Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. quangduc@quangduc.com* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Chương 4: Tìm hiểu hình ảnh Đức Phật

16/03/201214:53(Xem: 3238)
Chương 4: Tìm hiểu hình ảnh Đức Phật
PHẬT GIÁO NHẬP MÔN
Fabrice Midal
Hoang Phong chuyển ngữ


Chương 4
TÌM HIỂU HÌNH ẢNH ĐỨC PHẬT


Đức Phật có thật hay không?

Tất cả các tài liệu lịchsử đều chứng minh cho thấy là Đức Phật có thật và sống cách nay đã hai-mươi-sáuthế kỷ. Ngài là con của một vị vua thuộc dòng họ Thích-ca (Sakya) trị vì một vươngquốc nhỏ dưới chân dãy Hy-mã-lạp sơn, trong một vùng thuộc lãnh thổ Nepal ngày nay.Tên tục của Ngài là Tất-đạt-đa (Siddharta), họ là Cồ-đàm - vì thế mà người tathường gọi Đức Phật là Ngài Cồ-đàm.

Trong thời gian khi còntu khổ hạnh người ta còn gọi Ngài bằng một tên khác là Thích-ca Mâu-ni, có nghĩalà "Vị Thánh Nhân của Yên Lặng thuộc dòng họ Thích-ca".

Sau khi nhất quyết làsau này sẽ không đảm nhận chức vụ thủ lãnh nắm giữ quyền bính tạm thời (tức chính trị)trong vương quốc của vua cha thì Ngài từ bỏ cung điện xa hoa để chọn cuộc sốngcủa một người tu tập tâm linh. Khi ba mươi tuổi thì Ngài đạt được giác ngộ vàsau đó thì bắt đầu thuyết giảng. Ngài đã mang lại một niềm khích lệ lớn lao và sánglập ra tập thể những người xuất gia. Ngài tịch diệt bên cạnh các đệ tử của mìnhkhi được tám-mươi tuổi.

Những kinh nghiệm cảm nhận chủ yếu nào đã khiến cho Đức Phật trở thành mộtngười sáng lập tôn giáo?

Những vấn đề khúc mắc khiếncho Đức Phật hằng ray rứt đều mang tính cách vô cùng sâu xa và khác thường. Cóphải là Ngài đã hỏi tại sao chúng ta lại cứ dấn thân vào một cuộc sống luôn phảiphấn đấu chỉ để mang lại sự hung bạo và để kéo dài bất tận sự hung bạo đó. Tạisao chúng ta lại phải gạt bỏ cái nhân tính tiềm tàng trong chính mình để chọn chomình một cuộc sống dẫy đầy hận thù? Tại sao chẳng mấy khi chúng ta có dịp để chứngtỏ rằng mình là một con người? Tại sao chúng ta lại không thể thực hiện được nhữnggì mình hằng mong ước mà lại cứ đắm mình vào những thứ không nên làm?

Đấy là những gì mà ĐứcPhật đã ưu tư. Con người luôn bị lọt ra bên lề cuộc sống. Họ tranh đấu nhằm manglại cho mình thành công và hạnh phúc, thế nhưng càng vùng vẫy bao nhiêu thì nhữngmục tiêu ấy lại càng trở nên xa vời bấy nhiêu.

Tuy sống trong huyhoàng thế nhưng Đức Phật cũng biết là có nhiều người khác đã từng chối bỏ sự hàonhoáng ấy để quay lưng đi và quên nó (các người tu khổ hạnh vào thời bấy giờ). Ngài tựhỏi tại sao lại có thể như thế được.

Trái với những gì ngườita thường hiểu một cách sai lạc, thật sự là ta không thể tìm thấy được lời giáohuấn nào mang nhiều tính cách tự tin và lạc quan hơn những lời giảng dạy của ĐứcPhật.

Đức Phật luôn căn cứ vàohiện thực và nhận thấy chỉ có một con đường duy nhất có thể mở ra một lối thoátcho con người. Đấy là cách không nên cố gắng tìm mọi cách để lẩn trốn khổ đau,bất toại nguyện và lo buồn mà phải nỗ lực quan tâm tìm hiểu chúng. Thật vậy có rấtnhiều phương tiện giúp chúng ta nhìn vào cách mà chúng ta đang sống.

Cái lâu đài đầy tiệnnghi mà vua cha đã dựng lên để cố kềm giữ Ngài thật ra chỉ là một nhà tù với các bức tường được dựng lên bằng sựsợ hãi. Tương tự như vậy, chúng ta cũng đang bị giam giữ trong cái ngục tù củasự kinh hoàng trước bệnh tật, già nua và chết chóc, và đấy chính là những gì khiếpđảm nhất của hiện thực.

Suốt gần năm-mươi năm từkhi đạt được giác ngộ cho đến lúc tịch diệt, Đức Phật không một lúc nào lại khôngnhắc nhở cho chúng ta biết là chúng ta đang tự lừa dối mình. Chúng ta không nêntrốn lánh sự sợ hãi và khổ đau mà phải lắng nghe chúng hầu tìm hiểu chúng, và đấylà cách duy nhất để giúp chúng ta có thể loại bỏ được chúng.

Hãy nhìn thẳng vào sựhiện hữu của chính mình để phấn đấu. Chưa hẳn là mình sẽ thắng, thế nhưng cũngchưa phải là mình sẽ thua. Đã là con người thì chúng ta lúc nào cũng có đủ khảnăng giúp mình tự giải thoát khỏi mọi thứ gông cùm xiềng xích - chẳng hạn như việcthay đổi thể dạng tâm thần của mình.

Phương pháp luyện tập thiềnđịnh sẽ giúp chúng ta thực hiện được điều ấy.

Đấy cũng chính là conđường mà Đức Phật đã mở ra cho chúng ta.

Đức Phật là một vị trời hay một con người?

Đức Phật không giống nhưcác vị sáng lập ra các tôn giáo khác bằng cách chỉ dựa vào Kinh Sách - chẳng hạnnhư Abraham, Moïse, Chúa Ki-tô hay Mahammed. Đức Phật không phải là một nhà tiêntri (prophète/prophet, tiếng Hy Lạp là prophêtês, có nghĩa là một vị tự cho mình mang tính cáchlinh thiêng, tiên đoán được những biến cố sẽ xảy và dựa vào đó để mà thuyết giảngbằng lời hay bằng chữ viết. Các biến cố mà các vị ấy tiên đoán thường là cáctai ương sẽ xảy ra trong tương lai - tức có nghĩa là một sự hăm dọa).Đức Phật trái lại chỉ là một con người bình dị đã nêu lên những kinh nghiệm cảmnhận mà mỗi con người đều có thể thực hiện được. Ngài không hề nắm giữ bất cứ gìmang tính cách thần khải. Không có ai trao truyền cho Ngài một thông điệp mangtính cách linh thiêng, siêu nhiên hay thuộc vào một thế giới khác hơn là cái thếgiới này.

Thiên Chúa Giáo đòi hỏicác tín đồ phải tin vào Chúa Ki-tô tức là vị Con Trời đã chết trên cây thánhgiá và sau đó thì sống lại. Trọng tâm của tôn giáo ấy dựa vào một đức tin vượt lêntrên mọi khả năng lý luận.

Trái lại đối với sự thậtnêu lên trong giáo huấn của Đức Phật thì đơn giản là chỉ dựa vào một thể dạng tựdo và sinh động của thực tại - dù cho thể dạng ấy mang tính cách tiềm ẩn, tức làcòn bị che khuất và u mê. Con đường chỉ là một cách đơn giản giúp chúng ta nhậnthấy đích thật cái thể dạng ấy và giúp nó hiển lộ ra trong lòng mình. Đức Phậtkhông hề quan tâm đến Đấng Tối Cao hay các vị trời khác. Dầu sao đi nữa theo ĐứcPhật thì các vị ấy không thể giúp mình tự giải thoát cho mình được. Con đườngduy nhất là phải ngồi xuống để nhìn vào những kinh nghiệm cảm nhận của chínhmình trong từng giây phút một, với tất cả sự chân thật và ngay thẳng. Quả thậtlà chẳng ai có thể làm được việc ấy thay cho mình cả.

Vào thời khắc trọng đạinhất khi Đức Phật sắp đạt được sự Giải Thoát, nghĩa là lúc Ngài sắp bước sang phía bên kia (để đạt được sựGiác Ngộ)thì cũng chính là lúc mà Ngài bị ma quỷ tấn công mãnh liệtnhất. Chúng tìm đủ mọi cách làm cho Ngài phải bị hủ hóa, chúng quyến rũ để đánhlạc hướng Ngài, thế nhưng đồng thời đấy cũng chính là lúc mà Ngài đã biểu lộ mộthành động thật phi thường, một hành động độc nhất trong lịch sử nhân loại, mangmột chiều sâu vô hạn: Ngài đã dùng bàn tay của mình để chạm vào mặt đất và mượnmặt đất làm nhân chứng cho Ngài.

Thay vì trỏ tay lên trờiđể bảo cho mọi người biết rằng sứ mạng của mình là do Trời giao phó thì Đức Phậtlại hướng tay mình xuống mặt đất của thế gian này. Rất nhiều ảnh tượng biểutrưng cho cái dấu ấn thật tinh tế ấy của Đức Phật khi Ngài dùng bàn tay mình đểchạm vào mặt đất. Thật vậy không thể có một biểu tượng nào mang nhiều ý nghĩa hơnthế để chứng minh cho thấy rằng trước hết Ngài chỉ là một con người bình dị,bình dị như mỗi con người trong tất cả chúng ta. Một con người bước đi trên mặtđất này và chỉ quan tâm đến những gì thật đơn sơ của hiện thực mà không hề chờđợi những ước mơ và hy vọng xa vời.

ducphatthichca_1

Đức Phật chạmtay xuống mặt đất để
chứng minh chosự chiến thắng của mình trước bọn ma vương
(điêu khắc nổi thuộc triều đại Pala-sena, Ấn Độ, thế kỷ thứ X,
đá Basalt màu đen, bảo tàng viện Guimet-Paris)

Thế nhưng lại chính là nhờvào sự khám phá ra cái thể dạng vượt thoát khỏi mọi bám víu và hận thù luôn lôikéo tất cả chúng ta phạm vào lầm lẫn, mà Đức Phật đã trở thành một sinh linhthiêng liêng. Cuộc đời và những lời giáo huấn của Ngài là những gì vô cùng kỳdiệu tượng trưng cho một bầu không gian mở rộng, vượt lên tất cả các quan niệm củađời thường. Đối với nhiều học phái thì Đức Phật không phải là một con người đượcsinh ra, sống và chết đi, mà thực sự chính là một thể dạng sinh linh luôn hiệnhữu trong thực tại và đồng thời cũng là sự thật của chính cái thực tại ấy.

Khi nhìn một pho tượngPhật chúng ta cũng có thể nhận thấy được sự biến đổi của một con người, đấy là mộttấm gương nêu lên lòng quả cảm và quyết tâm đã khiến cho một con tim ngập tràn bởisự an bình và niềm yêu thương, là một bầu không gian mở rộng của tình thương yêutinh khiết và của cả thực tại nữa - và đấy cũng là những gì hiện hữu trong từnggiây phút một.

Như vậy nếu hiểu được ýnghĩa đó thì chúng ta cũng nên tránh các thói quen suy nghĩ nhị nguyên của mìnhtừ trước để nhìn vào Đức Phật như là một con người hoàn hảo và hoàn toàn thiêngliêng.

Các ảnh tượng biểu thị Đức Phật có trung thực với hìnhảnh của chính Ngài hay không?

Người nghệ sĩ không phảilà một phóng viên báo chí mà họ chỉ là người diễn đạt. Họ chỉ tìm cách thể hiệncác phẩm tính nơi sự hiện hữu của Đức Phật mà không chú ý đến các đặc tính trênthân thể Ngài. Nhằm đạt mục đích đó các nghệ nhân trước hết đã dựa vào một sốbiểu tượng dễ nhận biết nhất để biểu thị cho Đức Phật: thí dụ như một chiếcngai, vết chân của Ngài, chiếc bánh xe tượng trưng cho giáo huấn của Ngài, một đóahoa sen...

Về sau này, chính xác hơnlà vào thế kỷ thứ I, thì mới thấy nảy sinh ra ý kiến biểu thị Đức Phật qua nhândạng con người. Điều này sở dĩ xảy ra có lẽ là do người Hy Lạp đã nhìn vào ĐứcPhật xuyên qua hình ảnh vị thần Apollo của họ (có thể xem thêm bài viết "Nghệ thuật biểuthị nhân dạng Đức Phật"trên trang nhà Thư Viện Hoa Sen, Quảng Đức,...).

Ngày nay chúng ta có thểbiết thêm rằng Đức Phật vào thời bấy giờ rất có thể là một người gầy còm và da dẻmàu sậm đen chứ không như một số ảnh tượng mà chúng ta vẫn thường thấy ngày nay.Nhờ vào việc nghiên cứu Kinh sách Chính Thống bằng tiếng Pa-li và nhất là dựa vàocác công trình khảo cứu của các sử gia hiện đại thì người ta mới hiểu rằng ĐứcPhật không phải là một vị hoàng thân tầm cỡ lớn, cũng không sống trong một lâu đàinguy nga, mà đúng hơn thì Ngài chỉ là con của một vị vương công khiêm tốn trongvùng. Thế nhưng điều ấy nào có gì là quan trọng.

Hình tượng chỉ giữ vaitrò gợi lại những lời giáo huấn mà Ngài đã để lại cho chúng ta, nhưng tuyệt nhiên không phản ảnh một sự thật nàovề xác thân con người của Ngài. Hơn nữa tại mỗi vùng địa lý, người ta lại hiểugiáo huấn của Ngài một cách khác đi đôi chút, con người ở những nơi ấy đã thíchứng Phật Giáo với lịch sử của họ và cả những gì mà họ ước mơ, để rồi hình dungra hình ảnh của Ngài một cách khác đi (xin chú ý đây cũng là ý nghĩ mà tác giả sẽ khai triển khi trìnhbày về nguồn gốc của Đức Phật Di Lặc trong phần kết). Thế nhưng phảihiểu rằng tất cả những hình ảnh ấy đều nói lên một sự thật duy nhất, dù khôngmang tính cách lịch sử đi nữa thì sự thật tâm linh ấy cũng hàm chứa một giá trịthật cao

Dù có cố gắng tìm lại hìnhảnh Đức Phật lịch sử với bất cứ giá nào thì đấy cũng chỉ là một cách bám víu phátsinh từ bản chất vô minh của mình, và cũng cho thấy là mình chẳng hiểu gì cả vềnhững lời giáo huấn của Ngài. Bản thân của Đức Phật chẳng có gì hệ trọng cả. Đấychỉ là một biểu tượng sống thực của sự Giác Ngộ. Điều mà chúng ta cần tìm kiếmchính là sự giác ngộ chứ không phải là các chi tiết liên quan đến tiểu sử củaNgài hay là dáng vóc của Ngài.

Hãy nhìn lên hình tượngcủa Đức Phật. Cái hình tượng đó gợi lêntrong trí ta điều gì?

Một thể dạng an bình vàmột lòng nhân ái mở rộng hướng thẳng vào con tim của mình. Đấy mới thật là nhữnggì chính yếu.

Chúng ta học được những gì từ các ảnh tượng của Đức Phật?

Trước hết các ảnh tượngấy cho biết Ngài là ai. Vào thời đại của chúng ta ngày nay, vai trò ảnh tượngkhông còn giữ được tính cách thiêng liêng như trước nữa. Đối với chúng ta, khálắm thì đấy cũng chỉ là những tác phẩm gợi lên một sự say mê nào đó dưới khía cạnhthẩm mỹ. Thế nhưng đối với người Phật tử thì ảnh tượng của Đức Phật là những gìgiúp họ tiếp cận trực tiếp với sự hiện diện của Ngài trong thực tại. Các ảnh tượngấy không phải là các tác phẩm của một nghệ sĩ nhằm mô tả những cảm hứng của mình.Người sáng tạo ra các ảnh tượng ấy luôn tìm cách xóa bỏ chính mình để nhường chỗcho những gì họ muốn diễn tả có thể bộc lộ ra với sự rạng rỡ nguyên sinh của nó.Nếu nhìn theo chiều hướng ấy thì bất cứ một tác phẩm Phật Giáo nào cũng đềumang tính cách thiêng liêng, đều nhằm phản ảnh cái đẹp tinh khiết nhất của nó.Cái đẹp đó không có mục đích mang đến cho chúng ta một cảm xúc thích thú nào cảmà đúng hơn là giúp mở rộng con tim của chúng ta một cách thật kiên cường và quảngđại.

Quả thật hết sức khó đểcó thể đọc những gì được ghi trong các trang kinh sách viết bằng tiếng Phạn haytiếng Pa-li hầu thấu triệt được các lời giảng dạy của Đức Phật. Hàng rào ngăn cáchvề ngôn ngữ là một trở ngại lớn. Việc dịch thuật không mấy khi mang lại các kếtquả mong muốn và hơn nữa cuộc sống tân tiến ngày nay đã khiến cho một số các lờigiảng huấn mà người ta cho là của Đức Phật có thể trở nên khó hiểu. Thế nhưng đơngiản hơn cả là chỉ cần nhìn vào ảnh tượng của Đức Phật thì chúng ta cũng có thểcảm nhận được sự hiện diện của Ngài. Con đường này thật vô cùng giản dị.

Đôi khi ảnh tượng cũng đủđể giúp chúng ta nhận thấy quyết tâm phi thường của Ngài trong khi thiền định: toànthân Ngài rắn lại vì cố gắng. Còn có một tấm gương nào quý giá hơn để chúng tanhìn vào hay không?

Đôi khi ảnh tượng cũngcho thấy Ngài dường như vượt thoát khỏi mọi thứ căng thẳng và hiện ra như mộtthực tại thật tinh khiết và tự nhiên không cần phải biểu lộ, bởi vì cái thực tạitinh khiết ấy đã vượt lên trên tất cả mọi tiêu chuẩn nhỏ hẹp.

Tại sao các ảnh tượng của Đức Phật lại thường giống nhau?

Bởi vì việc biểu thị ĐứcPhật chỉ có tính cách tượng trưng nhằm nói lên các phẩm tính của sự Giác Ngộ nơiNgài. Ảnh tượng thường cho thấy trên đỉnh đầu của Ngài có một cái bướu (tượng trưng chotrí tuệ) và giữa hai lông mày thì có một túm lông nhỏ (tượng trưng cho sựquán thấy sâu xa). Hai trái tai thì thòng xuống, đấy là vì phải đeocác bông tai thật nặng khi Ngài còn là một vị hoàng thân. Tóc cắt ngắn tượngtrưng cho cuộc sống xa lìa thế tục, bởi vì vào thời bấy giờ tóc để dài là cách biểutrưng cho quyền lực và uy thế. Động tác của hai tay thì luôn mang một ý nghĩa nàođó, chẳng hạn như để nói lên rằng: "Đừng lo sợ", "Hãy cố lắngnghe những lời giảng huấn"hoặc "Mặtđất này là nhân chứng duy nhất của Ta".

Khi nói rằng Đức Phật là bản thể đích thật của ta thì đấy có ý nghĩa gì?

Đức Phật khuyên chúngta nên thức tỉnh hầu giúp chúng ta có thể quán nhận được những gì cao quý trongsự hiện hữu của chính mình, bởi vì nếu thiếu sự tỉnh thức thì chúng ta nào cóthể khám phá ra được thể dạng cao quý của chính mình. Nếu nhìn vào khía cạnh đóthì quả thật là không có gì sai lầm hơn khi biến Đức Phật thành một thần tượng điệnảnh Hollywood để nhìn vào đấy mà bắt chướctheo. Điều đó không thể chấp nhận được. Đức Phật không thuộc vào bất cứ một nơinào cả bởi vì Ngài đang trú ngụ trong tâm thức của chính ta. Không nên tôn thờNgài từ bên ngoài mà phải nhận thấy được Ngài đang hiện hữu trong lòng mình.

Biết suy tư để nhận rađược điều ấy không phải là chuyện dễ chỉ vì chúng ta vẫn có thói quen luôn đi tìmnhững gì mong muốn ở những nơi không thể nào có được những thứ ấy, tức là nhữngnơi mà chúng ta luôn phạm vào mọi sự sai lầm. Thế giới Tây Phương thường xemcon người là kẻ phạm tội, luôn bị chi phối bởi tội lỗi. Dó đó phải tuân thủ mộtsố quy luật và nghi lễ nào đó để chủ động lấy mình, để mình không lăn xuống vựcsâu.

Đối với hầu hết các tínngưỡng thì vấn đề mấu chốt là: làm thế nào để khống chế được mình, không để chocon thú ẩn nấp bên trong mình đè bẹp được mình ?

Phật Giáo không chia sẻquan điểm ấy. Phật giáo chỉ nhìn vào những nơi nào có thể phát huy được lòng tốtmà thôi. Phật Giáo không ngả theo và cũng không chống lại Rousseau (1712-1778, là nhàvăn, triết gia và soạn nhạc gia người Pháp, chủ trương một khái niệm mang tínhcách vừa triết học vừa chính trị liên quan đến bản chất tự nhiên của con ngườitrước khi xã hội được hình thành, và cái bản chất đó là những gì mang lại hạnhphúc cho con người - ghi chú thêm của người dịch). Thế nhưng ông talại không hề khẳng định là con người chỉ có thể hoàn hảo dưới thể dạng rừng rú (tức thuộc vào thờibán khai khi chưa bị xã hội hủ hóa). Ông ta xem đấy là một thứ gìmang bản chất tốt (đại khái như khái niệm "nhân chi sơ tính bản thiện" của KhổngTử)hướng vào các kinh nghiệm của sự cảm nhận, và ông dựa vào đấy màphân tích một cách thật khắt khe để tìm hiểu tại sao chúng ta lại chối bỏ và làmcho ô uế cái bản chất tốt ấy đi.

Kinh Hoa Sencó thuật lại một câu chuyện về một người nghèo khó tìm gặp một người bạnthuở thiếu thời. Người bạn này thì lại thật giàu có và khi trông thấy cảnh khốncùng của bạn mình bèn kín đáo nhét vào áo của người này một viên ngọc thật quýmà không nói gì cả, chẳng qua cũng vì không muốn cho bạn mình biết để khỏi áingại. Nhiều năm sau thì bất ngờ người này lại gặp lại bạn cũ và thấy bạn mình vẫncứ nghèo đói như xưa. Quá đỗi ngạc nhiên, người này liền sờ vào vạt áo của bạnmình và nhận ra là viên ngọc vẫn còn đấy. Qua không biết bao nhiêu năm tháng dàimà người ấy vẫn không tìm được viên ngọc quý trong áo mình. Quả là chúng ta cũngchẳng khác gì với người ăn xin ấy vì mang trong người một viên bảo châu mà nàocó hề hay biết.

Con đường của Đức Phật cũng không có mục đích nàokhác hơn là giúp chúng ta tìm thấy cái kho tàng quý giá đó của chính mình.

Cái kho tàng ấy không phảilà một món quà tặng của Đấng Tối Cao mà thật ra là sở hữu riêng của tất cả mỗi conngười. Vậy làm thế nào để biết được cái gia tài đó?

Hãy lấy một thí dụ.

Khi ta đang tản bộ giữamột khung cảnh thiên nhiên và bỗng cảm thấy vô cùng xúc động, đến độ chỉ muốnhòa mình vào cảnh thiên nhiên đang tỏa rộng ấy để nhập thành một thực thể vớinó, và sẽ không còn một ngăn cách nào giữa ta và thế giới chung quanh. Cái kinhnghiệm cảm nhận ấy cũng có thể xảy ra khi gặp được một con người nào đó, và từ cuộcgặp gỡ ấy bộc phát ra một thứ cảm tính tựnhiên của tình thương yêu. Đấy là giây phút tượng trưng cho một sự mở rộng, và conngười ấy biết đâu cũng có thể là Đức Phật. Con đường sẽ tập cho chúng ta biếttrú ngụ trong chính nét mặt của Ngài.

Khi nào kinh nghiệm cảmnhận về một sự mở rộng như trên đây giúp cho ta hòa nhập với nó thì nó sẽ đánhthức trong ta một sự hiểu biết thật căn bản để luôn ước vọng được đặt niềm tin củamình vào nó. Phật giáo không phải là một sự mong cầu tìm được một cái gì mà mìnhkhông có, mà đúng hơn chỉ là con đường giúp mình trở về với chính mình.

Đức Phật có phải là người lập ra một tôn giáo, một học phái triết lý haymột ngành tâm lý học hay không?

Phật giáo cũng có việc cúngkiến, cũng có chùa chiền, tất cả các thứ này có thể là nguyên nhân khiến ngườita có cảm tưởng là Phật Giáo cũng không khác gì với các tôn giáo theo kiểu DoThái Giáo, Thiên Chúa Giáo hay Hồi Giáo. Thế nhưng thật ra thì lại khác hẳn. Lýdo chính yếu nhất là Phật Giáo không tin vào một vị Trời sáng tạo, và điều đó cũngcho thấy Phật Giáo là một tôn giáo duy nhất không tin tưởng có Thượng Đế (non-theism).

Phép thiền định mà PhậtGiáo đưa ra không nhằm vào mục đích hòa nhập với một thể dạng linh thiêng, hoặcmột sự tuyệt đối, hoặc bất cứ một thể dạng đơn thuần tri thức nào cả, mà đúng hơnlà để phát huy một sự chú tâm chính xác và bền vững hướng vào tất cả những gì đanghiện hữu.

Phật Giáo cũng không phảilà một tín ngưỡng dựa vào giáo điều. Người tu tập theo Phật Giáo không cần phảiphát lộ đức tin của mình đối với bất cứ một thứ gì để dựa vào đó mà trở thành một ngườiPhật tử. Trái lại là đằng khác, các vị thầy Phật Giáo thường nhắc nhở người tutập phải luôn cảnh giác và thắc mắc để tự tìm hiểu thêm. Đức Phật đã từng nói rằng:"Không được tin bất cứ gì Ta nói làđúng, chỉ vì đấy là do Ta nói. Trái lại phải mang ra thử nghiệm những lời giáohuấn của Ta giống như một người thợ kim hoàn thử vàng. Nếu sau khi quán xét cáclời dạy của Ta mà nghiệm thấy là đúng, thì lúc ấy mới nên mang ra thực hành. Dầusao thì nhất định cũng không phải là vì kính trọng ta mà mang ra thựchành".

Có một điều cần phải khẳngđịnh một cách dứt khoát là Đức Phật không thể nào cứu độ chúng ta được. Thật vậyĐức Phật không thể làm gì được cho chúng ta cả. Ngài chỉ có thể trỏ cho chúngta thấy một con đường, và mỗi người trong chúng ta phải tự mình bước theo conđường đó.

Mỗi người phải nhận lãnhtrách nhiệm về sự hiện hữu của chính mình.

Phật Giáo cũng không phảilà một triết học, bởi vì Phật Giáo luôn tránh không trả lời các loại câu hỏiđơn thuần chỉ mang tính cách tự biện hay siêu hình.

Kinh sách kể chuyện về mộtngười cứ khăng khăng nhất quyết đòi hỏi Đức Phật phải giải đáp cho bằng được, thếrồi Ngài đành phải thuật lại cho người ấy nghe một câu chuyện như sau: "Nếu có ai bắn một mũi tên làm cho mìnhbị thương và mình biết rõ đấy là một mũi tên có tẩm một thứ thuốc độc thật mạnh.Vậy có nên tìm hiểu xem người bắn mũi tên mang tên gì, giai cấp xã hội của hắn là gì, hắn từ làngnào đến đây, cái cung và mũi tên của hắn làm bằng vật liệu gì? Tất nhiên làkhông nên thắc mắc về những điều ấy. Trái lại thì phải phản ứng nhanh chừng nàotốt chừng ấy để rút mũi tên ra khỏi vết thương và tìm ngay thuốc hóa giải chấtđộc để mà băng bó". Chính vì lý do đó mà Đức Phật thường được xem như mộtvị lương y hơn là một hiền giả hay một triết gia.

Ngay cả các tư tưởng củaLong Thụ thường được xem là các tư tưởng thuộc loại tinh tế nhất trong Phật Giáocũng không thuộc vào lãnh vực triết học. Lý do thật hết sức đơn giản là vì triếthọc chỉ là một cách thắc mắc của người Hy Lạp mà thôi (cũng xin mạn phép nhắc thêm là tác giả tốtnghiếp tiến sĩ triết học tại đại học Sorbonne Paris).

Nếu không chú ý đến khíacạnh trên đây thì sẽ khó tránh khỏi những điều nghịch lý hết sức trầm trọng. Tronglãnh vực triết học người ta thường tìm cách chuyển những gì không biết trở thànhbiết (hiểu biếtbằng sự lý luận và tự biện triết học)và đấy cũng là cách phủ nhậnnhững gì mang tính cách cá biệt của Phật Giáo (tức phủ nhận Phật Giáo vượt lên trên triết học).Phật Giáo không giống với bất cứ một cơ cấu triết học nào của Tây Phương - dù đấylà chủ nghĩa hoài nghi, chủ nghĩa yếm thế, chủ nghĩa hưởng lạc.... Cũng khôngthể nào đưa Phật Giáo đến gần với các tư tưởng của Descartes, Spinoza, Kant hayNietzche (ba triếtgia đầu tiên chủ trương có Trời, vị thứ tư thì cho là “Trời đã chết”).Phạm vi và cách nhìn của Phật giáo ở vào một nơi khác. Do đó thật hết sức quantrọng phải luôn bảo vệ sự độc đáo của Phật Giáo.

Phật Giáo cũng có nhữngbài hát, những lời xiển dương, nghi thức cúng bái, lễ lạc - và nhất là thiền định.Do đó Phật Giáo không phải là một hình thức suy tư tự biện về hiện thực mà đúnghơn là một con đường đích thật liên quan đến từng hành động, ngôn từ và tư duycủa chúng ta.

Phật Giáo mang đến chotất cả mọi con người thuộc mọi giới tính một con đường giúp cho họ sống một cáchtoàn vẹn sự hiện hữu của chính họ. Con đường ấy không dẫn dắt chúng ta bước vàomột xứ sở nào khác mà chỉ đơn giản là đưa chúng ta đến gần hơn với chính conngười của mình, nơi đó đang vang lừng tiếng hát của cả một không gian rộng lớn.

Phật Giáo là một"con đuờng không chủ đích" hay là một "lối đi không lối đi"- đấy là cách nói nhằm nhấn mạnh sự kiện là hànhđộng bước theo con đường sẽ quan trọng hơn nhiều so với kết quả mong cầu sẽ đạt đượcdo con đườngđó mang lại.

Phật Giáo có phải là vô thần hay không?

Phât Giáo không tôn thờmột vị Trời Sáng Tạo, thế nhưng đấy không có nghĩa Phật Giáo là vô thần. Thật thếPhật Giáo luôn cảnh giác chúng ta trước mọi hành vi mang tính cách tín ngưỡng vàkhuyên chúng ta phải luôn quán xét và thận trọng đối với khá nhiều điểm tương đồngtrong cuộc phấn đấu của chủ nghĩa vô thần nhằm giải thoát cho mình ra khỏi các gôngcùm tạo ra từ các thứ giáo điều.

Tuy nhiên mặt khác thìPhật Giáo cũng lại rất gần với các tôn giáo của chúng ta (tức của người Tây Phương), chẳng hạnnhư khi một vị tu sĩ Phật giáo gặp một vị tu sĩ Thiên Chúa Giáo thì cả hai đềucảm thấy là mình cùng chia sẻ một thứ gì thật chủ yếu.

Dầu sao thì Phật Giáo cũngmang tính cách vô-thần thật sâu xa. Phật Giáo chủ trương một sự phân tích không nhân nhượng nhằm vạchra cho thấy cái bẫy đang được giăng ra trong các tín ngưỡng hữu thần: đấy là cáchmà ta phải khẳng định là có một vị trời khác với mình, và tiếp theo đó thì vịtrời lại dựa vào sự hiện hữu của ông ấy để mà xác nhận là có sự hiện hữu của tavà còn thiết đặt cả cho ta các kinh nghiệm cảm nhận của chính ta (có nghĩa là vị ấy cóthể ban cho ta hạnh phúc hoặc trừng phạt ta).

Mỗi khi con người nói đếnmột vị trời nào đó thì đấy cũng chỉ là cách khoác thêm cho vị ấy hình ảnh củachính mình, sau khi đã phóng đại nó và ghép thêm cho nó các phẩm tính thật hoànhảo. Trời chỉ là một hình ảnh khuếch đại thật khổng lồ của chính chúng ta.

Khi nào vị trí của Vị ấyvà của mình được phân định hai bên rõ rệt thì tất nhiên cũng sẽ xảy ra việc cầukhẩn Vị ấy, trông chờ vào sự nâng đỡ cũng như sự giải cứu của Vị ấy. Dầu sao thìđôi khi chúng ta cũng có thể cảm nhận được một mối tương liên nào đó (giữa Trời và chúngta)được thắt chặt, thế nhưng nhiều lúc thì chúng ta cũng có có cảmgiác là mối dây đó bị đứt (thiếu đức tin). Quả thật hết sức khó để có thể tạora một mối liên hệ với Trời khi ta vẫn còn hình dung ra được hình ảnh của Vị ấy(khi vẫn còn hìnhdung ra hình ảnh của Vị ấy khác với mình thì làm thế nào mà mình có thể hội nhậpvới Vị ấy được).

Thật vậy có một số nhà thầnbí chủ trương là Trời không ở bên ngoài con người. Trong số này có thể kể ra vịThầy Eckhart hay thánh nữ Thérèse de Lisieux, đấy là những người mà Phật Giáo cảmthấy khá gần gũi.

Tại sao Phật Giáo vô thần mà lại có một số thánh thần địa phương đông đảođến thế?

Nếu căn cứ vào các khái niệm của Tây Phương từng chịu ảnhhưởng nặng nề bởi Thiên Chúa Giáo và các cuộc chiến hung hãn và dai dẳng củatôn giáo này chủ xướng để chống lại "dị giáo" (tôn giáo đa thần của người La Mã trước khiThiên Chúa Giáo thâm nhập vào Âu Châu)thì sẽ không thể nào hiểu đượcsự nghịch lý trong câu hỏi trên đây. Đối với Thiên Chúa Giáo thì việc thờ cúngthần thánh địa phương và thế tục là một thứ nọc độc, một thứ dị đoan cần phải nhổbỏ tận gốc khỏi đầu óc của quảng đại dân gian.

Phật Giáo không bao giờchủ trương cách ứng xử ấy mà luôn tin vào sự hiện hữu của thật nhiều các vị thầnthánh. Phật Giáo chỉ tìm cách chuyển họ trở thành những sinh linh phục vụ cho ĐạoPháp. Các vị thần núi hay các vị thần ao hồ đều có thể có thật, với điều kiện làphải tôn kính họ và không được tách họ ra khỏi nơi trú ngụ của họ. Ta chỉ cầnxin phép họ được lưu trú trong lãnh địa của họ và nhờ họ giúp đỡ, thế nhưng tuyệtnhiên đấy không phải là cách giúp mình có thể dập tắt được ngọn lửa của khổ đau(chỉ có PhậtGiáo đích thật mới giúp chúng ta thực hiện được việc ấy).

Đấy cũng là một cách biểulộ sự bao dung của Phật Giáo đối với các tín ngưỡng khác. Tại Trung Quốc Phật Giáo cùng phát triển chungvới Khổng Giáo, Lão Giáo và các tín ngưỡng dân gian khác. Tại Nhật Bản thì PhậtGiáo và Thần Đạo cùng tồn tại bên nhau và cùng hướng vào việc tôn thờ thiên nhiênvà các vị thần linh trú ngụ trong các bối cảnh thiên nhiên ấy.

Ngoài ra Phật Giáo còn ghépthêm vào số các vị thần linh của thiên nhiên vô số các vị Phật khác với mục đíchbiểu trưng cho muôn ngàn thể dạng phát hiện của sự giác ngộ. Chữ Phật không nhấtthiết là một danh từ riêng mà đúng hơn là một "tước vị" mang ý nghĩamột "Vị Giác Ngộ". Ngay cả vào các thời kỳ nguyên thủy, tín ngưỡng PhậtGiáo cũng đã bắt đầu chủ trương sự hiện hữu của nhiều Vị Phật khác từng sống trênđịa cầu này vào những thời đại thật xa xưa, hoặc sẽ xuất hiện ra sau này.

Tại sao lại có nhiều Phật đến thế?

Nếu muốn giải đáp thắcmắc này thì trước hết phải tự hỏi: "Vậy Đức Phật là ai?".

Đấy có phải là một conngười đã từng sống trong một thời đại lịch sử nhất định hay chỉ là những thể dạnghiện hữu dưới muôn ngàn gương mặt khác nhau?

Tương tự như đại dươngmang các tính chất khác nhau như ướt, mênh mông và mặn, tâm thức của Đức Phật cũngthế và cũng có thể phát lộ dưới nhiều hình thức khác nhau, như lòng từ bi, trítuệ và nhiều thể dạng sinh hoạt khác nhau...

Theo quan điểm của PhậtGiáo, nếu xem chư Phật hàm chứa một sự hiện hữu riêng biệt mang tính cách cá thểthì nhất định đấy là một điều sai lầm và sự sai lầm đó cũng chẳng khác gì với sựsai lầm khi cho rằng chư Phật không hề hiện hữu. Tôi ý thức được rất rõ là cáchnói đó khá khó hiểu. Thế nhưng cũng phải cố gắng để hiểu mà thôi. Phải cần cónhiều vị Phật khác nhau để giúp chúng ta mở rộng con tim và tâm thức của mình hầucó thể thích nghi với các cách suy nghĩ khác nhau. Nếu xem các vị ấy là thật thìsẽ có thể đưa đến tình trạng không nhận biết được thể dạng rộng mở mà họ có thểmang đến cho chúng ta, và chúng ta thì cũng sẽ rơi vào một hình thức đơn thuầncủa việc tôn thờ ảnh tượng. Trái lại, nếu xem các vị Phật ấy không thật và đơngiản chỉ là những gì mang tính cách huyễn hoặc, một thứ ảnh tượng hay là các biểutrưng thần tượng, thì chính đấy cũng sẽ là cách mà chúng ta đánh mất đi sự giúpđỡ quý báu của họ.

Có một vị Phật mang một cái bụng thật to thường thấy trong các nhà hàngăn của người Tàu, vị ấy mang ý nghĩa như thế nào?

Ở Trung Quốc người ta thường thấymột vị Phật đầu hói, béo phì, vui cười một cách hả hê, vị này khoác áo cà-sa và có một cái bụngthật to. Cách biểu thị đó đối với một vị Phật quả thật cũng đáng để chúng ta phảingạc nhiên vì rõ ràng là lọt ra ngoài các cách biểu thị thông thường.

Nguồn gốc của nhân vậtnày là một vị thánh biểu trưng cho sự giàu sang. Cái bụng to tướng và cái vẻ hảhê của ông cũng như cả một đám trẻ con bu chung quanh ông là nhằm vào mục đíchnêu lên sự giàu có của chính ông và đồng thời thì ông cũng sẽ sẵn sàng ban sựgiàu có của mình cho những ai cầu xin mình. Vị này luôn mang bên người một cáitúi vải đầy ắp các thứ quý giá, nào là lúa gạo, nào là kẹo bánh cho trẻ con. Tómlại vị ấy là biểu tượng của hạnh phúc, sự may mắn và sung mãn.

Phật Giáo không hề loạibỏ các thói tục thờ phụng địa phương dù là ở bất cứ nơi nào tại Á Châu, mà chỉtìm cách biến đổi phần nào ý nghĩa của sự thờ phụng đó. Phật Giáo biến vị thầnlinh có nguồn gốc xa xưa trên đây (thần tài)trở thành một vị biết tu tập Phật Giáo,hoặc xem đấy như chính là một thể dạng hóa thân của vị Phật lịch sử. Vì thế vị trênđây được xem là Phật Di Lặc, một vị Phật của tương lai (mang lại giàu có và hạnh phúc).

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
15/06/2022(Xem: 7407)
Tôi thật chưa tìm ra cuốn nào như cuốn này, tác giả viết từ những năm 50s, hữu duyên được dịch ra tiếng Việt vào những năm 80s… Tìm lại được bản thảo sau khoảng 33 năm (2021). Tốn thêm một năm hiệu đính trên đường ta bà, gọt dũa lại.
01/02/2022(Xem: 5708)
Với sự xuất hiện của virus SARS-CoV2 ở Vũ Hán - Trung quốc cuối năm 2019, và tiếp theo sau là sự lây lan rộng khắp thành một đại dịch toàn cầu, các tổ chức Phật giáo đã ra tay hành động khắp nơi trên thế giới. Đáp ứng của Phật giáo rất đa dạng, phản ảnh sự khác biệt giữa các tông phái và các nền văn hóa, tuy nhiên họ đã hội tụ quanh những chủ đề chung theo những tiền lệ đã được ghi sâu trong lịch sử. Một ví dụ về sáng kiến gần đây là dự án “ Làm Phẳng Đường Cong” do Hội Từ Tế ( Tzu Chi Foundation ) Chi Nhánh Hoa Kỳ công bố - đây là một Tổ chức nhân đạo Phật giáo khổng lồ đặt trụ sở trung ương tại Đài-loan, có trên 10 triệu hội viên và 45 chi nhánh khắp thế giới. Trong một thông cáo báo chí vào đầu tháng 4 , Hội Từ Tế Hoa Kỳ tuyên bố rằng họ sẽ phân phối hằng triệu khẩu trang và dụng cụ y tế cho các nhân viên y tế làm việc ở tuyến đầu, và khởi động một chương trình hỗ trợ cho những người chịu tác động của đại dịch về mặt kinh tế xã hội. Những sáng kiến ấy ở Hoa kỳ bổ sung cho
01/02/2022(Xem: 30588)
48 Đại Nguyện của Đức Phật A Di Đà (loạt bài giảng của TT Thích Nguyên Tạng trong mùa dịch cúm Covid-19)
01/02/2022(Xem: 17640)
Nằm trong khuôn khổ của Diễn đàn Kinh tế Thế giới (WEF) 2014 tại Davos (Thụy Sĩ) vào tháng 1 vừa qua, chương trình trò chuyện với các nhân vật nổi tiếng không hoạt động trong lĩnh vực tài chính, có quan điểm về một cuộc sống hạnh phúc mà không phụ thuộc quá nhiều vào tiền bạc và quyền lực cũng đã diễn ra.
24/12/2021(Xem: 3592)
Việc thẳng tiến bước trên con đường đạo lý thanh cao hầu đạt đến chân lý hạnh phúc chẳng khác nào bơi ngược dòng đời là một vấn đề xuyên suốt quá trình phát triển của nhân loại. Sự tác động lẫn nhau giữa thiện và ác, chính và tà định hình số phận của các cá nhân và xã hội theo các chu kỳ, có thể biết được và không nhìn thấy. Các vị triết gia và nhà tư tưởng đã cân nhắc không chỉ điều gì tạo nên những chất đạo đức thanh cao mà còn cả những trợ duyên tác động nó. Đạo đức nhân văn là ngành học nghiên cứu các nguyên tắc đạo đức chi phối hành vi hoặc cách cư xử của mỗi cá nhân, và nó cũng là mảng kiến thức liên quan đến các nguyên tắc đạo đức.
05/12/2021(Xem: 4010)
Khi đặt lợi ích của người khác lên hàng đầu, chúng ta thiết lập các kết nối sâu sắc, và giúp những người xung quanh tránh bị kiệt sức.
17/11/2021(Xem: 19385)
Nghiệp, phổ thông được hiểu là quy luật nhân quả. Nhân quả cũng chỉ là mối quan hệ về tồn tại và tác dụng của các hiện tượng tâm và vật trong phạm vi thường nghiệm. Lý tính của tất cả mọi tồn tại được Phật chỉ điểm là lý tính duyên khởi.266F[1] Lý tính duyên khởi được nhận thức trên hai trình độ khác nhau. Trong trình độ thông tục của nhận thức thường nghiệm, quan hệ duyên khởi là quan hệ nhân quả. Chân lý của thực tại trong trình độ này được gọi là tục đế, nó có tính quy ước, lệ thuộc mô hình cấu trúc của các căn hay quan năng nhận thức. Nhận thức về sự vật và môi trường chung quanh chắc chắn loài người không giống loài vật. Trong loài người, bối cảnh thiên nhiên và xã hội tạo thành những truyền thống tư duy khác nhau, rồi những dị biệt này dẫn đến chiến tranh tôn giáo.
14/11/2021(Xem: 15716)
Một thuở nọ, Đức Thế Tôn ngự tại xứ Sāvatthi, gần đến ngày an cư nhập hạ suốt ba tháng trong mùa mưa, chư Tỳ khưu từ mọi nơi đến hầu đảnh lễ Đức Thế Tôn, xin Ngài truyền dạy đề mục thiền định, đối tượng thiền tuệ thích hợp với bản tánh của mỗi Tỳ khưu. Khi ấy, có nhóm năm trăm (500) Tỳ khưu, sau khi thọ giáo đề mục thiền định xong, dẫn nhau đến khu rừng núi thuộc dãy núi Himavantu, nơi ấy có cây cối xanh tươi, có nguồn nước trong lành, không gần cũng không xa xóm làng, chư Tỳ khưu ấy nghỉ đêm tại đó. Sáng hôm sau, chư Tỳ khưu ấy dẫn nhau vào xóm làng để khất thực, dân chúng vùng này khoảng một ngàn (1.000) gia đình, khi nhìn thấy đông đảo chư Tỳ khưu, họ vô cùng hoan hỉ, bởi vì những gia đình sống nơi vùng hẻo lánh này khó thấy, khó gặp được chư Tỳ khưu. Họ hoan hỉ làm phước, dâng cúng vật thực đến chư Tỳ khưu xong, bèn bạch rằng: – Kính bạch chư Đại Đức Tăng, tất cả chúng con kính thỉnh quý Ngài an cư nhập hạ suốt ba tháng mùa mưa tại nơi vùng này, để cho tất cả chúng con có
13/11/2021(Xem: 10098)
“Bát Thánh Đạo” là phương pháp tu hành chơn chánh cao thượng đúng theo qui tắc Phật giáo mà đức Thế Tôn đã có lời ngợi khen là quí trọng hơn tất cả con đường tu hành, là con đường không thẳng cũng không dùn, không tham vui cũng không khắc khổ, vừa thành tựu các điều lợi ích đầy đủ đến hành giả, hiệp theo trình độ của mọi người. Cho nên cũng gọi là “TRUNG ĐẠO” (Majjhimapaṭipadā) là con đường giữa. Ví như đàn mà người lên dây vừa thẳng, khải nghe tiếng thanh tao, làm cho thính giả nghe đều thỏa thích. Vì thế, khi hành giả đã thực hành đầy đủ theo “pháp trung đạo” thì sẽ đạt đến bậc tối thượng hoặc chứng đạo quả trong Phật pháp không sai. Nếu duyên phần chưa đến kỳ, cũng được điều lợi ích là sự yên vui xác thật trong thân tâm, từ kiếp hiện tại và kết được duyên lành trong các kiếp vị lai. Tôi soạn, dịch pháp “Bát Thánh Đạo” này để giúp ích cho hàng Phật tử nương nhờ trau dồi trí nhớ và sự biết mình. Những hành giả đã có lòng chán nản trong sự luân hồi, muốn dứt trừ phiền não, để
08/11/2021(Xem: 11152)
Đây chỉ là chiếc thuyền nan, chưa tới bờ bên kia, vẫn còn đầy ảo tưởng chèo ra biển cả. Thân con kiến, chưa gột sạch đất cát, bò dưới chân Hy Mã Lạp Sơn, nghe tiếng vỗ của một bàn tay trên đỉnh cao. Chúng sinh mù, nếm nước biển, ngỡ bát canh riêu cá, Thế gian cháy, mải vui chơi, quên cảnh trí đại viên. Nắm vạt áo vàng tưởng như nắm lấy diệu quang, bay lên muôn cõi, theo tiếng nhạc Càn Thát Bà réo gọi về Tịnh Độ, ngửi mùi trầm Hương Tích, an thần phóng thoát. Con bướm mơ trăng Cực Lạc, con cá ngụp lặn dưới nước đuôi vàng như áo cà sa quẫy trong bể khổ, chờ thiên thủ thiên nhãn nghe tiếng sóng trầm luân vớt lên cõi Thanh văn Duyên giác. Những trang sách còn sở tri chướng của kẻ sĩ loanh quanh thềm chùa Tiêu Sơn tìm bóng Vạn Hạnh, mơ tiên Long Giáng lào xào bàn tay chú tiểu Lan trên đồi sắn.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Senior Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com ; http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
quangduc@quangduc.com , tvquangduc@bigpond.com
KHÁCH VIẾNG THĂM
110,220,567