàng ngày ta đều tạo nghiệp qua từng ý nghĩ, hành động và lời nói của ta, vì hành động nào, lời nói nào, ý nghĩ nào của ta cũng mang chữ ký của ta, đó là sự tiếp nối của ta, không có gì mất đi đâu cả. Cho nên ta thật ngây thơ khi nghĩ rằng ta hoàn toàn chẳng còn lại gì sau khi hình hài này tan rã. Nhờ quán chiếu sâu sắc, ta thấy rằng không có sinh cũng không có diệt. Bản chất của ta là vô sinh bất diệt. Thiền tập giúp ta thấy rõ điều này.

Đức Bụt nói về Vô Thường, các nhà tư tưởng khác cũng nói về Vô Thường. Nhà triết học Hy Lạp Heraclitus ở thế kỷ thứ sáu nói rằng không bao giờ ta có thể đặt chân hai lần trên một dòng sông, bởi vì dòng sông không ngừng thay đổi trong từng giây phút, không có gì mà không thay đổi trong từng khoảnh khắc. Cái thấy nào không đặt căn bản trên Vô Thường là cái thấy sai lầm. Tuệ giác Vô Thường giúp ta vơi bớt khổ đau và tạo ra nhiều hạnh phúc.

Thực tại là vô thường chứ Bụt không nói triết lý về vô thường. Khi ta giận bạn của ta và hai bên sắp cãi nhau, Bụt dạy ta hãy nhắm mắt lại và tưởng tượng về hai người trong ba trăm năm nữa. Ta sẽ ở đâu và bạn ta ở đâu? Nếu ta thấy được trong ba trăm năm nữa ta ở đâu thì ta sẽ thấy là cãi vã nhau không còn cần thiết vì đời sống luôn biến đổi. Khi ta hiểu được đời sống là vô thường thì khi mở mắt ra, ta không còn thấy giận nữa. Lúc ấy điều duy nhất ta có thể làm là mở rộng đôi cánh tay và ôm lấy người bạn.

Có thể trên trí năng ta hiểu được sự vật là vô thường, nhưng trong đời sống hằng ngày, ta thường hành sử như thể sự vật là thường. Vô thường không phải là một học thuyết hay một triết lý, vô thường là một sự thực tập. Chúng ta phải thực tập định về vô thường. Nhìn đóa hoa, ta phải thấy hoa là vô thường, nhìn một người nào đó, ta phải thấy người đó là vô thường. Suốt ngày, nhìn thấy gì, nghe thấy gì ta cũng dùng tuệ giác vô thường để quán chiếu. Chỉ có định về vô thường mới cứu được ta chứ không phải là ý niệm về vô thường. Thực tập chánh niệm ta sẽ duy trì được tuệ giác vô thường lâu dài, ta sẽ được bảo hộ và không còn nói năng, suy nghĩ sai lầm nữa.

Nghiệp quả là sự tiếp nối của ta, sự tiếp nối này đã và đang biểu hiện, không phải đợi đến lúc ta chết đi mới biểu hiện. Đời sống của ta chính là sự biểu hiện của nghiệp quả, cho nên ta có thể làm cho đời sống có ý nghĩa đẹp đẽ để nó tiếp tục gây tác dụng tốt cho tương lai. Khi ta biết tu học để chế tác hiểu biết, thương yêu là ta đóng góp rất nhiều cho tương lai của đất nước và thế giới, ta không cần phải đợi đến khi hình hài này tan rã, ta mới có được sự tiếp nối. Ngay trong giờ phút này nếu sự tiếp nối được biểu hiện một cách lành mạnh, đẹp đẽ, thì tương lai cũng sẽ tiếp tục như vậy.

Nhìn vào thân tâm ta, ta thấy đó là một cơ cấu khá phức tạp. Có rất nhiều chủng loại, có rất nhiều yếu tố có mặt trong thân tâm ta. Nhìn vào mỗi tế bào của cơ thể, ta có thể thấy toàn bộ lịch sử của loài người và của trái đất. Mỗi tế bào trong cơ thể có khả năng cho ta biết tất cả những gì ta muốn biết về vũ trụ. Tế bào nào cũng có thể cho ta biết rất nhiều về tổ tiên của ta, tổ tiên con người và cả tổ tiên động vật, thực vật và khoáng vật. Mỗi khi ta đi thiền hành là ta đi cho tất cả mọi người, cho cả tổ tiên của ta, cho cả vũ trụ. Tổ tiên của ta cùng bước với ta, con cháu của ta cùng bước với ta, cái một chứa đựng cái tất cả. Nếu ta bước được một bước có an lạc có hạnh phúc, thì tổ tiên của ta cũng bước được một bước có an lạc có hạnh phúc.

Ta cũng biết là ông bà, cha mẹ, và thầy tổ của ta đều mong ước ta sống như thế nào mà trái đất của ta được bảo vệ. Chúng ta hãy để cho tổ tiên huyết thống, tổ tiên tâm linh trong ta có cơ hội hành động. Chúng ta phải thường xuyên tâm sự với tổ tiên huyết thống và tổ tiên tâm linh của ta để các ngài tiếp tục giúp ta có thêm tuệ giác mới, có thêm quyết tâm và định lực trên con đường phụng sự, xây dựng hiểu biết thương yêu. Ta phải biết dùng cuộc đời của ta, thời gian của ta để thực hiện những gì mà tổ tiên tâm linh, tổ tiên huyết thống đang kỳ vọng nơi ta, ta đừng để thời gian trôi qua một cách oan uổng. Sống được như vậy, ta cho ta rất nhiều niềm vui và ta sẽ trao truyền được cho con cháu ta những gì hay nhất và đẹp nhất mà ta đã tiếp nhận từ tổ tiên của mình.


Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
21/04/2023(Xem: 12555)
Thượng Tọa Thích Trí Siêu từ Pháp Quốc sẽ giảng pháp tại Úc Châu vào tháng 4 năm 2023 -- Thượng Tọa Thích Trí Siêu sinh năm 1962 tại Sài Gòn. Theo cha mẹ tỵ nạn qua Pháp năm 1975. Năm 1985 nhập chúng tu học tại Tự Viện Linh-Sơn, tỉnh Joinville-le-Pont, Paris. Năm 1987 thọ cụ túc giới với Hòa Thượng Thích Huyền-Vi. Tuy xuất thân từ Đại Thừa, nhưng Thầy đã không ngần ngại du phương tham vấn và tu học với nhiều truyền thống khác như : Nguyên Thủy, Đại Thừa, Kim Cang Thừa Tây Tạng.
20/04/2023(Xem: 14474)
Học đạo quý vô tâm Làm, nghĩ, nói không lầm Sáng trong và lặng lẽ Giản dị mới uyên thâm
12/04/2023(Xem: 5969)
Tôi muốn chia sẻ về mối quan hệ tôn giáo và xã hội hiện đại. Vì bản tính tự nhiên, mỗi cá nhân đều có sự cảm nhận về tự ngã. Từ đó, mỗi cá nhân đều trải qua các hiện tượng mà họ nhận thức được bằng cảm giác thống khổ, cảm xúc vui sướng hay yên tĩnh. Đây là sự thật, không cần phải trình bày tỉ mỉ nữa. Động vật cũng thế. Vì bản tính tự nhiên, tất cả chúng ta đều muốn đạt được an lạc hạnh phúc, không muốn thống khổ và bất hạnh. Ta khỏi cần phải chứng minh điều này. Trên cơ sở này, chúng ta đàm luận về quyền của mọi người được hưởng cuộc sống an lạc hạnh phúc, quyền vượt qua mọi thống khổ.
18/03/2023(Xem: 9623)
Tây phương Kinh tế học có thể bị chỉ trích bởi dựa trên sự hợp lý hóa hành vi cạnh tranh, tối đa hóa lợi nhuận vì lợi ích của một nhóm nhỏ, phụ thuộc vào sự cạn kiệt tài nguyên thiên nhiên và sự suy thoái môi trường chung của chúng ta. Trong khi đó, Kinh tế học Phật giáo được hình thành dựa trên sự tương tác phụ thuộc lẫn nhau của con người và môi trường, do đó mang lại sự an lạc hạnh phúc dựa trên từ bi tâm đối với tất cả chúng sinh. Mục tiêu của nó là duy sự phát triển bền vững gắn liền bảo vệ môi trường và thích ứng với biến đổi khí hậu hiện nay, đồng thời khẳng định sự thịnh vượng chung và mang đến sự an lạc thịnh đạt cho người lao động, khách hàng, cổ đông và xã hội.
03/02/2023(Xem: 8662)
Đã có rất nhiều tài liệu đề cập về Thiền bao gồm Thiền Định, Thiền Chỉ, Thiền Quán, Thiền Tọa, Thiền Hành, Thiền Phàm Phu, Thiền Ngoại Đạo, Thiền Tiểu Thừa, Thiền Trung Thừa, Thiền Đại Thừa, Thiền Tối Thượng Thừa...Tất cả đều là những sắc thái, tướng trạng, hiện tượng và tác động từ tâm thức chúng ta trong ý hướng tu tập trên đường giải thoát, giác ngộ Phật đạo. Sự giác ngộ giải thoát nơi Phật Đạo, tuy nhiên, lại quá phong phú, đa diện với sắc thái tâm thức rất sâu xa vi tế nên dù Phật tánh
31/01/2023(Xem: 9889)
Kinh Châu Báu, thuộc kinh điển Nam Truyền, Tiểu Bộ Kinh, là một bài kinh Hộ Trì hay Cầu An, do Đức Phật Thích Ca nói ra khi Ngài được thỉnh đến thành Vesali, dân chúng đang chịu ba thứ nạn, nạn dịch bệch, nạn đói và nạn Phi Nhân. Dân chúng ở đây cầu mong nhờ ân đức cao trọng của Đức Phật, nhờ Phật Lực mà các hoạn nạn được tiêu trừ.
07/01/2023(Xem: 8188)
Phương pháp phát triển cá nhân mà nhà sư Sangharakshita nói đến trong bài này là phép thiền định của Phật giáo, một phép luyện tập nhằm biến cải một con người bình dị trở thành một con người đạo đức, sáng suốt và cao quý hơn, và ở một cấp bậc sâu xa hơn nữa còn có thể giúp con người đạo đức, sáng suốt và cao quý ấy thoát ra khỏi thế giới hiện tượng luôn trong tình trạng chuyển động và khổ đau này.
23/12/2022(Xem: 22405)
Các video sau được sưu tập và biên tập sao cho mỗi video đều có mục lục chi tiết (ngoại trừ các bài giảng lẻ), kèm theo thời điểm lúc giảng các mục để người xem có thể dễ dàng theo dõi. Ngoài ra nếu vô tình nghe một đoạn bất kỳ cũng có thể biết được Sư bà đang giảng tới mục nào vì tên mục đó có ghi phía dưới màn hình.
02/11/2022(Xem: 22943)
Đức Phật thuyết giảng giáo nghĩa Đại thừa vì tám lý do, được nêu lên ở trong bài kệ của Đại thừa trang nghiêm kinh luận: "Bất ký diệc đồng hành Bất hành diệc thành tựu Thể, phi thể, năng trị Văn dị bát nhân thành". Bài kệ này nêu lên tám lý do, tám bằng chứng kinh điển Đại thừa là do đức Phật nói chứ không phải là ai khác. Hàng Thanh văn không đủ khả năng để nói đến kinh điển Đại thừa. Hàng Duyên giác không có khả năng để nói đến kinh điển Đại thừa. Bồ tát cũng chưa đủ sự toàn giác để nói kinh điển Đại thừa. Còn đối với ngoại đạo thì đương nhiên không thể nói được một từ nào ở trong kinh điển Đại thừa. Có nhiều vị cố chấp, thiên kiến nói rằng kinh điển Đại thừa do ngoại đạo tuyên thuyết; nói như vậy là hồ đồ, không có luận cứ. Tu tập đến cỡ như hàng Thanh văn, hàng Duyên giác mà còn không nói được kinh điển Đại thừa thì làm gì cái đám ngoại đạo chấp ngã, chấp trước, chấp danh, chấp lợi mà nói được kinh điển Đại thừa. Cho nên nói kinh điển Đại thừa do ngoại đạo nói, đó
02/11/2022(Xem: 19709)
Bấy giờ, tôi khoảng chín tuổi, một hôm đi xem đưa đám tang ông Võ Hờ trong xóm, thấy mọi người đi sau đám tang đều khóc nức nở và tức tối. Thấy họ khóc, tôi cũng khóc, nhưng bấy giờ tôi không biết tại sao tôi lại khóc như vậy.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]