Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Chương 6: Các học phái Phật Giáo

18/04/201214:09(Xem: 3610)
Chương 6: Các học phái Phật Giáo
PHẬT GIÁO NHẬP MÔN
Fabrice Midal
Hoang Phong chuyển ngữ



Chương 6
CÁC HỌC PHÁI PHẬT GIÁO


Các học phái chính yếu trong Phật Giáo

Con đường của Đức Phậtluôn nhắc nhở chúng ta cố tránh sự suy đoán cũng như tạo dựng ra những khái niệm,vì đấy là những gì thường hay đánh lừa mọi người khiến cho chúng ta dễ bị lạchướng trong cuộc hành trình đưa đến Giác Ngộ. Cũng thế, nếu quan trọng hóa mộtcách quá đáng sự khác biệt giữa các học phái thì điều này sẽ khiến cho chúng tadễ bị rơi vào sự sai lầm.

Toàn bộ các học phái cũngnhư các giáo phái đều đi đúng với con đường của Đức Phật. Tất cả đều mang tínhcách đích thật.

Đạo Nguyên (Dogen), mộttrong các vị sáng lập ra thiền phái Zen của Nhật Bản đã từng nói như sau:"Bất cứ ai xem Zen như là một giáo phái Phật Giáo và gọi đấy là "zen-shu"tức có nghĩa "môn phái Zen", thì người ấy nhất định là một con quỷ sứ"(có nghĩa là Zencũng chính là Phật Giáo như tất cả các hình thức tu tập Phật Giáo khác, đấy khôngphải là một giáo phái - sect).

Lời giảng dạy của ĐứcPhật không thể nào được diễn dịch giống nhau tại mỗi nơi, và qua từng thời đạithì những lời thuyết giảng ấy của Ngài cũng không thể nào còn giữ nguyên vẹn vàhoàn toàn bất biến được(Đức Phật tuy đã tịch diệt, thế nhưng hóa thân của Ngài vẫnhiện hữu dưới nhiều thể dạng khác nhau, xuyên qua các hình tướng thân xác khác nhauđể thuyết giảng tùy theo nhu cầu và trình độ của mỗi chúng sinh, thuộc vào cáckhông gian và thời gian khác nhau. Nói cách khác là giáo huấn của Đức Phật thíchnghi với văn hóa và tâm tính con người tại mỗi địa phương qua dòng tiến hóa củalịch sử). Cũng thế, xuyên qua từng bối cảnh các vị hiền nhân lần lượtxuất hiện qua các phong thái khác nhau để nêu cao và quảng bá Đạo Pháp của ĐứcPhật, thế nhưng chẳng có một vị nào giống với vị nào cả (Long Thụ, Thánh Thiên, Đạo Nguyên, v.v và v.v...,và hiện nay là Đức Đạt-Lai Lạt-ma, tất cả đều nắm tay chúng ta để cùng ca ngợi ĐạoPháp của Đức Phật, dù đấy là bằng một thứ ngôn ngữ nào, trong một không gian nàohay một thời đại nào).

Một số người hình dung ĐứcPhật như là một vị Giác Ngộ đang trong tư thế thiền định - để cứ như vậy mà bắtchước theo - , trong khi đó thì một số người khác lại quan tâm nhiều hơn đến ýnghĩa hàm chứa trong những lời giảng huấn của Ngài - để mang các lời giảng huấnấy ra mà hăng say nghiên cứu và học hỏi - , một số người khác nữa thì lại nhìn ĐứcPhật như là một thể dạng mở rộng của thực tại - để phát động những kinh nghiệmcảm nhận qua tâm linh tỉnh thức của mình... (tác giả tóm lược thật ngắn gọn tất cả các đường hướng tu tậptrong Phật Giáo theo ba xu hướng khác nhau).

Riêng về phần chúng tathì sao? Chúng ta đang hướng nhìn vào Đức Phật dưới một khía cạnh như thế nào?

Dù sao đi nữa nếu nhìnvào hiện trạng thời nay thì chúng ta cũng có thể phân loại các khuynh hướng khácnhau trong Phật Giáo dựa trên các tiêu chuẩn địa lý.

Trong vùng Đông Nam Áthì Theravada (cóthể tạm thời xem là đại diện cho "Phật Giáo Nguyên Thủy")chủ trương một con đường mang tính cách khá lý tưởng: tức là con đường của nhữngngười xuất gia.

Ở Trung Quốc và Nhật Bảnthì Phật Giáo lại mang tính cách đa dạng hơn, nhiều học phái cùng sinh hoạt songsong với nhau. Trong số này có Thiền Học Ch'an và Zen (Zen là một thuật ngữ NhậtBản dịch âm từ thuật ngữ Ch'an của Trung Quốc) và các học phái này thì lại chútrọng nhiều hơn đến hình thức tu tập mang tính cách đơn giản (đơn sơ, tinh khiết)dựa vào phép thiền định.

Phật Giáo Tịnh Độ tuy rấtít phát triển ở Tây Phương thế nhưng ở Á Châu thì từ nhiều thế kỷ nay đã từng tạođược nhiều ảnh hưởng sâu rộng, thí dụ như tại Nhật Bản thì Tịnh Độ chiếm giữ mộtvị thế hàng đầu. Đấy là một tông phái Phật Giáo chủ trương phải đặt hết niềmtin của mình vào những lời ước nguyện của vị Phật biểu trưng cho Lòng Từ Bi (Phật A-di-đà),đấy là lời ước nguyện nhằm cứu độ bất cứ chúng sinh nào cầu khẩn đến Ngài -chúng ta sẽ trở lại vấn đề này trong các đoạn sau.

Trong tất cả các quốcgia khác thuộc vùng Hy-mã-lạp-sơn thì Phật Giáo lại phát triển dựa vào một hìnhthức thụ giáo gồm có các nghi lễ truyền giới, và được gọi là Tan-tra (chính ở điểm nàymà nhiều người hiểu sai Phật Giáo Tan-tra và gọi đấy "Mật Tông", thụgiới hay thụ pháp chỉ là các hình thức nghi lễ mang tính cách thiêng liêng biểutrưng cho lòng quyết tâm của người tu tập bước theo con đường của Đức Phật).Hình thức Phật Giáo này đặc biệt chú trọng đến các nghi lễ và các biểu tượng nhằmgiúp hoán chuyển một cách thật đột ngột thể dạng u mê để trở thành thể dạng trítuệ. Phép tu tập của Phật Giáo Tan-tra nhất thiết dồn tất cả nỗ lực nhằm hướng thẳngvào sự Giác Ngộ.

Cách phân loại trên đâydù rất khái quát nhưng cũng có thể giúp để xác định được các đường hướng chínhtrong Phật Giáo là: Theravada, Zen, Tịnh Độ và Tan-tra.

Trong khi đó thì kinhsách nói chung lại không dựa vào cách phân loại căn cứ vào các tiêu chuẩn địalý như trên đây mà chỉ nêu lên hai khuynh hướng khác nhau đấy là Tiểu Thừa(Hinayâna) và Đại Thừa(Mahayâna). Thuật ngữ Thừa (cỗ xe)dùng để chỉ định các phép tu tập khác nhau trên Con Đường.

Sự phân biệt giữa TiểuThừa(Hinayâna) và Đại Thừa(Mahayâna) có thể xem là chính đáng hay không?

Chữ Thừa (yana) được sử dụng để biểu trưngcho giáo huấn của Đức Phật dựa vào một hình ảnh cổ truyền và lâu đời trong nền vănhóa Ấn Độ, đấy là hình ảnh một người lái đò đưa khách sang sông. Người lái đòbiểu trưng cho một vị thầy tâm linh đưa chúng sinh vượt sang bờ bên kia của consông khổ đau hay cõi luân hồi (samsara).Kinh Hoa Sen thì lại ví giáo huấn của Đức Phật như là một cỗ xe giúp chúng sinhvượt thoát khỏi một gian nhà đang bốc cháy tượng trưng cho sự lầm lẫn (vô minh).

Cách phân chia PhậtGiáo thành hai khuynh hướng là Đại Thừa và Tiểu Thừa đã thành hình vào thế kỷthứ I. Một nhà sư người Trung Quốc là Yijing (Nghĩa Tịnh, 635-713)sang Ấn Độ hànhhương vào thế kỷ thứ VII có kể lại như sau: "Những ai tôn thờ các vị bodhisattva(bồ-tát)và trì tụng kinh sách mahayânathì được gọi là những người tutheo Đại Thừa, các người khác là những người tu theo Tiểu Thừa. Tất cả các vịnày đều cùng sinh hoạt chung trong một ngôi chùa và giữa họ không hề xảy ra mộtsự phân chia nào cả".

Các nhà sư đại thừa vẫntôn trọng các nguyên tắc giáo lý do Đức Phật đã đưa ra, thế nhưng lại giảithích một cách khác hơn bằng một số tư tưởng mới mẻ và khá đặc thù.

Thế nhưng theo thờigian, dần dần hai hình thức Phật Giáo này lại cho thấy có xu hướng tách rờinhau, các vị chủ xướng Phật Giáo xưa không chấp nhận con đường của phong trào cảitiến.

Thật sự ra thì thuật ngữHinayâna(Tiểu Thừa)chỉ mang một ý nghĩa nàođó đối với những người chủ trương khuynh hướng đại thừa mà thôi, bởi vì đấy chỉlà một thuật ngữ do những người đại thừa đặt ra nhằm phê bình và xem thườngquan điểm của những người không chia sẻ cùng một khuynh hướng với mình, và cũngđể đánh giá quan điểm ấy là "nhỏ hẹp"(tiểu).

Thế nhưng thật sự rathì cũng phải nói là trên một khía cạnh khác thì sự phân biệt giữa HinayânaMahayânalại là một phương tiện hết sức hữu ích để giúp tìm hiểu PhậtGiáo - tất nhiên là riêng đối với những người đứng vào phía quan điểm của Mahayânamà thôi (nên hiểu rằng người "tiểu thừa"không cần biết đến "đại thừa" là gì cả, bởi vì đấy chỉ là một chủtrương hay một khuynh hướng "mới" trong Phật Giáo, hoặc giả cũng cóthể là một "khía cạnh" nào đó đã có sẵn trong Phật Giáo từ nguyên thủyvà chỉ được triển khai rộng rãi hơn sau này mà thôi). Do đó Mahayâna có thể xem như là một cách giảithích về một số lời giáo huấn của Đức Phật dựa vào một phép suy luận mạch lạc vàkhác hơn. Vậy chúng ta hãy thử tìm hiểu hai khuynh hướng này xem sao.

Hinayâna (Tiểu Thừa) là gì?

Thật ra trên thực tếthì thừa này chẳng hề đại diện cho bất cứ một học phái thật sự và cụ thể nào cả,và sở dĩ gọi là "con đường hẹp" bởi vì nó không hề gạt ra một bên bấtcứ gì cả (gò bó).Không được phép loại bỏ ra khỏi con đường bất cứ một thể dạng nào trong cuộc sốngcủa chính mình. Con đường ấy luôn khuyên chúng ta phải chú tâm thật mạnh vào từnghành động (dù lànhỏ nhặt)mà mình đang thực thi nhằm giúp mình không phạm vào sự lầmlẫn (tức làtránh được những hành động vô minh, nói cách khác là phải luôn giữ tâm thần trongtrạng thái tỉnh thức). Đấy là một con đường vô cùng vững chắc, cứngrắn, kiên trì, trung thực và nghiệt ngã. Thế nhưng đấy cũng lại là những gì thậtcần thiết và không thể thiếu sót đối với bất cứ ai thật sự muốn bước theo conđường của Đức Phật.

Không cần phải quan tâmđến sự khổ đau mênh mông đang chi phối mình, cũng không cần phải câu nệ và lo lắngquá đáng đến các chủ đích của mình, mà phải biết lắng nghe và tuân theo những lời giảng dạy của ĐứcPhật.

Hynayâna (Tiểu Thừa)là cách chú tâm nhằm biến cải từng chi tiết trong cuộc sống, tức không được phéplàm cho thế giới bị ô uế vì các hành vi thiếu cảnh giác của mình, trên phươngdiện ngôn từ, hành động cũng như tư duy.

Mahayâna (Đại Thừa) là gì?

Mahayâna (Đại Thừa)được triển khai không phảilà để thay thế cho Hynayâna (Tiểu Thừa), mà từ căn bản tự nó đã hàm chứa sẵn cáctính cách đặc thù của nó, tương tự như một gian nhà được xây dựng thẳng trên nềnmóng của chính nó. Muốn hiểu Đại Thừa là gì thì cũng phải nắm vững được hết ý nghĩacủa chữ "Đại". "Đại" là một thứ gì đó thật to lớn, bao hàmtất cả và có khả năng đón nhận được tất cả (trong Phật Giáo Đại Thừa thì ngoài Đức Phật lịch sử là Đức Thích-caMâu-ni ra còn gồm có cả vô số các vị Phật khác, các vị Bồ-tát, các vị thánh thầnđịa phương - nào là thổ địa, quan công, ông táo... và cả thần tài. Đối với việctu tập thì cũng gồm nhiều phương pháp khác nhau: từ thiền định đến các cách thựcthi nghi lễ, phát động lòng từ bi, tụng niệm hồng danh của một vị Phật, trì tụngcác câu thần chú mang tính cách linh thiêng, v.v...). Không thể nào nắmbắt được cái "Đại" to lớn ấy bởi vì nó vượt lên trên mọi khái niệm, thoátra khỏi mọi giới hạn chật hẹp thuộc lãnh vực quy ước của chúng ta (tuyệt vời thay mộtcâu định nghĩa về Đại Thừa của tác giả, chúng ta hãy nhìn vào đấy để đừng chêtrách những người thờ ông địa, ông táo... và ông thần tài. Mở rộng lòng mình, kínhtrọng tất cả, yêu thương tất cả, kể cả ông táo lọ lem đang cầm chiếc quạt trongbếp).

Bước vào con đường rộnglớn là cách tự chọn cho mình một thái độ quả cảm, không để cho sự sợ hãi vàcách so đo tính toán cũng như các quyền lợi cá nhân chi phối và kiềm tỏa mình.

Quả cũng hết sức ngạcnhiên là thế giới Tây Phương không hề nhận thấy được khía cạnh "Vĩ Đại"đó của con đường Phật Giáo (Tây Phương chỉ biết chú trọng đến tính cách khoa học, triếthọc và lôgic của Phật Giáo), đấy là con đường phản ảnh một hình thứcbiểu dương phong cách "anh hùng tính" (heroism)tuyệt đối nhất, thế nhưngPhật Giáo dưới khía cạnh đó lại chính là hình thức Phật Giáo phổ biến hơn hết tạihầu hết Á Châu (mộtthái độ thật "anh hùng" tàng ẩn một cách kín đáo phía sau các thái độbao dung, buông xả, tha thứ, từ bi và sẵn sàng chấp nhận tất cả... của một ngườiquyết tâm bước theo con đường của Đức Phật).

Cái phong cách "anhhùng" đó đã được Tịch Thiên (Shantideva, 683-763)đề cao trong tác phẩm thậttuyệt vời của ông là Nhập Bồ-đề Hành Luận(Bodhicaryâvatara):

"Tôi ước nguyện xin đượclàm người bảo bọc cho những kẻ lang thang,
Tìm đường cho những người đilạc,
Được làm thân con đò, một khoang thuyền lớn, một nhịpcầu cao,
Giúp cho tất cả những ai muốn vượt sang bên kia dòng sôngnước cuốn!
Tôi nguyện ước được làm một hòn đảo cho những ai muốn tìmchốn dung thân,
Một ngọn đèn cho những ai đang bước đi trong tối,
Một chiếc giường cho những người mỏi mệt,
Một kẻ nô tì cho những ai cần người sai bảo!
Tôi cầu xin được làm viên bảo châu giúp thực hiện tấtcả những lời nguyện ước,
Một chiếc bình mầu nhiệm, mộtcâu thần chú mang lại sự viên mãn,
Một phương thuốc chữa được mọi bệnh tật, một gốc cổ thụđể mọi người đến cầu xin,
Một con bò cho thật nhiều sữa để hiến dâng cho cả thếgiới này!"

Thoạt nhìn thì các câuthơ trên đây có vẻ khá phóng đại! Thế nhưng Đại Thừa thì lại chính là như thế,luôn khuyên chúng ta hãy thực hiện những gì vượt cao hơn khả năng của chính mìnhbằng một sự quyết tâm thật mãnh liệt, và đấy cũng là cách giúp chống lại sự dửngdưng chỉ biết tính toán và cân nhắc vì quyền lợi riêng tư của chính mình.

Đại Thừa là một bước nhảyxổ vào một nơi mà không cần biết trước đấy là đâu, chỉ hiểu rằng mình đang xôngpha vào một sự rộng mở, trung thực và không bao giờ lầm lẫn.

Sự cao quý đó chỉ đòi hỏichúng ta một điều kiện duy nhất là sẽ không rời bỏ thế giới luân hồi (samsara).Vì lòng từ bi đối với tất cả chúng sinh, chúng ta nguyện cầu sẽ mãi mãi lưu lạibên cạnh họ trong cảnh tù đày nơi cái thế giới đó.

Sự quyết tâm ấy sẽ cắt đứtlòng tham chỉ biết vơ vét tất cả cho riêng mình, và thúc đẩy người tu tập đến mộtmức độ khiến cho họ chối bỏ cả sự giác ngộ. Nếu nhìn dưới khía cạnh ấy thì sự mongcầu đạt được giác ngộ cho chính mình cũng chỉ sẽ là một niềm ước vọng quá hẹphòi và thấp kém. Phải dồn tất cả mọi sinh hoạt của mình vào mục đích giải thoáttất cả chúng sinh thoát khỏi khổ đau, và không được loại trừ một chúng sinh nào.

Thật thế nếu mong cầu đạtđược giác ngộ cho riêng mình thì tất nhiên tự nó cũng đã là một sự mâu thuẫn đốivới ý nghĩa trên đây. Nếu giác ngộ là một cách "loại bỏ" mọi sự bámvíu vào cái ngã tức là vào tất cả các ý đồ cá nhân, thì làm thế nào để mà"đạt" được nó? ("loại bỏ cái ngã" nhằm để đạt được giác ngộ, thếnhưng "mong cầu đạt được giác ngộ" - cho mình - thì lại là một hình thức"nuôi nấng cái ngã", sự mâu thuẫn chính là ở chỗ ấy). ĐạiThừa Phật Giáo thật mạch lạc. Chối bỏ giác ngộ chính lại là con đường đưa đếngiác ngộ. Đấy là cách giúp chúng ta biết mở rộng lòng mình. Có một thứ gì đóđang réo gọi chúng ta (vậy thì cái gì đang réo gọi chúng ta bây giờ? Đấy là lòng từbi, và tàng ẩn thật kín đáo phía sau lòng từ bi vô biên ấy là sự giác ngộ củachính mình. Tóm lại không nên đặt sự giác ngộ ra phía trước để nhìn vào đấy làmmục tiêu mà hãy nêu cao lòng từ bi và "cất dấu" đi cái ngã của chínhmình).

Tất cả các học phái PhậtGiáo không chia sẻ cùng một cách nhìn như thế. Tuy nhiên theo tôi thì quan điểmấy lại là đỉnh cao nhất và cũng là khía cạnh tuyệt vời nhất trong toàn bộ giáohuấn của Đức Phật. Đấy là cách giúp chúng ta biết lắng nghe tiếng réo gọi của sựthật vang lên từ trái tim của con người.

Nên chọn Tiểu Thừa hay Đại Thừa, và có thể bắt đầu tutập ngay với Đại Thừa hay không?

Tiểu Thừa và Đại Thừakhông phải là hai học phái khác nhau mà thật ra chỉ là hai thái độ hành xử khácnhau trên con đường. Thái độ thứ nhất (Tiểu Thừa)thì khuyên chúng ta phải hành xử thậtchính xác và luôn buông xả, còn thái độ thứ hai (Đại Thừa)là phải mở rộng con timcủa mình đến vô tận.

Không thể nào thực hiệnđược cách thứ hai (phép tu tập Đại Thừa)nếu chưa đủ sức nắm vững được cách thứnhất (phép tu tậpTiểu Thừa). Tuy nhiên sự chuyển tiếp đó cũng có thể tự động xảy ra. Vàomột lúc nào đó trên con đường, tiếng réo gọi của sự rộng mở ấy cũng chợt vanglên một cách tự nhiên.

Sự réo gọi đó không phảichỉ xảy ra một lần và sau đó thì im bặt. Khi đã bước theo được con đường tiểu thừathì đến một lúc nào đó nhất định là các ước vọng mang tính cách đại thừa cũng sẽhiện ra với chúng ta (cứ nhìn vào sự sinh hoạt xã hội ở Thái Lan, Miến Điện, TíchLan... thì sẽ thấy ngay là lòng từ bi Phật Giáo tuy không được thường xuyên nêucao và ca ngợi như trong các quốc gia đại thừa thế nhưng luôn thấm đượm và bàngbạc khắp nơi trong sự sinh hoạt xã hội của các quốc gia này). Tuynhiên không phải vì thế mà Tiểu Thừa sẽ bị loại bỏ (sau khi đã bước vào Đại Thừa). TiểuThừa lúc nào cũng là một căn bản tối cần thiết trên con đường mà chúng ta đang bướcđi.

Hình thức Phật Giáo Theravada như đang được phát triểnngày nay ở Á Châu có đúng thật là Phật Giáo xưa và trung thực nhất với giáo huấndo Đức Phật thuyết giảng khi còn tại thế hay không?

Không!

Trước nhất là Theravadakhông hoàn toàn thừa hưởng toàn bộ Phật Giáo xưa, mà chỉ đại diện cho một trongsố mười tám học phái xưa còn tồn tại. Tất cả các học phái xưa khác đều đã mai một.

Phật Giáo Theravadacũng đã biến đổi rất nhiều qua dòng lịch sử hàng nhiều thế kỷ (đối với một ngườiPhật Giáo thấu hiểu được thế nào là quy luật tương liên và vô thường thì cũng sẽphải hiểu rằng không có gì là bất biến cả). Phật Giáo Theravada tựnhận là chính thống và bảo thủ và cũng do đó đã tự cho mình là đã giữ đượcnguyên vẹn giáo huấn của Đức Phật. Nhiều học giả Tây Phương cũng có khuynh hướngchủ trương quan điểm này - thế nhưng việc tu học của riêng họ thì lại phản ảnhmột khuynh hướng cải cách nào đó (nhận xét này của tác giả rất chính xác và tinh tế, bởi vìcó nhiều người Tây Phương tu tập theo Theravada thế nhưng sự sinh hoạt và tư tưởngcủa họ phản ảnh khá rõ rệt các khía cạnh đại thừa). Dù sao đi nữathì tất cả các học phái Phật Giáo đều tự cho mình là theo đúng nguồn gốc giáolý của Đức Phật. Nếu nhìn trên khía cạnh đó thì cũng thật khó để khẳng định giữaTheravada và Phật Giáo Tan-tran là học phái nào theo đúng với giáo lý hơn.

Trên phương diện lịch sửthì nhất định Theravada không phải là Phật Giáo xưa nhất trong các vùng Đông Á.Hình thức Phật Giáo bám rễ trước tiên vào toàn vùng đất này là Phật Giáo Đại Thừavà đặc biệt nhất là Tan-tra Thừa - Theravada chỉ đại diện cho một thiểu số khôngđáng kể (trongthời kỳ khởi nguyên này).

Vào thế kỷ XII ở TíchLan, vì lý do chính trị chỉ có Phật Giáo Theravada là được phép chính thức sinhhoạt, do đó đã lấn lướt tất cả các học phái khác. Sở dĩ Theravada đã phát triểnmạnh tại Tích Lan đấy chính là nhờ vào sự hậu thuẫn chính trị của thể chế quânchủ thời bấy giờ và cũng vào lúc đó thì Phật Giáo đang bước vào một thời kỳ suythoái ở khắp nơi khác tại Á Châu. Thời kỳ vàng son trước đây đã bắt đầu chấm dứt(Phật Giáo bắt đầuphát triển rất mạnh tại các vùng Cận Đông, Ấn Độ và Á Châu từ các thế kỷ thứ IIIvà thứ II trước Công nguyên và đã đạt đến mức tột đỉnh vào các thế kỷ thứ V đếnVIII sau Công nguyên, hầu hết các vị đại sư trong lịch sử Phật Giáo đều xuất hiệntrong giai đoạn tột đỉnh này: từ Long Thụ vào thế kỷ thứ II đến Tịch Thiên vào thếkỷ thứ VIII. Tan-tra Thừa cũng được hình thành vào khoảng thế kỷ thứ V. Ở TrungQuốc thì Phật giáo rất hưng thịnh dưới thời nhà Đường tức vào khoảng thế kỷ thứVI đến thứ VIII, Thiền Học được hình thành vào thế kỷ thứ V và VI và đã pháttriển nhanh chóng sau đó. Phật Giáo cũng đã được đưa vào Nhật Bản vào thế kỷ thứVI. Sau thời kỳ hưng thịnh kéo dài khoảng mười thế kỷ trên đây thì Phật Giáo bắtđầu suy tàn, và riêng tại Ấn Độ thì có thể xem như hoàn toàn biến mất sau thế kỷthứ XII).

Dù sao thì cũng khôngthể nào xem học phái Theravada (của Tích Lan)như là một nhánh của Phật Giáochính thống được, bởi vì học phái này đã dựa vào Phật Giáo Miến Điện để phục hưngvà làm sống lại truyền thống xuất gia mà trước đây đã bị mai một ở Tích Lan (Phật Giáo được vuaA-dục đưa vào Tích Lan vào thế kỷ thứ III trước Công nguyên. Phật Âm(Bouddhaghosa) từ Ấn Độ đã đến Tích Lan vào thế kỷ thứ V và là người đã trướctác tập Thanh Tịnh Đạo (Visuddhimagga) và đấy cũng là tập luận giải giáo lýquan trọng nhất của Theravada. Phật Giáo Đại Thừa và Tan-tra thừa được đưa vàoTích Lan vào thế kỷ thứ VIII và đã phát triển tại đây đến thế kỷ thứ XI, thếnhưng sau đó thì suy tàn. Nói chung thì sau thời kỳ này Phật Giáo suy yếu dần vàmất hết ảnh hưởng tại Tích Lan sau khi bị các sắc dân khác - như Tamil và Hindi- từ Ấn độ đến xâm chiếm và sau đó thì đến lượt người Bồ-đào-nha và người Anh đổbộ và xâm chiếm Tích lan trong thời kỳ thuộc địa. Phật Giáo Theravada tại TíchLan ngày nay chỉ là một sự phục hồi với ít nhiều vay mượn từ Phật Giáo Miến Điện.Cũng xin nhắc thêm là chính người Anh đã mang Tam Tạng Kinh bằng tiếng Pa-li từTích lan về Anh Quốc để dịch ra tiếng Anh và bản tiếng Anh này đã tạo được nhiểuảnh hưởng lớn trong các quốc gia Phật Giáo Theravada ở Á Châu, trong đó có cảTích lan, Miến Điện và Thái Lan, và đồng thời cũng đã góp phần vào sự quảng báPhật Giáo trên toàn thế giới. Lý do là trước đó Tam Tạng Kinh hầu như đã chìmvào quên lãng vì không có mấy ai đọc được tiếng Pa-li kể cả những người sinh sốngtrên đảo Tích Lan).

Có thể đồng hóa Theravada với Tiểu Thừa hay không?

Nói chung thì từ kinhsách cho đến một số các quan điểm liên quan đến các khái niệm đặc thù về giáolý, kể cả các phương pháp tu tập của Theravada..., tất cả đều mang ít nhiều khíacạnh rất gần với cách định nghĩa về Tiểu Thừa.

Thế nhưng khái niệm về"Tiểu Thừa" thì lại chỉ nhất thiết mang một số ý nghĩa nào đó khi đượcsử dụng để làm nổi bật các đặc tính cá biệt của "Đại Thừa", và do đókhông thể nào nêu lên để biểu trưng cho bất cứ một học phái Phật Giáo nào cả.Thật vậy trên thực tế không có một học phái nào lại tự nhận mình là thuộc TiểuThừa. Dù sao đi nữa thì đối với một vài khái niệm nhất định nào đó - chẳng hạnnhư cách hiểu về cái ngã - thì cả hai, Theravada và Đại Thừa, đều đưa ra cáccách giải thích khác nhau (xin mạn phép tóm lược lại là thuật ngữ Tiểu Thừa chỉ được sử dụng trong trườnghợp khi phải định nghĩa Đại Thừa là gì và trên thực tế thì không hề đại diệncho một học phái nào cả. Theravada là một học phái phát xuất từ một trong số 18học phái xưa và do đó không thể hoàn toàn đại diện cho toàn bộ học phái Phật Giáo"Nguyên Thủy" được).

Nếu xét trên mặt thực tếvà phương pháp tu tập thì sẽ nhận thấy ngay là Theravada cũng không phải làkhông mang một vài khía cạnh huyền bí và diệu kỳ nào đó như chúng ta đã từng hiểusai. Phật Giáo Theravada đôi khi cũng cho thấy một vài ảnh hưởng từ Tan-tra, kểcả việc tôn thờ các thần linh địa phương. Do đó không thể nào xem Theravada nhưlà Phật Giáo xưa của Ấn Độ được, và cũng không thể xem đấy là một hình thức PhậtGiáo tuyệt đối tôn trọng ý nghĩa của khái niệm Tiểu Thừa, mà đúng hơn đấy chỉ làmột hình thức Phật Giáo đã thu nhập thêm nhiều tập quán địa phương sau khi bànhtrướng ở Đông Nam Á (tại các nước như Campuchia, Tích Lan, Thái lan, Miến Điệnngười ta cũng nhận thấy một vài hình thức dị đoan và "thờ cúng" nàođó trong sự sinh hoạt dân gian, thế nhưng đấy không phải là Phật Giáo, mà đúnghơn chỉ là những ảnh hưởng phản ảnh "văn hóa" và "phong tục"địa phương, chẳng khác gì với trường hợp của Đại Thừa).

Nếu muốn bước theo con đường Đại Thừa thì phải làm thếnào?

Trong khi Phật Giáo xưanhất thiết chủ trương phải rời bỏ gia đình, phải cắt đứt mọi sự ràng buộc vàbám víu vào thế tục để bước vào một cuộc sống biệt lập với thế giới, thì Đại Thừalại chủ trương một lối tu tập thật dũng cảm, tức là phải phục vụ cho toàn thể nhânloại và giúp đỡ tất cả chúng sinh có giác cảm, tức biết cảm nhận được sự khổđau.

Phải thật dũng cảm

Bất cứ những ai khi đã bướctheo vết chân của Đức Phật thì đều có thể được xem là những vị anh hùng, quanđiểm này cũng khá giống với quan điểm về người hiệp sĩ trong văn hóa TâyPhương. Người hiệp sĩ vừa phải xả thân để giúp đỡ người khác, lại vừa phải rènluyện hầu giúp mình có thể vượt lên trên sự sợ hãi và yếu hèn, tính ích kỷ và sựlười biếng.

Đôi khi chính Đức Phậtcũng được xem như là một vị Anh Hùng. Nhiều câu chuyện dân gian gọi là jataka (được gomgóp trong Bổn Sinh Kinh)thuật lại các tiền kiếp của Đức Phật. Trongcác câu chuyện này tiền thân của Đức Phật thường mang hình tướng thú vật và trongmỗi câu chuyện thì Ngài đều hy sinh mạng sống của mình. Thí dụ như trong một tiềnkiếp Ngài là vị vua của các loài hươu nai và đã hy sinh mạng sống của mình vì sựan lành của toàn thể thần dân của mình tức là tất cả hươu nai; hoặc trong một câuchuyện khác thì Ngài từng là một con cọp cái và đã hy sinh thân xác mình để làm thức ăn nuôi đàn congiúp cho chúng không bị chết đói.

Khi đã bước theo con đườngĐại Thừa thì người tu tập lúc nào cũng phải ước mong sẽ hóathành chính con đường của Đại Thừa hầu giúp mở rộng "con tim giác ngộ"của chính mình, một con tim biết yêu thương, sẵn sàng hy sinh tất cả nhằm giúpcho lòng từ bi của mình có thể bùng lên khiến cho mọi khổ đau phải chấm dứt.

Tuy nhiên chúng ta cũngnên thận trọng vì lòng từ bi không phải là một cách cố gắng tỏ ra tử tế hay phátlộ sự thương hại. Không có gì tủi nhục hơn khi cảm thấy rằng người khác tìmcách giúp mình chỉ vì họ thương hại mình. Theo Đức Phật thì đấy không phải là mộtcon đường chính đáng. Một thái độ anh hùng đích thật không phản ảnh một cảmtính phân biệt nào giữa mình và người khác, cũng không mang một hậu ý phân chiathứ bậc nào giữa người giúp đỡ và người được giúp đỡ.

Hồi hướng công đức của mình cho sự tốt lành của tất cảchúng sinh

Những gì tối quan trọngchính là động cơ thúc đẩy trong lòng người tu tập: đấy là sự quyết tâm đặt sự tốtlành của tất cả chúng sinh lên trên hết, vượt hơn cả quyền lợi của chính mình. Cáchhành xử đó không hẳn chỉ giản đơn là một thứ mục tiêu để cho "người anhhùng mong cầu tìm được giác ngộ" hướng vào đấy mà chính người anh hùng phảixem đấy là tất cả lẽ sống của đời mình.

Ngoài ra người anh hùngchẳng những phải tuân thủ các giới luật chi phối từ bên ngoài cuộc sống củamình như đã được quy định trong các kinh sách xưa, mà còn phải quan tâm đến nộitâm của mình nữa, và điều này thật hết sức quan trọng. Phải loại bỏ tất cả các ýnghĩ tự xem mình là trung tâm, đấy là cách giúp mình tập trung nghị lực để kiênquyết hướng vào người khác. Đồng thời đấy cũng là cách giúp mình loại bỏ được tậngốc rễ thái độ ích kỷ tự cho mình luôn phải gánh chịu cảnh thiếu thốn mọi thứvà thiệt thòi đủ điều, trong khi các người khác thì lại được hưởng đủ mọi thứ ưuđãi. Theo Phật Giáo thì thái độ ấy hoàn toàn phi lý và nhất thiết chỉ mang lạikhổ đau cho mình mà thôi (đấy là một cách suy nghĩ phát sinh từ sự ganh tị và không hềnghĩ đến quy luật nhân quả cũng như không hiểu gì về sự vận hành tự nhiên của mọihiện tượng).

Tại sao lại phi lý? Bởivì tất cả chúng ta đều tương kết với nhau - nếu một người nào đó làm thương tổn đến mộtngười khác thì đấy cũng chính là cách mà mình tự làm thương tổn đến chính mình.

Tại sao lại đau buồn? Bởivì chúng ta luôn tìm đủ mọi cách để xông vào những cuộc xung đột bất tận chốnglại toàn thể nhân loại (đau buồn tại vì ganh tị với tất cả mọi người khác và tự xemmình là trung tâm và xem tất cả nhân loại không phải là mình).Trongkhi đó thì hạnh phúc lại là một thể dạng thư giãn thật sâu xa, vì thế trạngthái căng thẳng trong lòng sẽ không thể nào mang lại cho mình cái thể dạng anvui ấy được.

Trên khía cạnh đó nếumuốn trở thành một người anh hùng thì phải thật sự phát huy được một tấm lòngyêu thương thật bao la.

Phải thực hiện được sáu điều hoàn thiện (Lục Ba-la-mật)

Muốn bước theo con đườngĐại Thừa thì phải thực hiện cho bằng được sáu điều hoàn thiện là: rộng lượng(bố thí),giữ giới, nhẫn nhục, nghị lực, thiền định (sự chú tâm), sự hiểu biết đúng - tức là trực giác- mang tính cách siêu nhiên (prajna / trí tuệ). Đấy là các phẩm tính giúp vượtqua con sông của sự lầm lẫn để đến được bờ bên kia.

Trong số sáu điều hoànthiện chúng ta thử tìm hiểu xem điều thứ nhất tức là sự rộng lượng có nghĩa làgì (vì đây là mộtquyển sách nhập môn nên tác giả Fabrice Midal chỉ giải thích về một trong sáuđiều hoàn thiện như một thí dụ điển hình, vì nếu phải giải thích tất cả sáu điềuhoàn thiện thì biết đâu cả một quyển sách cũng không đủ. "Sáu Điều HoànThiện" hay "Lục Ba-la-mật" của Đại Thừa Phật Giáo cũng có thểxem như tương đương với "Con Đường Của Tám Điều Đúng Đắn" hay "Bát Chánh Đạo" của Phật GiáoTheravada, chỉ khác ít nhiều trên phương diện trình bày).

Rộng lượng biểu trưngcho sự bố thí đích thật, có nghĩa là bố thí mà không chờ đợi hồi đáp, một sự buông xả thật sự. Nếu chomà còn chờ đợi một sự biết ơn hay một thứ lợi lộc nào đó thì đấy chỉ là một cáchhối lộ. Hành động ấy không thể biểu trưng cho một sự hiến dâng đích thật được màđấy chỉ là một hình thức buôn bán.

Sự hào phóng đó đương nhiênliên hệ đến ý nghĩa của tánh không. Đối với sự bố thí đích thật thì không hề cóai cho bất cứ gì mà cũng chẳng hề có ai nhận bất cứ gì - không có ai là con nợ màcũng chẳng có ai là chủ nợ cả. Bố thí chỉ vì yêu thương Đại Thừa, giúp mình hòanhập với sự chuyển động của Đại Thừa, và nhất là không nên để cho bất cứ mộthành động nào của mình có thể khiến cho ý nghĩa của hành động bố thí ấy bị giớihạn đi. Chúng ta bố thí với những xúc cảm thật tròn đầy hiện ra trong lòng, và đấycũng chẳng khác gì một cách làm hiển lộ sự phong phú của chính mình.

Đại Thừa gồm có rất nhiềuhọc phái khác nhau và tất cả đều chọn cho mình con đường từ bi của người anhhùng. Tuy nhiên cũng có thể chia Đại Thừa thành ba nhóm chính là: Thiền HọcZen, Phật Giáo Tịnh Độ và Phật Giáo Tan-tra (đôi khi còn được gọi là Tan-tra Thừa,hay Kim Cương Thừa) (dù sao đi nữa thì cũng xin đừng gọi là "Mật Tông"vì không có gì có thể sai lầm hơn).

Thiền Học Zen là gì?

Vị thiền sư Zen là Shou Shan (Thủ Sơn - còn gọilà Thủ Sơn Tịnh Niệm - một vị thiền sưTrung Quốc, 926-993)cầm một cành tre đưa lên và hỏi các đệ tử nhưsau: "Này các tăng, nếu gọi đây là một cành tre thì hãy nhìn vào nó cho thậtkỹ nhé (đểxem có đúng hay không, bởi vì cũng có thể xem đấy là một ảo giác, một cấu hợp gồmnhiều thành phần, v.v...). Nếu các tăng không cho rằng đấy là mộtcành tre thì có nghĩa là các tăng chống lại một sự kiện hiển nhiên nào đó (chống lại một sựthật nào đó: tức là cành tre trước mặt mình). Vậy hãy nói cho ta biết,tức khắc phải nói ngay cho ta biết: "Đây là cái gì?".

Thiền Học Zen thường hay đưa ra cácthí dụ hoặc các câu chuyện đại loại như thế (apologue)để chứng minh hay để gợi lên sự thậthay một ý nghĩ nào đó, thay vì sử dụng cách giảng giải dông dài. Đấy là cách màThiền Học Zen chặt đứt tận gốc rễ cái tâm thức nhỏ hẹp và thiển cận bên trong mỗicon người chúng ta, cái tâm thức đó luôn tìm cách chia cắt và phân loại tất cảmọi thứ và đấy là cách khiến cho chúng ta không thể nào hòa nhập được với thựctại (chia cắt, quyđịnh, diễn đạt các thành phần của hiện thực bằng tâm trí mình là một cách làmbiến thể hay phá vỡ hiện thực).

Học phái Zen được hình thành ở TrungQuốc và gọi là Ch'an (Thiền).Học phái này cho rằng các hình thức lễ lạccầu kỳ, các phương pháp biện luận phức tạp cũng như các phép tu tập khổ hạnh khắcnghiệt không đúng là con đường, mà chỉ có thiền định mới chính là con đường đíchthật. Thiền định không đơn giản chỉ là một phép tập luyện, mà đúng hơn đấy là cảmột phương pháp tu hành đưa đến giác ngộ, tương tự như cách mà chính Đức Phậtđã mang ra thực hiện cho mình. Tuy nhiên cũng nên hiểu rằng thiền định không phảilà một phương tiện giúp thực hiện một chủ đích nhất định nào cả - chẳng hạn nhưsự giác ngộ - mà thật ra thì tự nó cũng đã trực tiếp biểu trưng một cách cụ thểcho sự giác ngộ ngay trong cuộc sống của chúng ta trong hiện tại (thiền định khôngphải là phương tiện tìm kiếm sự giác ngộ mà tự nó và chính nó cũng đã là sựgiác ngộ).

Có một huyền thoại kể lại rằng mộthôm Đức Phật dùng tay phải cầm một cánh hoa đưa lên nhưng lại không thốt ra mộtlời nào. Trong số các đệ tử chỉ duy nhất có một vị là Ca Diếp vụt mỉm cười vàquán nhận được bản chất của con đường. Câu chuyện này biểu trưng cho cốt tủy củaThiền Học Zen. Sự truyền thụ (giáo lý, sự hiểu biết, quán thấy...)xảy ra mộtcách bất thần, các hình thức khúc mắc (bí hiểm, mang tính cách biểu trưng...)chỉ là cáccách giúp khám phá ra bản chất đơn sơ của sự truyền thụ mà thôi. Không nên ôm đồmvà phức tạp một cách vô ích. Ngài Ca-diếp còn mang tên là Ma-ha Ca-diếp (tiếng Phạn Maha cónghĩa là Đại hay Lớn)được xem là vị tổ thứ nhất của học phái Ch'an (Thiền Học) ẤnĐộ.

Bồ-đề Đạt-ma (Bodhidharma) là vị tổ ẤnĐộ thứ 28 sau Ma-ha Ca-diếp, và chính ông đã mang phép tu tập này sang truyềnbá ở Trung Quốc.

Thiền Học Zen nhất thiết chú trọng đếnsự kiện ngôn từ phải thật trung thực với bầu không gian mở rộng của hiện thực.Thiền Học Zen không hề chú ý đến các tập luận giải tràn giang đại hải mà chỉchú trọng đến các quyển sách nhỏ gom góp một số lời phát biểu của các vị đại sưtrong lịch sử. Các tập sách này phần lớn được trình bày dưới dạng các câu vấn đáp,hoặc tường thuật lại các cuộc tranh biện với những câu đối đáp cực mạnh nhằm chủđích làm bùng dậy những kinh nghiệm cảm nhận trực tiếp và chính xác khi tiếp cậnvới hiện thực (nếunắm bắt được ý nghĩa tàng ẩn trong các công án và trong các câu chuyện thiềnthì sẽ hiểu rằng Thiền Học không phải là một phép tu tập bí hiểm hay cầu kỳ gìcả, ít nhất là trên phương diện lý thuyết, thế nhưng rất tiếc là nhiều ngườithường đem các công án hay các câu chuyện thiền ra để diễn giải dông dài qua sựphán đoán và hiểu biết cá nhân của mình, kể cả đôi khi sự diễn giải ấy còn mangít nhiều tính cách tưởng tượng nữa. Đấy là những gì hoàn toàn đi ngược lại với chủđích của Thiền Học, tức là một sự cảm nhận trực tiếp hiện thực bằng trực giác. Thídụ mục đích ngồi thiền của phái Tào Động là "cứ thế mà ngồi", cứ chútâm vào tư thế ngồi cho thật đúng, không chiêm nghiệm gì cả, không phân tích gìcả, không tìm hiểu gì cả và cũng chẳng chờ đợi gì cả. Nếu bị xao lãng thì quayvề với hơi thở của mình, hoặc nhìn lại xem tư thế ngồi của mình có thật đúnghay không. Không nên thấy các vị thầy trợn mắt, thét to lên một tiếng hay lấy gậyđập học trò mà khiếp sợ hay bị mặc cảm, đấy chỉ là cách biểu lộ những gì khôngnói ra được bằng các ngôn từ quy ước. Phía sau những cử chỉ hay tiếng thét ấychỉ tàng ẩn một sự kiện duy nhất: hiện thực là như thế, không tên tuổi, không đẹpxấu, không luân hồi cũng chẳng giác ngộ, nó là như thế!). Thiền Họccách xa hàng ngàn dặm với cách đối đáp theo kiểu của triết gia Platon (triết gia thời cổđại Hy Lạp, 428-347 trước kỷ nguyên), đấy là cách chỉ biết đẩy chúngta đến ranh giới tột cùng của sự biện luận. Tóm lại vấn đề then chốt trong ThiềnHọc là phải làm bùng lên Sự Thật tương tự như một tia sáng, loé lên một cách bấtthần. Sự quán nhận trực giác nhanh như chớp, đến độ có thể làm rách toạc cả tấm"màn ảnh chiếu phim" và đánh tan cả mọi sự mong đợi (tấm màn ảnh chiếuphim tượng trưng cho những biểu hiện ảo giác luôn biến động của thế giới hiệntượng, người hành thiền bằng một tia chớp của trực giác nắm bắt được hiện thựctàng ẩn phía sau những ảo giác đó và thực hiện được tức khắc sự giác ngộ, ngoàicả sự mong đợi của chính mình. Thế nhưng cũng cần phải hiểu rằng sự giác ngộ ấycũng thật "ngắn ngủi" như một tia chớp, bởi vì ảo giác sẽ tràn ngậptrở lại trong tâm thức người hành thiền. Vì thế tu tập Zen là phải làm thế nàođể các tia chớp ấy xảy ra thường xuyên hơn, kéo dài lâu hơn, ngày càng loé sángmạnh hơn, cho đến một lúc nào đó chúng sẽ không còn phải là các tia chớp bất thầncủa trực giác nữa mà trở thành ánh sáng bền vững của trí tuệ giúp người hànhthiền đánh tan cái ngã của mình và quán thấy hiện thực trong thể dạng tinh khiết,an bình và trong sáng nhất của nó).

Một khi con người hiểu được một điềugì đó thì tức khắc sẽ không còn thắc mắc về điều ấy nữa và nó sẽ bị gạt bỏ ra khỏisự chú tâm của của người ấy. Sự tò mò cũng theo đó mà chấm dứt.

Chính vì thế mà Thiền Học Zen đã gáncho ngôn từ một vai trò thật lớn (một lời phát biểu thật mạnh, chính xác và đúng lúc biểutrưng cho một phản ứng của trực giác, không phải là một lời giải thích).Người thầy thúc dục người đệ tử phải mở miệng ra để nói ngay lên một điều gìđó. Phải thật linh hoạt ngay trong thời điểm đang xảy ra nhằm giúp vượt thoátkhỏi sự chi phối của các thứ tư duy quy ước, vì đấy là những gì vừa tầm thường lạivừa gây ra thêm sự mệt mỏi.

(Thiền Học Zen có vẻ khá khó hiểu cho một số người chưa quenvì thế cũng xin mạn phép đưa thêm một vài thí dụ điển hình khác với hy vọng cóthể làm sáng tỏ hơn về học phái này. Đức Phật cầm một cành hoa đưa lên và khôngnói gì cả. Trong thí dụ do tác giả Fabrice Midal nêu lên thì thiền sư Thủ Sơn (ShouShan) cầm một cành tre đưa lên và hỏi các đệ tử đấy là gì và phải trả lời ngaytức khắc. Fabrice Midal dừng ở đấy và không kể tiếp vì có thể ông đã nghĩ rằng nhưthế cũng đã đủ để hiểu Zen là gì. Sau đây là một thí dụ khác dông dài hơn mộtchút, một vị thiền sư Trung Quốc là Bách Trượng Hoài Hải (Baizhang huaihai, ngườiNhật gọi là Hyakujo ekai, 724-814) lúc ấy đã lớn tuổi và muốn chọn một đệ tửlên thay mình, ông bèn đặt một cái bình nước giữa chính điện và hỏi các đệ tử nhưsau: "Nếu ta không cho phép gọi đấylà một cái bình nước thì các tăng sẽ gọi đấy là gì?". Chỉ có một vị tăngtrẻ là Quy Sơn Linh Hựu (Guishan lingyou / Wei Shan / Tung Shan, người Nhật gọilà Isan reizu hay Tozan, 771-853. Sở dĩ dông dài về một số chi tiết ấy là đểgiúp các người đọc nào muốn tra cứu thêm, lý do là vì các sách nêu tên các nhânvật có khi khác nhau, kể cả các chi tiết trong các câu chuyện đôi khi cũng có vàiđiểm không giống nhau) không tìm cách trả lời loanh quanh như các vị khác mà chỉđưa chân đá văng chiếc bình, nước bắn tung tóe và bước ra khỏi chính điện.Quách Trượng gọi giật lại và giao phó cho trọng trách thay ông quản lý ngôichùa và tăng đoàn.

Côngán là như thế, thiền học là như thế: sự quán thấy bộc phát bằng một lời nói, mộttiếng thét hay bằng một cử chỉ, chẳng hạn như vớ một chiếc gậy để đánh hay đávào một vật gì đó... Bởi vì sự quán thấy hiện thực bằng trực giác không thể giữim lặng được mà cũng không thể giải thích bằng các ngôn từ quy ước được.

Tómlại là hầu hết các công án được nêu lên trong Thiền Học đều nhằm vào chủ đích cắtđứt dòng tư duy và các phản ứng mang tính cách quy ước luôn chi phối và trói buộcchúng ta. Nếu thấu triệt được chủ đích của các công án và các câu chuyện thiền...thì Zen cũng chẳng có gì là khó hiểu cả).

Đối với Thiền Học Zen, những gì trungthật nhất chính là bầu không gian của Hiện Thực trước khi nó bị nắm bắt và phântích bởi các thứ ngôn từ thông dụng (tức có nghĩa là lúc mà bầu không gian nguyên sinh của HiệnThực chưa bị nắm bắt, diễn đạt và định nghĩa bởi tri thức hạn hẹp, quy ước củamỗi cá thể, nói cách khác là chưa bị biến thể bởi ảnh hưởng của giáo dục, kinhnghiệm cảm nhận cá nhân và cũng chưa bị tô đậm bởi đủ thứ màu sắc của nghiệp tồnlưu trên dòng tri thức của mỗi cá thể. Muốn tiếp cận được với bầu không giannguyên sinh ấy của hiện thực thì phải gạt bỏ được cái ngã của chính mình trướcđã). Thiền Học Zen dưới khía cạnh đó đã đạt được đỉnh cao nhất củavòng quay thứ hai của bánh xe Đạo Pháp - tức là tánh không. Chúng ta luôn cókhuynh hướng vật thể hóa (chosifier, réifier / reify / chuyển bất cứ gì hiện hữu thànhmột vật thể, tức có nghĩa là hình dung những gì trông thấy qua một hình tướngnào đó dựa vào kinh nghiệm và sự hiểu biết cá nhân và quy ước của mình).Trong khi ấy thì Thiền Học Zen lại tìm cách hòa nhập với sự tuyệt đối (không diễn đạt "thànhhình tướng" bất cứ gì cả - xin người đọc liên tưởng đến một câu bất hủtrong Kinh Bát Nhã: "sắc tức thị không, không tức thị sắc", có nghĩalà "hình tướng là trống không, trống không là hình tướng", nếu ngườiđọc liên tưởng xa hơn nữa thì biết đâu cũng sẽ hiểu rằng tại sao Đức Phật lại tựxưng mình là " Như Lai". "Như Lai" trong Hán Ngữ có nghĩa là không từ đâu đến và cũng không đivề đâu cả, "Hiện Thực" là "Như Thế", "Như Lai" là"Như Thế", "Như Lai" đã đến với chúng ta hơn hai mươi lămthế kỷ trước và "Như Lai " vẫn là "Như Thế" trước mặt chúngta hôm nay. "Như Thế" gọi là Zen và Zen cũng có nghĩa là "Như Thế").Không bao giờ nên đánh giá một người nào đó một lần duy nhất và sau đó thì cứgiữ nguyên cách đánh giá ấy, mà chỉ nên tiếp cận với người ấy đúng với thực tạicủa họ, phù hợp với từng khoảnh khắc đang xảy ra, và trong mỗi khoảnh khắc ấy đềutạo ra cho mình một sự cảm nhận mới mẻ, tươi mát, sinh động và đầy bất ngờ (có nghĩa là một chủthể nhìn vào sự biến động của đối tượng trước mặt bằng sự chuyển động trong tâmthức của chính mình xuyên qua sự chuyển động chung của tất cả mọi hiện tượngtrong vũ trụ. Tóm lại cái thể dạng "Như Thế" mô tả trên đây không bấtbiến hay khô cứng mà luôn chuyển động với "Thực Tại" trong từng giâyphút một. Tác giả tu tập theo Phật Giáo Tây Tạng thế nhưng mô tả cái nhìn của mộtngười tu thiền thật tuyệt vời).

Thiền Học Zen không chấp nhận sựphân biệt giữa phàm tục (để loại bỏ)và thiêng liêng (để cầu xin)mà chỉ chú tâm vào từnghành động của mình nhằm hướng chúng vào việc hành thiền. Do đó người tu thiềnthường hay dành ra một phần lớn sự sinh hoạt thường nhật của mình vào các công việcchân tay. Trong các tu viện Nhật Bản lao động chân tay được xem như thuộc vào thànhphần giáo trình đào tạo thiền sinh, đấy là cách giúp người tu thiền luôn hội nhậpvới thực tại qua từng giây phút một trong cuộc sống của họ.

Phật Giáo Tịnh Độ là gì?

Thuở xa xưa có một vị tu hành, tại ẤnĐộ thì mang tên là Amitabha và tại Nhật thì mang tên là Amida (tại Việt Nam làA-di-đà. Thật ra theo kinh A-di-đà - Sukhavathivyuhasutra - thì vị này là một nhàvua, và khi xuất gia thì mang pháp danh là Dharmakara / Pháp Tạng).Vị này phát nguyện rằng nếu ngày nào thành Phật thì sẽ nhất định cứu độ bất cứ chúngsinh nào thành kính cầu khẩn đến mình. Ngài sẽ tiếp dẫn các chúng sinh ấy vềcõi Tịnh Độ - một cõi toàn thiện nhất không có gì có thể cản trở việc tu tập vànghe Pháp (nếuchú ý thì ngay trong câu dẫn nhập về Tịnh Độ tác giả cũng đã nhắc khéo chochúng ta biết là Đức Phật A-di-đà không phải là một vị Phật lịch sử và cõi TịnhĐộ chỉ là "một nơi" giúp cho việc tu tập và nghe Pháp được dễ dàng).Sau thật nhiều kiếp hành trì tu tập thì vị này đạt được sự giác ngộ, và nhờ đómà lời ước nguyện của Ngài trước đây cũng đã trở thành hoàn toàn hiệu lực.

"Lời nguyện ước nguyên thủy" đó là mộtcách biểu lộ lòng từ bi hướng về sự giác ngộ. Câu phát biểu : "Tôi tự nguyệnsẽ không bước vào thể dạng đại phúc hạnh khi nào vẫn còn một cái hố ngăn cáchgiữa tôi và các chúng sinh khác, không cho phép họ đạt được thể dạng đại phúc hạnh",là một cách thực hiện sự nối kết giữa lòng từ bi và sự tuyệt đối ("Lời nguyện ướcnguyên thủy" của Đức Phật A-di-đà mà tác giả đặt trong hai dấu ngoặc képcho thấy đấy là một cách biểu lộ lòng từ bi vô biên của Ngài đối với chúngsinh, và đấy là một phép tu tập giúp mình hòa nhập với sự tuyệt đối của hiện thực- tóm lại là một phương tiện thiện xảo (upaya). Thế nhưng một số người lại mượncâu phát biểu ấy để phát lộ sự thúc dục của cái ngã của chính mình nhằm hướngvào một chủ đích hoàn toàn ngược lại, tức là chờ đợi Đức Phật A-di-đà "tiếpdẫn" cái "ngã" của mình đến cõi Cực Lạc).

Lời nguyện ước trên đây của PhậtGiáo Tịnh Độ đã giữ một vai trò tương tự như sự hy sinh của Chúa Giê-Su đối vớiKi-tô Giáo. Đấy là hành động giúp giải thoát tất cả nhân loại (thật ra thì có thểhình dung Tịnh Độ theo hai khía cạnh khác nhau. Khía cạnh thứ nhất là phát lộlòng tin tưởng vững chắc của mình nơi Đức Phật A-di-đà và để cầu khẩn Ngài, dướikhía cạnh này thì Tịnh Độ rất gần với Ki-tô Giáo. Khía cạnh thứ hai là nhìn vàoĐức Phật A-di-đà để bắt chước Ngài và làm như Ngài, tức là phát lộ lòng từ bivô biên và mong cầu khi nào đạt được giác ngộ thì mình cũng sẽ cứu độ tất cả cácchúng sinh còn vướng mắc trong cõi luân hồi. Nếu nhìn dưới khía cạnh đó thì TịnhĐộ sẽ hoàn toàn khác hẳn với Ki-tô Giáo).

Những người tu tập theo học phái nàyquan niệm rằng thời đại của chúng ta ngày nay là một thời đại đầy hoang mang vàlầm lẫn do đó con người không thể nào hiểu được giáo huấn của Đức Phật Thích-caMâu-ni là gì nữa. Vì thế khẩn cầu Đức Phật A-di-đà là con đường đơn giản nhấtcho họ.

Trong thế giới Tây Phương rất ít ngườichú ý đến Phật Giáo Tịnh Độ, thế nhưng Phật Giáo này lại hết sức phổ biến tại ÁĐông và đã vạch ra một con đường dựa vào sự hy vọng và các niềm tin tưởng như làmột phương tiện nhằm giúp xóa bỏ cái ngã của chính mình, và sự buông xả đó sẽ giúpngười tu tập hòa nhập vào giáo huấn của Đức Phật.

Ở Nhật người ta thường so sánh học pháiZen với học phái Tịnh Độ. Thiền học cho rằng sở dĩ thực hiện được sự giác ngộ ấylà do sự tu tập của chính mình, nhờ vào "sức mạnh của chính mình", vìthế phải thật chuyên cần luyện tập thiền định và giữ giới.

Học phái Tịnh Độ thì lại cho rằng giácngộ chỉ có thể đạt được nhờ vào tha lực tức là là nhờ vào Đức Phật A-di-đà. Con người khôngthể tự giải thoát cho mình được, bởi vì thực chất của con đường là phải loại bỏcái tôi tự xem mình là trung tâm (có nghĩa là cái ngã không thể tự loại bỏ được nó, "cáitôi" không thể tự loại bỏ được "cái tôi", "chủ thể"không thể tự loại bỏ được "chủ thể" mà chỉ có thể loại bỏ được "đốitượng". Thế nhưng cũng có thể hình dung sự giác ngộ như là một sự quán thấyvà không cần phải loại bỏ bất cứ gì cả).

Sự phân biệt trên đây (giữa Zen và Tịnh Độ)dù sao thì cũng chỉ mang tính cách bề ngoài. Học phái Zen ý thức một cách minhbạch là hành động buông xả chính thực là cốt tủy của phép tu tập Tịnh Độ, vàhành động thì không mặc nhiên có nghĩa là không sử dụng đến phép luyện tập thiềnđịnh và cũng không đương nhiên có nghĩa là không cần phải biến cải con tim củachính mình.

Hơn nữa cả hai học phái đều đượcphát triển song hành với nhau tại Nhật Bản, và ngoài những khác biệt như vừa kểthì cả hai đều hướng chung vào một hình thức Phật Giáo đã được đơn giản hóa tốiđa bằng cách chỉ nhờ vào một hành động duy nhất. Đối với học phái Zen thì hànhđộng ấy là tư thế ngồi thiền, và đối với Tịnh Độ thì đấy là việc niệm hồng danhcủa Đức Phật A-di-đà. Cả hai học phái đều tìm cách gạt ra một bên vai trò của kinhsách và các cách suy luận khúc triết của lý trí.

Phật Giáo Tan-tra là gì?

Đấylà cách lắng nghe lời giảng huấn của Đức Phật với tất cả ý nghĩa thật toàn vẹncủa nó.

Chúng ta có ba giải pháp để đối phóvới một loại cây chỉ cho ra toàn quả độc biểu trưng cho sự lầm lẫn (lầm lẫn ở đây cónghĩa là vô minh, thế nhưng trong quyển sách nhập môn này tác giả có khuynh hướngtránh bớt các thuật ngữ đặc thù trong giáo lý nhà Phật nhằm giúp cho các ngườiđọc chưa quen với các thuật ngữ Phật Giáo dễ theo dõi hơn)và cảmtính tự xem mình là trung tâm (tức cái ngã của mình).

Cách thứ nhất là thực thi việc giữgiới thật nghiêm ngặt, đấy là một cách giúp mình hái bỏ đi tất cả các quả độc docây sinh ra. Công việc ấy thật công phu và kiên trì, và đấy cũng chính là phươngpháp tu tập theo cách định nghĩa của Tiểu Thừa (Hynayâna) (hay Theravada).

Cách thứ hai là vận dụng sự quán thấytánh không và phát động lòng từ bi để nhổ bỏ tận gốc rễ cây ấy, có nghĩa là phảichặt bỏ mọi sự bám víu đưa đến sự lầm lẫn (vô minh). Phương pháp này mang tính cách triệt đểhơn - và đấy cũng chính là phép tu tập của Đại Thừa (Mahayâna).

Cách thứ ba là phép tu tập của Tan-tra,phép tu tập này chủ trương cứ hái và ăn các quả độc sinh ra từ cây ấy, thếnhưng tức thời sau đó sẽ phải biến chúng trở thành một phương thuốc trườngsinh. Không hái bỏ gì cả, cũng không chặt bỏ gì cả. Chính vì thế mà cách tu luyệnnày cũng thường được so sánh với "phép luyện kim" nhằm biến chì - tứcmọi thứ phiền não - trở thành vàng ròng - tức là thể dạng đại phúc hạnh. Đối vớiTan-tra thì cả hai phép tu tập vừa trình bày trên đây (Tiểu và Đại Thừa)cho thấy chưa hộiđủ khả năng giúp chúng ta đặt hết được lòng tin vào tinh thần giáo lý của ĐứcPhật. Hai cách tiếp cận ấy còn mang nặng tính cách nhị nguyên, có nghĩa là chưaloại bỏ được một hình thức thật tinh tế nào đó của bạo lực, bởi vì đối với cảhai học phái này thì người tu tập vẫn còn phải cố gắng để tìm cách loại bỏ sự lầmlẫn (vô minh)hầu đạt được sự giác ngộ (cái tôi tức chủ thểphải phấn đấu để loại bỏ vô minh tức là đốitượngnhằm giúp mình đạt được sự giácngộtức là chủ đích. Sự phấn đấugiữa chủ thể đối tượngđểhướng vào một chủ đíchnào đó chính làmột hình thức bạo lực, có nghĩa là chưa đạt được tinh thần bất-bạo-động tuyệt đốihay thể dạng an bình thật tinh khiết do Đức Phật nêu lên).

Phật Giáo Tan-tra quán thấy được sựhiện diện của Đức Phật trong từng sự kiện đang xảy ra (dù là bất cứ một sự kiện nào). Thídụ Tan-tra có thể giúp chúng ta quán nhận được một hành động dù là mang tínhcách hung hãn thế nhưng phía sau nó vẫn tàng ẩn thật kín đáo một sự mong muốn saocho mọi sự phải được minh bạch và trong sáng hơn, thế nhưng chỉ vì không đủ khảnăng để quán thấy được cội nguồn của thể dạng tốt đẹp ấy nên đã khiến cho hànhđộng của chúng ta trở thành hung hãn (thể dạng hung hãn phản ảnh một cách thật sâu kín một sự ướcmong nào đó muốn cho mọi sự phải tốt đẹp hơn, thế nhưng chỉ vì không quán thấyđược cội nguồn tốt đẹp đó nên đã khiến cho chúng ta hành động hung hãn và sai lầm.Khi nhìn vào một người hung dữ chúng ta cũng nên cố gắng quán thấy một ước vọngthiện tâm nào đó tàng ẩn phía sau những hành động của người ấy). Tan-tracó vẻ thiếu thận trọng là ở chỗ ấy: thay vì dập tắt đám cháy thì lại cứ xôchúng ta vào đấy để thiêu đốt chúng ta, thế nhưng thực ra thì đấy lại là cáchnhằm giúp chúng ta buông xả tất cả hầu để hòa mình với vô tận (người tu tậpTan-tra không e ngại hay khiếp sợ gì cả, họ chấp nhận sự nhịn nhục, sợ hãi, hậnthù, giận dữ,... thế nhưng họ hoán chuyển tất cả những thứ ấy trở thành một sứcmạnh vô song để hướng họ vào sự tu tập. Sự giận dữ chẳng hạn có thể tạo ra mộtsức mạnh thật khủng khiếp thế nhưng thay vì cứ để cho nó thiêu đốt mình thì hãylợi dụng sức mạnh ấy để chuyển nó trở thành quyết tâm và nghị lực của chínhmình).

Tuy nhiên điều ấy cũng có thể khiếncho chúng ta phải lo sợ bởi vì chúng ta e ngại sẽ không kiểm soát được nó. Thếnhưng có một lời chỉ dạy quan trọng nhất trong trong giáo huấn nhà Phật: đấy làdù bất cứ thứ gì đi nữa thì cũng đều có thể buông xả được cả. Sự buông xả ấykhông có nghĩa là một sự buông tay hay là một sự lơ là, mà thật ra nó có thể giúpchúng ta đạt được sự toàn thiện.

Tan-tra là một hình thức thách đố đốivới lòng tin của chúng ta khi phải đối đầu với sức mạnh của sự sinh tồn, Tan-travừa khuyến khích lại vừa tập cho chúng ta biết tin tưởng hơn vào sức mạnh đó củasự sống. Phải xông thẳng vào sự vinh quang. Và nếu đã gọi là xông thẳng thì cũngchẳng cần phải đắn đo gì nữa. Đến lúc cần phải nhảy vọt thì cứ nhảy, và chỉ cóthế thôi.

Tan-tralà con đường hướng thẳng vào các biểu tượng

Tan-tra giúp chúng ta hòa nhập vớithế giới trong từng thể dạng của nó, và nhất là giúp chúng ta vượt thoát khỏi mọisự căng thẳng và xung đột bằng cách tập cho chúng ta tiếp cận trực tiếp với cácbiểu tượng không cần phải dựa vào một sự "quy chiếu" nào cả (non reference - tứccó nghĩa là các biểu tượng tự chúng trở thành sự thật không nhờ vào một sự cố gắnggượng ép hoặc một hình thức trung gian - quy chiếu - nào cả. Thí dụ quán tưởngđến biểu tượng của một vị thần linh thì biểu tượng ấy tự nó trở thành sự thật tứclà sự hiện diện trực tiếp của vị thần linh ấy).

Vậy thì một biểu tượng không cầnthông qua một sự "quy chiếu" nào thì có nghĩa là gì?

Đấy là một phương tiện trực tiếp vàkhông màu mè nhằm giúp chúng ta hòa nhập vào sự vận hành của mọi hiện tượngđúng như chúng hiện ra. Mặt trăng không phải là một biểu tượng của lòng tốt căncứ vào một dữ liệu (corpus)mang tính cách lý thuyết cần phải phântích để tìm hiểu, mà đấy là tiếng réo gọi trực tiếp từ cội nguồn của một sự mởrộng hướng chúng ta vào thế giới (thí dụ mặt trăng biểu trưng cho lòng nhân từ, và mỗi khi nhìnvào mặt trăng thì đấy không phải là một dịp để nhắc nhở chúng ta nên phát lộlòng nhân từ, mà mặt trăng chính là lòng nhân từ đang hiển lộ trong nơi sâu kíncủa lòng mình để réo gọi con tim của chính mình). Biểu tượng thật racũng chẳng phải là gì khác hơn là sự tỏa rộng cái vẻ đẹp của chính nó.

Biểu tượng tỏa rộng sự toàn vẹn củanó dưới tất cả mọi thể dạng, thí dụ như biểu tượng gọi là mạn-đà-la chẳng hạn.Mạn-đà-la biểu trưng cho sự quán thấy về thế giới trong thể dạng đồng nhất củanó. (mạn-đà-lalà một thuật ngữ dịch âm từ tiếng Phạn mandala, có nghĩa là một vòng tròn, nếuhiểu rộng ra thì có thể xem đấy là một bầu không gian biểu trưng cho một sựthiêng liêng mang tính cách vừa tượng hình lại vừa trừu tượng, dùng làm nền tảngtrợ giúp cho việc thiền định hay sự quán thấy).

mandala-3mandala-2mandala-1mandala-4

Vài thí dụ về mạn-đà-la

(do người dịch thêm vào)

Trong cuộc sống thườngnhật của chúng ta các sự nhận thức, các cảm tính cũng như tư duy thường xảy ra rấtrời rạc và lệch lạc, đôi khi cũng rất bất nhất. Chúng ta nghĩ thế này nhưng lạilàm thế kia; đang suy nghĩ chuyện này lại vụt quay sang suy nghĩ chuyện khác;nghĩ trước thì lại quên sau. Chủ đích của mạn-đà-la là giúp chúng ta biết tậnhưởng những kinh nghiệm cảm nhận thoát ra từ một thể dạng mà tất cả đều hợp nhấtvới nhau. Chẳng hạn như trong lúc đang đi tản bộ giữa thiên nhiên đôi khi chúngta cũng cảm nhận được thể dạng nhất thể đó. Chúng ta trực tiếp tương kết mình vớitất cả những gì đang là như thế, từ tiếng gió thổi bên tai cho đến cả hơi mát thấmvào da thịt, từ màu xanh của cành lá cho đến cái thân xác nặng nề của mình, củamột con thú vụt chạy ngang ... Đấy là các kinh nghiệm cảm nhận phản ảnh từ biểutượng mạn-đà-la: và đó cũng chính là cách giúp chúng ta hòa nhập với tâm điểm củathế giới. Phép tu tập về mạn-đà-la trên đây giúp duy trì được sự cảm nhận trongtất cả mọi sự sinh hoạt của chúng ta.

Trên quan điểm đó mạn-đà-lahàm chứa một bản chất đầy thi vị và thật hài hòa, biểu trưng cho một thế giớitrung thực nhất, và trong cái thế giới đó mỗi vật thể đều tương liên với các vậtthể khác và hiện ra qua sức mạnh của sự hiện hữu của chính chúng ta cũng trong cáithế giới đó.

Tan-tra có phải là một phép luyện tập mang tính cáchtính dục hay không?

Sởdĩ Tan-tra bị hiểu lầm là mang tính cách tính dục là vì có nhiều học giả thiếuthận trọng không đủ sức thấu triệt được sự tinh khiết của Tan-tra nên đã rơivào sự lầm lẫn to lớn đó. Tan-tra thật ra là một phương pháp giúp bước theo vếtchân của Đức Phật một cách đúng đắn nhất, và nếu muốn thực hiện được điều ấythì trước hết phải buông xả. Tất cả các học phái Phật Giáo đều nhất trí vớinhau trên một điểm thật căn bản là chỉ có thể thật sự quay về với chính mìnhkhi nào đã tẩy xóa được cái ngã của mình, và nếu muốn thực hiện được điều đóthì phải loại bỏ được tất cả mọi hình thức bámvíuvào thân xác và tâm thức của chính mình. Nếu biến Tan-tra thành mộtmớ kỹ thuật luyện tập nhằm để cải thiện sự thích thú bệnh hoạn của mình (tức là tính dục)thì đấy quả thật là một sự xúc phạm đến tính cách thiêng liêng của cả Phật Giáo(tính dục là mộthình thức phát lộ hay một thể dạng cụ thể hóa của tình trạng kích thích phátsinh từ bản năng truyền giống. Thay vì gánh chịu tác động của sự kích thích ấythì Tan-tra chuyển nó thành một hình ảnh biểu trưng cho sự kết hợp giữa Từ Bivà Trí Tuệ giúp vào việc thiền định).

Trong các cách biểu tượnghóa của Tan-tra thì sự kết hợp giữa một người nam và một người nữ quả đúng đãgiữ một vai trò quan trọng. Biểu tượng đó phản ảnh sự kết hợp giữa trí tuệ - tứcnữ tính - với sự sinh hoạt đúng đắn và tràn ngập từ bi - tức nam tính,và đấycũng là cách biểu thị cho tánh không, một thể dạng mà mỗi chúng ta đều phải thựchiện cho chính mình.

Tính dục có thể là mộtbối cảnh giúp chúng ta tiếp cận được với kinh nghiệm cảm nhận ấy (tức tánh không),tuy nhiên đấy cũng là một dịp giúp cho một sự chuyển động thật cởi mở nào đó củasự buông xả và không bám víu có thể bùng dậy trong tim ta. Dục tính dưới thể dạngmãnh liệt nhất của nó có thể khiến cho chúng ta bị mù quáng và bấn loạn, luôn xúidục chúng ta chạy theo sự thỏa mãn. Ngược lại, nếu biết tự giải thoát mình rakhỏi sự thúc dục của nó thì dục tính sẽ là thể dạng căng tràn của phúc hạnh hướngchúng ta vào không gian mở rộng của thế giới.

Tan-tra luôn tìm cách thảlỏng năng lực dục tính nhằm không để cho nó biến thành một sự căng thẳng hay rốiloạn. Dù sao đi nữa thì cũng phải công nhận rằng không phải ai cũng thực hiệnđược điều đó, muốn thành công thì trước hết phải nắm vững được các nguyên tắc thậttinh tế trong phép ngồi thiền, đấy là cách giúp chúng ta đạt được khả năng trênđây mà không gây ra một sự nguy hiểm nào, và cũng nên hiểu rằng phép luyện tập ấykhông liên hệ gì với sự khoái lạc mù quáng, mà thật ra thì đấy chỉ là một sự mởrộng thật quả quyết và triệt để (một cách hóa giải các xung năng của dục tính).

Tan-tra có thể giữ một vai trò như thế nào đối với thếgiới Tây Phương ngày nay?

Sau khi đọc qua nhữnggì tôi vừa trình bày về tất cả các học phái trên đây thì quý vị cũng có thểhình dung được sự chọn lựa cũng như lòng quyết tâm của tôi trong việc quảng bávà giảng dạy Tan-tra. Tôi tin rằng thế giới Tây Phương thật hết sức cần đếnTan-tra (khôngphải chỉ có Tây Phương mà cả Đông Phương nữa, tất cả chúng ta đều cần phải tìmcho mình một con đường thật hiệu quả để giúp mình quay về với chính mình).

Tan-tra lúc nào cũng làmũi lao bén nhọn của Phật Giáo. Chính nhờ mũi lao ấy mà Phật Giáo đã khắc phụcđược những đám man rợ biểu trưng bởi sự lầm lẫn, dị đoan, hung bạo và bướng bỉnh,hận thù cũng như mọi thứ đức tin sai lầm khác hầu giúp cho đóa sen của lòng nhântừ có thể nở rộ. Trái với những gì mà một số lớn các học giả thường đưa ra, Tan-trakhông hề là một học phái thứ yếu, chỉ phản ảnh được ít nhiều tính cách chính thống,và sự quảng bá của Tan-tra thì chỉ giới hạn trong một vài nơi nào đó, chẳng hạnnhư Tây Tạng. Thật ra Tan-tra là một trong những viên bảo châu quý giá nhấttrong giáo huấn của Đức Phật. Chính nhờ Tan-tra mà Phật Giáo đã bành trướng khắpÁ Châu. Ngôi đền Borobudur, một kiến trúc khổng lồ được xây dựng theo mô hình củamạn-đà-la trên đảo Java (Inđônêxia / Nam Dương),di tích Pagan (Myanmar / Miến Điện)và Angkor (Campuchia)là những bằng chứng cụ thể nhất.

Một phần lớn Á Châutheo Tan-tra cho đến thế kỷ thứ XIII, và sau thế kỷ này thì mới bắt đầu thoáilùi khắp nơi và ngày nay thì chỉ còn tồn tại ở một vài nơi thật giới hạn.

Thế nhưng đối với thờiđại của chúng ta ngày nay thì dù cho nó có huy hoàng cách mấy đi nữa thì vẫn thấycó một sự "man rợ" (phi lý, điên rồ, không thương tiếc)nào đó đangchi phối nó. Xu hướng phải biến tất cả trở thành thành đồng nhất, thí dụ nhưchánh sách toàn cầu hóa chẳng hạn, là một trong những bằng chứng thật hiểnnhiên cho thấy sự hiện diện của sự hung hãn đó. Chủ trương này áp đặt con ngườitrên khắp hành tinh phải ăn mặc cùng một thứ quần áo, nghe cùng một thứ âm nhạc,ăn cùng một thứ thực phẩm do kỹ nghệ sản xuất với một số lượng khổng lồ...

Thế giới chúng ta ngàynay luôn nêu cao các giá trị về một số sự thật nào đó, thế nhưng các sự thật ấythật ra thì chỉ là những thứ tin tưởng vào một huyền thoại nêu lên một thế giớiđã chết. Cái huyền thoại đó nghĩ rằng và tin rằng sự sống chỉ đơn giản là một sựvận hành mang tính cách cơ học. Nó đẩy con người văng ra khỏi sự sống! Đối vớicái huyền thoại ấy thì từ địa cầu cho đến một gốc cây hay một con vật..., tất cảđều không hàm chứa một sự sống thật nào cả, vì thế cứ tha hồ mà hủy hoại chúnghoặc chế tạo ra chúng tùy theo sở thích của mình.

Một con sông không cònbiểu trưng cho sự hiện hữu của một quê hương trong sự toàn vẹn nguyên sinh củanó nữa, tương tự như những gì mà thi hào Hölderlin từng ca ngợi trước đây (FriedrichHölderlin, 1770-1843, là một thi hào và triết gia người Đức từng sáng tác rất nhiềubài thơ ca ngợi các con sông lớn ở khắp Âu Châu). Ngày nay con sôngđã trở thành một nguồn năng lượng được đánh giá bằng con số kilôwatt mỗi giây docác con đập thủy điện cung cấp. Một khu rừng đối với chúng ta không còn là mộtnơi lý tưởng để nô đùa mà chỉ là một kho dự trữ gỗ và phải quản lý nó như thếnào để mức thu hoạch đạt được tối đa. (cũng xin lưu ý là rừng ở Âu Châu thường là một nơi hoang dãđể tản bộ, du ngoạn và vui chơi thế nhưng ngày nay người ta thường có khuynh hướngbảo trì rừng chỉ nhằm vào mục đích giúp việc khai thác gỗ được hiệu quả hơn).Thân xác con người trở thành một bộ máy và chỉ cần chờ thêm một thời gian ngắnnữa thì tất cả các bộ phận trong cơ thể đều có thể thay thế được.

Thật hết sức khó để tìmthấy một lẽ sống đúng nghĩa của nó trong một thế giới đã chết (cái thế giới đangnhộn nhịp, náo loạn và sinh đẻ không kịp đếm này mà tác giả bảo là đã chết thì quảthật là một sự liều lĩnh. Cái nhìn thiền quán thật sâu sắc và tinh tế ấy quảcũng có khác với cái nhìn thiển cận, thô thiển, u mê và đầy dục vọng của nhữngcon người thế tục). Thật thế không phải là vô cớ mà ngày nay 27% dânchúng Âu Châu phải sử dụng thuốc an thần và một phần lớn người Pháp để ra trungbình ba giờ mỗi ngày để xem truyền hình (đấy là những phản ứng giúp tránh né và quên đi cái thế giớikhủng hoảng và bất định hướng này. Tuy nhiên người Pháp xem truyền hình ba giờmỗi ngày thì vẫn còn thua các dân tộc Á Châu xem "phim bộ" của Hàn Quốc,Hồng Kông, Trung Quốc hết ngày này sang ngày khác... Con người ngày càng đánh mấtđi tiềm năng quý giá nhất của mình, ấy là khả năng biết suy nghĩ và trầm tưgiúp để mình quay về với chính mình).

Tan-tra là những lời giảngphù hợp nhất do Đức Phật đưa ra nhằm ứng phó với tình trạng đó. Những lời giảngấy giúp chúng ta đối đầu với các khó khăn do nó gây ra và phát huy các khả năngsẵn có của chúng ta. Tan-tra là những lời giảng của Đức Phật giúp để viết lên nhữngvần thơ và để đưa chúng ta bước vào sự rộng mở đầy thi vị của thế giới, qua âmhưởng của các nguyên âm và phụ âm, qua sự tỏa rộng của muôn màu nghìn sắc.Tan-tra biểu trưng cho sự tự tin rộng lớn, sự nóng bỏng của một thứ tình thươngđích thật. Bất cứ nơi nào vang lên âm hưởng của Tan-tra thì nơi đó sẽ không có mộtthứ đạo đức giả nào còn có thể tồn tại được nữa.

Thật thế Tan-tra khiến chúngta phải hoảng sợ và luôn thách đố chúng ta, thế nhưng nó lại rất cần thiết bởivì vào thời buổi này thì nào mấy khi chúng ta có dịp được nghe một bài thuyết giảngthuộc lãnh vực tôn giáo nêu lên các giới luật đạo đức và các thái độ hành xử phảituân theo đâu. Thật thế khổ đau đang lan tràn khắp nơi, do đó cũng cần phải giónglên tiếng trống của sự thật nhằm kêu gọi tất cả chúng ta hãy quay về với ĐạoPháp và không nên chần chờ gì nữa.

Chúng ta quá yếu hèn, mùquáng và đang khổ đau, trong khi trí thông minh tuyệt vời của chúng lại khôngthiếu, các niềm ước vọng luôn sâu xa, và nỗi thất vọng thì lại ngày càng to lớn,đấy chính là những lý do cho thấy tại sao Tan-tra đã trở nên thiết yếu hơn baogiờ cả. Không biết bao nhiêu thế kỷ đã trôi qua trong lịch sử con người thếnhưng chưa bao giờ cái nhu cầu đó lại tỏ ra thật cần thiết như ngày nay.

Phật Giáo Tây Tạng là gì?

Phật Giáo bành trướng từlâu đời trong hầu hết các vùng Nam Á và đã được truyền vào Trung Quốc từ đầu kỷnguyên, thế nhưng mãi cho đến thế kỷ thứ VII thì Tây Tạng mới bắt đầu mở cửa đểđón nhận tín ngưỡng này (lý do chính yếu nhất cho sự chậm trễ đó là địa thế quá hiểmtrở của quốc gia này).

Tuy nhiên sau đó Tây Tạnglại hết sức tích cực trong việc tìm kiếm và gom góp kinh sách thuộc giáo huấn củatất cả các học phái còn tồn tại ở Ấn Độ.

Nhiều người Tây Tạngkhông ngại hiểm nguy tánh mạng đã vượt Hy-mã-lạp-sơn sang Ấn Độ nhằm tìm kiếmcác vị danh sư để tu học (cách nay hơn mười thế kỷ vượt Hy-mãHy-m-lạp-sơn là cả một sự liều lĩnh vì những ngọn đèotrên dãy núi này thật hiểm trở và thường gây ra tai nạn, đấy là chưa kể đến đóikhát, bệnh tật, giặc cướp, v.v...). Họ học hỏi được nhiều phép tu tậpvà gom góp được thật nhiều kinh sách thuộc đủ mọi khuynh hướng, và sau đấy thì kiêntrì và nỗ lực dịch thuật.

Tóm lại Phật Giáo Tây Tạngđã bao gồm và phản ảnh được tất cả các học phái, từ Phật Giáo xưa đến Phật GiáoĐại Thừa, và ngày nay Tây Tạng cũng đại diện cho một trong những nơi cuối cùng màPhật Giáo Tan-tra còn lưu truyền qua các thể dạng chính thống và nguyên thủy nhấtcủa nó. Sự thành công sáng chói của Phật Giáo Tây Tạng ngày nay quả là một phéplạ. Thật thế người ta có thể tự hỏi tại sao Phật Giáo của một quốc gia nhỏ bénhư thế (cũngxin mạn phép nhắc lại là xứ Tây Tạng tuy nhỏ bé trên phương diện dân số : gồm 5triệu dân Tây Tạng và 1,5 triệu người Hán di dân, thế nhưng lại rất lớn về mặt diệntích đất đai: 2.500.000 km², tức 7 lần lớn hơn diện tích nước Việt Nam)lại vượt lên hàng đầu (tại Âu Châu)so với với vô số các học phái PhậtGiáo khác?

Trên dòng lịch sử, mộtsố biến cố bất ngờ đã liên tiếp xảy ra vào giữa các thế kỷ thứ XI và XIII đã khiếncho Phật Giáo biến mất ở Ấn Độ, một phần là do sự xâm lược của các đạo quân HồiGiáo. Vì các biến cố đó mà Tây Tạng đã trở thành một mảnh đất lánh nạn cho rất nhiềuhọc phái Phật Giáo khác nhau. Chính nhờ thế mà rất nhiều kinh sách quan trọng cònlưu giữ được đến nay đều là các bản dịch sang tiếng Tây Tạng - các bản gốc củaPhật Giáo Ấn Độ đã bị thất truyền.

Qua hàng bao thế kỷ cáchọc giả uyên bác cũng như các vị thầy Tây Tạng đã dồn tất cả tâm trí mình vàoviệc nghiên cứu và tìm hiểu sự mạch lạc trong toàn bộ khối kinh sách khổng lồ trênđây. Họ quả thật là những vị xuất chúng trên con đường, đã phân loại và sắp xếpkinh sách thành một hệ thống vô cùng mạch lạc, chính xác và minh bạch.

Hơn nữa họ còn biết manggiáo huấn của Đức Phật ra để tu tập và đã biến xứ sở họ trở thành một lò hunđúc vô số các thánh nhân và những người giác ngộ, mặc dù trong lịch sử các thểchế của Tây Tạng đã tỏ ra khắc nghiệt hơn ở bất cứ một nơi nào khác. Tóm lại họlà những người đã vạch ra cho chúng ta một con đường vô cùng hiệu quả.

Năm 1959 người Trung Quốcxâm chiếm Tây Tạng. Một chính sách diệt chủng và tiêu diệt văn hóa đã được thựchiện nhằm xóa bỏ tất cả các tàn tích lịch sử cũng như các truyền thống lâu đờicủa xứ sở này. Người Trung Quốc đốt phá gần 95% chùa chiền, giết hại tăng sĩ, đàynhững người chống đối đi lao động tại các trại tập trung... Ước tính có đến hơnmột triệu rưỡi người trong số sáu triệudân đã bị giết (tổngsố tử vong do chiến tranh và sau đó là chính sách diệt chủng). Một vàivị thầy chạy thoát và đến được Tây Phương. Họ mang ra giảng dạy những gì mà họ đãđược thừa hưởng từ nơi quê hương họ và nhờ đó đã mở ra cả một thời đại mớitrong lịch sử Phật Giáo. Sự can đảm và lòng mộ đạo của họ đã làm thay đổi hẳnquan điểm bất nhất của Tây Phương trước đây đối với Phật Giáo - nếu chúng ta nhớlại những gì mà Foucher đã tuyên bố và đã được trích dẫn trong chương I của quyểnsách này - thì cũng có thể bảo là họ đã tạo ra cả một phép lạ (mạn phép xin tríchdẫn lại như sau: A. Foucher là một học giả lỗi lạc người Pháp đã viết vào năm1949 một quyển sách nói về cuộc đời của Đức Phật và đã tiên đoán trong quyểnsách này như sau: "Ngoại trừ một số người đặc biệt hiếu kỳ thích quan tâmđến những thứ ngoại lai ra thì Phật Giáo rồi cũng sẽ chỉ thu nạp được một sốtín đồ thật ít ỏi trên đất nước của chúng ta". Thế nhưng trên thực tế thìchỉ nửa thế kỷ sau đó tại Pháp cũng như trong thế giới Tây Phương, Phật Giáo đãtrở thành một tín ngưỡng thật tân tiến, khoa học, tạo được một uy tín lớn laovà một vị thế vững chắc trong các xã hội hoàn toàn thất vọng trước những truyềnthống tín ngưỡng lâu đời của mình).

Đức Đạt-lai Lạt-ma là ai và Ngài đã giữ một vai trònhư thế nào đối với Phật Giáo?

Đức Đạt-lai Lạ-ma khôngphải là vị giáo hoàng của Phật Giáo. Uy danh của Ngài là do chính Ngài đã tạora cho mình và không liên hệ gì đến tước vị sẵn có của Ngài. Thật vậy Ngài chỉlà một vị lãnh đạo tạm thời (tức có nghĩa là trên lãnh vực chính trị, và thật ra thìNgài cũng đã chính thức từ bỏ chức vụ này vào ngày 22 tháng 11 năm 2010, và quyểnsách này thì đã được xuất bản trước đó vào năm 2008)của một quốcgia nhỏ bé đã bị sáp nhập vào Trung Quốc, và cũng biết đâu cái xứ sở đó rồi đâyvới thời gian cũng sẽ chìm vào sự quên lãng trong cái hố sâu của lịch sử.

Sở dĩ Đức Đạt-lai Lạt-mađã tạo được cho mình một uy danh lừng lẫy ấy là nhờ vào phong cách sống của Ngàivà các công trình quảng bá Phật Giáo mà Ngài đã thực hiện được, và cũng nhờ vàothiện chí của Ngài luôn tìm cách đối thoại với các vị thầy Phật Giáo khác đang đảmtrách việc hoằng Pháp trên toàn thế giới, và nhất là Ngài đã can đảm nêu cao tínhcách vững chắc của tín ngưỡng của mình để thách đố với mọi chỉ trích dù trênphương diện nào - quả đấy là một sự kiện hết sức hiếm hoi trong lịch sử tôngiáo nói chung. Phật Giáo Tây Tạng sẵn sàng mở rộng để đối thoại với khoa họcvà các tôn giáo khác của nhân loại, nhất là đối với Thiên Chúa Giáo, đấy là nhữngbằng chứng hùng hồn đã chứng minh cho những điều vừa nêu lên.

Câu bé Tenzin Gyatso chàođời vào năm 1935 trong một gia đình nông dân thật khiêm tốn trong một nông trạithuộc tỉnh Amdo tại miền đông Tây Tạng. Dựa vào các tập quán lâu đời, cậu bénày khi vừa được ba tuổi đã được chính thức công nhận là một vị Đạt-lai Lạt-ma.Từ ba thế kỷ nay các vị Đạt-lai Lạt-ma đã luân phiên cai trị xứ Tây Tạng, mộtquốc gia có một diện tích năm lần lớn hơn nước Pháp, thế nhưng dân số thì lại íthơn đến mười lần.

Cuộc xâm lăng của ngườiTrung Quốc đã phá tan cái thời gian dài êm ả trên quê hương đó. Năm 1949, TrungQuốc dưới thời của Mao đã xua quân tràn vào Tây Tạng với danh nghĩa là để giảiphóng xứ này. Thế nhưng người dân Tây Tạng thì lại cứ xem họ như là kẻ thù củamình. Quân lính Trung Quốc sử dụng bạo lực thật tàn nhẫn. Họ muốn người Tây Tạngphải tin rằng nền văn minh cộng sản của Trung Quốc rồi đây sẽ mang lại cho họ mộtkhung cảnh xã hội thoát khỏi các tín ngưỡng cổ hủ và lâu đời, và sẽ đem thayvào đó bằng những tiến bộ rực rỡ của nhân loại. Thế nhưng thật oái oăm, ngườiTây Tạng thì lại cứ kháng cự lại. Họ chỉ muốn bảo tồn tập quán, truyền thống,ngôn ngữ và tín ngưỡng của mình mà thôi. Người Trung Quốc thất bại với chiêubài ý thức hệ bèn quay sang sử dụng bạo lực, họ bèn đốt phá chùa chiền, giết hạidân lành và nhất là truy lùng các nhà sư để tàn sát (năm 1959 Tây Tạng có 100.000 sư sãi và 6.000ngôi chùa, năm 1990 chỉ còn 400 sư sãi sống sót và 30 ngôi chùa còn nóc - tàiliệu trích trong "Atlas of the World 's Religions", chủ biên NinianSmart, nhà xuất bản Calmann & King, London, 1999). Một kế hoạchdiệt chủng thật khủng khiếp được phát động và đã tàn sát một phần sáu dân số TâyTạng tức gần một triệu người (đây là con số tử vong trong lúc đang chiến tranh, con số nàycòn tiếp tục gia tăng sau đó trong các trại cải tạo và trong các vùng kinh tế mới).

Vì tánh mạng bị hăm dọanên Đức Đạt-lai Lạt-ma đành phải trốn sang tị nạn ở Ấn.

Tại đây trong khi mọingười chờ đợi những lời tuyên bố căm phẫn đối với kẻ thù đang đàn áp xứ sở mình,hay ít ra thì cũng phải là những lời hứa hẹn sẽ phục thù thì Đức Đạt-lai Lạt-malại đọc lên một bài diễn văn chan hòa tình thương và nêu cao chủ trương hòabình. Để đối đầu với hận thù Ngài không hề đáp lại bằng hận thù. Với tư cách mộtvị lãnh đạo tôn giáo Ngài luôn giữ cách hành xử phù hợp với tín ngưỡng của mình!

Thông điệp của Ngài lúcnào cũng nhắc nhở mọi người phải mở rộng lòng từ bi, và đó cũng là những gì đã khiếncho nhiều người Tây Phương phải mủi lòng vì đấy là chính những thứ mà họ đangthiếu thốn, và nhất là đã khiến cho họ phải kính phục một tín ngưỡng phi giáo điều.Đức Đạt-lai Lạt-ma không hề khuyên bất cứ ai theo Phật Giáo, mà chỉ nhắc nhở họnên biết yêu thương nhiều hơn và hãy quan tâm đến sự an vui của tất cả mọi người.Những lời giảng huấn của Ngài đều nhắm vào việc chỉ dạy mọi người phải làm như thếnào để có thể thực hiện được điều ấy, và cũng chính nhờ thế mà đã đạt được nhiềuthành quả lớn lao.

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
21/04/2023(Xem: 12145)
Thượng Tọa Thích Trí Siêu từ Pháp Quốc sẽ giảng pháp tại Úc Châu vào tháng 4 năm 2023 -- Thượng Tọa Thích Trí Siêu sinh năm 1962 tại Sài Gòn. Theo cha mẹ tỵ nạn qua Pháp năm 1975. Năm 1985 nhập chúng tu học tại Tự Viện Linh-Sơn, tỉnh Joinville-le-Pont, Paris. Năm 1987 thọ cụ túc giới với Hòa Thượng Thích Huyền-Vi. Tuy xuất thân từ Đại Thừa, nhưng Thầy đã không ngần ngại du phương tham vấn và tu học với nhiều truyền thống khác như : Nguyên Thủy, Đại Thừa, Kim Cang Thừa Tây Tạng.
20/04/2023(Xem: 13887)
Học đạo quý vô tâm Làm, nghĩ, nói không lầm Sáng trong và lặng lẽ Giản dị mới uyên thâm
12/04/2023(Xem: 5704)
Tôi muốn chia sẻ về mối quan hệ tôn giáo và xã hội hiện đại. Vì bản tính tự nhiên, mỗi cá nhân đều có sự cảm nhận về tự ngã. Từ đó, mỗi cá nhân đều trải qua các hiện tượng mà họ nhận thức được bằng cảm giác thống khổ, cảm xúc vui sướng hay yên tĩnh. Đây là sự thật, không cần phải trình bày tỉ mỉ nữa. Động vật cũng thế. Vì bản tính tự nhiên, tất cả chúng ta đều muốn đạt được an lạc hạnh phúc, không muốn thống khổ và bất hạnh. Ta khỏi cần phải chứng minh điều này. Trên cơ sở này, chúng ta đàm luận về quyền của mọi người được hưởng cuộc sống an lạc hạnh phúc, quyền vượt qua mọi thống khổ.
18/03/2023(Xem: 9204)
Tây phương Kinh tế học có thể bị chỉ trích bởi dựa trên sự hợp lý hóa hành vi cạnh tranh, tối đa hóa lợi nhuận vì lợi ích của một nhóm nhỏ, phụ thuộc vào sự cạn kiệt tài nguyên thiên nhiên và sự suy thoái môi trường chung của chúng ta. Trong khi đó, Kinh tế học Phật giáo được hình thành dựa trên sự tương tác phụ thuộc lẫn nhau của con người và môi trường, do đó mang lại sự an lạc hạnh phúc dựa trên từ bi tâm đối với tất cả chúng sinh. Mục tiêu của nó là duy sự phát triển bền vững gắn liền bảo vệ môi trường và thích ứng với biến đổi khí hậu hiện nay, đồng thời khẳng định sự thịnh vượng chung và mang đến sự an lạc thịnh đạt cho người lao động, khách hàng, cổ đông và xã hội.
03/02/2023(Xem: 8223)
Đã có rất nhiều tài liệu đề cập về Thiền bao gồm Thiền Định, Thiền Chỉ, Thiền Quán, Thiền Tọa, Thiền Hành, Thiền Phàm Phu, Thiền Ngoại Đạo, Thiền Tiểu Thừa, Thiền Trung Thừa, Thiền Đại Thừa, Thiền Tối Thượng Thừa...Tất cả đều là những sắc thái, tướng trạng, hiện tượng và tác động từ tâm thức chúng ta trong ý hướng tu tập trên đường giải thoát, giác ngộ Phật đạo. Sự giác ngộ giải thoát nơi Phật Đạo, tuy nhiên, lại quá phong phú, đa diện với sắc thái tâm thức rất sâu xa vi tế nên dù Phật tánh
31/01/2023(Xem: 9358)
Kinh Châu Báu, thuộc kinh điển Nam Truyền, Tiểu Bộ Kinh, là một bài kinh Hộ Trì hay Cầu An, do Đức Phật Thích Ca nói ra khi Ngài được thỉnh đến thành Vesali, dân chúng đang chịu ba thứ nạn, nạn dịch bệch, nạn đói và nạn Phi Nhân. Dân chúng ở đây cầu mong nhờ ân đức cao trọng của Đức Phật, nhờ Phật Lực mà các hoạn nạn được tiêu trừ.
07/01/2023(Xem: 7863)
Phương pháp phát triển cá nhân mà nhà sư Sangharakshita nói đến trong bài này là phép thiền định của Phật giáo, một phép luyện tập nhằm biến cải một con người bình dị trở thành một con người đạo đức, sáng suốt và cao quý hơn, và ở một cấp bậc sâu xa hơn nữa còn có thể giúp con người đạo đức, sáng suốt và cao quý ấy thoát ra khỏi thế giới hiện tượng luôn trong tình trạng chuyển động và khổ đau này.
23/12/2022(Xem: 20878)
Các video sau được sưu tập và biên tập sao cho mỗi video đều có mục lục chi tiết (ngoại trừ các bài giảng lẻ), kèm theo thời điểm lúc giảng các mục để người xem có thể dễ dàng theo dõi. Ngoài ra nếu vô tình nghe một đoạn bất kỳ cũng có thể biết được Sư bà đang giảng tới mục nào vì tên mục đó có ghi phía dưới màn hình.
02/11/2022(Xem: 22341)
Đức Phật thuyết giảng giáo nghĩa Đại thừa vì tám lý do, được nêu lên ở trong bài kệ của Đại thừa trang nghiêm kinh luận: "Bất ký diệc đồng hành Bất hành diệc thành tựu Thể, phi thể, năng trị Văn dị bát nhân thành". Bài kệ này nêu lên tám lý do, tám bằng chứng kinh điển Đại thừa là do đức Phật nói chứ không phải là ai khác. Hàng Thanh văn không đủ khả năng để nói đến kinh điển Đại thừa. Hàng Duyên giác không có khả năng để nói đến kinh điển Đại thừa. Bồ tát cũng chưa đủ sự toàn giác để nói kinh điển Đại thừa. Còn đối với ngoại đạo thì đương nhiên không thể nói được một từ nào ở trong kinh điển Đại thừa. Có nhiều vị cố chấp, thiên kiến nói rằng kinh điển Đại thừa do ngoại đạo tuyên thuyết; nói như vậy là hồ đồ, không có luận cứ. Tu tập đến cỡ như hàng Thanh văn, hàng Duyên giác mà còn không nói được kinh điển Đại thừa thì làm gì cái đám ngoại đạo chấp ngã, chấp trước, chấp danh, chấp lợi mà nói được kinh điển Đại thừa. Cho nên nói kinh điển Đại thừa do ngoại đạo nói, đó
02/11/2022(Xem: 19093)
Bấy giờ, tôi khoảng chín tuổi, một hôm đi xem đưa đám tang ông Võ Hờ trong xóm, thấy mọi người đi sau đám tang đều khóc nức nở và tức tối. Thấy họ khóc, tôi cũng khóc, nhưng bấy giờ tôi không biết tại sao tôi lại khóc như vậy.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]